Thực tếhiện nay còn một sốhọc sinh (HS) học tập còn thụ động, chưa có
thói quen tựlực trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách máy móc, không tự
tìm tòi phát hiện kiến thức mà chỉtrông chờvào giáo viên (GV). Do đó xu
hướng dạy học hiện nay là “phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, tưduy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tựhọc, khảnăng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [20]. Lúc đó vai trò của HS trong
học tập được nhìn nhận và đánh giá đúng đắn hơn, HS được coi là chủthểcủa
hoạt động học tập. Nói nhưthếkhông có nghĩa là phủnhận vai trò của GV mà
ngược lại còn đòi hỏi cao hơn. Lúc này nhiệm vụcủa GV không những là truyền
thụtri thức mà còn là người tổchức, điều khiển quá trình HS lĩnh hội kiến thức,
phát hiện vấn đềvà thảo luận đểtìm tòi kiến thức mới.
Trong thời gian qua, việc tựhọc được quan tâm rất nhiều nhưHội nghị
ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ2, khóa VIII đã xác
địmh rõ: “Phát triển mạnh phong trào tựhọc - tự đào tạo thường xuyên và rộng
khắp trong toàn dân” [5]. Ngành giáo dục đã có nhiều cách thức và bước đi thích
hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tiến hành phân ban, biên soạn lại
chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi các hình
thức thi cử, Toàn ngành giáo dục quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động: “Nói
không với tiêu cực trong thi cửvà bệnh thành tích trong giáo dục”. Thưcủa Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân dịp khai giảng năm học mới 2006 - 2007 đã
chỉrõ: “Hãy dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất”. Những việc làmnày đã
thay đổi chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào tựhọc đối với người học.
Bên cạnh đó, HS lớp 10 là lớp đầu cấp trung học phổthông – cấp đòi hỏi
tính tích cực và tựlực học tập cao hơn so với cấp trung học cơsở, vì do yêu cầu
vềtính chất và nội dung phức tạp của kiến thức.
142 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học chương “chất khí” lớp 10 ban khoa học tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ PHÚ ĐĂNG KHOA
SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ
LỰC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH
DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” LỚP 10 BAN
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình
khoa học nào.
Tác giả
Lê Phú Đăng Khoa
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Văn Hoa - người đã trực tiếp khuyến khích,
hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự
tận tình và trách nhiệm.
Quý thầy cô trong Khoa Vật Lý, trường Đại học Sư phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa Học Công Nghệ - Sau
Đại Học đã khuyến khích, quan tâm giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Sở Giáo Dục và Đào tạo, UBND tỉnh Long An, Ban Giám
Hiệu trường Trung học phổ thông Cần Giuộc, huyện Cần
Giuộc đã tạo nhiều thuận lợi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Gia đình, bạn bè, các thầy cô, bạn đồng nghiệp đã giúp
đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2008
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHTL : câu hỏi tự luận
CHTNKQ : câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Đ : đúng
ĐC : đối chứng
GV : giáo viên
HS : học sinh
S : sai
TN : thực nghiệm
TNKQ : trắc nghiệm khách quan
TNSP : thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: So sánh giữa dạy học truyền thống và dạy học tích cực…………....7
Bảng 1.2: Biểu hiện hành vi của tính tự lực học tập trong và ngoài
giờ học…………………………………………………………....12
Bảng 3.1: Kết quả học tập ở học học kì I của học sinh hai lớp 10A3
và 10A5….................................................................................. 68
Bảng 3.2: Cấu trúc hai chiều của bài kiểm tra một tiết………………….. 69
Bảng 3.3: Thống kê các điểm số, tần số và tần suất tích lũy của bài kiểm
tra một tiết…………………………………………….............. 69
Bảng 3.4: Các tham số đặc trưng thống kê của nhóm đối chứng và
thực nghiệm…………………………………………………... 71
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Phân phối điểm của nhóm đối chứng và thực nghiệm……… 72
Biểu đồ 3.2: Phân phối tần suất của nhóm đối chứng và thực nghiệm…… 72
Biểu đồ 3.3: Phân phối tần suất tích lũy của nhóm đối chứng và thực
nghiệm………………………………………………………. 73
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế hiện nay còn một số học sinh (HS) học tập còn thụ động, chưa có
thói quen tự lực trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách máy móc, không tự
tìm tòi phát hiện kiến thức mà chỉ trông chờ vào giáo viên (GV). Do đó xu
hướng dạy học hiện nay là “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [20]. Lúc đó vai trò của HS trong
học tập được nhìn nhận và đánh giá đúng đắn hơn, HS được coi là chủ thể của
hoạt động học tập. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của GV mà
ngược lại còn đòi hỏi cao hơn. Lúc này nhiệm vụ của GV không những là truyền
thụ tri thức mà còn là người tổ chức, điều khiển quá trình HS lĩnh hội kiến thức,
phát hiện vấn đề và thảo luận để tìm tòi kiến thức mới.
Trong thời gian qua, việc tự học được quan tâm rất nhiều như Hội nghị
ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 2, khóa VIII đã xác
địmh rõ: “Phát triển mạnh phong trào tự học - tự đào tạo thường xuyên và rộng
khắp trong toàn dân” [5]. Ngành giáo dục đã có nhiều cách thức và bước đi thích
hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tiến hành phân ban, biên soạn lại
chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi các hình
thức thi cử,…Toàn ngành giáo dục quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động: “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thư của Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân dịp khai giảng năm học mới 2006 - 2007 đã
chỉ rõ: “Hãy dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất”. Những việc làm này đã
thay đổi chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào tự học đối với người học.
Bên cạnh đó, HS lớp 10 là lớp đầu cấp trung học phổ thông – cấp đòi hỏi
tính tích cực và tự lực học tập cao hơn so với cấp trung học cơ sở, vì do yêu cầu
về tính chất và nội dung phức tạp của kiến thức.
Với mục tiêu giáo dục được đổi mới thì hiện nay câu hỏi trắc nghiệm
khách quan (CHTNKQ) được dùng để thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào đại
học. Ngoài ra trong các bài kiểm tra việc sử dụng CHTNKQ cũng rất phổ biến.
Việc nghiên cứu sử dụng CHTNKQ trong dạy học cũng đã được quan tâm
nhưng chưa phân tích rõ quy trình để thiết kế một câu trắc nghiệm và khi đó HS
chưa có thể chỉ rõ một số lỗi có thể sai lầm khi làm trắc nghiệm lẫn việc HS có
thể tự mình thiết kế CHTNKQ dạng bài tập. Nếu HS được chỉ rõ sẽ cảm thấy
thích thú học tập hơn, tích cực, tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập.
Bởi lẽ đó, việc lựa chọn đề tài: “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy
học chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự nhiên” là hết sức cần thiết.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng các CHTNKQ và sử dụng trong quá trình dạy học chương
“Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự nhiên nhằm phát tính tích cực, tự lực của HS
trong quá trình dạy học.
Chỉ rõ HS cách phân tích câu trắc nghiệm để nhận xét được những sai lầm
hay mắc phải khi làm phần bài tập và khi đó HS có thể tự thiết kế được câu trắc
nghiệm khách quan về phần bài tập.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu là HS lớp 10 ban khoa học tự nhiên trong quá trình
học tập chương “Chất khí”.
Đối tượng nghiên cứu là các CHTNKQ chương “Chất khí” lớp 10 ban
khoa học tự nhiên, hoạt động của HS và hoạt động dạy của GV trong quá trình
sử dụng CHTNKQ để hướng dẫn HS học tập.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong quá trình dạy học chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự
nhiên, nếu GV sử dụng CHTNKQ một cách hợp lí sẽ phát huy được tính tích
cực, tự lực của HS trong học tập.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát huy tính tích cực, tự lực của HS và
CHTNKQ.
Xây dựng các CHTNKQ để dùng trong quá trình dạy học nhằm phát huy
được tính tích cực, tự lực của HS trong học tập và qua đó giúp HS có thể tự mình
thiết kế CHTNKQ về phần bài tập.
Thực nghiệm sư phạm nghiên cứu hiệu quả của đề tài.
Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận về khả năng sử
dụng CHTNKQ đã đề xuất.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận về tính tích cực, tính tự lực của HS và
CHTNKQ.
Vận dụng lí luận và thực tiễn để xây dựng các CHTNKQ để dùng trong
quá trình dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự lực của HS trong học tập
và qua đó giúp HS có thể tự mình thiết kế CHTNKQ về phần bài tập.
Thực nghiệm sư phạm nghiên cứu hiệu quả đạt được thực tế của đề tài ở
chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự nhiên.
Phương pháp thống kê toán học: xử lí, thống kê, đánh giá kết quả thực
nghiệm sư phạm.
Rút ra kết luận về tính thực tiễn của đề tài.
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ thực hiện thử nghiệm ở chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học
tự nhiên tại trường trung học phổ thông Cần Giuộc.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC
SINH
Chương 2: SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” LỚP 10 BAN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ
LỰC CỦA HỌC SINH
1.1. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [2], [42]
Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có một số xu hướng đổi mới cơ bản:
Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển
trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang
tìm tòi, khám phá, tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
Ngày càng chú trọng đến hoạt động tự học và biết cách tự học suốt đời.
GV không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho HS phương pháp
học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học tập suốt đời.
Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tế cuộc sống. Chuyển từ lối học nặng về kiến thức sang lối học coi trọng
việc vận dụng kiến thức.
Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện
dạy học, đặc biệt là ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học.
Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn
thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử
dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học.
1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học [2], [41], [42]
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII (12 - 1996) được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa
trong các chỉ thị số 14 (4 - 1999).
Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho HS”.
Có thể nói đổi mới hoạt động dạy và học là hướng tới hoạt động học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được các tác giả viết sách quán
triệt vào quá trình lựa chọn nội dung sách giáo khoa, vào việc trình bày sách giáo
khoa và sách GV. Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là
gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các
phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương
pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực phối hợp với phương
pháp hiện đại.
Dạy học tích cực có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất
của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trường truyền thống
được trình bày ở bảng 1.1 [41].
Bảng 1.1: So sánh giữa dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Tiêu chí Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
1
Cung cấp sự kiện, nhớ tốt,
học thuộc lòng.
Cung cấp kiến thức cơ bản có chọn
lọc.
2
GV là nguồn kiến thức
duy nhất.
Ngoài kiến thức học được ở lớp, còn
có nhiều nguồn kiến thức khác: bạn bè,
phương tiện thông tin đại chúng...
3 HS làm việc một mình. Tự học, kết hợp với nhóm, tổ và sự
giúp đỡ của thầy giáo.
4
Dạy thành từng bài riêng
biệt. Hệ thống bài học.
5 Coi trọng trí nhớ.
Coi trọng độ sâu của kiến thức, không
chỉ nhớ mà còn suy nghĩ, đặt ra nhiều
vấn đề mới.
6 Ghi chép tóm tắt.
Làm sơ đồ, mô hình, làm bộc lộ cấu
trúc bài học, giúp HS dễ nhớ và vận
dụng.
7
Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài
tập. Thực hành nêu ý kiến riêng.
8
Không gắn lí thuyết với
thực hành.
Lí thuyết kết hợp với thực hành, vận
dụng kiến thức vào cuộc sống.
9
Dùng thời gian học tập để
nắm kiến thức do thầy
giáo truyền thụ.
Cổ vũ cho HS tìm tòi bổ sung kiến
thức từ việc nghiên cứu lí luận và từ
những bài học kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn.
10 Nguồn kiến thức hạn hẹp. Nguồn kiến thức rộng lớn.
1.3. Mục tiêu của chương trình Vật lí trung học phổ thông [26], [42], [47]
Trên cơ sở mục tiêu chung của chương trình trung học phổ thông mới,
mục tiêu của môn học vật lí trong lần phân ban này gồm:
1.3.1. Mục tiêu kiến thức: Chương trình Vật lí phổ thông có mục tiêu hoàn
thiện kiến thức phổ thông để đi vào các ngành khoa học kĩ thuật và để sống thích
nghi trong một xã hội công nghệ hiện đại. Cụ thể:
a. Những khái niệm tương đối chính xác về các sự vật, hiện tượng và các quá
trình vật lí thường gặp trong đời sống và trong sản xuất.
b. Những định luật và nguyên lí vật lí cơ bản được trình bày phù hợp với năng
lực toán học và năng lực suy luận lôgic của HS.
c. Những nét chính của các thuyết vật lí quan trọng nhất.
d. Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm và phương pháp tương
tự trong vật lí.
e. Những nguyên tắc cơ bản của các ứng dụng quan trọng thuộc vật lí trong đời
sống và sản xuất.
1.3.2. Mục tiêu kĩ năng: Trong việc dạy học vật lí phải chú ý rèn luyện cho HS
những kĩ năng sau:
a. Kĩ năng thu lượm thông tin về vật lí từ quan sát, từ thực tế, từ thí nghiệm, từ
điều tra, từ các phương tiện thông tin đại chúng…
b. Kĩ năng xử lí thông tin về vật lí: lập bảng, biểu đồ, vẽ đồ thị, suy luận, khái
quát hoá…
c. Kĩ năng truyền đạt thông tin về vật lí: viết báo cáo, thảo luận khoa học…
d. Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng, giải bài tập vật lí phổ
thông.
e. Kĩ năng thực hành vật lí: sử dụng được các dụng cụ đo vật lí đơn giản, lắp ráp
thí nghiệm,…
f. Kĩ năng đề xuất dự đoán khoa học và phương án thí nghiệm.
1.3.3. Mục tiêu thái độ: Thông qua dạy môn Vật lí , bồi dưỡng cho HS những
tình cảm, thái độ, tác phong mà môn vật lí có nhiều ưu thế để thực hiện:
a. Hứng thú học tập, yêu thích khoa học.
b. Ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết về vật lí của mình vào các hoạt động
trong gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
c. Tác phong làm việc khoa học, trung thực trong khoa học.
d. Tinh thần hợp tác trong học tập, nghiên cứu…
1.4. Tính tích cực của HS trong học tập [2], [7], [14], [21], [34], [40], [41],
[48]
1.4.1. Khái niệm tính tích cực trong học tập
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của
con người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không chỉ biế
tiêu thụ những gì sẳn có trong thiên nhiên cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
mà còn chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, sáng tạo ra nền
văn hóa ở mỗi thời đại. Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một
nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo ra những con người năng động,
thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tíc cực như là điều
kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trẻ trong quá trình giáo dục
[48].
Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách, nó liên quan và phụ thuộc
vào các thuộc tính khá đặc biệt là thái độ, nhu cầu và động cơ của chủ thể. Tính
tích cực luôn gắn với một hoạt động cụ thể nào đó. Nó nằm trong hoạt động,
biểu hiện qua hành động và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động. Trong hoạt
động nhận thức, tính tích cực biểu hiện ở sự nỗ lực của mỗi cá nhân biến nhu cầu
thành hiện thực. Nó làm cho quá trình học tập, tìm tòi, sáng tạo có tính định
hướng cao hơn, từ đó con người dễ làm chủ và điều khiển các hoạt động của
mình.
Theo I.U.C Babanxki, tính tích cực trong học tập được hiểu là “sự phản
ánh vai trò tích cực của cá nhân trong HS trong quá trình học, nhấn mạnh rằng,
HS là chủ thể của quá trình học chứ không phải là đối tượng thụ động. Tính tích
cực của HS không chỉ tập trung vào việc ghi chép, ghi nhớ đơn giản hay thể hịện
sự chú ý mà còn hướng dẫn HS tự lĩnh hội các tri thức mới, tự nghiên cứu các sự
kiện, tự rút ra kết luận và tự khái quát sao cho dễ hiểu, tự cụ thể hóa kiến thức
mới nhằm tiếp thu kiến thức mới” [2].
Theo GS. Hà Thế Ngữ thì tính tích cực hoạt động nhận thức của HS là sự
ý thức nhiệm vụ học tập từng bộ môn, từng bài nói riêng thông qua việc HS hăng
say học tập, từ đó tự mình ra sức hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự mình khắc
phục khó khăn để nắm tri thức, kỹ năng mới và nắm tài liệu một cách tự giác. Tự
giác nắm kiến thức nghĩa là với sự hướng dẫn của GV, HS tự mình nắm bản chất
của sự vật, hiện tượng mà tri thức đó phản ánh, biến tri thức thành vốn riêng của
mình, thành một bộ phận của thuộc tính nhân cách [21].
Theo Êxipôp và I.F. Kharlamop: “tính tích cực của HS là trạng thái hoạt
động của HS đặc trưng bởi khát vọng học tập - huy động trí tuệ và nghị lực trong
quá trình nắm vững kiến thức” [7], [14].
Như vậy ta có thể coi tính tích cực trong học tập là sự tự giác tìm tòi, nắm
vững tri thức, vận dụng nó một cách thành thạo vào thực tiễn. Tích cực hóa hoạt
động nhận thức là chuyển người học từ vị trí thụ động sang chủ động, giúp HS
tìm thấy niềm say mê hứng thú trong học tập. Kết quả học tập của HS phụ thuộc
rất nhiều vào tính tích cực hoạt động nhận thức nên việc học tập chỉ có thể cao
khi GV phát huy hết khả năng tích cực sáng tạo của HS.
1.4.2. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực [2]
(Theo đề tài NCKH cấp bộ B96-49-15, “Những đặc trưng cơ bản của phương
pháp dạy học theo tư tưởng giáo dục tích cực trong nhà trường phổ thông hiện
nay”, Viện khoa học giáo dục, 1997)
Phương pháp tích cực có ba đặc trưng cơ bản sau:
Tác động qua lại
Tham gia, hợp tác
Tính vấn đề cao của dạy học hay tính liên tục của nhận thức
1.4.2.1. Tác động qua lại
Nguyên tắc này được hiểu ở nhiều mặt và theo phương pháp biện chứng:
Sự va chạm giữa các logic tư duy, các sắc thái tưởng tượng và cách biểu
đạt chúng, giữa logic và phi logic trong hành động và trong tư duy của các chủ
đề dạy học.
Sự chênh nhau, bổ sung lẫn nhau giữa vốn văn hóa, kinh nghiệm cá nhân
và nhóm.
Sự tương phản hay đối chiếu nhau giữa những lập luận, phán xét, suy
luận, ý kiến và thái độ trong quan hệ người-người và quan hệ giữa nhân tố con
người và các nguồn lực học tập.
Sự xung đột không dễ hòa giải ngay giữa các quá trình nhận thức lí tính
và tuệ tính (trực giác), giữa phương pháp và kết quả học tập, giữa phương tiện và
mục tiêu đạt được, giữa nhiệm vụ và sản phẩm thu được,…
Sự khác biệt và bù trừ lẫn nhau giữa các nhịp độ hoạt động, phong cách
và kĩ năng hành vi,…
1.4.2.2. Tham gia - hợp tác
Nguyên tắc này chủ yếu thể hiện phong cách và cấu trúc của dạy học, đặc biệt
của nội dung dạy học và giao tiếp sư phạm, tổ chức hoạt động. Nhờ đặc trưng
này, dạy học kích thích tính chủ động, trách nhiệm cá nhân, ý thức tự do và tự
quyết, khả năng tự thể hiện, đánh giá trong học tập. Nó phát triển những cơ hội
học tập phong phú, những tình thế và nhiệm vụ đa dạng, động cơ học tập cao và
liên tục, các yếu tố dân chủ, xây dựng, thiện chí và bình đẳng trong các quan hệ
thầy – trò, trò – trò. Khi thực hiện nguyên tắc này, dạy học chắc chắn có tính tích
cực về mọi phương diện: trí tuệ, tình cảm, đạo đức, kinh nghiệm đánh giá, động
cơ xã hội,…đặc biệt là phát huy được ý thức tự nguyện học tập, tạo ra sự hài hòa
giữa ý thức về quyền và ý thức về bổn phận có tác dụng giáo dục mạnh mẽ.
Phong cách dân chủ cởi mở trong từng quan hệ người - người, hạn chế tối
đa việc lạm dụng chỉ thị, mệnh lệnh, phát huy tối đa ý thức trách nhiệm và cảm
giác tự do thoải mái của người học.
Cấu trúc nội dung dạy học và các nhiệm vụ học tập linh hoạt, mềm mại.
Người dạy chủ yếu giữ vai trò cố vấn, khích lệ, điều chỉnh, tránh làm hộ, chỉ rõ
ngay cách học, cách làm.
Tính hợp lí trong quan hệ giữa kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá và tự
đánh giá, chỉ đạo và tự chỉ đạo, tự do và chuẩn mực, mục đích chung và mục tiêu
cá nhân, nhiệm vụ và khả năng học tập, ý thức tổ chức của GV và thiện chí của
HS, lợi ích và nghĩa vụ, khen và chê,…là những yếu tố chung đảm bảo thành
công của cả phong cách lẫn cấu trúc tham gia - hợp tác.
1.4.2.3. Tính vấn đề cao của dạy học và tính liên tục của nhận thức
Tính vấn đề trong dạy học tích cực là tính vấn đề tương đối cao, rõ nét,
được hoạch định tự giác, đủ để kích thích hoạt động học t