Mục tiêu: so sánh hiệu quả thông khí và tính ổn định huyết động của mặt nạ thanh quản Proseal (MNTQP) so với ống nội khí quản trong gây mê phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch nách trên bệnh nhân ung thư vú.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, so sánh-kiểm chứng. 196 bệnh nhân ung thư vú có ASA I, II, III được
mổ chương trình đoạn nhũ nạo hạch, được chia thành hai nhóm MNTQ-P và NKQ một cách ngẫu nhiên, chọn
cỡ MNTQ-P số 3 hoặc 4, NKQ số 7-7,5, thu thập các số liệu: mạch, huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm
trương (HATTr), áp lực đường thở, SpO2 và ETCO2, biến chứng trong và sau gây mê.
Kết quả: các thông số về thông khí và huyết động trong gây mê giữa MNTQ-P và NKQ là: SpO2 99,04 ±
0,62% và 99,12 ± 0,49%, ETCO2 34,45 ± 1,92 mmHg và 34,39 ± 2,09 mmHg, áp lực đường thở 14,33 ± 2,33
cmH2O và 16,86 ± 2,25 cmH2O, HATT 106,98 ± 25,29 mmHg và 134,79 ± 35,3 mmHg, HATTr 62,02 ± 14,72
mmHg và 75,34 ± 19,53 mmHg, mạch 77,51 ± 11,74 lần/phút và 93,47 ± 17,38 lần/phút.
Kết luận: MNTQ-P hiệu quả và an toàn trong phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch nách, ít ảnh hưởng huyết
động và giảm được các biến chứng sau phẫu thuật.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng mặt nạ thanh quản Proseal trong phẫu thuật ung thư vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 333
SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN PROSEAL TRONG PHẪU THUẬT
UNG THƯ VÚ
Mai Thụy Nam Phương*, Nguyễn Văn Chừng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh hiệu quả thông khí và tính ổn định huyết động của mặt nạ thanh quản Proseal (MNTQ-
P) so với ống nội khí quản trong gây mê phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch nách trên bệnh nhân ung thư vú.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, so sánh-kiểm chứng. 196 bệnh nhân ung thư vú có ASA I, II, III được
mổ chương trình đoạn nhũ nạo hạch, được chia thành hai nhóm MNTQ-P và NKQ một cách ngẫu nhiên, chọn
cỡ MNTQ-P số 3 hoặc 4, NKQ số 7-7,5, thu thập các số liệu: mạch, huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm
trương (HATTr), áp lực đường thở, SpO2 và ETCO2, biến chứng trong và sau gây mê.
Kết quả: các thông số về thông khí và huyết động trong gây mê giữa MNTQ-P và NKQ là: SpO2 99,04 ±
0,62% và 99,12 ± 0,49%, ETCO2 34,45 ± 1,92 mmHg và 34,39 ± 2,09 mmHg, áp lực đường thở 14,33 ± 2,33
cmH2O và 16,86 ± 2,25 cmH2O, HATT 106,98 ± 25,29 mmHg và 134,79 ± 35,3 mmHg, HATTr 62,02 ± 14,72
mmHg và 75,34 ± 19,53 mmHg, mạch 77,51 ± 11,74 lần/phút và 93,47 ± 17,38 lần/phút.
Kết luận: MNTQ-P hiệu quả và an toàn trong phẫu thuật đoạn nhũ nạo hạch nách, ít ảnh hưởng huyết
động và giảm được các biến chứng sau phẫu thuật.
Từ khóa: mặt nạ thanh quản Proseal, thông khí, phẫu thuật ung thư vú.
ABSTRACT
USING PROSEAL LARYNGEAL MASK AIRWAY IN SURGERY OF BREAST CANCER
Mai Thuy Nam Phuong, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 333 - 339
Objective: Compare the effect of ventilation and stableness of hemokinesis indexes in using PLMA and
tracheal tube in surgery of breast cancer (mastectomy and lymphadenectomy).
Methods: Prospectively, compare and control study. Sample size: 196 patients, ASA status I, II, III, who
were undergone elective breast surgeries (mastectomy and lymphadenectomy). They were divided randomly into
two groups: inserted PLMA and tracheal intubation (group PLMA used size 3 or 4 and group endotracheal tube
used size 7-7.5). Data collection comprised of pulses, systolic blood pressure, diastolic blood pressure, airway
pressure, SpO2, ETCO2, as well as complications during and after the anesthesia.
Results: The parameters about ventilation and hemodynamic during anaesthesia between PLMA and
endotracheal tube included: SpO2 were 99.04 ± 0.62% and 99.12 ± 0.49%, ETCO2 were 34.45 ± 1.92 mmHg and
34.39 ± 2.09 mmHg, airway pressure were 14.33 ± 2.33 cmH2O and 16.86 ± 2.25 cmH2O, systolic blood pressure
were 106.98 ± 25.29 mmHg and 134.79 ± 35.3 mmHg, diastolic blood pressure were 62.02 ± 14.72 mmHg and
75.34 ± 19.53 mmHg, pulses 77.51 ± 11.74 time/min and 93.47 ± 17.38 time/min.
Conclusion: The PLMA is effective and safe for breast sugery because it does not affect to the patient’s blood
pressure intraoperative, therefore the postoperative complications are aslo decreased considerably.
Keywords: Proseal laryngeal mask airway, ventilation, surgery of breast cancer.
* BV Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh, ** Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ : Ths. Mai Thụy Nam PhươngĐT: 0987111284Email: maithuynamphuong2010@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 334
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông khí trong gây mê phẫu thuật là vấn
đề quan trọng vì nếu không kiểm soát tốt thông
khí sẽ ảnh hưởng tính mạng người bệnh để lại
nhiều biến chứng và di chứng, đặc biệt di chứng
thần kinh. Có một số dụng cụ giúp đảm bảo việc
thông khí như: nội khí quản, mặt nạ mặt, các
loại mặt nạ thanh quản. Đặt nội khí quản được
sử dụng để giữ thông đường hô hấp một cách
hiệu quả và chắc chắn nhất, nhưng nội khí quản
vẫn có một số những bất lợi như: ảnh hưởng
huyết động khi đặt và rút, những biến chứng
vùng hầu họng, những khó khăn khi đặt nội khí
quản khó.
Để giải quyết những vấn đề này, năm 1981
Archie Brain và cộng sự(1) đã thiết kế mặt nạ
thanh quản cổ điển (c-LMA: classic Laryngeal
Mask Airway) để thay thế ống nội khí quản.
Tuy nhiên mặt nạ thanh quản cổ điển có một
số nhược điểm: không chịu được áp lực cao
khi thông khí áp lực dương, dễ chướng hơi dạ
dày, nguy cơ hít dịch trào ngược cao Do đó
năm 2000, Archie Brain và cộng sự thiết kế mặt
nạ thanh quản Proseal (PLMA: Proseal
Laryngeal Mask Airway) đã khắc phục những
nhược điểm trên.
Với những ưu điểm về ổn định huyết động
khi đặt và rút MNTQ, giảm được những biến
chứng sau mổ cũng như đặt MNTQ không cần
dãn cơ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng
mặt nạ thanh quản Proseal trong phẫu thuật
đoạn nhũ nạo hạch trên bệnh nhân ung thư vú.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tính an toàn qua sự biến đổi huyết
động học trong gây mê phẫu thuật ở hai nhóm.
- Xác định tính hiệu quả thông khí qua: áp
lực thông khí, SpO2, ETCO2 ở 2 nhóm.
- Xác định các tai biến và biến chứng trong
và sau mổ ở hai nhóm.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tất cả các bệnh nhân ung thư vú được mổ
chương trình có chỉ định gây mê phẫu thuật
đoạn nhũ nạo hạch nách.
- Bệnh nhân có phân loại ASA I, II, III
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đồng ý sử dụng mặt nạ
thanh quản
- Bênh nhân có chống chỉ định sử dụng mặt
nạ thanh quản
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, so
sánh, kiểm chứng.
- Cỡ mẫu: 196 bệnh nhân chia thành hai
nhóm
- Nhóm I: 98 bệnh nhân được gây mê toàn
diện với mặt nạ thanh quản Proseal.
- Nhóm II: 98 bệnh nhân được gây mê toàn
diện với ống nội khí quản
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: thu thập
số liệu tại khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức bệnh
viện Ung Bướu từ tháng 7/2009 đến tháng
3/2010.
Phương pháp tiến hành
Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc gây
mê hồi sức trước cuộc mổ như một cuộc gây mê
thường qui.
Tiền mê: Midazolam 0,05-0,1 mcg/kg +
Sufentanil 0,2-0,3 mcg/kg tiêm tĩnh mạch. Khởi
mê: Propofol 2-2,5 mg/kg, Rocuronium 0,3-0,6
mg/kg cho nhóm đặt nội khí quản.
Tiến hành đặt mặt nạ thanh quản Proseal,
NKQ.
Duy trì mê: oxy và Sevoflurane, Sufentanil
và dãn cơ nếu cần.
Thu thập các thông số: mạch, huyết áp trước
và sau khi đặt cũng như lúc rút mặt nạ thanh
quản hoặc ống NKQ, SpO2, ETCO2, thời gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 335
đặt và rút MNTQ-P và ống NKQ, thể tích bơm
bóng hơi mặt nạ thanh quản, thời gian phẫu
thuật, các tai biến, biến chứng trong và sau phẫu
thuật 24 giờ.
Xử lý thống kê: sử dụng phần mềm SPSS
11.5.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu 196 bệnh nhân được phẫu thuật
đoạn nhũ nạo hạch nách dưới gây mê toàn diện
với MNTQ-P và ống NKQ từ tháng 7/2009 đến
tháng 3/2010 tại khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi
sức bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí
Minh đã thu được kết quả sau:
Đặc điểm chung bệnh nhân
Bảng 1: Tuổi, chiều cao, cân nặng và BMI của 2
nhóm
MNTQ-P
(n=98)
(TB ± ĐLC)
NKQ (n=98)
(TB ± ĐLC)
p
Tuổi (năm) 47,98 ± 10,09 48,7 ± 9,47 0,55
Chiều cao (cm) 153,4 ± 5,06 153,6 ± 6,27 0,39
Cân nặng (kg) 53,8 ± 8,96 54,2 ± 9,6 0,49
BMI (kg/m2) 22,8 ± 3,27 22,9 ± 3,38 0,66
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn ung thư
vú
Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Tổng
cộng
MNTQ-P 24
(24,49%)
55
(56,12%)
19
(19,39%)
98
(100%)
NKQ 19
(19,39%)
61
(60,2%)
20
(20,41%)
98
(100%)
Tổng cộng 43
(21,94%)
116
(59,18%)
39
(18,88%)
196
(100%)
Bảng 3: ASA và Mallampati
Nhóm ASA (%) Mallampati (%)
I II III I II III
MNTQ-P 50
(51,02)
45
(45,92)
3
(3,06)
46
(46,94)
48
(48,98)
4
(4,08)
NKQ 48
(48,98)
47
(47,96)
3
(3,06)
48
(48,98)
48
(48,98)
2
(2,04)
Bảng 4: Thuốc gây mê, thời gian gây mê, thời gian
phẫu thuật
MNTQ-P
(n=98)
NKQ (n=98) p
Midazolam (mg/kg) 0,56 ± 0,21 0,57 ± 0,53 0,78
Sufentanil (mcg/kg) 0,32 ± 0,67 0,32 ± 0,62 0,68
Propofol (mg/kg) 1,97 ± 0,30 1,91 ± 0,23 0,13
MNTQ-P
(n=98)
NKQ (n=98) p
Rocuronium
(mg/kg)
0,26 ± 0,17 0,54 ± 0,07 0,001
TGGM (phút) 84,99 ± 17,45 87,04 ± 18,42 0,43
TGPT (phút) 63,58 ± 16,47 62,98 ± 16,77 0,8
Bảng 5: Thời gian đặt và thời gian rút MNTQ-P,
NKQ
MNTQ-P
(n=98)
NKQ (n=98) p
TG đặt (giây) 46,68 ± 13,45 58,35 ± 10,93 0,001
TG rút (phút) 9,16 ± 3,73 10,76 ± 4,74 0,01
Các chỉ số theo dõi về hô hấp
Bảng 6: So sánh áp lực thông khí giữa 2 nhóm
MNTQ-P (n=98) NKQ (n=98) p
ALTK (cmH2O) 14,33 ± 2,33 16,86 ± 2,25 0,001
Bảng 7: So sánh SpO2 và ETCO2 giữa 2 nhóm
MNTQ-P
(n=98)
NKQ (n=98) p
SpO2 (%) 99,04 ± 0,62 99,12 ± 0,49 0,35
ETCO2(mmHg) 34,45 ± 1,92 34,39 ± 2,09 0,82
Các chỉ số theo dõi về tuần hoàn
Bảng 8: So sánh HATT và HATTr giữa hai nhóm
MNTQ-P (n=98)
(mmHg)
NKQ (n=98)
(mmHg)
p
HATT trước đặt
1 phút
110,44 ± 24,65 107,55 ± 27,64 0,44
HATT sau đặt 1
phút
106,86 ± 25,29 134,79 ± 35,3 0,001
HATT sau đặt 5
phút
106,98 ± 23,48 112,8 ± 22,02 0,08
HATT trước rút
1 phút
134,88 ± 25,19 131,83 ± 24,15 0,39
HATT sau rút 1
phút
140,23 ± 23,56 151,14 ± 21,93 0,01
HATT sau rút 5
phút
144,22 ± 23,45 142,48 ± 22,2 0,59
HATTr trước đặt
1 phút
62,08 ± 16,81 60,39 ± 15,29 0,46
HATTr sau đặt 1
phút
62,02 ± 14,72 75,34 ± 19,53 0,001
HATTr sau đặt 5
phút
62,47 ± 15,25 66,05 ± 14,33 0,09
HATTr trước rút
1 phút
78,73 ± 15,06 78,00 ± 16,54 0,75
HATTr sau rút 1
phút
83,05 ± 15,36 87,84 ± 12,85 0,019
HATTr sau rút 5
phút
85,49 ± 13,66 82,38 ± 12,06 0,09
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 336
Các tai biến và biến chứng
Bảng 9: Tai biến, biến chứng của 2 nhóm
Các tai biến, biến
chứng
MNTQ-P (n=98) NKQ (n=98)
Co thắt thanh quản 3 (3,06%) 4 (4,08%)
Tổn thương niêm
mạc dính máu
MNTQ-P
8 (8,16%) 1 (1,02%)
Ho 4 (4,08%) 14 (14,28%)
Đau họng 8 (8,16%) 15 (15,3%)
Khàn tiếng 0 (0%) 3 (3,06%)
Nôn và buồn nôn 3 (3,06%) 5 (5,1%)
Trào ngược 0 (0%) 0 (0%)
Kích thích vùng vẫy
lúc rút
6 (6,12%) 98 (100%)
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của bệnh nhân
Tuổi trung bình nhóm MNTQ-P: 47,98 ±
10,09 tuổi, nhóm NKQ: 48,7 ± 9,47 tuổi, tỷ lệ mắc
bệnh ung thư vú từ 41 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (69,9%).
Chiều cao trung bình nhóm MNTQ-P: 153,4
± 5,06 cm, nhóm NKQ: 153,6 ± 6,27 cm.
Cân nặng trung bình nhóm MNTQ-P: 53,8 ±
8,96 kg, nhóm NKQ: 54,2 ± 9,6 kg.
BMI có liên quan đến việc lựa chọn cỡ
MNTQ-P và ống NKQ, trong nghiên cứu của
chúng tôi BMI nhóm MNTQ-P là 22,8 ± 3,27
kg/m2, nhóm NKQ là 22,9 ± 3,38 kg/m2.
Sử dụng thuốc gây mê
Việc kết hợp thuốc tiền mê Midazolam,
thuốc giảm đau Sufentanil và đặc biệt là thuốc
mê tĩnh mạch Propofol giúp cho việc đặt
MNTQ-P được dễ dàng. Propofol có khả năng
làm dãn cơ hàm và ức chế hoàn toàn các phản xạ
vùng hầu họng do đó có thể đặt MNTQ mà
không cần dùng đến thuốc dãn cơ.
Thời gian gây mê
Thời gian gây mê trung bình của nhóm
MNTQ-P: 84,99 ± 17,45 phút và nhóm NKQ:
87,04 ± 18,42 phút.
Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm
MNTQ-P: 63,58 ± 17,45 phút và nhóm NKQ:
62,98 ± 16,77 phút.
Thời gian đặt và thời gian rút MNTQ-P và
NKQ:
Thời gian đặt và thời gian rút MNTQ-P sau
khi cuộc mổ kết thúc nhanh hơn một cách có ý
nghĩa thống kê so với ống NKQ (p < 0,05), điều
này phù hợp với nghiên cứu của Keller C,
Malby(7,8). Thời gian đặt của nhóm MNTQ-P là
46,68 ± 13,45 giây và nhóm NKQ là 58,35 ± 10,93
giây; thời gian rút của nhóm MNTQ-P là 9,16 ±
3,73 phút và nhóm NKQ là 10,76 ± 4,74 phút.
Thời gian đặt và thời gian rút của MNTQ-P
tương đối nhanh rất có ý nghĩa đối với bệnh
nhân tăng huyết áp hoặc có bệnh tim mạch như
nhồi máu cơ tim cũ, thiểu năng vành vì thời gian
đặt và rút nhanh kèm theo kỹ thuật đặt ít xâm
lấn nên ít gây rối loạn huyết động và ít gây tăng
nhu cầu oxy cho cơ tim do đó giảm được những
biến chứng tim mạch trong và sau phẫu thuật.
Kỹ thuật đặt mặt nạ thanh quản
Chọn kích cỡ mặt nạ thanh quản Proseal
Chọn kích cỡ mặt nạ thanh quản một vấn đề
quan trọng vì cỡ mặt nạ thanh quản đúng sẽ dễ
đặt, độ kín mặt nạ tốt, ít chèn ép lên mao mạch
vùng hầu họng, giảm biến chứng sau mổ và
thông khí với mặt nạ thanh quản an toàn, hiệu
quả(1,2,3).
Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi kết hợp
giữa giới, cân nặng và đánh giá cấu trúc vùng
hầu họng để chọn mặt nạ thanh quản phù hợp,
đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
dùng MNTQ-P số 3, chỉ có 3 trường hợp dùng
MNTQ-P số 4.
Tỷ lệ đặt thành công MNTQ-P : tùy thuộc
vào các yếu tố:
- Cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng bình
thường.
- Chọn cỡ MNTQ phù hợp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 337
- Kỹ thuật đặt thành thạo và chọn thời điểm
mê thích hợp.
Nghiên cứu của chúng tôi đặt mặt nạ thanh
quản bằng ngón trỏ tay phải có tỷ lệ thành công
lần đầu là 89,9%, tỷ lệ thành công chung là
100%. Nghiên cứu sử dụng MNTQ-P trong phẫu
thuật trong ngày của Đỗ Thanh Huy và Nguyễn
Văn Chừng(4) có tỷ lệ thành công chung là 100%.
Thông khí
Thông khí được đánh giá là hiệu quả sau khi
đặt mặt nạ thanh quản: SpO2 ≥ 95%, áp lực
thông khí ≤ 35 cmH2O, ETCO2 duy trì 35-45
mmHg, lồng ngực dãn nở cân xứng, không nghe
rò khí qua miệng, không bơm hơi vào dạ dày.
Áp lực thông khí
Trong nghiên cứu của chúng tôi áp lực
thông khí của nhóm đặt mặt nạ thanh quản
Proseal thấp hơn nhóm đặt NKQ (14,64 ± 2,89
cmH2O và 16,99 ± 2,12 cmH2O), tương tự nghiên
cứu của Brimacombe và Maltby(7) (18 ± 5 cmH2O
và 20 ± 5 cmH2O). Áp lực thông khí ở nhóm đặt
NKQ cao hơn là do đường kính trong nhỏ hơn,
ở nhóm đặt NKQ: ống nội khí quản số 7 (đường
kính trong 7 mm) và số 7,5 (đường kính trong
7,5 mm), trong khi đó đường kính trong của mặt
nạ thanh quản số 3 và số 4 là 9 mm.
SpO2: độ bão hòa oxy qua mạch đập
Nghiên cứu của chúng tôi, SpO2 của nhóm
MNTQ-P: 99,04% ± 0,62% so với nhóm NKQ:
99,12 ± 0,49%, SpO2 luôn luôn dao động từ 98%-
100%. Kết quả của chúng tôi tương đương với
nghiên cứu của Roger Maltby và cs(8); Ocker
H(11).
ETCO2: thán khí cuối kỳ thở ra
Biến đổi ETCO2 trong nghiên cứu của chúng
tôi nằm trong giới hạn cho phép, duy trì từ 27 –
45 mmHg, không có sự khác biệt giữa nhóm đặt
mặt nạ thanh quản Proseal và NKQ (34,45 ± 1,92
mmHg so với 34,39 ± 2,09 mmHg).
Huyết động
Chúng tôi nghiên cứu tại các thời điểm
trước khi đặt, sau khi đặt và lúc rút MNTQ-P:
tại thời điểm trước và sau khi đặt 1 và 5 phút ở
nhóm MNTQ-P, mạch và huyết áp ít biến đổi
hơn, huyết áp tâm thu sau đặt 1 phút thấp hơn
trước đặt (110,44 ± 24,65 mmHg và 106,86 ±
25,29 mmHg), mạch thì không khác nhau, sau
5 phút huyết áp không thay đổi. Ngược lại
nhóm đặt NKQ thì huyết áp tâm thu sau đặt 1
phút cao hơn (107,55 ± 27,64 mmHg và 134,79
± 35,3 mmHg), mạch cũng nhanh hơn (77,02 ±
12,89 lần/phút và 93,47 ± 17,38 lần/phút),
nhưng sau 5 phút thì không khác biệt nhau.
Tại thời điểm rút ống NKQ và mặt nạ thanh
quản, biến đổi về huyết áp và mạch ở nhóm
NKQ cũng cao hơn so với nhóm MNTQ-P.
Theo y văn ảnh hưởng lên huyết động của mặt
nạ thanh quản không đáng kể và ít hơn đặt
NKQ(9,13). Wolfgang Oczenski(15) nhận thấy ảnh
hưởng lên huyết động của nhóm NKQ ở giai
đoạn trước và sau đặt cao gấp 2 lần nhóm đặt
mặt nạ thanh quản. Montarazi(9) thấy HA,
mạch của nhóm MNTQ ở giai đoạn trước và
sau đặt 1 phút và 5 phút không có khác biệt.
Sự tăng huyết áp nhiều ở nhóm đặt NKQ được
cho là khi kích thích đường hô hấp trên trong
quá trình đặt NKQ gây nên đáp ứng của hệ
thần kinh giao cảm – tuyến thượng thận thông
qua các ổ thụ cảm thể ở vùng thanh quản, khí
quản gây ra tăng huyết áp, tăng mạch, tăng
nồng độ catecholamin huyết thanh. Khi phân
tích đáp ứng của huyết động trong từng thời
kỳ đặt, Singh(14) thấy lúc đưa đèn soi thanh
quản vào thì tác động lên HA nhiều hơn lúc
đưa ống NKQ vào.
Tai biến, biến chứng
Biến chứng trào ngược và hít sặc dịch vị
Biến chứng trào ngược và hít sặc và hít sặc là
một biến chứng rất quan trọng, có thể đe dọa
tính mạng người bệnh, biến chứng này có thể
xảy ra khi thông khí với mặt nạ thanh quản. Tuy
nhiên theo các nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ này
thấp(5). Có nhiều yếu tố gây ra như: chọn bệnh
nhân không tuân thủ chỉ định và chống chỉ định
của MNTQ, tư thế bệnh nhân trong phẫu thuật:
nằm đầu thấp, nằm nghiêng, nằm sấp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 338
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào trào ngược và hít sặc.
Co thắt thanh quản, tổn thương niêm mạc
dính máu.
Co thắt thanh quản trong nghiên cứu của
chúng tôi gặp ở nhóm MNTQ-P là 3/98 (3,06%),
nhóm NKQ là 4/98 (4,08%). Maltby, Neilson(7)
gặp ở nhóm MNTQ cổ điển là 1/49 (2,04%),
nhóm NKQ là 5/48 (10,41%). Maltby(8) gặp
trong nhóm MNTQ-P là 2/50 (4%), nhóm NKQ
là 5/55 (9,09%). Như vậy co thắt thanh quản gặp
ở nhóm NKQ nhiều hơn.
8 trường hợp (8,16%) tổn thương niêm mạc
hầu họng, gây chảy máu dính MNTQ. Những
trường hợp này xảy ra trên bệnh nhân đặt mặt
nạ thanh quản lần thứ 2 hoặc thứ 3. Tuy nhiên
sự tổn thương này không ảnh hưởng đến quá
trình thông khí và tổn thương này chỉ gây chảy
máu ít, tự cầm, không cần phải xử trí. Trong
nghiên cứu của Brimacombe và Kihara(6) tỷ lệ
tổn thương niêm mạc từ 3-28% (trung bình là
10,2%). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu
của chúng tôi.
Kích thích vùng vẫy lúc rút
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
kích thích vùng vẫy lúc rút mặt nạ thanh quản ít
hơn chiếm tỷ lệ 6,12% so với rút ống NKQ chiếm
tỷ lệ 100%.. Kích thích vùng vẫy là yếu tố gây
tăng huyết áp lúc rút, đặt biệt nhóm bệnh nhân
có bệnh tim mạch kèm theo.
Ho sau gây mê và phẫu thuật
Khi so sánh giữa MNTQ cổ điển và NKQ,
Maltby(7) thấy tỷ lệ ho giữa các nhóm MNTQ là
8/49 (16,32%), nhóm NKQ là 38/48 (79,16%).
Như vậy tỷ lệ ho bao giờ cũng gặp nhiều ở
nhóm đặt NKQ bởi vì nó kích thích trực tiếp lên
các thụ thể tại chỗ của đường hô hấp.
Đau họng và khàn tiếng
Biến chứng gây đau họng của MNTQ-P
trong nghiên cứu của chúng tôi là 8 trường hợp
(8,16%) . Đa số bệnh nhân đau họng mức độ vừa
và nhẹ, hết đau sau 24 giờ. Theo nghiên cứu của
Radu.A.D(12) , tỷ lệ đau họng trong nhóm NKQ
cao hơn nhóm MNTQ-P một cách có ý nghĩa 6
giờ sau mổ (74% so với 27%, p = 0,0003) và 24
giờ sau mổ (27% so với 0%, p = 0,004), tỷ lệ khàn
tiếng ở nhóm NKQ cũng cao hơn nhóm MNTQ-
P vào thời điểm 6 giờ sau mổ (40% so với 15%)
nhưng không quá 24 giờ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi nhóm đặt MNTQ-P không có trường
hợp nào khàn tiếng, nhóm đặt NKQ có 2 trường
hợp khàn tiếng nhẹ (hết sau 6 giờ) và 1 trường
hợp khàn tiếng vừa (hết sau 24 giờ).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 196 trường hợp được phẫu
thuật đoạn nhũ nạo hạch nách, chúng tôi rút ra
một số kết luận:
- Phương pháp gây mê toàn diện với thông
khí bằng mặt nạ thanh quản Proseal là một
phương pháp đơn giản, an toàn, ít ảnh hưởng
huyết động khi đặt và rút.
- Kiểm soát tốt thông khí trong gây mê và
phẫu thuật, duy trì tốt SpO2 và ETCO2.
- Áp lực thông khí nằm trong giới hạn cho
phép, ngăn ngừa trào ngược và hít sặc dịch vị,
giảm tai biến và biến chứng sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brain A.I.J, Verghese C, Strube P J (2000). “The LMA ProSeal –
a laryngeal mask with an oesophageal vent”. B J Anaesth; 84;
p 650-654.
2. Brain AIJ, Verghese C (2002). “Mode d’emploi LMA-ProSeal”.
The laryngeal mask company limited. p 1-29.
3. Brimacombe J and Keller C (1999). “Laryngeal mask airway
size selection in males and in females: ease of insertion,
orophryngeal leak pressure, pharyngeal mucosal pressure
and anatomical position”. British Journal of Anesthesia; 82: p