Bài viết trình bày nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với số liệu mảng phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam với
Bộ số liệu điều tra DNNVV giai đoạn 2015 - 2019 trên 9 tỉnh/thành Việt Nam bao gồm: Hà
Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí
Minh, Long An và được thực hiện hai năm một lần. Kết quả phân tích từ các mô hình hồi quy
khẳng định: đầu tư cho lao động và đầu tư cho máy móc, thiết bị có đóng góp quan trọng đến
lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các doanh nghiệp chế biến
lương thực và thực phẩm thường đạt lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, yếu tố xuất khẩu, trình
độ của chủ doanh nghiệp cũng tác động đến lợi nhuận của DNNVV
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng mô hình hồi quy với số liệu mảng phân tích một số nhân tố tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
131
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Tóm tắt
Bài viết trình bày nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với số liệu mảng phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam với
Bộ số liệu điều tra DNNVV giai đoạn 2015 - 2019 trên 9 tỉnh/thành Việt Nam bao gồm: Hà
Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí
Minh, Long An và được thực hiện hai năm một lần. Kết quả phân tích từ các mô hình hồi quy
khẳng định: đầu tư cho lao động và đầu tư cho máy móc, thiết bị có đóng góp quan trọng đến
lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các doanh nghiệp chế biến
lương thực và thực phẩm thường đạt lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, yếu tố xuất khẩu, trình
độ của chủ doanh nghiệp cũng tác động đến lợi nhuận của DNNVV.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ cấu đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Giới thiệu
DNNVV là một bộ phận ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo thống kê mới nhất, hiện có đến trên 97% số doanh nghiệp trong cả nước là DNNVV,
đóng góp 40% vào GDP, 30% vào thu ngân sách nhà nước, giải quyết 50% việc làm cho
toàn xã hội. Vì vậy, Nhà nước ta đã và đang đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của khối các
DNNVV. Chẳng hạn, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động của
DNNVV như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát
triển DNNVV, Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011, Quyết định số 58/2013/TTg
ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của
Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV Điều này chứng tỏ rằng, sự phát triển của DNNVV là rất
quan trọng với nền kinh tế và đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
* Bộ môn Toán cơ bản, Khoa Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
SỬ DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY
VỚI SỐ LIỆU MẢNG PHÂN TÍCH
MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
16.
ThS. Phạm Văn Nghĩa*, ThS. Hoàng Văn Thắng*
132
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận
của các DNNVV Việt Nam thuộc 9 tỉnh/thành trong cả nước.
2. Cơ sở lý luận
DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong xu thế hội
nhập kinh tế thế giới như hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ các DNNVV nhằm huy động
tối đa nguồn lực để hỗ trợ phát triển kinh tế. Vì vậy, trong những năm gần đây, các vấn đề
liên quan đến DNNVV luôn được các cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu, trong đó có vấn
đề ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến lợi nhuận hay kết quả hoạt động kinh doanh của
các DNNVV.
Nhiều công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến DNVVN
như: tiêu chí xác định DNVVN; vai trò, đặc điểm của DNVVN, sự phát triển của các
DNNVV. Ngoài ra, cũng có không ít các đề tài nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tới
các DNVVN như: nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Ninh (2012) đã nêu ra hệ thống lý luận
về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đối với DNNVV Việt Nam. Các
DNNVV Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp gặp
khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ giảm mạnh dẫn đến nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất
hoặc phá sản. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này có nguồn lực hạn chế, khả
năng tiếp cận vốn thấp khi lạm phát tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng cao. Bên cạnh đó, kinh
tế thế giới suy giảm kéo theo các hợp đồng xuất khẩu bị cắt giảm.
Phan Thị Minh Lý (2011) đã chỉ ra 4 nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các DNNVV Việt Nam là: nhân tố chính sách, vốn, nội lực của doanh nghiệp và chính
sách kinh tế vĩ mô, trong đó, nhân tố nội lực của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất
đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm Thị Loan (2015) đã phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của DNNVV Việt Nam trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
Về nghiên cứu định lượng, nghiên cứu của Lê Thị Anh (2016) đã phân tích sự phục hồi của
doanh nghiệp thông qua các yếu tố: vốn, lao động, trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp,
quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn bổ sung thêm các yếu tố như: xuất khẩu, tỷ
lệ lao động có trình độ chuyên môn trên tổng số lao động, loại máy móc doanh nghiệp sử dụng,
yếu tố ngành để đánh giá tác động lên hiệu quả hoạt động của khối các DNVVN.
Khi nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến các DNNVV ở
Trung Quốc (2010), Huang Dechun, Ju Kang đã đưa ra kết luận: các DNNVV đóng vai trò
rất quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc về kinh tế, lao động, việc làm, sự ổn định
và phát triển xã hội. Căn cứ vào chỉ số tăng trưởng của 218 DNNVV trên địa bàn Thượng
Hải và Thâm Quyến với phương pháp phân tích Cluster, các tác giả cho thấy, năm 2008, các
DNNVV Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
Khi nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến các DNNVV ở
Anh, M Cowling và Wliu (2014) đã chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu
133
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến DNNVV tại Anh, trên 40% doanh nghiệp giảm việc làm và trên
50% số doanh nghiệp bị sụt giảm về doanh thu. Mặc dù vậy, theo kết quả điều tra, ba phần tư
trong số các doanh nghiệp chịu tác động của cuộc khủng hoảng có quyết tâm phục hồi doanh
nghiệp trở lại. Nghiên cứu kết luận rằng, yếu tố nhân lực, trình độ cao và trình độ chuyên
môn của lao động quyết định đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
Nghiên cứu về khả năng phục hồi của các DNNVV tại Mỹ, Bin Zhou (2016) cho rằng,
hầu hết các DNNVV có hiểu biết tương đối chính xác về quản trị doanh nghiệp. Những
lý do chính để thực hiện khôi phục doanh nghiệp chủ yếu là nội bộ, bao gồm: giảm chi
phí, cải thiện tỷ suất lợi nhuận, cải thiện việc sử dụng tối đa công suất nhà máy và duy
trì vị thế cạnh tranh. Cuối cùng, bài viết cung cấp bằng chứng rằng, các rào cản mà các
DNNVV gặp phải liên quan đến quản lý hoặc các yếu tố liên quan đến trình độ của chủ
doanh nghiệp và trình độ chuyên môn của lao động là yếu tố quyết định chính đến sự phát
triển của doanh nghiệp.
Trên thực tế, DNNVV Việt Nam đã được minh chứng là một bộ phận quan trọng giúp nền
kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua. Sự phát triển của
khối doanh nghiệp này gắn với sự phát triển chung của nền kinh tế, và trong quá trình phát triển
này, các doanh nghiệp sẽ còn phải đối đầu với những biến động về môi trường kinh tế. Vì vậy,
cần có những nghiên cứu để tìm ra các yếu tố quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp trụ vững
qua giai đoạn khó khăn và có thể phục hồi một cách nhanh chóng và bền vững. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có phân tích định lượng nào nghiên cứu về vấn đề này cho doanh nghiệp Việt Nam.
Bài viết nhằm mục đích giúp xóa bớt khoảng trống này, đưa ra các bằng chứng đáng tin cậy cho
doanh nghiệp trong việc xây dựng các chiến lược phát triển bền vững.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Số liệu điều tra DNNVV giai đoạn 2015 - 2019 trên 9 tỉnh/thành Việt Nam bao gồm: Hà
Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ
Chí Minh, Long An và được thực hiện bởi Viện Lao động và Xã hội - Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội.
134
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
3.2. Các kết quả phân tích thống kê
Hình 1. Số lao động trung bình qua các năm của DNNVV
Nguồn: Tính toán của tác giả trên Bộ số liệu điều tra của Viện Lao động và Xã hội
Về số lao động trình bình: Số lao động trung bình trong các năm của DNNVV nhìn chung
không thay đổi đáng kể. Số lao động trung bình theo năm giảm dần từ năm 2015 là 15,5 đến
2019 giảm còn 14,6. Như vậy, trong vòng 4 năm, số lao động trung bình giảm khoảng 23%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm về lao động là do nền kinh tế gặp khó khăn đã tác động đến tình
hình hoạt động của doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp phải giảm bớt lao động.
Hình 2. Vốn đầu tư bình quân qua các năm của DNNVV
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Tính toán của tác giả trên Bộ số liệu điều tra của Viện Lao động và Xã hội
Về vốn đầu tư: Vốn đầu tư trong các DNNVV tăng dần từ năm 2015 là 135 triệu đến năm
2017 tăng lên 246.3 triệu, sau đó lại tiếp tục tăng vào năm 2019 đạt mức 315 triệu. Dưới sự
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Nhà nước đã có các gói cho vay ưu đãi, hỗ
trợ doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn 2015 - 2019, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được
các gói hỗ trợ này và đầu tư nâng cao năng lực sản xuất.
135
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Hình 3. Lợi nhuận trung bình qua các năm của DNNVV
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Tính toán của tác giả trên Bộ số liệu điều tra của Viện Lao động và Xã hội
Về lợi nhuận: Nhìn chung, qua các năm, lợi nhuận trung bình của DNNVV đều tăng từ
mức 105,7 triệu đồng vào năm 2015 lên 118,2 triệu đồng vào năm 2017, đến năm 2019 lợi
nhuận có giảm so với năm 2015 xuống còn 111,3 triệu đồng. Khối DNNVV với lợi thế nhỏ
về quy mô và dễ thích ứng với những thay đổi trong sản xuất, kinh doanh nên hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư thường tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn.
3.3. Mô hình và các biến số
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình số liệu mảng để phân tích tác động của cơ
cấu đầu tư, loại hình DNNVV cũng như ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp đến khả năng
phục hồi của doanh nghiệp như sau:
Mô hình: Phân tích tác động của yếu tố đầu tư đến lợi nhuận của doanh nghiệp
(1)
Trong đó, i là chỉ số theo đơn vị chéo (doanh nghiệp) và t là đơn vị thời gian (năm),
là các đặc trưng riêng không quan sát được của doanh nghiệp, và là sai số ngẫu nhiên.
là logarit tự nhiên của tỷ số giữa lợi nhuận và vốn. Trong mô hình này,
tác giả chọn tỷ số của lợi nhuận trên vốn làm biến đại diện cho hiệu quả sản xuất và kinh
doanh của doanh nghiệp bởi lợi nhuận là mục đích chính của hầu hết các doanh nghiệp. Lợi
nhuận cao giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, dễ dàng tiếp cận với công nghệ hiện đại; lợi
nhuận trên vốn cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Lợi nhuận và vốn là các biến
có sẵn trong bộ số liệu. Đơn vị tính của lợi nhuận và vốn là nghìn đồng.
136
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Labor: Số tiền đầu tư vào đào tạo lao động để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp
cần đầu tư đổi mới sản phẩm, áp dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất. Vì vậy, đầu tư
cho đào tạo lao động là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
Machinery: Số tiền đầu tư cho máy móc và thiết bị. Để vượt qua khó khăn, tạo ra số
lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ, nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Size: Quy mô (vốn) của doanh nghiệp cũng là một yếu tố kỳ vọng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn lớn hơn thường chủ động và có nhiều thuận lợi hơn
trong sản xuất, kinh doanh.
Export là biến giả. Biến này có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có xuất khẩu và bằng
0 nếu doanh nghiệp không có xuất khẩu. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các thị
trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Do đó, xuất khẩu cũng
được xem là yếu tố tác động lên lợi nhuận và sự phục hồi của doanh nghiệp.
Age: Tuổi của doanh nghiệp (kinh nghiệm) cũng được xem là yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ tích lũy được nhiều
kinh nghiệm quan trọng để sản xuất, kinh doanh an toàn hơn.
Edu: Trình độ đào tạo của chủ doanh nghiệp được xem là yếu tố tác động đến hiệu quả
sản xuất, kinh doanh vì càng có trình độ cao thì chủ các doanh nghiệp càng dễ tiếp cận
khoa học kỹ thuật, tiếp cận các chính sách pháp luật, quy trình quy định để điều hành doanh
nghiệp tốt hơn và có nhiều mối quan hệ hơn trong sản xuất, kinh doanh. Biến Edu bằng 1 nếu
chủ doanh nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông; bằng 2 nếu tốt nghiệp trung cấp chuyên
nghiệp; bằng 3 nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học và bằng 4 nếu là sau đại học.
Type: Yếu tố loại hình doanh nghiệp được chia làm ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
Sector: Yếu tố ngành sản xuất được đưa vào mô hình với kỳ vọng tác động đến khả
năng phục hồi của doanh nghiệp. Tác giả chia ngành công nghiệp chế biến - chế tạo thành
3 nhóm: nhóm 1 là các doanh nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm; nhóm 2 gồm các
doanh nghiệp dệt may, in ấn và chế biến gỗ; nhóm 3 các doanh nghiệp thuộc ngành hóa dầu,
kim loại và phi kim.
PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong bài viết này, tác giả lựa chọn PCI là chỉ
số hỗ trợ doanh nghiệp. Chỉ số này đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh/thành của Việt
Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự
phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, biến này sẽ có tác động đến khả năng phục hồi và phát
triển của doanh nghiệp.
Các biến số cơ bản được mô tả trong Bảng 1.
137
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Bảng 1. Thống kê mô tả các biến số
Biến số N Mean Std.Dev Min Max
Ln(Q/K) 3,433 -1.952045 1.196928 -7.462917 2.754967
Labor 1,783 23.75996 358.317 0 13636.36
Machinery 1,769 5.384892 55.46289 0 2000
Size 3,495 5768601 2.24.107 4500 7.83.108
Age 3,495 17.47067 9.357107 2 61
Export 3,495 .0412017 9.357107 0 1
PCI 18,314 57.51021 5.28611 49.76 64.83
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Bộ số liệu sử dụng phần mềm Stata
4. Kết quả phân tích thực nghiệm
Đối với các mô hình hồi quy, kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác
động ngẫu nhiên (RE) và mô hình tác động cố định (FE) cho thấy, mô hình RE là phù hợp
hơn trong cả hai trường hợp. Kết quả ước lượng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến sự phục hồi của doanh nghiệp
Biến độc lập Coef Std.Err(Robust) T P>
Labor 2.38.10-6 7.74.10-7 3.07 0.006
Machinery 1.39.10-7 2,19.10-8 6.35 0.000
Size .3919134 .0850889 4.61 0.000
Age .0110988 .0146004 7.96 0.000
Export .3203577 .0705416 4.54 0.000
PCI .025045 .0027983 8.95 0.000
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Bộ số liệu sử dụng phần mềm Stata
Kết quả hồi quy (Bảng 2) cho thấy, các biến Machinary, Size, Export, Age, PCI có ý nghĩa
thống kê dưới 1%, các biến Labor có ý nghĩa thống kê ở mức dưới 5%, các biến này đều có
tác động thuận chiều đến sự phục hồi của doanh nghiệp.
Hệ số của biến Labor cho thấy, nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho lao động thì khả
năng doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.
Hệ số của biến Machinery cho thấy, đầu tư vào máy móc, thiết bị, đầu tư cho công nghệ
sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.
Hệ số của biến Size cho thấy, doanh nghiệp gia tăng số lượng lao động hoặc gia tăng tài
sản (vốn) hiệu quả sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận sẽ tăng.
138
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Hệ số của biến Age cho thấy, tuổi của doanh nghiệp (kinh nghiệm) cũng tác động đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm thì lợi nhuận trung bình cũng
như khả năng phát triển sẽ tốt hơn.
Hệ số biến Export cho thấy, xuất khẩu ảnh hưởng đến lợi nhuận nhuận của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu thì khả năng thu được lợi nhuận cao hơn doanh
nghiệp không xuất khẩu.
Hệ số của biến PCI cho thấy, PCI cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh
nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương sẽ thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Bảng 3. Kết quả hồi quy lợi nhuận của doanh nghiệp theo nhóm ngành
Biến độc lập Coef Std.Err(Robust) T P>
Labor .0001257 .0000666 1.69 0.002
Machinery .0004567 .0002346 2.18 0.000
Sector2 .1740906 .2294972 0.76 0.017
Sector3 .1595607 .2345678 1.26 0.023
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Bộ số liệu sử dụng phần mềm Stata
Bảng kết quả hồi quy theo nhóm ngành sản xuất cho thấy, hệ số của các biến đều có ý
nghĩa thống kê ở mức dưới 0.05% và đều có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các
biến không có ý nghĩa thống kê đã bị loại khỏi mô hình, theo kết quả hồi quy nói trên, nhóm
ngành chế biến lương thực, thực phẩm có khả năng thu được lợi nhuận cao nhất trong ba
nhóm ngành đã phân chia. Kết quả này phù hợp thực tiễn bởi vì nước ta chiếm tỷ trọng nông
nghiệp lớn, nguồn lao động dồi dào với giá lao động rẻ, nguyên liệu đầu vào sẵn có và khá
phong phú. Vì vậy, giá thành sản phẩm của ngành chế biến lương thực thực phẩm thấp. Thêm
vào đó, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh xuất khẩu ngành nông nghiệp và thực phẩm.
5. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, khối DNNVV mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng khả năng tồn tại, cạnh tranh và phục hồi sau khủng hoảng
rất lớn. Vì vậy, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để nhóm doanh
nghiệp này phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nghiên cứu cũng khẳng định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực khác nhau là không như nhau, hiệu quả tốt nhất thuộc nhóm ngành chế biến
lương thực và thực phẩm. Điều này đặt ra yêu cầu đối với nhà hoạnh định chính sách cần chú
trọng đến tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vùng nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến lương
thực - thực phẩm; cần đẩy mạnh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp Giấy chứng nhận
và khuyến khích các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng tốt.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra các doanh nghiệp đầu tư cho máy móc, thiết bị và đầu
tư cho lao động để tăng cường và nâng cao năng lực sản xuất thì hiệu quả tốt hơn. Yếu tố
139
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
“có tham gia xuất khẩu” cũng tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này cho thấy,
Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, cho vay ưu đãi để khối doanh nghiệp này có
tiền đầu tư công nghệ và nhân công để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ
trợ đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (giảm thuế, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xúc
tiến thương mại tại nước ngoài) để các doanh nghiệp này phát triển bền vững. Các doanh
nghiệp cũng cần đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại nhằm năng cao năng suất lao động, tạo
đà cho doanh nghiệp phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bin Zhou (2016), Lean principles, practices, and impacts: a study on small and medium-sized
enterprises (SMEs), Annals of Operations Research, June 2016, Vol 241, pp. 457 - 474.
2. Gaku, Funabashi (2013), Small and Medium Enterpri