Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương hiện nay

Based on the analysis of the role of the diagram, the article proposes some measures to use and promote the role of diagram in teaching the module “Revolutionary guidelines of Vietnamese Communist Party” at Hai Duong Medical Technical University. The results of pedagogical experiments have shown the success and effectiveness of the method in teaching this module at the university.

pdf5 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3 61 Email: duongvankhoagdct@gmail.com SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KĨ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG HIỆN NAY Dương Văn Khoa - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vi Văn Thảo - Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương Ngày nhận bài: 15/03/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018. Abstract: Based on the analysis of the role of the diagram, the article proposes some measures to use and promote the role of diagram in teaching the module “Revolutionary guidelines of Vietnamese Communist Party” at Hai Duong Medical Technical University. The results of pedagogical experiments have shown the success and effectiveness of the method in teaching this module at the university. Keywords: Diagram, Revolutionary guidelines of Vietnamese Communist Party, teaching methods, group discussions. 1. Mở đầu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn khoa học cung cấp tri thức lí luận chính trị, xã hội, hình thành niềm tin, lí tưởng cách mạng cho người học; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người công dân đối với dân tộc, đất nước. Đây là môn học có khối lượng kiến thức lớn, vừa cụ thể, vừa có tính khái quát, trừu tượng cao, sinh viên (SV) gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập. Vì vậy, sử dụng sơ đồ (SĐ) trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường cao đẳng, đại học nói chung, Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương nói riêng là cần thiết, bởi SĐ có thể “mã hoá”, chuyển thể hệ thống kiến thức trừu tượng, rời rạc, khó hiểu về dạng đơn giản, logic, dễ hiểu. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lí thuyết và ứng dụng SĐ vào dạy học (chủ yếu ở các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Địa lí, Sinh học). Tuy nhiên, chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu vấn đề “Sử dụng SĐ trong dạy học môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương”. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu, bài viết đi sâu nghiên cứu vai trò, biện pháp và tiến hành thực nghiệm sư phạm qua dạy học bộ môn ở Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương hiện nay để làm rõ tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất; đồng thời, khẳng định thêm ý nghĩa, vai trò của phương pháp SĐ trong dạy học bộ môn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của sơ đồ trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 2.1.1. Giúp giảng viên thuận lợi trong công tác chuẩn bị bài lên lớp, định hướng xây dựng cấu trúc bài giảng hợp lí Việc cấu trúc nội dung bài học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng SĐ thông qua các ngôn ngữ, kí hiệu, số liệu làm cho kiến thức trở nên khái quát, ngắn gọn, súc tích, hệ thống hóa và đơn giản hóa, qua đó người học có thể dễ dàng tiếp nhận tri thức và ghi nhớ kiến thức lâu dài. 2.1.2. Giúp giảng viên thực hiện có hiệu quả bài giảng trên lớp Khi dạy học bài mới, giảng viên (GV) có thể sử dụng SĐ, kết hợp với các phương pháp dạy học khác nhau, giúp người học tiếp nhận tri thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Để quá trình dạy học thành công, trước mỗi tiết học, GV có thể yêu cầu SV nghiên cứu, chuẩn bị trước ở nhà theo sự hướng dẫn bằng hệ thống các câu hỏi hay xây dựng kiến thức theo SĐ phù hợp với nội dung bài học. 2.1.3. Giúp sinh viên rèn luyện được các năng lực tư duy, quan sát, tái hiện và lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn Năng lực tư duy, quan sát, tái hiện, lĩnh hội kiến thức của SV được hình thành và phát triển thông qua các thao tác hệ thống kiến thức, lập SĐ, quan sát, phân tích SĐ thường xuyên, liên tục. Muốn hiểu được nội dung kiến thức qua các SĐ, SV phải khai thác thông tin từ các “đỉnh” SĐ; đồng thời, tổng hợp kiến thức và mối liên hệ giữa các kiến thức đó. Khi SV đã nắm được các “đỉnh” của SĐ là lúc lĩnh hội được những tri thức cơ bản nhất của nội dung bài học. 2.1.4. Giúp sinh viên thuận lợi trong quá trình tự học, lựa chọn tài liệu học tập bộ môn SĐ vừa mang tính khái quát, vừa mang tính trực quan được thể hiện qua hình ảnh, số liệu,... có khả năng biến những kiến thức trừu tượng thành đơn giản, giúp SV lĩnh hội kiến thức dễ dàng, kích thích tư duy sáng tạo thông VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3 62 qua việc tiếp thu tri thức và tái hiện tri thức một cách bền vững. Thông qua hình ảnh trực quan, SV có cái nhìn tổng thể về mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức nhằm củng cố kiến thức cũ và nghiên cứu kiến thức mới thuận lợi hơn; phát hiện ra các bộ phận riêng biệt của nội dung bài học; rèn kĩ năng nghiên cứu giáo trình, tài liệu, lựa chọn kiến thức; phát triển được tính tư duy thông qua phân tích, khai thác để nhận thức được các yếu tố cấu thành, các mối quan hệ giữa chúng. 2.2. Biện pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương 2.2.1. Sử dụng sơ đồ trong thiết kế bài giảng GV cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, đặc điểm đối tượng học, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị Về cơ bản, việc sử dụng SĐ trong thiết kế bài giảng có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học. Việc xác định được mục tiêu bài học là công việc quan trọng trong việc đề ra phương pháp dạy học; từ đó, dự kiến hệ thống SĐ phù hợp để sử dụng trong bài giảng. Có nhiều loại SĐ khác nhau (SĐ có hướng, vô hướng, SĐ đủ, thiếu, câm, SĐ nội dung, SĐ hoạt động dạy học). Mỗi loại SĐ đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, khi xác định mục tiêu bài học, GV cần lựa chọn và phân loại SĐ để lựa chọn và áp dụng phù hợp với từng nội dung bài giảng. Bước 2: Thiết kế nội dung dạy học bằng SĐ. GV phải xác định được nội dung dạy học. Mỗi bài học đều có kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản và kiến thức không cơ bản, đó chính là các “đỉnh” của SĐ. Muốn đạt được mục tiêu bài học phải xác định được nội dung kiến thức để lựa chọn phương pháp dạy kết hợp sử dụng phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực của SV trong việc chiếm lĩnh tri thức từ SĐ. Ví dụ, đối với kiến thức trong Phần I, Chương I “Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam” [1], chúng ta cần xác định các kiến thức sau: - Kiến thức trọng tâm chính là “đỉnh xuất phát” của SĐ: Hoàn cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam; - Kiến thức cơ bản là “đỉnh chính” SĐ (có tác dụng làm rõ “đỉnh xuất phát”), đó là: Hoàn cảnh quốc tế, hoàn cảnh trong nước dẫn tới sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam; - Kiến thức không cơ bản được huy động từ những tài liệu, kiến thức ngoài giáo trình nhằm khắc sâu, phong phú thêm kiến thức bài giảng. Sau khi xác định được nội dung bài học, GV lựa chọn SĐ phù hợp nhất để thiết kế bài giảng, trong đó thể hiện rõ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức (xem SĐ 1). Việc thiết kế nội dung bài giảng bằng SĐ làm cho kiến thức được khái quát, đơn giản hóa và quan hệ logic với nhau, giúp SV hiểu được tiến trình phát triển của bài học; sử dụng, khai thác kiến thức từ SĐ dễ dàng, dễ nhớ và nhớ lâu; có kĩ năng lập, phân tích SĐ và làm việc khoa học. 2.2.2. Sử dụng sơ đồ trong thực hiện bài giảng trên lớp Sơ đồ 1. Hoàn cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3 63 - Sử dụng SĐ để cung cấp kiến thức mới. Có nhiều phương pháp giúp SV tiếp cận và nắm được tri thức mới của bài giảng, sử dụng SĐ dạy học có những lợi thế riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ này và có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: GV trình chiếu SĐ, giải thích mục đích và nêu câu hỏi cho SV làm việc để làm rõ các đơn vị kiến thức theo logic bài học trong SĐ. Bước 2: SV nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi do GV đưa ra để thấy được mối liên hệ giữa các “đỉnh” SĐ. Bước 3: Yêu cầu SV phân tích SĐ và GV kết luận nội dung theo SĐ. - Sử dụng SĐ kết hợp với các phương pháp dạy học khác: + Sử dụng SĐ kết hợp với phương pháp thuyết trình. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học có khối lượng kiến thức lớn, tương đối trừu tượng, nên việc sử dụng SĐ để khái quát hóa, đơn giản hóa kiến thức kết hợp với phương pháp thuyết trình để giảng giải, phân tích cho SV hiểu được từng nội dung của các đơn vị kiến thức là cần thiết. Ví dụ, với SĐ 1, GV có thể sử dụng máy chiếu, hoặc vẽ lên bảng, sau đó thuyết trình tuần tự theo logic của hệ thống kiến trong SĐ. + Sử dụng SĐ kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm. Việc kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực của SV, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường mối quan hệ giữa các SV và GV để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Kết hợp SĐ với phương pháp thảo luận nhóm bao gồm các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị nội dung thảo luận. Bước 2: GV giao chủ đề cho các nhóm thảo luận. Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận. Bước 4: Các nhóm trình bày kết quả và GV tổng kết. Kết thúc phần thảo luận nhóm, GV có thể củng cố lại kiến thức cho SV bằng cách truyền đạt hợp lí, mức độ kiến thức SV cần đạt được nhằm mang lại hiệu quả cao cho bài học. Ví dụ, khi dạy nội dung 2, Phần I, Chương VII: “Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa trong thời kì đổi mới” [1], GV chiếu SĐ lên bảng SĐ 2, sau đó nêu lên vấn đề thảo luận và tuần tự thực hiện các bước nêu trên. Vấn đề thảo luận gồm: Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa?; Phân tích quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng, phát triển nền văn hóa theo SĐ? Đánh giá việc thực hiện đường lối xây dựng và phát triển văn hóa qua 30 năm đổi mới (xem SĐ 2)? + Kết hợp SĐ với phương pháp nêu vấn đề. Phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một phương pháp dạy học tích cực; trong đó, GV nêu ra một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, yêu cầu SV phải giải quyết, đặc biệt là những vấn đề tạo ra được mâu thuẫn, xung đột về mặt kiến thức cho người học (mâu thuẫn giữa mong muốn giải quyết được vấn đề với sự hạn chế trong nhận thức của SV). Việc kết hợp với phương pháp nêu vấn đề giúp SV phát huy được hết khả năng của mình từ vốn kiến thức đến kĩ năng vận dụng, tìm tòi, khai thác kiến thức. Qua đó, phát huy được tính chủ động, xem xét, sáng tạo, năng lực của SV và tự học, tự nghiên cứu. Ví dụ, GV Sơ đồ 2. Đường lối xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kì đổi mới VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3 64 chiếu SĐ 1 lên bảng, sau đó giới thiệu, phân tích SĐ và nêu vấn đề: Tại sao chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX), Việt Nam tất yếu sẽ bị xâm lược và sau đó bị thực dân Pháp thống trị? - Sử dụng SĐ để ôn tập, củng cố bài học. Ôn tập là một hoạt động quan trọng trong quy trình dạy học nhằm hệ thống, củng cố kiến thức cơ bản của các bài đã học trước đó. Việc thiết lập SĐ rộng hay hẹp là phụ thuộc vào khối lượng kiến thức ôn tập. Nhiệm vụ chính của bài ôn tập là tóm tắt, khái quát, nhấn mạnh, khắc sâu hệ kiến thức cơ bản mà SV đã học. Ví dụ, sau khi dạy xong Chương II, GV tổ chức ôn tập, củng cố về “Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)” và đưa ra hệ thống câu hỏi: + Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) có thể chia ra thành mấy giai đoạn?; + Phân tích đường lối đấu tranh giành chính quyền qua các giai đoạn? (xem SĐ 3): - Sử dụng SĐ để kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá bằng SĐ có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá. Đầu tiên, phải xác định mục đích của việc kiểm tra, đánh giá; sau đó xác định nội dung nhằm đáp ứng được mục đích đó. Việc lựa chọn nội dung kiểm tra, đánh giá phải đáp ứng được các điều kiện để lập SĐ, phát huy được tư duy sáng tạo của người học. Bước 2: Lựa chọn các loại SĐ phù hợp để kiểm tra, đánh giá: + Dùng “SĐ câm”: Đây là SĐ được đưa ra để kiểm tra với tất cả các “đỉnh” đều rỗng (trừ “đỉnh xuất phát”). Việc lựa chọn “SĐ câm” để kiểm tra, đánh giá không những phát huy được tính tích cực của SV, mà còn rèn được các kĩ năng nghiên cứu tài liệu, kĩ năng phân tích, khai thác tài liệu, tổng hợp kiến thức; + “SĐ khuyết”: Là SĐ đúng nhưng chưa đầy đủ nội dung kiến thức ở các “đỉnh”, yêu cầu SV phải hoàn thiện; + SĐ sai: GV đưa ra các SĐ với nội dung kiến thức ở các “đỉnh” sai, yêu cầu SV phải tìm hiểu kiến thức trong giáo trình, kiểm tra lại và hoàn thiện cho đúng với nội dung kiến thức. Với loại SĐ này, không những yêu cầu SV về kĩ năng phát hiện vấn đề, xử lí, hoàn thiện vấn đề mà còn phát huy khả năng tập trung, tích cực của SV; + Yêu cầu SV tự lập SĐ: Dưới sự dẫn dắt của GV bằng hệ thống các câu hỏi và gợi ý các mục trong nội dung bài học, SV tự thiết kế SĐ để hoàn thiện nội dung kiến thức thông qua các “đỉnh” trong SĐ. Bước 3: Tiến hành lập SĐ. GV hướng dẫn SV lập SĐ theo trình tự và kế hoạch đã xác định. 2.3. Thực nghiệm sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm 50 SV của Trường (năm học 2016-2017), chúng tôi tiến hành kiểm tra nhận thức của SV. Kết quả cụ thể như sau: Giỏi có 12 SV (24,0%); Khá 20 SV (40,0%); Trung bình 14 SV (28,0%); Yếu 4 SV (8,0%). Sau đó chúng tôi triển khai dạy thực Sơ đồ 3. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 61-64; bìa 3 65 nghiệm nội dung Chương VII: “Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa” [1]. Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm thể hiện như sau: Giỏi có 35 SV (70,0%); khá 8 SV (16,0%); trung bình 7 SV (14,0%), không có SV yếu. Như vậy, kết quả đã có sự thay đổi ở cùng một đối tượng giữa hai thời điểm trước và sau thực nghiệm sư phạm. Số lượng SV giỏi tăng lên 23, SV khá giảm 12, SV trung bình giảm 7 và không có SV yếu. Để khẳng định thêm độ chính xác kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá của 10 GV bộ môn Lí luận chính trị Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương (các GV có tham gia dự giờ thực nghiệm). Kết quả cho thấy: 100% đều khẳng định sử dụng SĐ trong dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là rất cần thiết; đồng thời, phương pháp này có thể áp dụng trong phần lớn nội dung chương trình; SĐ tạo thuận lợi hơn cho cả GV và SV, giúp GV giảng dạy những phần, nội dung khó, mang tính chất khái quát, tính trừu tượng cao, SV lĩnh hội tri thức dễ dàng và hứng thú; 70,0% SV cho rằng phương pháp này đạt hiệu quả nếu kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp nêu vấn đề. 3. Kết luận Để sử dụng hiệu quả SĐ trong dạy học, GV cần đầu tư thời gian xây dựng SĐ, nghiên cứu tình huống, tiến trình, lựa chọn phương pháp sử dụng SĐ. Tuy nhiên, không nên coi đây là phương pháp duy nhất mà cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác và các phương tiện dạy học hợp lí nhằm phát huy triệt để tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV, giúp SV dễ dàng trong việc tiếp thu tri thức và khai thác kiến thức từ SĐ. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2016). Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Nguyễn Văn Cường (2015). Lí luận dạy học hiện đại. NXB Đại học Sư phạm. [3] Võ Văn Dũng - Đỗ Thị Thùy Trang (2015). Thực trạng dạy và học các môn Lí luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay. Kỉ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 52-57. [4] Nguyễn Phúc Chỉnh (2005). Phương pháp Graph trong dạy học sinh học. NXB Giáo dục. [5] Ninh Thị Bạch Diệp (2016). Một số loại sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong dạy học sinh học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tân Trào, số 2, tr 46-54. [6] Phạm Minh Tâm (1997). Tác dụng của việc sơ đồ hoá tri thức Địa lí bài lên lớp trong dạy học Địa lí ở trung học phổ thông. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 4, tr 14-15. [7] Nguyễn Hữu Vui (2005). Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung. NXB Đại học Sư phạm. [8] Tony Buzan (2007). Lập bản đồ tư duy - Công cụ tư duy tối ưu sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn (Nguyễn Thế Anh dịch). NXB Lao động - Xã hội. [9] Trần Đăng Sinh (2008). Dạy và học Triết học Mác - Lênin ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tạp chí Triết học, số 2, tr 19-25. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP... (Tiếp theo trang 30) Cần tập trung đổi mới cơ chế tài trợ nghiên cứu cho CSGDĐH để thúc đẩy giảng viên nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả NCKH. Công khai, minh bạch các công trình đã công bố, các hướng nghiên cứu đang thực hiện của giảng viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để đề xuất xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai phân tầng, xếp hạng các trường ĐH, quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH và đào tạo giảng viên để đầu tư phát triển tiềm lực KH-CN trong các cơ sở GDĐH. Tài liệu tham khảo [1] Chính phủ (2014). Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014, Nghị định quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. [2] Nguyễn Khắc Thông (2017). Một số kinh nghiệm Quốc tế về đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Tạp chí Giáo dục, số 409, tr 61-63. [3] Bộ GD-ĐT (2017). Số liệu báo cáo thống kê của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường 02/2017. [4] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [5] Kết quả nghiên cứu nhiệm vụ B2015-37-43NV, số liệu khảo sát tại các cơ sở giáo dục đại học. [6] Cheng, Ming Yu. (2009). University technology transfer and commercialization: the case of Multimedia University, Malaysia. Chapter 11 in Wong, P.K., Y.P. Ho and A. Singh (eds), University Technology Commercialization and Academic Entrepreneurship in Asia (forthcoming). [7] Olds, Kris. (2007). Global Assemblage: Singapore, Foreign Universities, and the Construction of a Global Education Hub. World Development Vol. 35 No. 6.
Tài liệu liên quan