Sự cần thiết xuất bản Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng- Bản tiếng Anh hướng tới gia nhập Hệ thống trích dẫn ASEAN

ACI là cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ khu vực ASEAN, có chức năng lưu trữ, tìm kiếm bài báo và trích dẫn, giúp phân loại và đánh giá chất lượng tạp chí khoa học của các nước ASEAN. Gia nhập hệ thống trích dẫn khu vực (như ACI) và quốc tế (như ISI, Scopus) là xu hướng tất yếu của các tạp chí khoa học Việt Nam, giúp nâng tầm uy tín khoa học của tạp chí và cơ quan chủ quản, đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng của Học viện Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Bài viết tìm hiểu các tiêu chí gia nhập ACI, đánh giá khả năng gia nhập ACI của Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (bản tiếng Việt), để cho thấy sự cần thiết xuất bản bản tiếng Anh của Tạp chí, giúp nhanh chóng đáp ứng các điều kiện gia nhập ACI. Các đề xuất xuất bản Tạp chí tiếng Anh gồm tính pháp lý, nhân sự, ban hành các chính sách và qui định hoạt động.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cần thiết xuất bản Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng- Bản tiếng Anh hướng tới gia nhập Hệ thống trích dẫn ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 Sự cần thiết xuất bản Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng- bản tiếng Anh hướng tới gia nhập Hệ thống trích dẫn ASEAN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Mạn Đình Ngày nhận: 15/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 20/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019 ACI là cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ khu vực ASEAN, có chức năng lưu trữ, tìm kiếm bài báo và trích dẫn, giúp phân loại và đánh giá chất lượng tạp chí khoa học của các nước ASEAN. Gia nhập hệ thống trích dẫn khu vực (như ACI) và quốc tế (như ISI, Scopus) là xu hướng tất yếu của các tạp chí khoa học Việt Nam, giúp nâng tầm uy tín khoa học của tạp chí và cơ quan chủ quản, đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng của Học viện Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Bài viết tìm hiểu các tiêu chí gia nhập ACI, đánh giá khả năng gia nhập ACI của Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (bản tiếng Việt), để cho thấy sự cần thiết xuất bản bản tiếng Anh của Tạp chí, giúp nhanh chóng đáp ứng các điều kiện gia nhập ACI. Các đề xuất xuất bản Tạp chí tiếng Anh gồm tính pháp lý, nhân sự, ban hành các chính sách và qui định hoạt động. Từ khóa: Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Hệ thống trích dẫn ASEAN (ACI), Tiêu chí 1. Đặt vấn đề ACI được thành lập tháng 11/2011 từ sáng kiến tại Hội nghị ra mắt Cụm nghiên cứu Giáo dục Tiên phong ASEAN tổ chức tại Thái Lan năm 2010. ACI là chỉ số của Trung tâm Trích dẫn ASEAN (Asean Citation Index-ACI)- một cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ khu vực ASEAN, làm cầu nối giữa các Trung tâm Trích dẫn quốc gia (National Citation Index- NCI) của các nước thành viên với các cơ sở dữ liệu quốc tế như ISI, SCI hay Scopus. ACI có chức năng lưu trữ, tìm kiếm bài báo và trích dẫn, giúp phân loại và đánh giá chất lượng tạp chí khoa học của các nước ASEAN. ACI bắt đầu có Ban Điều hành từ năm 2013 và chính thức xét duyệt tạp chí từ năm 2014, do Quỹ Nghiên cứu khoa học Thái Lan tài trợ đến hết năm 2016, từ năm 2017 kinh phí do các nước thành viên đóng góp. Hiện Ban Điều hành ACI gồm thành viên PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 63Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 các nước ASEAN, mỗi nước được cử hai đại diện do Bộ Giáo dục của nước đó giới thiệu. Mỗi năm ACI mở một đợt xét duyệt, với hạn chót ngày 15 tháng 11 hàng năm. Tạp chí nếu có trong danh mục Scopus hay ISI đều được chấp nhận trong ACI, những tạp chí khác được xét duyệt theo các tiêu chí của ACI. Khi thành lập, ACI đặt ra mục tiêu sớm có được 500 tạp chí khoa học đạt chuẩn để trở thành một cơ sở dữ liệu đủ lớn liên kết với Scopus. Xuất phát với số lượng 41 tạp chí trong năm 2014 chỉ do Thái Lan xuất bản, đến hết đợt xét năm 2018, các tạp chí trong danh sách của ACI đã là 563 tạp chí, đại diện của 9 quốc gia thành viên, trong đó Việt Nam có 9 (Bảng 1). Trong đợt xét duyệt năm 2018, Việt Nam có thêm 03 tạp chí được ACI chấp nhận với điểm số đạt chuẩn; đợt xét 2017 có 03 tạp chí; 01 tạp chí đạt đợt xét năm 2016 và 2 Tạp chí đợt xét 2015. Như vậy tính đến tháng 12/2018, số lượng tạp chí khoa học Việt Nam được ACI chấp nhận là 9 (nguồn: org/index.php?r=contents%2Findex&id=9), trong đó có 5 tạp chí thuộc các trường đại học (Bảng 2). Gia nhập hệ thống trích dẫn khu vực và quốc tế là xu hướng tất yếu của các tạp chí khoa học Việt Nam, giúp nâng cao uy tín khoa học của tạp chí và cơ quan chủ quản, là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển nghiên cứu khoa học quốc gia, liên kết và đáp ứng nhu cầu hội Bảng 1. Số tạp chí gia nhập ACI của các nước ASEAN, tháng 12/2018 Quốc gia Số tạp chí khoa học đạt chuẩn ACI 1. Brunei 01 2. Campuchia 01 3. Indonesia 192 4. Lào Chưa có 5. Malaysia 119 6. Myanmar 01 7. Philippines 43 8. Singapore 08 9. Thái Lan 189 10. Việt Nam 9 Tổng cộng 563 Nguồn: php?r=contents%2Findex&id=9, truy cập ngày 15/3/2019 Bảng 2. Danh sách tạp chí khoa học của Việt Nam gia nhập ACI Đợt công nhận Tạp chí Đơn vị chủ quản Đợt 1 (Tháng 12/2015) Journal of Economic Development Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Journal of Economics and Development (nay đổi tên Journal of Asian Business and Economic Studies- JABES) Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Đợt 2 (Tháng 12/2016) Biomedical Research and Therapy Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Đợt 3 (Tháng 12/2017) Vietnam Journal of Science and Technology (Tạp chí Khoa học và Công nghệ) Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam Vietnam Journal of Earth Sciences Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam Dalat University Journal of Science (Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt) Trường Đại học Đà Lạt Đợt 4 (Tháng 12/2018) Journal of Information and Telecommunication Đại học Tôn Đức Thắng Vietnam Journal of Mechanics Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguồn: truy cập tháng 3/2019 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 nhập quốc tế. Theo thông tin từ Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN), tính đến tháng 8/2018, cả nước có 387 tạp chí khoa học được HĐCDGSNN đưa vào danh mục tạp chí tính điểm công trình khoa học qui đổi, trong đó thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản trị có 63 tạp chí, đa số các tạp chí thuộc khối các trường đại học được vào khung điểm từ 0-0,5 điểm; một số tạp chí đạt khung điểm từ 0-0,75 điểm (Tạp chí Khoa học của Đại học Thương mại từ năm 2012, Tạp chí của Đại học Ngoại thương từ năm 2017); 0-1,25 điểm (dành cho các tạp chí đạt ACI); 0-2 điểm (dành cho tạp chí đạt chuẩn Scopus). Trên thực tế 2 năm gần đây, để nâng cao chất lượng tạp chí khoa học theo xu hướng hội nhập, HĐCDGSNN đã có những quan tâm cụ thể và đưa ra các yêu cầu về chuẩn tạp chí quốc tế. Cụ thể, tại Công văn số 37/HĐCDGSNN ngày 4/4/2016 và số 30/HĐCDGSNN ngày 26/5/2017, HĐCDGSNN đưa ra các lưu ý nhằm nâng cao chất lượng các tạp chí được tính điểm như: (1) Mã số chuẩn quốc tế ISSN và định dạng thông tin các bài báo khoa học trong tạp chí; (2) chất lượng Ban biên tập khoa học và tác giả bài báo; (3) khuyến khích xuất bản tạp chí khoa học bằng tiếng Anh và lưu ý đặt tên tiếng Anh của tạp chí; (4) quản lý tạp chí khoa học trực tuyến (online) Tại Công văn số 403/ HĐCDGSNN ngày 31/10/2017, HĐCDGSNN cũng đã có kế hoạch xây dựng bộ tiêu chí trích dẫn quốc gia VCI (Vietnam Citation Index)1- thành viên của ACI (ASIAN Citation Index). Công văn này cũng qui định, từ năm 2017, HĐCDGSNN xếp các bài khoa học đăng trên các tạp chí đạt chuẩn ACI mức tính từ 0-1,25 điểm, tức là trên điểm của các tạp chí quốc gia khác và ngang với các tạp chí quốc tế chưa đủ tiêu chuẩn Scopus/ISI2. 1 Việt Nam với gần 400 tạp chí khoa học đang được công bố, nhưng việc sử dụng các thông tin trong các tạp chí phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu còn rất hạn chế, thiếu sự công bố trong một hệ thống cơ sở dữ liệu tin cậy. Đây là lý do chính HĐCDGSNN phải gấp rút Dự thảo xây dựng tiêu chuẩn chỉ số ảnh hưởng riêng của Việt Nam- VCI (Vietnam Citation Index). 2 Scopus là cơ sở dữ liệu được xây dựng từ tháng 11/2004 và thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), dành cho thuê bao trực tuyến, có trả phí. Scopus có chứa 57 Theo HĐCDGSNN, tiêu chuẩn của VCI là tiêu chuẩn tối thiểu, được đề nghị dựa trên tiêu chuẩn của ACI (Asean Citation Index), DOAJ (Directory of Open Access Scholar), Index Corpernicus, Scopus và Web of Science (ISI). Tiêu chuẩn VCI áp dụng chung cho tất cả các tạp chí xuất bản ở Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, y tế, khoa học xã hội và nhân văn. Trong quá trình hoàn thành Dự thảo này, với xu hướng tất yếu quốc tế hóa, các tạp chí khoa học đều cần nhận diện lại vị thế và thực hiện sự đổi mới kịp thời nếu không muốn bị tụt hậu3. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng được thành lập từ năm 1999, do Học viện Ngân hàng quản lý và xuất bản, hiện phát hành 1 tháng/1 số, bản tiếng Việt (trong một vài số có đăng xen kẽ bài viết bằng tiếng Anh). Tạp chí có vai trò quan trọng, là bằng chứng thể hiện năng lực nghiên cứu và uy tín khoa học của Học viện Ngân hàng. Trong Chiến lược chung của Học viện Ngân hàng đã đề ra mục tiêu phát triển của Tạp chí là “trở thành một trong các Tạp chí chuyên ngành có uy tín, thành viên của hệ thống tạp chí được trích dẫn tại Việt Nam4”. Tuy nhiên, trong khi chỉ số trích dẫn của Việt Nam (VCI) đang được HĐCDGSNN xây dựng và hoàn thiện rất sát với các tiêu chí của ACI, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng của Học viện Ngân hàng nói riêng và các tạp chí khoa học Việt Nam nói chung phải chủ động, xây dựng chiến lược để hướng tới tham gia vào cơ sở dữ liệu ACI, đồng nghĩa với việc đương nhiên được chấp nhận ở VCI. “Đã đến lúc các tạp chí khoa học của Việt Nam phải tham gia vào khu vực và thế giới, các trường cần có chiến lược để tạp chí khoa học sớm đảm bảo đủ các tiêu chuẩn tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu trích dẫn khoa học Đông Nam Á (ACI). triệu bản tóm tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản. ISI là cơ sở dữ liệu do Viện Thông tin khoa học Hoa Kỳ xét chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắt khe và kỹ lưỡng, là tập hợp của sự phân loại minh bạch, với tổng cộng khoảng 10.000 Tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng số hàng triệu tạp chí thông thường trên thế giới. 3 https://www.vci.gov.vn/ve-chung-toi 4 Quyết định số 462/QĐ-NHNN ngày 23/3/2017 phê duyệt Kế hoạch Chiến lược phát triển Học viện Ngân hàng giai đoạn 2016-2020. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 65Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 Đây cũng chính là một trong những nội dung nhằm đánh giá, phân hạng đại học trong thời gian tới”5. Để hướng tới đáp ứng đủ các điều kiện gia nhập ACI, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng- Học viện Ngân hàng còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm6. Việc quản lý các qui trình nghiệp vụ cần bảo đảm tính chuyên nghiệp, trực tuyến, nhất là trong thẩm định, phản biện và xét duyệt các bài báo khoa học; cơ cấu hội đồng biên tập, tác giả, nhà khoa học tham gia phản biện cần được đa dạng và quốc tế hóa. Trong khi hiện một số chính sách và qui trình của Tạp chí chưa đáp ứng yêu cầu. Qui chế hoạt động của Hội 5 Trích lời Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga tại Hội thảo “Hệ thống trích dẫn khoa học ASEAN và cách thức gia nhập mạng lưới hệ thống dữ liệu trích dẫn quốc tế” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức tại Hà Nội, tháng 6/2016. 6 Cũng tại Hội thảo này (tháng 6/2016) đã chỉ ra các Tạp chí Việt Nam không đủ điều kiện gia nhập Hệ thống trích dẫn vì bị mất điểm nhiều ở hạng mục website (không cung cấp đủ thông tin, không có chức năng gửi bài trực tuyến), chính sách tạp chí (thiếu nhất quán, không rõ ràng) và trích dẫn tài liệu tham khảo (thiếu nhất quán và không theo chuẩn mực nào). đồng biên tập; hệ thống danh sách các nhà khoa học tham gia phản biện; cũng như qui chế phản biện độc lập đối với các bản thảo còn khá xa với các tiêu chí của ACI; các thành viên Hội đồng biên tập và các tác giả bài viết chưa đa dạng, chưa mang tính quốc tế; Tạp chí mới chỉ xuất bản một vài bài viết tiếng Anh trong Tạp chí bản tiếng Việt chứ chưa có bản tiếng Anh phát hành riêng (trong khi các tạp chí gia nhập ACI đều đã có bản tiếng Anh)... Xuất phát từ thực tế và yêu cầu phát triển Tạp chí trong thời gian tới, việc đổi mới Tạp chí theo hướng đáp ứng các tiêu chí gia nhập ACI là cấp thiết, nếu không sẽ chấp nhận sự tụt hậu cả về chất lượng khoa học của Tạp chí cũng như không thể thu hút được đội ngũ cộng tác viên có chất lượng cao. Và đây sẽ là vòng luẩn quẩn khiến Tạp chí ngày càng tụt hậu xa hơn: Tạp chí không được xếp hạng, uy tín thấp-> không thu hút được bài báo khoa học (đội ngũ cộng tác viên) chất lượng cao-> tạp chí giảm dần uy tín khoa học. Mục tiêu gia nhập ACI cũng là để Tạp chí sẽ đáp ứng tốt các qui định ngày càng cao của HĐCDGSNN và đương Hình 1. Qui trình xét duyệt Tạp chí gia nhập ACI năm 2018 Nguồn: https://www.asean-cites.org/index.php?r=contents%2Findex&id=11, truy cập ngày 15/3/2019 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 nhiên đủ điều kiện gia nhập hệ thống trích dẫn Việt Nam nếu VCI được chính thức ra đời. Mục 2 dưới đây sẽ làm rõ các tiêu chí gia nhập ACI và qua đó, Mục 3 và 4 cho thấy sự cần thiết và giải pháp xuất bản Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng bản tiếng Anh. 2. Các tiêu chí gia nhập Hệ thống trích dẫn ACI Hàng năm ACI thực hiện xét duyệt các Tạp chí có đơn gia nhập ACI và nộp đơn trực tuyến trên Website của ACI ( ACI/suggest.php). Năm 2018, ACI đặt ra 5 tiêu chí sơ loại và 9 tiêu chí xét duyệt chính thức theo một qui trình chặt chẽ (Hình 1). 05 Tiêu chí sơ loại (pre-serection by ACI secretariat) của ACI gồm: (1) Tạp chí phải công bố nội dung và qui trình phản biện đối với các bản thảo gửi đến Tạp chí. (2) Tạp chí được xuất bản định kỳ, đúng thời hạn xuất bản như công bố. (3) Bài báo xuất bản có tiêu đề, tóm tắt (Title and Abstract) tiếng Anh; có tên tác giả, tổ chức của tác giả, từ khóa (Keywords) bằng tiếng Anh. (4) Danh mục tài liệu tham khảo trình bày theo hệ chữ Latinh. (5) Trang Website bằng tiếng Anh, hệ thống gửi bài (submit) trực tuyến. Sau khi được sơ loại bởi Ban Thư ký ACI, Tạp chí tiếp tục được đưa vào đánh giá cho điểm dựa trên 9 tiêu chí xét duyệt chính thức sau: Các bài báo được xuất bản phải được phản biện trước khi công bố, theo đó yêu cầu qui trình xét duyệt và nội dung phản biện được công bố công khai, đồng thời bảo đảm tất cả các bài viết được xuất bản phải qua phản biện độc lập theo qui định đã công bố. Xuất bản tạp chí đúng hạn như công bố: Tạp chí cần xuất bản đúng như thời hạn và kỳ xuất bản như đã cam kết. Tạp chí có tuổi đời xuất bản tối thiếu 3 năm (hoặc đã xuất bản 6 số). Có được trích dẫn trong cơ sở dữ liệu TCI (Thái Lan) hoặc/và các cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế khác. Đa dạng về tác giả, theo đó khuyến khích 60% tác giả bên ngoài cơ quan báo chí, tác giả mang tính quốc tế sẽ được xét điểm cao hơn. Đa dạng về thành viên hội đồng biên tập, theo đó bảo đảm tối thiểu 60% thành viên hội đồng biên tập ngoài cơ quan báo chí, ưu tiên thành viên quốc tế. Tôn chỉ, mục đích và chính sách tạp chí rõ ràng. Trình bày tạp chí thống nhất (có qui định công khai và được trình bày thống nhất về hình thức của tài liệu tham khảo, hình thức thông tin và nội dung bài viết, bảng biểu). Có Website tạp chí và hệ thống nhận bài, xuất bản trực tuyến (cập nhật và đủ thông tin). Như vậy, có các lưu ý chính trong các tiêu chí đánh giá tạp chí của ACI, gồm: - Cấp độ phản biện. - Thời hạn xuất bản. - Tuổi đời xuất bản. - Mức độ trích dẫn tạp chí trong các cơ sở dữ liệu trích dẫn. - Sự phù hợp về tôn chỉ, mục đích và phạm vi mà tạp chí công bố trên Website (bao gồm hình thức, nội dung và các chính sách qui định của tòa soạn). - Sự đa dạng của các thành viên Hội đồng biên tập. - Sự đa dạng của tác giả có bài viết đăng trên tạp chí. - Áp dụng hệ thống gửi bài trực tuyến, bảo đảm việc gửi bài, phản biện, theo dõi tình trạng bài viết và review bài viết trực tuyến theo qui định. Theo đánh giá tại các kỳ họp của ACI, hầu hết các tạp chí khoa học Việt Nam đều chưa đáp ứng các điều kiện về áp dụng hệ thống gửi bài trực tuyến và qui định phản biện đối với bài viết, về tính đa dạng của tác giả/hội đồng biên tập và nhà khoa học tham gia phản biện. 3. Đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí gia nhập ACI của Tạp chí Khoa học và Đào tạo (bản tiếng Việt) Để đánh giá chất lượng hình thức và nội dung của Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, bảng khảo sát đánh giá nhanh được thiết kế và gửi qua Google Mail tới các cộng tác viên của Tạp chí, thời gian gửi phiếu từ ngày 10/3/2018 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 67Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 đến 20/3/2018, có 80 phiếu được thu về. Kết quả khảo sát cho thấy, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (bản tiếng Việt) được đánh giá khá cao về tính khoa học của bài viết, về cả hình thức và chất lượng nội dung (Hình 2, 3 và 4). Tuy nhiên, khi so sánh với tiêu chuẩn của ACI ban hành năm 2018 (Bảng 3) thì Tạp chí còn ở mức khá xa, nhất là đối với yêu cầu về tính đa dạng của tác giả, phản biện và hội đồng biên tập, tiêu chuẩn về trang Web và hệ thống quản lý Tạp chí trực tuyến online, tiêu chuẩn về Chính sách phản biện. Hình 2. Đánh giá về đóng góp chung của Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 3/2018 đối với 80 cộng tác viên của Tạp chí KH&ĐT Ngân hàng Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 3/2018 đối với 80 cộng tác viên của Tạp chí KH&ĐT Ngân hàng Hình 3. Đánh giá chung về chất lượng bài viết đăng trên Tạp chí Hình 4. Đánh giá chung về hình thức Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 3/2018 đối với 80 cộng tác viên của Tạp chí KH&ĐT Ngân hàng PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019 Bảng 3. Khả năng đáp ứng các tiêu chí đánh giá của ACI của Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng Tiêu chuẩn ACI Thực trạng Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (bản tiếng Việt) Mức độ đáp ứng (1) Các bài báo đăng trên Tạp chí phải được phản biện độc lập (Articles for publication must be peer-reviewed) Theo thống kê tại Tòa soạn, có tới 90% các bài được chấp nhận đăng trên Tạp chí chưa qua phản biện độc lập, mà chủ yếu được biên tập bởi Ban Biên tập Tạp chí, chỉ khoảng 10% bài viết được gửi phản biện bên ngoài, đã có yêu cầu nội dung, tuy nhiên Tạp chí chưa công bố và chưa ban hành chính thức qui định nội dung phản biện bài viết dành cho người phản biện. Chưa đáp ứng (2) Xuất bản tạp chí đúng kỳ, đúng hạn như công bố Đã bảo đảm đúng kỳ (1 tháng 1 số, riêng số Xuân gộp 2 số tháng 1+2 và làm 1 số), hiện thời hạn công bố phát hành là ngày 25 hàng tháng chưa được đáp ứng thường xuyên. Chưa hoàn toàn đáp ứng thời hạn công bố (3) Tạp chí có tuổi đời xuất bản tối thiếu 3 năm (hoặc đã xuất bản 6 số) Tạp chí đổi tên và xuất bản số đầu tiên vào tháng 9/1999, hoạt động theo Giấy phép xuất bản số 324/GPXB- VHTT ngày 28/05/2001 do Bộ Văn hoá Thông tin cấp. Hiện Tạp chí xuất bản 1 tháng/1 số, tính đến 31/12/2019, Tạp chí đã xuất bản 199 số. Đáp ứng bản tiếng Việt (4) Có được trích dẫn trong cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc/và quốc tế Hiện các bài viết đăng trên Tạp chí có được các nhà nghiên cứu trích dẫn, tuy nhiên chưa thể hiện trên các bảng dữ liệu trích dẫn quốc gia hoặc quốc tế, chưa được phổ biến trên Google Scholar. Chưa đáp ứng (5) Đa dạng về tác giả (đa dạng về thành phần và mang tính quốc tế) Danh sách cộng tác viên của Tạp chí đa phần học vị thạc sỹ, tiến sĩ và nghiên cứu sinh, tuy nhiên tính đa dạng thấp. Theo thống kê năm 2018, 100% bài viết của tác giả trong nước, trong đó chỉ có 38,9% tác giả ngoài Học viện Ngân hàng. Chưa đáp ứng (6) Đa dạng về thành viên hội đồng biên tập Hội đồng biên tập có 8 người (trong đó 7/8 thành viên trong nước). Chưa đáp ứng (7) Tôn chỉ, mục đích và chính sách tạp chí rõ ràng Đã công bố tôn chỉ, mục đích trên Website Tạp chí; đã Ban hành 02 chính sách: Qui định gửi bài, từ 1/7/2016 (hình thức, nội dung bài viết đăng trên Tạp chí) và Qui định xét duyệt, từ 1/7/2016 (nhận, lưu trữ và xét duyệt bài viết đăng trên Tạp chí). Chưa hoàn toàn đáp ứng về công bố chính sách phản biện. (8) Trình bày tạp chí thống nhất (về hình thức bài viết gồm tên bài, tóm tắt, tác giả, địa chỉ tác giả bằng tiếng Anh, từ