Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi bò sữa

-Nhóm beta-Lactam: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin. -Nhóm aminoglycosid: streptomycin, gentamicin, -Nhóm polypeptid: colistin, bacitracin, -Nhóm tetracyclinee: tetracyclinee, oxytetracycline,

ppt62 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi bò sữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA Nội dung Giới thiệu các nhóm thuốc 1 Theo dõi kháng sinh điều trị 2 Liệu trình điều trị 1 số bệnh thường gặp tại Trại 3 Kháng sinh, kháng viêm Các nhóm thuốc Vaccine Các loại thuốc – chế phẩm khác Tác động lên hệ thần kinh Tác động lên hệ sinh dục Thuốc bổ trợ, dung dịch tiêm truyền I. Giới thiệu các nhóm thuốc -Nhóm beta-Lactam: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin... -Nhóm aminoglycosid: streptomycin, gentamicin, -Nhóm polypeptid: colistin, bacitracin, -Nhóm tetracyclinee: tetracyclinee, oxytetracycline, Kháng sinh - Nhóm macrolide: erythromycin, tylosin, lincomycin - Nhóm sulfamid: sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol... - Nhóm diaminopyrimidin: trimethoprim, - Nhóm quinolonee: flumequin, norfloxacin... Kháng sinh (tt) Phân loại theo khả năng diệt khuẩn Phân loại theo phổ kháng khuẩn Phân loại theo phổ kháng khuẩn (tt) Kháng viêm Dexamethasone: + ưu: kháng viêm mạnh + khuyết: loãng, xốp xương Loét, chậm lành vết thương Suy giảm miễn dịch Sảy thai + chỉ định: viêm khớp, đau mắt đỏ, ketosis Diclofenac: + ưu: kháng viêm, giảm đau, giảm sốt + khuyết: loét dạ dày, viêm gan, thận, + chỉ định: viêm khớp, kết hợp kháng sinh tăng hiệu quả điều trị : Escherichia coli, Samonellas spp, Staphylococcus spp) Flunixin meglumine (Neuxyn): + ưu: kháng viêm, giảm đau, giảm sốt (7-15/184), không giảm sữa + khuyết: giảm co thắt tử cung (36-48h trước,sau khi sinh), thận, loét dạ dày, giống NSAID khác + chỉ định: phổi ( BRSR), viêm vú do nội độc tố do E.coli có thể sử dụng cho thú mang thai Thuốc bổ trợ, dung dịch tiêm truyền Vitamin B12: điều trị bệnh biến dưỡng ketosis, khẩu phần thiếu Cobalt, ký sinh trùng máu. Vitamin K Khoáng Zinc, Mg, Cu and cobalt: bổ sung khoáng giảm đau chân móng trên bò sữa (Zinpro) CuSO 4 : Ngâm chân móng Đá liếm Viên khoáng: có nhiều loại cho từng nhóm bò Dung dịch tiêm truyền: Ringer’s lactate: cân bằng chất điện giải, dùng khi ngộ độc, tiêu chảy nặng Glucose 5%: dùng để bù nước khi cơ thể mất nước, có thể dùng kèm với dd Cofacalxium Glucose 30%: dùng khi thú mất năng lượng do tiêu chảy quá mức, điều trị ketosis. Cofacaxium: cung Ca,Mg điều trị sốt sữa, bại liệt sau sinh. Tác động lên hệ thần kinh Lidocain : 2-3% (epinephine 1/100,000) + gây tê tủy sống màng cứng: may âm đạo, mổ lấy thai, sa tử cung + gây tê thấm: cưa sừng Epinephrine (kttk giao cảm) Kéo dài thời gian gây tê Chống shock Liều 0,5-1ml/45,5kg dd1/1000 SQ,IM Pilocarpin (kttk phó giao cảm) Chướng hơi dạ cỏ Liệt dạ cỏ Tắc dạ lá sách Liều 50-150mg, dd 1% SC Atropin (uctk phó giao cảm) Chống shock, trụy tim Cầm tiêu chảy . Tác động lên hệ sinh sản GnRH : tăng tiết LH gây rụng trứng, sản phẩm: Fertagyl (MSD animal health) Ovacyst (Bayer) Prostaglandin (PG): gây thoái hóa thể vàng, rụng trứng; Trục thai trong trường hợp thai chết lưu. Điều trị viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung mủ Lutalyse ( Zoetis Animal Health) Estropan (AgriLabs) Estrumate(Merck) Galapán (Invesa) Progesterone: Dạng tiêm: an thai Đặt vòng: g ây động dục hàng loạt . Điều trị không động dục hoặc động dục chậm . Sử dụng cho trâu bò để cấy phôi (vòng CIDR) Oxytocin : co thắt cơ trơn Hỗ trợ điều trị viêm tử cung trên bò Kích thích co cơ tế bào biểu mô tuyến sữa -> thải sữa và hỗ trợ điều trị viêm vú Vaccine TỤ HUYẾT TRÙNG (Navetco) T ừ vi khuẩn Pasteurella multocida sero type B:2, chủng P52, đã được vô hoạt.  Vắcxin rất an toàn, có hiệu lực miễn dịch tốt và kéo dài 12 tháng.  Mỗi 1 ml vắcxin chứa ít nhất 10 tỷ tế bào vi khuẩn Chất bổ trợ: Nhũ dầu.   Tiêm bắp thịt; liều 2,0ml/ con cho trâu, bò, bê, nghé khoẻ mạnh (từ 2 tháng tuổi trở lên).  T iêm nhắc lại sau 9 tháng (vùng đã có dịch) và sau 12 tháng (vùng an toàn dịch).  FMD: Aftovax (Merial) Kháng nguyên Lở mồm long móng vô hoạt gồm các chủng vi rút + Type O (Omannisa + O6039) + Type A (Amalaysia + A22 ) + Type Asia 1 Mỗi liều chứa 15  μ g kháng nguyên, 146S cho mỗi chủng, đảm bảo tối thiểu 3PD50 Chất bổ trợ: Aluminium Hydroxide và Saponin tinh khiết CATTLEMASTER 4 + VL5 IBR (infectious bovine rhinotracheitis) PI3 (parainfluenza type 3) BVD (bovine virus diarrhea) BRSV (bovine respiratory syncytial virus) Vibrio ( Campylobacter  fetus  subsp.  f etus) Leptospira : L . canicola , L. grippotyphosa L. icterohaemorrhagiae , L. pomona và L . hardjo) . V accine chứa virus nhược độc dạng đông khô ( IBR, P13, BRSV) pha với dung dịch chứa virus vô hoạt BVD và 5 chủng Lepto Tiêm cho bò từ 6 tháng tuổi trở lên T iêm lần đầu: 5ml/con, tiêm bắp. Sau 1 tháng lặp lại H àng năm tiêm nhắc lại . Các loại thuốc – chế phẩm khác Tiêu hóa Glucose 70g + Bicarbonat 40g + 6 lít nước cho uống khi bê con tiêu chảy Than hoạt tính Smecta Hô hấp Brohexine : làm tiêu và điều hòa sự tiết chất nhầy Tiết niệu Urotropin Biến dưỡng Propylenglycol: điều trị Ketosis; + dạ cỏ: acid propionic tạo năng lượng + gan: acid oxaloacetic phân hủy mạnh chất béo tạo thể ceton. Phun xịt Tetravet chứa Oxytetracycline hydrochloride, Điều trị và kiểm soát nhiễm trùng ngoài da II. Theo dõi kháng sinh điều trị Theo dõi kháng sinh điều trị (tt) Sử dụng kháng sinh trên thú non Bê khoảng 8 tuần tuổi Nước cao 75%, thú lớn 50-60% Mỡ thấp 3% -> giảm phân bố thuốc tan trong lipid (macrolide, trimethoprim..) Kháng sinh sát khuẩn Khoảng an toàn rộng Kéo dài nhịp cấp thuốc B lactam, aminoglycoside, Quinolon III. Liệu trình điều trị 1 số bệnh thường gặp tại Trại 3.1 Khám tổng quát khi bò, bê có biểu hiện bất thường - Quan sát tổng thể: màu sắt lông da, niêm mạc từ trái qua phải. - Quan sát sự nhai lại - Khám hạch lâm ba: hạch hầu họng, hạch trước vai, trước đùi, hạch bẹn. - Đếm tần số hô hấp, nhịp thở, nhịp tim, nhu động dạ cỏ. - Niêm mạc âm hộ, niêm mạc vú, tình trạng bầu và núm vú. - Test CMT sữa (bò đang vắt sữa ). - Khám kiểm tra qua trực tràng đối với bò trưởng thành: mùi, màu phân. - Khám tử cung: Cổ - thân - sừng tử cung, buồng trứng trái, phải ( không hoạt động, có nang noãn, có thể vàng, hay trơn láng ). - Nghe khám dạ cỏ. - Đo nhiệt độ trực tràng. - Lấy mẫu: phân, nước tiểu, máu, sữa... (nếu cần thiết). 3.2 liệu trình xử lý bò chậm sinh vô sinh Đối với bò tơ hậu bị : trên 14 tháng tuổi, đạt chiều cao tối thiểu 120 cm, trọng lượng tối đa đạt 350 kg), nhưng chưa có biểu hiện lên giống lần đầu được xem là bò chậm lên giống – Áp dụng liệu trình 2xPG . Đối với bò khai thác sữa: bò sau khi khai thác sữa 70 – 85 ngày (nếu bò có đỉnh sữa cao hơn 35kg sẽ chậm hơn 10 ngày) không có biểu hiện lên giống lại sau khi sinh sẽ được xem là chậm lên giống. Áp dụng liệu trình xử lý bò chậm lên giống sau khi sinh . Đối với bò gieo tinh nhiều lần không đậu : bò tơ hậu bị hoặc bò khai thác sữa có chu kỳ lên giống bình thường, nhưng gieo tinh hơn 3 lần không đậu thai – Áp dụng liệu trình xử lý cho nang noãn non . 3.3 Tiêu chảy trên bê, bò a. Nguyên tắc : - Cung cấp đủ lượng nước bị mất - Cân bằng các chất điện giải bị mất, acid/baze - Củng cố chất nhầy cho đường tiêu hóa. - Ngăn cản sự phụ nhiễm. b. Điều trị : mục dích của việc điều trị tiêu chảy là dừng ngay tình trạng tiêu chảy đang xảy ra. Sữa mẹ phải được tách riêng đối với từng cá thể bê để dễ kiểm soát. - Cung cấp số lượng chất điện giải 8 lít cho bê bị tiêu chảy. chất điện giải phải được cung cấp trong khoảng thời gian liên tục 2 - 3 tiếng với số lượng từ 1 – 1,5 lít/lần. (glucose 70g + bicarbonat 40g/6lit nước) - Dung dịch có thể được cung cấp trực tiếp bằng cách truyền dịch (glucose 30%, RL tùy theo tình trạng mất nước) - Uống smecta trường hợp bê rặn nhiều, nhầy 2 lần/ngày - Than hoạt tính trường hợp phân có nhiều nước 2lần/ngày - Sử dụng kháng sinh: Genta-tylo, Baytril, chích liên tục 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ thường xuyên - Kháng viêm: neuxyn 2 ngày/lần diclophenate 1ngày/lần 3.4 viêm phổi trên bê Nhóm kháng viêm, hạ sốt: Neuxyn 5% , chích bắp, liều 1ml/20kgP. Nhóm kháng sinh: Bio genta-tylosin, chích bắp, liều 1ml/20kgP. Cobactan 2.5% chích bắp, liều 4ml/50kgP. Baytril 5% (enrofloxacin), chích bắp, liều 1ml/10kgP Trợ hô hấp : Bromhexin + Chú ý: các chuồng nuôi nhốt bê nên để cách xa từ 20-30cm để tránh lây bệnh. Kiểm tra nhiệt độ hàng ngày, Liệu trình 4-5 ngày hoặc hơn. 3.5 viêm rốn trên bê Phòng bệnh : - Bê mới sinh, dùng tay vuốt động mạch rốn mục đích ép sạch máu trong dây rốn ra ngoài. Cột dây cách cuống rốn 2cm, cắt bỏ phần dây rốn thừa. Dùng cồn iod sát trùng kỹ phần dây rốn còn lại, liên tục trong 2-3 ngày. Thông thường sau 7-10 ngày phần dây rốn khô và rụng đi. Điều trị : - Ampi-coli gói 50g trộn vào thức ăn với liều5g/con/ngày. Liên tục trong 5-7 ngày. - Amoxcylin LA chích vào vùng rốn bị viêm 3-5ml/con, chích 1 liều duy nhất . 3.6 đau mắt đỏ a. Nguyên nhân: - Tác nhân gây bệnh là virus Moraxella bovis. - Tác nhân lây truyền bệnh là ruồi. Do đó tốc độ lây lan bệnh trong đàn bò diễn ra rất nhanh. b . Điều trị: - Cách ly những bò bị nhiễm. - Rửa mắt bị bệnh bằng dd muối pha loãng 2% - Trường hợp bò mới chớm bệnh (chảy nước mắt) phát hiện sớm, chỉ cần rửa nước muối 2 lần/ ngày và sử dụng Tetracycline (dạng cream) bôi vào trong mắt bò bệnh. - Trường hợp mắt đã viêm nhiễm nặng, tiêm 3-4ml Oxytetra LA dưới da của mí mắt bò bị bệnh hoặc điều trị toàn thân với Oxytetra LA (kéo dài tác dụng 72 giờ). Lặp lại liệu trình 72h đối với trường hợp viêm nhiễm nặng. - Nếu thấy mắt sưng tấy, có thể sử dụng thuốc kháng viêm (dexa) 3.7 ketosis Nhận dạng những bò cần phải kiểm tra ketosis : - Tất cả bò sau khi sinh phải kiểm tra lần đầu tiên trong khoãng thời gian ngày 5 -12 sau khi sinh. - Những bò có biểu hiện ketosis lần đầu tiên thì được kiểm tra lại sau 3 ngày. - Những bò bị ketosis sản lượng sữa không tăng trong 2 tuần đầu sau khi sinh, thường chỉ khoãng 10 -12 kg sữa/1 ngày. d. Điều trị : Mức độ 0.5 – <4 + : Cho uốngdung dịch Propylen glycol 0.5 lít/con Mức độ >4 + : Truyền tĩnh mạch 2 chai Glucose 30% 500ml + Catosal (1 ngày) Dexamethansone : 15 – 20 ml/con, chích bắp .(1 ngày) Cho uống dung dịch Propylen glycol 0.5 lít/con (3 ngày) Cho uống hay tiêm truyền liên tục trong 3 ngày, sau đó thử Ketosis lại nếu vẫn còn điều trị tiếp cũng với liệu trình như trên. Thông thường, chỉ điều trị trong 1 liệu trình là khỏi bệnh. 3.8 đau móng - Cố định bò , gọt bộc lộ phần móng bị đau cho dịch viêm thoát ra ngoài . - Sát trùng bằng muối sunfat đồng; cồn iod ; - Dùng keo dán đế móng giả vào móng không bị đau để giảm áp lực đè lên vết thương trên móng khi bò đứng hoặc di chuyển. - Trường hợp vết thương trên móng nặng, đã bị viêm nhiễm có thể kết hợp tiêm kháng sinh, kháng viêm để điều trị : Gentamycin, Spectinomycin, Ceftiofur 3.9 Viêm vú a. Triệu chứng : - Bò thường có các biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau trên bầu vú bị viêm. - Tùy theo tác nhân gây bệnh viêm vú, chất lượng sữa có những thay đổi khác nhau, một số trường hợp có thể nhận biết bằng mắt + viêm vú do Streptococcus khi sờ nắn bầu vú không có cảm giác xơ cứng, sữa hơi đặc hơn so với bình thường do có nhiều tế bào bong tróc; + viêm vú do Staphylococcus khi sờ nắn có cảm giác xơ cứng bên trong, chất lượng sữa nếu nhìn bằng mắt thường đôi khi không thể phân biệt được có thay đổi hay không; + viêm vú do E.coli sữa không đồng nhất, khi vắt ra có phần nước trong và lợn cợn). * Điều trị tại chỗ: + Tiến hành xoa bóp bầu vú: khi vú chưa sưng, chưa đỏ thì xoa bóp lạnh (chườm lạnh) khi bầu vú đã sưng cứng thì xoa bóp nóng (chườm nóng). + Nhúng vào dung dịch sát trùng: sử dụng các lọai thuốc sát trùng nhúng núm vú có màng bọc để ngừa vi sinh vật gây nhiễm như Apol, Dermasept * Điều trị toàn thân: + Sử dụng thuốc chống viêm: kháng viêm mới không chứa steroid, tác động nhanh, mạnh và kéo dài, không gây ảnh hưởng trên sữa, giúp giảm đau hạ sốt đang được khuyến cáo như sau : Diclophenate, Neuxyn. + Tiêm thuốc kháng sinh liều cao: tuỳ từng triệu chứng ta có thể chẩn đoán sơ bộ để điều trị. như Cicolis, Penstrep 20/20, Shotapen , có thể lựa chọn sản phẩm thích hợp. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh với tác dụng kéo dài 48-72 giờ. + Riêng trường hợp viêm vú do E.coli , chỉ sử dụng thuốc kháng viêm kết hợp liệu trình vắt sữa nhiều lần (6 lần/ngày) trong ngày đầu tiên để loại trừ độc tố và các chất trung gian do E.coli sinh ra. Chỉ tiêm kháng sinh vào ngày thứ 2 (khi cần thiết). - Trường hợp bình thường : Kiểm tra bộ máy sinh sản bò mẹ 3 – 5 ngày sau khi sinh . + Bò sinh xong trong khoảng 4 – 6h thì ra nhau . + Để bò tự nhiên, không xử lý trong trường hợp dịch tử cung có màu trong đồng nhất, không có màu hay mùi bất thường . + Sau 42 – 45 ngày sau sinh , bộ máy sinh sản bò mẹ hồi phục bình thường . - Viêm tử cung : bò bị viêm nhiễm trong quá trình đở đẻ, hay tồn nhau, sót nhau ... 3.10 Viêm tử cung, sót nhau Bóc, tách nhẹ nhàng phần nhau sót Ép dịch trong tử cung ra ngoài, đặt viên thuốc Vagilox vào tử cung. Ngày kế tiếp thụt rửa tử cung bằng Oxytetra. Sau 3 ngày kiểm tra lại nếu còn viêm thì rửa tiếp tục với oxytetra . - Trong các trường hợp viêm nhiễm do quá trình can thiệp đỡ đẻ do bò khó sinh, cần thiết chích kháng sinh và kháng viêm. Sau đó cách 3 ngày kiểm tra 1 lần và thụt rửa tử cung bằng Oxytetra nếu có nhiều dịch viêm. Thông thường, nếu xử lý tốt sau 2 – 3 lần rửa thì tử cung hết viêm nhiễm và trở lại trạng thái bình thường 3.11 Bệnh sốt sữa a . Triệu chứng : - Bò phát bệnh ngay khi vừa sinh xong. - Sốt 39-40 o C. - Run cơ, giãn đồng tử mắt, bò thường bại liệt tạm thời không đứng được. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bò có nguy cơ bại liệt và phải loại thải. b . Phòng trị, bệnh : - Khẩu phần thức ăn phải duy trì ổn định trong suốt thời gian bò mang thai. - Hạn chế lượng canxi trong khẩu phần (< 50 gam/con/ngày) trong giai đoạn bò chờ đẻ (2 tháng trước khi sinh) để kích hoạt cơ chế “ tháo khoáng ” giúp bò không bị thiếu hụt canxi đột ngột khi bắt đầu chu kỳ tiết sữa. c Điều trị : - Truyền 1 chai Cofacalcium 500ml với tốc độ chậm vào tĩnh mạch + Glucose 5% 500ml Sau 2 – 3 giờ bò sẽ đứng lên. Cần cho bò đứng trong khoảng 5-10 phút 3.12 chướng hơi dạ cỏ Điều trị : - Thông thực quản. - Có thể lập lại vào ngày hôm sau nếu bò còn bị chướng hơi. Đ iều trị bằng thuốc: - Camphona liều dùng 5 - 10 ống/con (2ml/ống) - Diclofenac 2.5%, liều dùng 10 – 15 ml/con. - Peni – strep, liều dùng 20 - 30 ml/con, chích bắp liên tục trong 3 ngày. - Hoặc Oxytetra LA, liều dùng 20 – 30 ml/con, chích 1 liều trong 72 giờ. CÁM ƠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE