Hiện nay, vấn đề rác thải nhựa đang được tất cả các công ty dược phẩm, ban ngành trong
nước cũng như các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm, ngành y tế của nước ta cũng không
ngoại lệ. Theo báo cáo nhanh của một số bệnh viện, rác thải nhựa đang chiếm khoảng 5%
trên tổng số chất thải y tế (tương đương 22 tấn/ngày). Cũng từ hiện trạng trong thực tế,
chúng tôi quyết định phát triển sản phẩm nhằm giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa trong y tế
và cụ thể là giảm thiểu rác thải nhựa từ vỉ thuốc.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng nắp đẩy thay thế vỉ nhựa nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày ra môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1113
SỬ DỤNG NẮP ĐẨY THAY THẾ VỈ NHỰA NHẰM
GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA TRONG SINH HOẠT
HÀNG NGÀY RA MÔI TRƯỜNG
Lê Ngọc Hiền, Mai Ngọc Quỳnh Giang, Lê Tuấn Vũ,
Phùng Văn Tú, Đào Thị Trang
Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Thuỳ Dung
TÓM TẮT
Hiện nay, vấn đề rác thải nhựa đang được tất cả các công ty dược phẩm, ban ngành trong
nước cũng như các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm, ngành y tế của nước ta cũng không
ngoại lệ. Theo báo cáo nhanh của một số bệnh viện, rác thải nhựa đang chiếm khoảng 5%
trên tổng số chất thải y tế (tương đương 22 tấn/ngày). Cũng từ hiện trạng trong thực tế,
chúng tôi quyết định phát triển sản phẩm nhằm giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa trong y tế
và cụ thể là giảm thiểu rác thải nhựa từ vỉ thuốc.
Từ khóa: bao bì dược phẩm, công ty dược phẩm, ngành y tế, rác thải nhựa, vỉ thuốc.
1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày một cao, y tế ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn
trước và nhu cầu tiêu thụ thuốc ngày càng nhiều, do đó là nhu cầu về bao bì dược phẩm
cũng tăng. Phần lớn thuốc và dược phẩm mà chúng ta sử dụng hiện nay đều được bảo
quản chủ yếu trong các chai, lọ, ống và mỗi một loại bao bì đều có một chức năng và mục
đích riêng. Muốn bảo quản tốt các chất bên trong mỗi loại thuốc thì đòi hỏi các nhà sản xuất
phải lựa chọn loại bao bì thích hợp nhất cho sản phẩm của mình và vỉ nhựa chính là một
trong số đó. Bởi những đặc tính như chịu nhiệt tốt, chống va đập, dễ dàng sử dụng... và đặc
biệt là giá thành thấp hơn so với các loại bao bì khác nên vỉ nhựa ngày càng trở thành lựa
chọn hàng đầu của các nhà sản xuất. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích và tính
kinh tế mà vỉ nhựa mang đến, nhưng bên cạnh đó để phục vụ nhu cầu sử dụng nên số
lượng vỉ nhựa đang dần tăng cao và cũng trở thành một trong những nhân tố đáng lo ngại
về rác thải nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường.
2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Đến thời điểm hiện tại, trên cả nước có hơn 13.000 cơ sở y tế trải dài khắp 63 tỉnh thành và
tổng lượng rác thải rắn phát sinh mỗi ngày là hơn 600 tấn/ngày (2017) và ước tính đến năm
2020 là 800 tấn/ngày. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, tình
1114
hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế (tăng
khoảng 7,6%/năm). Trong đó, theo báo cáo của một số bệnh viện thì chất thải nhựa chiếm
khoảng 5% trên tổng số rác thải y tế, khoảng 22 tấn/ngày. Đây là một trong những vấn đề
được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến khá nhiều.
Chất thải nhựa trong y tế bao gồm 02 loại: một là rác thải phát sinh từ sinh hoạt; hai là rác
thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn như trang thiết bị,vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y
tế, các loại bao bì thuốc (vỉ, chai, lọ...). Dù vỉ thuốc chỉ nằm trong nhóm chất thải nhựa
chiếm 5% trên tổng số rác thải y tế, nhưng nó ít nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường. Có thể thấy, vấn đề này đang được Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường
cũng như các ban, ngành liên quan đặc biệt quan tâm thông qua việc tổ chức các hoạt
động hay hội nghị trực tuyến, hay có những chỉ đạo bằng văn bản đến các cơ quan liên
quan trực thuộc. Thực tiễn, tác giả đã có cuộc khảo sát về nhu cầu của các bên liên quan
trong đó có 115 người tiêu dùng và 10 dược sĩ tham gia trả lời các câu hỏi về vấn đề trên
thì có kết quả như sau:
Hình 1. Biểu đồ khảo sát về chất liệu bao bì bảo quản thuốc
Thông qua việc khảo sát về thực trạng của vấn đề, ta có thể thấy hiện nay việc sử dụng các
vỉ nhựa để bảo quản thuốc đang dần phổ biến. Nhưng vấn đề tồn tại bên cạnh đó là việc xử
lý cũng như việc tái chế các vỉ thuốc thì hầu như ít được cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào
đưa ra được phương hướng và cách thức cụ thể để giải quyết vấn đề này. Trong bài viết
này, tác giả quan tâm đến vấn đề làm sao để giảm thiểu được việc sử dụng vỉ nhựa trong
bảo quản thuốc. Không những vậy, sản phẩm còn phải đảm bảo việc bảo quản thuốc khỏi
những tác nhân bên ngoài như không khí, độ ẩm, ánh sáng,... Và từ những vấn đề nêu trên,
có thể thấy đối tượng cần hướng đến đầu tiên là những công ty sản xuất dược phẩm.
1115
3 KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
3.1 Trong vấn đề về rác thải nhựa
Thông qua các biểu đồ trong cuộc khảo sát trong đó có 115 người tiêu dùng và 10 dược sĩ
tham gia, ta có thể thấy hiện nay việc sử dụng các vỉ nhựa để bảo quản thuốc đang dần phổ
biến. Nhưng vấn đề tồn tại bên cạnh đó là việc xử lý cũng như việc tái chế các vỉ thuốc thì
hầu như ít được cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đưa ra được phương hướng và cách
thức cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Hình 2. Biểu đồ khảo sát về tính cấp thiết
của đề tài
Hình 3. Biểu đồ khảo sát về mong muốn giải quyết
vấn đề của các bên liên quan
3.2 Trong vấn đề cụ thể về bảo quản thuốc
Hình 4. Biểu đồ khảo sát về những khó khăn khi bảo quản thuốc bằng chai lọ
Có thể thấy hiện nay số lượng thuốc được bảo quản bằng chai (lọ) khá phổ biến. Dù có
những ưu điểm vượt trội nhưng cũng không thể phủ nhận những nhược điểm tồn tại của loại
bao bì này. Thuốc được bảo quản trong chai (lọ) thường không kiểm soát được số lượng
1116
cũng như những tác động từ môi trường vào viên thuốc. Vì số lượng thuốc trong một chai
(lọ) là khá nhiều nên việc phải mở nắp thường xuyên là việc không thể tránh khỏi.
Hình 5. Biểu đồ khảo sát về thực trạng lấy dư, làm rơi, làm ướt thuốc
4 KHẢO SÁT CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Hình 6. Màng nhôm dùng để bảo quản thuốc
Hình 7. Thuốc được bảo quản bằng chai thuỷ tinh
Hiện nay, ngoài việc sử dụng vỉ nhựa để bảo quản thuốc thì màng nhôm cũng đang được sử
dụng khá phổ biến trong lĩnh vực này. Do màng nhôm có những ưu điểm như tính đàn hồi
cao, chịu nhiệt tốt, khả năng bảo quản sản phẩm tốt và đặc biệt là việc dễ định hình đã ghi
1117
điểm đối với các công ty dược phẩm. Nhưng, chất liệu nào thì cũng có những nhược điểm
nhất định của nó. Và màng nhôm cũng không ngoại lê, do việc màng nhôm dễ bị ăn mòn khi
tiếp xúc với các dung dịch muối kiềm, dễ bị biến dạng khi bị một lực mạnh tác động vào. Đặc
biệt, do giá thành của màng nhôm cao hơn màng nhựa nên nó đã trở thành rào cản đối với
việc phát triển màng nhôm thay thế cho vỉ nhựa để bảo quản thuốc.
Bên cạnh đó, một số dược phẩm cũng được bảo quản bằng lọ thủy tinh. Với các ưu điểm
như độ bền cao, không phản ứng với các thành phần của thuốc và hơn hết là có thể tái chế
được. Đó là một trong những điểm nổi bật của chất liệu này trong tình hình ô nhiễm môi
trường như hiện nay. Thế nhưng, cũng như bao chất liệu khác thì thủy tinh cũng có những
nhược điểm như dễ bị vỡ, vận chuyển khó khăn và đặc biệt là việc ánh sáng có thể xuyên
qua bao bì gây biến đổi thành phần của thuốc. Có thể thấy, đã có rất nhiều giải pháp cũng
như chất liệu được đưa ra nhầm giải quyết vấn đề của rác thải do vỉ thuốc nhựa gây ra.
Nhưng hầu hết, các giải pháp đó chỉ có thể thay thế một phần nhỏ chứ không thể thay thế vỉ
nhựa trong việc bảo quản thuốc.
5 NGUYÊN NHÂN
Hình 8. Cấu trúc về các nguyên nhân cụ thể cho vấn đề
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn một số nguyên nhân như chai (lọ) chống ẩm kém bắt
buộc cần gói chống ẩm, bảo quản bằng ống thủy tinh dễ bị ánh nắng tác động vào, bởi vì
chưa có khuyến cáo chính thức về tác hại của vỉ nhựa cho người tiêu dùng.
6 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Tên giải pháp: sử dụng nắp đẩy thay thế (Nắp đậy giảm thiểu số lượng thuốc lấy dư và bảo
quản thuốc một cách hiệu quả nhất.)
Các chi tiết của nắp thay thế bao gồm: nắp nhựa, đường răng cưa của nắp đẩy, nút đẩy,
màng cao su, màng nhôm (PE), hộp đựng gói hút ẩm,gói hút ẩm, phần răng để vặn vào
chai (lọ).
1118
Hình 9. Cấu trúc nắp đẩy
Hình 10. Mặt cắt dọc của sản phẩm
Nguyên lý hoạt động:
Nút đẩy sẽ được gắn cố định vào đường răng cưa của nắp đẩy nhằm tạo nên nơi mở và
đóng của nắp. Từ đó, sẽ tạo nên những nấc với kích thước khác nhau nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng đối với từng kích thước viên thuốc khác nhau, cũng như hạn chế được vấn đề
lấy thuốc dư.
Tiếp theo, dưới phần nắp nhựa sẽ được gắn 01 lớp màng cao su và 01 lớp màng Al có
thể thay thế bằng PE với độ dày từ 0,5-1 mm. Điều đó sẽ giúp cho việc bảo quản thuốc
tốt hơn khi phải tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện phải thường xuyên đóng mở
nắp liên tục.
Kế tiếp, một hộp với nhựa lỗ nhỏ li ti được gắn với các chi tiết khác bằng đường răng cưa là
nơi chứa những túi hút ẩm nhầm cân bằng độ ẩm trong chai (lọ) cũng như việc hạn chế các
loại vi khuẩn gây mùi khi sử dụng. Phía dưới là những đường răng cưa dùng để vặn vào các
chai (lọ) thuốc. Loại nắp đậy này có thể tháo rời phần hộp đựng gói hút ẩm để thay thế các
gói hút ẩm nhầm đảm bảo việc bảo quản thuốc khi tái sử dụng. Cuối cùng, tất cả các chi
màng và hộp đựng gói hút ẩm điều được thiết kế sao cho có khoảng trống bằng nhau và
bằng với kích thước của miệng nắp nhựa nhằm đảm bảo việc lấy thuốc.
Khi có nhu cầu, người dùng chỉ việc đẩy chiếc nút trên nắp nhựa theo từng nấc phù hợp với
kích thước và số lượng thuốc cần lấy. Việc này không chỉ hạn chế các tác nhân từ môi
trường bên ngoài, việc lấy thuốc dư mà còn giảm được nguy cơ khi những chai ( lọ) thuốc
rơi vào tầm tay trẻ em.
7 KẾT LUẬN
Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên sản phẩm vẫn chưa hoàn thiện, bởi nắp được liên kết
với các chai lọ bằng cách vặn các đường răng cưa, nhưng đối với thị trường dược phẩm nói
riêng thì hiện tại thì kích thước miệng chai lọ rất đa dạng và phong phú nên vì vậy sản phẩm
sẽ khó có thể sử dụng cùng lúc cho nhiều chai lọ với kích thước khác nhau. Vì vậy, nắp thay
thế chỉ có thể sản xuất theo yêu cầu và kích thước chính xác của từng đường kính của
miệng chai lọ thuốc. Thêm vào đó, với giải pháp nêu trên, tác giả hướng đến các loại thuốc
1119
sử dụng lâu dài hay thực phẩm chức năng nhằm hạn chế sử dụng vỉ nhựa. Tuy nhiên, đây
không phải là giải pháp tối ưu nhất dành cho tất cả các loại thuốc trên thị trường hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giảm thiểu chất thải y tế. Nguồn:
thieu-chat-thai-y-te-2961074/
[2] Thông tin về các địa phương. Nguồn:
https://sites.google.com/site/vanphongtcmt/thong-tin-ve-cac-chi-cuc-bao-ve-moi-
truong/bo-y-te
[3] Khảo sát số liệu. Nguồn:
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1XTg2W3ypIlOxOBeUpw-Cca0QMOPZdXY1