Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương, những phát sinh và cách giải quyết

Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại. Thực tế đã chứng minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất để đưa đất nước hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ .hiện đại và tiên tiến. Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương là nghiệp vụ có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nghiệp vụ kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồng ngoại thương. Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng. Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấn đề hợp đồng ngoại thương thực sự là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước. Từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết”, bài tiểu luận của em gồm 3 phần chính: Phần 1: Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương Phần 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận Phần 3: Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp nâng cao

docx14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương, những phát sinh và cách giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại. Thực tế đã chứng minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất để đưa đất nước hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ ....hiện đại và tiên tiến. Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương là nghiệp vụ có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nghiệp vụ kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồng ngoại thương. Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng. Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấn đề hợp đồng ngoại thương thực sự là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước. Từ những lý do nêu trên, em chọn đề tài “Soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương. Những phát sinh và cách giải quyết”, bài tiểu luận của em gồm 3 phần chính: Phần 1: Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương Phần 2: Những phát sinh trong soạn thảo và thoả thuận Phần 3: Giải pháp giải quyết phát sinh và một số biện pháp nâng cao 1, ĐÀM PHÁN THOẢ THUẬN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương 1.1.1. Khái niệm đàm phán Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các bên để đi đến thống nhất kí kết hợp đồng. Nội dung của cuộc đàm phán cũng giống như nội dung của một bản hợp đồng ngoại thương bao gồm: Tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, thanh toán, bảo hiểm, ..... 1.1.2. Khái niệm hợp đồng ngoại thương Hợp đồng là sự thoả thận một cách tự nguyện giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Hợp đồng ngoại thương còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá là sự thoả thuận giữa những thương nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua), bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận. Theo công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì hợp đồng ngoại thương là loại hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó các bên kí kết có trụ sở Thương mại đặt ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên được thiết lập ở những nước khác nhau. Theo công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (công ước quốc tế Viên 1980) thì hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên có trụ sở Thương mại đặt ở những nước khác nhau. Theo điều 80 luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định: hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. 1.1.3. Ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương Có một ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại quốc tế. Đối với quan hệ mua bán hàng hoá, sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch và đàm phán có kết quả thì phải tiến hành kí kết hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thương mại quốc tế ghi nhận kết quả của việc giao dịch đàm phán giữa các bên mua và bán, trong đó nội dung của hợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ củ thể của các bên tham gia kí kết. Hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu của nước ta. Với hình thức này, nó bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho các bên mua bán, xác định rõ trách nhiệm của các bên. Hơn nữa, trong kinh doanh thương mại quốc tế có sự khác nhau về ngôn từ, chính trị, luật pháp. tôn giáo, tập quán,…. Hợp đồng dưới hình thức văn bản sẽ giúp cho các bên thống nhất về mặt ngôn từ, tập quán. Để tiếp tục kinh doanh thương mại quốc tế, là một lĩnh vực kinh doanh phức tạp do ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong nước và ngoài nước, ảnh hưởng của khả năng thực hiện, thiện chí của các bên tham gia kí kết mà có thể dẫn tới nhiều rủi ro, nhiều tranh chấp xảy ra giữa các bên, khi đó hợp đồng sẽ trở thành một bằng chứng quan trọng để tiến hành giải quyết các tranh chấp về mua bán xảy ra giữa các bên. Ngoài ra, hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực hiện hợp đồng theo quy định chung của quản lý nhà nước. 1.2. Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương 1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị: Thu thập thông tin: trước khi đàm phán cần phải nắm bắt được các thông tin như: Mỗi bên có lợi gì trong thương vụ này Đối phương là ai và người đại diện cho đối phương là người như thế nào Khuynh hướng thị trường ra sao Chuẩn bị chiến lược: trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chiến lược của mình. Chúng ta sẽ sử dụng công cụ hay phương tiện gì trong quá trình đàm phán (hăng hái, nhiệt tình, thờ ơ, đơn giản, thúc ép hay lạnh nhạt). Chuẩn bị kế hoạch: trước khi đàm phán, cần phải xác định được mục tiêu của cuộc đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và thấp nhất, v.v...). 1.2.2. Giai đoạn đàm phán Tiếp xúc ban đầu: Đây là giai đoạn nhằm xây dựng bầu không khí hợp tác trong cuộc đàm phán bởi lẽ những ấn tượng ban đầu thường khó quên. Tiến hành thương lương: Đây là giai đoạn chính của đàm phán, là giai đoạn triển khai các vấn đề đàm phán theo như kế hoạch đã vạch ra trong giai đoạn chuẩn bị. Kết thúc thương lượng: Trong giai đoạn này thì cuộc đàm phán đã hoàn thành, các vấn đề bàn bạc đã được các bên thống nhất. 1.2.3. Giai đoạn sau đàm phán Giai đoạn này cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ ra rất sẵn sàng xem xét lại những điều thoả thuận nào đó. 1.3. Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thương 1.3.1. Đàm phán giao dịch qua thư từ, điện tín Ngày nay thư từ và điện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao dịch giữa những người xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay khi sau này hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải thông qua thư tín Thương mại. Là hình thức đàm phán giao dịch thuận tiện đỡ tốn kém nhất, thường được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất, chủ động về thời gian gửi thông tin và thông báo. Hình thức đàm phán này thường dùng cho những vấn đề không phức tạp, dễ diễn đạt, dễ hiểu nhau, hoặc dùng khi kí hợp đồng có giá trị nhỏ. 1.3.2. Đàm phán giao dịch qua điện thoại Hình thức này giúp cho việc đàm phán được tiến hành nhanh chóng, khẩn trương, đúng vào thời điểm cần thiết, nhưng chi phí rất cao, hạn chế về mặt thời gian, các bên không thể trình bày với nhau một cách chi tiết và khi trao đổi bằng điện thoại chỉ trao đổi bằng miệng do đó không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuận. 1.3.3. Đàm phán giao dịch bằng cách gặp gỡ trực tiếp Là hình thức giao dịch đối diện với nhau trên cùng một bàn đàm phán. hình thức này thường áp dụng với hợp đồng có giá trị lớn, với những vấn đề có tính nguyên tắc (nguyên tắc giao dịch tay đôi, …) Hình thức đàm phán này giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong các hình thức đàm phán, do đó đòi hỏi hai bên đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, có tính chủ động và quyết đoán. 1.4. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương 1.4.1. Điều khoản về tên hàng Là điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Nó nói lên chính xác đối tượng của trao đổi mua bán, giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán. Để làm được điều đó phải ghi tên hàng như sau: + Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên Thương mại, tên khoa học, + Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó, + Ghi tên hàng kèm với quy cách chính thức của nó, + Ghi tên hàng kèm tên nhà sản xuất ra nó, + Ghi tên hàng kèm công dụng của hàng hoá đó . 1.4.2. Điều khoản về số lượng Nhằm nói lên mặt lượng của hàng hoá được giao dịch, điều khảon này bao gồm các vấn đề đơn vị tinh số lượng hàng hoá, phương pháp quy định số lượng, phương pháp quan điểm trọng lượng 1.4.3. Điều khoản về quy cách, phẩm chất Đây là điều khoản nói lên mặt “chất” của hàng hoá mua bán, thể hiện tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu quả,…của hàng hoá đó. Xác định cụ thể quy cách, phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để tính giá. Trong điều khoản cần nêu rõ các phương pháp xác định quy cách, phẩm chất, những tiêu chuẩn mà hàng hoá phải đạt được. 1.4.4. Điều khoản về giá cả Thông thường đồng tiền trong hợp đồng có khả năng chuyển đổi mạnh (USD, EUR,…), những cũng có thể là đồng tiền tính giá của nước bán hoặc nước mua. Giá trong hợp đồng là giá quốc tế, giá có thể xác định ngay khi kí hợp đồng hoặc trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, và thường ghi cùng với điều kiện giao hàng để phân biệt, ví dụ: FOB Hải Phòng, CIF New York, … 1.4.5. Điều khoản về phương thức thanh toán Thanh toán là điều khoản quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi, mục đích của các bên trong hợp đồng. Điều khoản này quy định những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, điều kiện đảm bảo hối đoái, các chứng từ làm căn cứ thanh toán. 1.4.6. Điều khoản về địa điểm và thời hạn giao hàng Trong điều khoản này phải xác định trách nhiệm của người bán thông báo cho người mua về việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải liệt kê những chứng từ giao hàng mà người bán phải giao khi nhận hàng, cần quy định rõ như sau: Thời gian giao nhận: Ghi thời gian giao nhận cụ thể, chia theo đợt, theo ngày, tháng … Nếu giao hàng thường xuyên với khối lượng lớn thì chia theo yêu cầu của bên mua để đáp ứng đòi hỏi của thị trường, thời gian giao nhận không nhất thiết phải dàn đều theo tháng, quý … Địa điểm giao nhận: cần thoả thuận cụ thể địa chỉ nơi giao nhận, đảm bảo phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn cho phương tiện, bỏ bớt các khâu trung gian không cần thiết. Phương thức giao nhận: giao nhận phải qua cân, đong, đo, đếm, tính khi cấn thiết phải kiểm nghiệm . 2. NHỮNG PHÁT SINH TRONG SOẠN THẢO VÀ THOẢ THUẬN Những vấn đề phát sinh trong hợp đồng ngoại thương chủ yếu là sự bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng về các vấn đề cụ thể trong hợp đồng. Những phát sinh này thường khó tránh khỏi vì giữa các bên tham gia hợp đồng ngoại thương thường có sự cách biệt về địa lí, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán Thương mại có thể còn thiếu hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau so với bạn hàng trong nước. Các phát sinh trong khi soạn thảo và thoả thuận hợp đồng ngoại thương chủ yếu là các xung đột giữa các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ở hai quốc gia khác nhau khi mà họ đều muốn áp dụng pháp luật hoặc tập quán Thương mại ở nước mình vào hợp đồng ngoại thương. Các xung đột này chủ yếu xoay quanh các vần đề sau: 2.1. Về hình thức hợp đồng Pháp luật của các nước thường qui định rất khác nhau về hình thức của hợp đồng nói chung và hợp đồng ngoại thương nói riêng. Luật Thương mại Việt Nam quy định: hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản. Trong khi đó, luật của các nước như Pháp, Đức không đồi hỏi hợp đồng nhất thiết phải bằng văn bản. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia thường kí kết các điều ước quốc tế hoặc các hiệp định Thương mại nhằm qui định thống nhất hình thức của hợp đồng ngoại thương. 2.2. Về nội dung hợp đồng ngoại thương Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện của các bên tham gia kí kết hợp đồng, song tại mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ngoại thương. Tại Châu Âu lục địa quy định điều khoản chủ yếu gồm: điều khoản đối tượng của hợp đồng và điều khoản giá cả, trong khi tại Anh – Mỹ chỉ yêu cầu hợp đồng có một điều khoản đối tượng hợp đồng là hợp pháp. Còn tại Việt Nam, một bản hợp đồng muốn có hiệu lực pháp lý phải có đủ 6 điều khoản chủ yếu. 2.3. Về địa vị pháp lý của chủ thể Các nước thường quy định không giống nhau về tuổi có năng lực hành vi của tự nhiên nhân. Ví dụ: tại Việt Nam và Pháp quy định: các công dân phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới có đầy đủ năng lực hành vi đầy đủ. Trong khi đó, tại Anh, Mỹ quy định phải tròn 21 tuổi trở lên. Về tiêu chuẩn để xác định quốc tịch của pháp nhân cũng được quy định rất khác nhau giữa các quốc gia. 2.4. Về thẩm quyền xét xử Pháp luật Việt Nam quy định tranh chấp hợp đồng ngoại thương sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam nếu bị đơn cư trú tại Việt Nam hoặc có trụ sở làm việc tại Việt Nam. Mỗi quốc gia đều xây dựng pháp luật của mình để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo những nguyên tắc nhất định, ví dụ theo thẩm quyền của toà án nơi có tài sản, thẩm quyền nơi xảy ra hành vi, thẩm quyền nơi xảy ra thiệt hại v.v….Khi không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất, các quốc gia thường giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương theo các quy phạm quốc tế hoặc theo các công ước chung của các tổ chức Thương mại phi chính phủ. 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT PHÁT SINH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP 3.1. Giải pháp giải quyết phát sinh trong hợp đồng ngoại thương Giải quyết phát sinh là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên những căn cứ và bằng những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Các nhà kinh doanh và những đại diện về pháp lý của họ khi đàm phán để soạn thảo và kí kết các hợp đồng ngoại thương cần đặc biệt chú ý đến việc lường trước những phát sinh có thể xảy ra để đưa vào hợp đồng một hoặc những điều khoản về giải quyết. Chỉ cần một sự sơ suất nhỏ, không thận trọng trong quá trình đàm phán sẽ có thể gây ra những tốn kém rất lớn khi giải quyết những phát sinh sau này. Khi tham gia đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương, các bên kí kết cần phải thoả thuận rõ ràng với nhau về: Phải dẫn chiếu và áp dụng luật nào? của quốc gia nào? để điều chỉnh mối quan hệ đó. Cụ thể, pháp luật quốc tế quy định cách thức giải quyết hiện tượng phát sinh theo pháp luật như sau: + Thứ nhất: Khi có phát sinh về hình thức của hợp đồng. Trường hợp này pháp luật quốc tế quy định: các bên tham gia kí kết hợp đồng phải áp dụng quy phạm xung đột luật nơi kí hợp đồng. Nghĩa là, hợp đồng ngoại thương đó được các chủ thể kí ở đâu thì hình thức của hợp đồng sẽ do luật của nơi đó quy định. + Thứ hai: Khi có phát sinh về nội dung hợp đồng, pháp luật quốc tế quy định có các cách giải quyết như sau: Áp dụng luật nước người bán Áp dụng luật lựa chọn Luật nơi thực hiện hợp đồng. + Thứ ba: Khi có phát sinh về địa vị pháp lý của các bên đương sự thì các bên đương sự có thể dùng các loại quy phạm sau để giải quyết: Luật quốc tịch Luật nơi cư trứ Luật nơi kí hợp đồng. + Thứ tư: Khi có phát sinh về thẩm quyền xét xử của toà án thì các bên kí kết có thể dựa vào: Luật toà án nơi đương sự mang quốc tịch Luật toà án nơi bị đơn cư trú Luật toà án nơi xảy ra tranh chấp Luật toà án nơi có tài sản đang bị tranh chấp 3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc kí kết hợp đồng ngoại thương Luôn quan hệ với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để hiểu biết về đối tác kinh doanh, vì đăng kí kinh doanh tại một số nước rất đẽ dàng (như Hồng Kông) cho nên tình trạng “hữu danh vô thực” rất có thể xảy ra. Phải thăm dò giá cả và chất lượng thật cụ thể và ghi rõ trong hợp đồng. Không cả tin cũng không nên đa nghi. Có thể có những khách hàng bán hạ giá để còn hy vọng bán nhiều hơn. Đó chính là họ lấy lãi suất thấp nhưng bán được nhiều hàng thì lợi nhận tuyệt đối cao. Ngược lại, nếu quá tin cũng là điều nên tránh. Như trường hợp một công ty mua năm 5 xe tải cũ. Hợp đồng ghi chất lượng 80%, thế nào là 80%? Thậm chí điều 10 trong hợp đồng còn ghi: “Kết quả kiểm nghiệm do người bán tiến hành trước khi xếp hàng lên tàu là cuối cùng”. Hậu quả là xe tải xấu, chỉ còn khoảng 60% chất lượng và tại sao lại giao cho người bán kiểm tra chất lượng ???. Đúng ra phải ghi rõ chất lượng xe gồm: gầm xe, vỏ xe, động cơ,… Qua đây cũng có thể thấy được rằng chữ “tín” phải là mối quan hệ lâu dài, có cơ sở và đảm bảo. Thời hạn giao hàng là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp, nhất là với Việt Nam, bởi vì ta thường thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ. Nếu có sai lệch thời hạn giao hàng mà tỷ giá hối đoái biến động xấu, hoặc hàng về dồn dập thì hàng sẽ bị hạ giá hoặc doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Thận trọng về điều khoản vận chuyển. Nhất là khi người bán nhận được quyền thuê tầu thì họ thường thuê tầu cũ và rẻ. Dù người mua không thua thiệt lớn nếu hợp đồng chặt chẽ, cũng có thể gặp phiền phức, chí ít cũng bị ảnh hưởng về thời gian và chất lượng hàng hoá. Từ đó lại phải tranh chấp và tranh tụng. Bảo đảm về yêu cầu ngoại ngữ, nhất là tiến Anh kinh tế trong ngôn ngữ hợp đồng. Bởi vì tiếng Anh có thể là tiếng Anh của người Anh, của người Mỹ, tiếng Anh của người Hồng Kông… Bảo đảm chính xác ngôn ngữ trong hợp đồng sẽ hạn chế sự tranh chấp và khi phải ra trọng tài hay toà án cũng sẽ dễ dàng hơn. Trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng thì vấn đề Luật áp dụng trong hợp đồng cần ghi một cách rõ ràng để tránh tình trạng khó xác định được Luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ hợp đồng và tạo thuận lưọi khi có phát sinh xảy ra. Về phía nhà nước, Nhà nước cần sớm phê chuẩn một số công ước Quốc tế, đặc biệt là Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ có cơ sở pháp lý để đàm phán kí kết hợp đồng trong quan hệ Thương mại với các nước thành viên của Công ước, qua đó tránh được rủi ro không đáng có cho các bên Việt Nam. KẾT LUẬN Vấn đề nâng cao hiểu biết về các nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế đặc biệt là việc đàm phán kí kết các hợp đồng ngoại thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong những năm qua công tác đàm phán, thoả thuận và kí kết các hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã được chú trọng nhiều hơn trước, đã đưa ra được nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kí kết hợp đồng ngoại thương, tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý, đã hạn chế được những rủi ro về mặt tài chính và những tác động xấu cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả này vẫn chưa phải là tốt nhất và một cách tổng thể thì công tác này của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập. Do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như kinh nghiệp thực tế nên trong bài tiểu luận này của em còn nhiều sai sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo Ngoại thương số T2-T5/2002 PGS.TS Trần Văn Chu – Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế – Nxb Thế giới 2003 Nguyễn Trọng Đàn – Hợp đồng kinh doanh quốc tế – Nxb Trẻ 2001 Nguyễn Thị Khế – Hợp đồng Kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế – Nxb Đồng Nai 1997 Xuân Huy, Minh Khiết – Mẵu văn bản hợp đồng Thương mại – Nxb Trẻ 2001 Phạm Thanh Phấn, Nguyễn Huy Anh – 81 mẫu văn bản trong quản lý giao dịch kinh doanh – Nxb Thống kê 2003. PGS. Đinh Xuân Trình - Thanh toán quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương MỤC LỤC Lời nói đầu 1 1, Đàm phán thoả thuận hợp đồng ngoại thương 2 1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng ngoại thương 2 1.2. Các giai đoạn đàm phán hợp đồng ngoại thương 3 1.3. Các hình thức đàm phán hợp đồng ngoại thư
Tài liệu liên quan