Đặt vấn đề: Theo Tổ chức y tế thế giới, chất lượng dịch vụ y tế tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân
(BN) và ngược lại sự hài lòng của BN có thể đánh giá được hiệu quả của dịch vụ do bệnh viện (BV) cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu 300 BN nội trú. Công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu
hỏi đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 12.0. Sự hài lòng của BN về từng
khía cạnh sẽ được tính theo thang điểm 5 của Likert (5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Không ý kiên; 2. Không hài
lòng; 1. Rất không hài lòng).
Kết quả nghiên cứu: Mức độ hài lòng chung của BN về công tác phục vụ của BV là tương đối cao
(75,66%). Trong đó, công tác chăm sóc của Điều dưỡng (Đd) được đánh giá cao nhất (76%). tiếp theo là về cơ sở
vật chất và dịch vụ y tế của BV (74%). Thấp nhất là về công tác điều trị của Bác sĩ (Bs) 69,6%.
Kết luận: BV đang có rất nhiều mặt mạnh nên phát huy (đội ngũ bác sĩ trẻ nhiệt tình; trang thiết bị y
tế đầy đủ về số lượng và chất lượng.) và vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục (giao tiếp của nhân viên y
tế còn kém; thủ tục nhập và ra viện còn rườm rà, tốn nhiều thời gian.) để sự hài lòng của BN về BV ngày
càng được nâng cao.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 217
SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nguyễn Hoài Phong*, Nguyễn Văn Thắng**, Jane Dimmitt Champion***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo Tổ chức y tế thế giới, chất lượng dịch vụ y tế tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân
(BN) và ngược lại sự hài lòng của BN có thể đánh giá được hiệu quả của dịch vụ do bệnh viện (BV) cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu 300 BN nội trú. Công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu
hỏi đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 12.0. Sự hài lòng của BN về từng
khía cạnh sẽ được tính theo thang điểm 5 của Likert (5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Không ý kiên; 2. Không hài
lòng; 1. Rất không hài lòng).
Kết quả nghiên cứu: Mức độ hài lòng chung của BN về công tác phục vụ của BV là tương đối cao
(75,66%). Trong đó, công tác chăm sóc của Điều dưỡng (Đd) được đánh giá cao nhất (76%). tiếp theo là về cơ sở
vật chất và dịch vụ y tế của BV (74%). Thấp nhất là về công tác điều trị của Bác sĩ (Bs) 69,6%.
Kết luận: BV đang có rất nhiều mặt mạnh nên phát huy (đội ngũ bác sĩ trẻ nhiệt tình; trang thiết bị y
tế đầy đủ về số lượng và chất lượng...) và vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục (giao tiếp của nhân viên y
tế còn kém; thủ tục nhập và ra viện còn rườm rà, tốn nhiều thời gian...) để sự hài lòng của BN về BV ngày
càng được nâng cao.
Từ khóa: Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ; Sự hài lòng của bệnh nhân
ABSTRACT
SATISFACTION OF HOSPITALIZED PATIENT AT CANTHO HOSPITAL CENTRAL
Nguyen Hoai Phong, Nguyen Van Thang, Jane Dimmitt Champion
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 217 ‐ 222
Background: According to the World Health Organization, health care quality affects patient satisfaction
and in return the satisfaction of patients to assess the effectiveness of hospital services and health sector offers.
Method: A cross‐sectional descriptive study was conducted with sample size about 300 inpatients. Tool for
data collection was structure questionaire. Software Stata 12.0 was used to data analysis. Levels of patients’
satisfaction were marked by Liker 5 scale and divided into 5 groups: Very Satisfied; Satisfaction; No opinion;
Dissatisfied; Very dissatisfied.
Results: The levels of patients’satisfaction to the hospital’s serving were high (75.66%) in which physicians’
and nurses’serving attitude was highest. 74.1% satisfied to nurses’care was highest 76%. Following health
service and facilities 74% and lowest was the treatment of Doctor 69.76%.
Conclusion: continuing to correct hospital totally to improve levels of patients’ satisfaction is needed.
Keywords: Can Tho hospital central, patients’ satisfaction.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng chăm sóc BN luôn luôn
là mục tiêu cao nhất của ngành y tế. Ngày nay,
BN được xem là khách hàng, họ có quyền đòi
hỏi được chăm sóc tốt hơn, bên cạnh đó họ ngày
* Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ **Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
*** Friendship Bridge Group‐ USA
Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Hoài Phong ĐT: 0977929360 Email: hoaiphongcmc@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 218
càng chủ độngcan dự vào những quyết định
điều trị. Họ có quyền đánh giá chất lượng
những trang thiết bị, thuốc men, những quy
trình kỹ thuật, các khâu tiếp đón, sự tiện nghi
cũng như thông tin mà họ đã tiếp nhận được
trong khi nằm viện(4). Hiện nay, trong quá trình
đánh giá chất lượng điều trị, hầu như các quốc
gia tiên tiến trên thế giới đều xem sự hài lòng
của BN là một yếu tố quan trọng và là một chỉ số
lượng giá chất lượng điều trị(5). Bệnh viện đa
khoa trung ương (ĐKTW) Cần Thơ là BV trung
tâm của đông bằng sông Cửu Long với số lượng
BN rất đông và đa số là bệnh nặng, mạn
tínhthì sự hài lòng của BN càng trở nên quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng phục vụ
của BV. Vì thế, để giúp BV có cái nhìn tổng thể
về các công tác phục vụ, từ đó BV có kế hoạch
đúng đắn trong chiến lược phát triển; chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ʺSự hài lòng của BN điều
trị nội trú tại BV đa khoa trung ương Cần Thơʺ.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
BN đang điều trị nội trú tại 4 khoa Nội (Tim
mạch, Nội Hô hấp, Nội Tiêu hóa, Nội Tiết niệu)
trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2012 đến
tháng 06/2013.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Theo thống kê hàng năm của BV với 4 khoa
Nội thường xuyên có khoảng 500 ‐ 600 BN điều
trị/ ngày, chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo
phương pháp chọn mẫu hệ thống (Cách một BN
chọn một BN theo danh sách nhập viện). Chúng
tôi chọn tất cả các BN có đủ điều kiện để phỏng
vấn (lúc BN đang chờ giấy ra viện). Cỡ mẫu là
300 BN.
Công cụ thu thập dữ liệu
Bộ câu hỏi đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Những BN được chọn vào mẫu khảo sát sẽ
được phỏng vấn viên đến tận giường bệnh để
giới thiệu, giải thích mục đích của nghiên cứu và
đề nghị tự nguyện tham gia trả lời bộ câu hỏi.
Nếu BN không đồng ý, một BN khác sẽ được
chọn thay.
Phỏng vấn trực tiếp BN bằng bộ câu hỏi,
phỏng vấn viên chỉ hỏi BN và điền vào bảng câu
hỏi. Nếu BN chưa hiểu rõ câu hỏi thì phỏng vấn
viên sẽ giải thích cho BN.
Thời gian trung bình cho phỏng vấn một BN
khoảng 10‐ 15 phút. Phỏng vấn BN trước khi BN
xuất viện (đang chờ lấy giấy ra viện).
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS12.0. Sau khi làm
sạch các bộ câu hỏi, sự hài lòng của BN về các
lĩnh vực phục vụ của BV sẽ được tính điểm theo
thang 5 Likert. Để xác định tỷ lệ hài lòng của BN
về dịch vụ y tế ‐ cơ sở vật chất, công tác điều trị
và công tác chăm sóc, chúng tôi dùng thang
điểm 5 của Li‐kerte để tính điểm (5: Rất hài lòng;
4: hài lòng; 3: không ý kiến; 2: không hài lòng; 1:
Rất không hài lòng).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của BN
Bảng 1: Đặc điểm của BN (n=300)
Biến số Số BN Tỷ lệ (%)
Tuổi
16 – 30 26 8,67
31 – 45 34 11,33
46 - 60 67 22,33
61 - 75 91 30,34
> 75 82 27,33
Giới
Nữ 168 56,0
Nam 132 44,0
Nghề nghiệp
Già 176 58,67
Làm ruộng 52 17,33
Nội trợ 33 11,00
Công nhân viên 14 4,67
Khác 25 8,33
Trình độ học vấn
Cấp 1 197 65,67
Cấp 2 81 27,00
Cấp 3 16 5.33
Đại học 6 2,00
Khoa điều trị
Nội Tiêu hóa 82 27,33
Nội Hô hấp 72 24,00
Nội Tiết niệu 60 20,00
Nội Tim mạch 86 28,67
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 219
Biến số Số BN Tỷ lệ (%)
Số ngày điều trị
<= 7 ngày 25 8,33
8 – 20 ngày 190 63,33
21 – 35 ngày 66 22,00
> 35 ngày 19 6,34
Đối tượng BHYT
Không 82 27,33
Có 218 72,67
Về giới tính
Trong 300 BN tham gia nghiên cứu có 168
BN nữ (56%) và 132 BN nam (46%). Tỷ lệ này
phù hợp với thống kê của BV hàng năm.
Về tuổi và nghề nghiệp
Đa số BN thuộc nhóm tuổi trên 60 (tập
chung ở 2 nhóm tuổi từ 60 – 75 và trên 75 chiếm
gần 60%). Tỷ lệ này phù hợp vì đa số BN điều trị
tại khoa Nội là bệnh mạn tính nên thường là
những BN lớn tuổi và hết sức lao động (già).
Về trình độ học vấn
Đa số BN có trình độ học vấn cấp 1 (65,67%).
Tỷ lệ này phù hợp với tình hình BN, đa số là
người lớn tuổi và nghề nghiệp chủ yếu là nông
dân nên có trình độ học vấn thấp.
Về số ngày điều trị
Số ngày điều trị trung bình của BN là 20
ngày (tối thiểu là 2 ngày và tối đa là 55 ngày).
Kết quả này là tương đối vì BN điều trị tại
khoa Nội chủ yếu là bệnh mạn tính phải điều
trị lâu dài, có BN nhập viện điều trị tại khoa
đến 2, 3 lần.
Về khoa điều trị
Nội tiêu hóa là 82 BN (27,33%); nội hô hấp là
72 BN (24%); nội tiết niệu là 60 BN (20%); nội tim
mạch là 86 BN (28,67%). Tỷ lệ này phù hợp với
tình hình bệnh tại các khoa: Nội Tiêu hóa và Nội
Tim mạch có số lượng BN mỗi ngày nhiều hơn
Nội Hô hấp và Nội Tiết niệu từ 10 ‐15%.
Về đối tượng BHYT
Có 82 BN không có BHYT (27,33%) và 218
BN có BHYT (72,67%). Tỷ lệ này phù hợp với
tình hình phân bố nhóm tuổi của BN: đa số BN
là người già trên 60 tuổi nên thường được cấp
hoặc khuyến khích mua BHYT.
Tỷ lệ hài lòng của BN về các dịch vụ của BV
Bảng 2: Tỷ lệ hài lòng của BN về dịch vụ y tế và cơ sở vật chất của BV
STT Các đặc điểm khảo sát
Tỷ lệ hài lòng (%)
1 2 3 4 5
1 Sự sạch sẽ của phòng bệnh 3,33 3,67 30,67 60,0 2,33
2 Sự yên tĩnh và dễ chịu của phòng bệnh 1,00 10,0 35,0 52,0 2,00
3 Sự an toàn của phòng bệnh 0,33 10,0 43,33 35,33 11,00
4 Chất lượng và số lượng đồ dùng trong phòng (tủ đầu giường, quạt, đèn, nhà vệ sinh) 0,67 1,00 19,33 62,0 17,00
5 Việc sắp xếp giường bệnh hợp lý 0,33 1,67 35,33 55,00 7,67
6 Sự đầy đủ của máy móc và thiết bị y tế (máy thở oxy, máy khí dung) 0,00 1,33 14,0 63,33 21,33
7 Cung cấp thuốc đầy đủ (có cần mua thêm thuốc ở ngoài không) 0,00 1,67 18,33 58,00 22,00
8 Chi phí điều trị phù hợp 0,67 7,67 35,0 49,67 7,00
9 Giảm bớt lo lắng về tình trạng sức khỏe khi điều trị tại bệnh viện 0,33 0,00 17,33 77,33 5,00
10 Thủ tục nhập viện, ra viện nhanh chóng 1,67 4,00 34,00 58,00 2,33
Nhận xét: theo kết quả ở bảng 2 cho thấy đa
số BN hài lòng về cơ sở vật chất và dịch vụ y tế
của BV, nhưng vẫn còn nhiều BN chưa hài lòng
về sự sạch sẽ của phòng bệnh (7%); sự yên tĩnh
và dễ chịu của phòng bệnh (11%); sự an toàn của
phòng bệnh (10,33%); chi phí điều trị hợp lý
(8,34%); thủ tục nhập viện ra viện dễ làm
(5,67%)và vẫn còn các nội dung khác nhưng ở
mức thấp.
Bảng 3: Tỷ lệ hài lòng của BN về công tác điều trị của Bác sĩ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 220
STT Các đặc điểm khảo sát
Tỷ lệ hài lòng (%)
1 2 3 4 5
1 Tôn trọng bệnh nhân 1,00 1,67 20,00 62,33 15,00
2 Trang phục chỉnh tề 1,33 2,00 24,00 61,33 11,33
3 Sự quan tâm của BS đối với bệnh nhân 1,00 2,00 19,33 58,33 19,33
4 Giải thích rõ ràng về bệnh tật và cách điều trị bệnh 1,00 1,67 17,33 55,33 24,67
5 BS giải thích rõ về việc sử dụng thuốc và các tác dụng phụ của thuốc 2,00 2,67 20,0 55,67 19,67
6 Bác sĩ sẳn sàng giải đáp thắc mắc của bệnh nhân 0,33 1,33 18,33 59,00 21,00
7 Mức độ dễ hiểu khi BS giải đáp thắc mắc 0,67 2,00 22,33 61,33 13,67
8 Khám kỹ lưỡng 1,33 3,00 26,67 62,00 7,00
9 Trước khi ra viện BS có giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân về cách chăm sóc bệnh tại nhà và phòng tái phát 1,00 1,00 18,67 74,00 5,33
Nhận xét: theo kết quả ở bảng 3 cho thấy đa
số BN hài lòng và rất hài lòng về công tác điều
trị của bác sĩ nhưng trong tất cả các câu hỏi vẫn
còn nhiều BN chưa hài lòng với tỷ lệ tương đối
thấp như: tôn trọng BN (2,67%); trang phục
chỉnh tề (3,33%); Bác sĩ quan tâm BN (3%); giải
thích rõ việc sử dụng thuốc (4,67%); khám kỹ
lưỡng (4,33%).
Bảng 4: Tỷ lệ hài lòng của BN về công tác chăm sóc của Điều dưỡng
STT Các đặc điểm khảo sát
Tỷ lệ hài lòng (%)
1 2 3 4 5
1 Tôn trọng BN và thân nhân BN 2,00 2,33 20,33 69,33 6,00
2 Sự nhanh chóng khi đáp ứng các yêu cầu của BN 1,33 6,33 17,67 59,33 15,33
3 Luôn có điều dưỡng mỗi khi cần 1,33 8,00 23,33 50,00 17,33
4 Thực hiện các công tác chăm sóc 1 cách kỹ lưỡng 1,67 1,33 14,00 73,00 10,00
5 ĐD hướng dẫn cho BN cách tự chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị và ra viện 1,00 2,67 20,00 69,00 7,33
6 Sự dễ hiểu của các chỉ dẫn của ĐD 0,33 2,67 20,33 69,33 7,33
7 ĐD giải thích các câu hỏi của BN 0,33 2,00 18,00 69,00 10,67
8 Sự công bằng trong đối xử với BN 1,00 2,00 29,33 58,67 9,00
9 Sự quan tâm của ĐD đối với BN 0,67 1,67 22,67 64,33 10,67
10 Sự chăm sóc của điều dưỡng giúp bệnh nhân giảm lo lắng về bệnh tật 0,67 1,33 16,00 74,00 8,00
Nhận xét: Theo kết quả ở bảng 4 cho thấy đa
số BN hài lòng và rất hài lòng về công tác chăm
sóc của điều dưỡng nhưng trong tất cả các câu
hỏi vẫn còn nhiều BN chưa hài lòng với tỷ lệ
tương đối cao như: tôn trọng BN (4,33%); nhanh
chóng đáp ứng các yêu cầu của BN (7,66%); luôn
có điều dưỡng mỗi khi BN cần (9,33%); ĐD
hướng dẫn BN cách tự chăm sóc (3,67%); sự dễ
hiểu của các chỉ dẫn (3%)còn các nội dung
khác với tỷ lệ thấp không đáng kể.
Bảng 5: Mức độ hài lòng chung về các công tác phục
vụ của bệnh viện
Các lĩnh vực Trung bình Tỷ lệ (%)
Dịch vụ y tế - Cơ sở vật chất 3,7 74,0
Công tác điều trị của Bác sĩ 3,48 69,6
Công tác chăm sóc của Điều
dưỡng 3,8 76,0
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 5 chúng tôi
thấy rằng hầu hết các BN tham gia phỏng vấn
đều hài lòng với các dịch vụ của. Trong đó,
mức độ hài lòng cao nhất là công tác chăm sóc
của điều dưỡng (76%), kế đến là mức độ hài
lòng về cơ sở vật chất và dịch vụ y tế (74%),
thấp nhất là mức độ hài lòng của BN về công
tác điều trị của bác sĩ (69,6%).
Bảng 6: Tỷ lệ cụ thể mức độ hài lòng chung của bệnh
nhân về bệnh viện
Mức độ hài lòng Số BN Tỷ lệ (%)
Rất không hài lòng 0 0
Không hài lòng 15 5,00
Không ý kiến 58 19,33
Hài lòng 205 68,33
Rất hài lòng 22 7,33
Tổng 300 100,00
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 221
Nhận xét: Theo kết quả từ bảng 6: tỷ lệ BN
hài lòng và rất hài lòng về các công tác phục
vụ của BV chiếm tỷ lệ rất cao 75,66%. Tuy
nhiên, vẫn còn 15 BN (5%) chưa hài lòng và có
tới 58 BN (19%) không có ý kiến về công tác
phục vụ của BV.
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ hài lòng
chung về BV tương đối cao (75,66%). Kết quả
này thấp hơn các kết quả được tìm thấy ở các
nghiên cứu nước ngoài với tỉ lệ thay đổi từ 88
đến 93%(1,2,3,6). Và thấp hơn kết quả nghiên cứu
của Trương Ngọc Hải(9) (98,04%); Lê Nữ Thanh
Uyên(8) (90%); Lê Thành Tài (7)(81,5%).
Điều này có thể giải thích bằng nhiều cách
khác nhau: chúng tôi nhận được sự hài lòng ở
mức cao như vậy là do sự cảm thông của BN với
tình trạng khó khăn của hầu hết các BV trong cả
nước mà cụ thể là BV ĐKTW Cần Thơ. BN đã
nhận thấy những nỗ lực về mọi mặt của đội ngũ
cán bộ y tế để vượt qua các khó khăn về kinh tế,
nâng cao trình độ kiến thức trong chuyên môn
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụvà đặc biệt xem
sự hài lòng của BN là tiêu chí cho những phấn
đấu của BV.
Tuy nhiên, tỷ lệ hài lòng chung vẫn còn thấp
hơn các nghiên cứu khác có thể do: BN điều trị
tại khoa Nội đều là bệnh mạn tính phải điều trị
nhiều ngày vì thế BN thường thấy thiếu thốn
nhiều vật dụng hàng ngày và thường chế độ ăn
ở BV không làm họ cảm thấy ngon miệng như ở
nhà. Từ đó, BN ở nhiều ngày thì tỷ lệ hài lòng
càng giảm.
Một lý do nữa làm cho tỷ lệ hài lòng của
chúng tôi không được cao như các nghiên cứu
khác là do BV ĐKTW Cần Thơ là BV trung tâm
của đồng bằng sông Cửu Long nên tất cả các
tỉnh đều chuyển BN về đây đặc biệt là bệnh
nặng cần phải được điều trị và chăm sóc hết sức
tích cực. Vì có nhiều BN, quá nhiều công việc
nên cán bộ của BV đã có sai sót nhiều hơn các
BV khác, vì vậy mà mức độ hài lòng của BN
cũng giảm xuống.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ʺSự hài lòng của bệnh nhân
điều trị nội trú tại BV ĐKTW Cần Thơʺ với 300
BN chúng tôi ghi nhận
Các đặc tính chung của BN
Về giới tính
Trong 300 BN tham gia nghiên cứu có 168
BN nữ (56%) và 132 BN nam (46%).
Về tuổi và nghề nghiệp
Đa số BN là lớn tuổi trên 60 với tỷ lệ: nhóm
tuổi 61 – 75 (30,34%) và trên 75 (27,33%)
Về trình độ học vấn
Đa số BN có trình độ học vấn Cấp 1
(65,67%).
Về số ngày điều trị
Số ngày điều trị trung bình của BN là 20
ngày (tối thiểu là 2 ngày và tối đa là 55 ngày).
Về khoa điều trị
Trong 300 BN tham gia nghiên cứu được
phân bố tại khoa như sau: Nội Tiêu hóa là 82 BN
(27,33%); Nội Hô hấp là 72 BN (24%); Nội Tiết
niệu là 60 BN (20%); Nội Tim mạch là 86 BN
(28,67%).
Về đối tượng BHYT
Trong 300 BN tham gia nghiên cứu có 82 BN
không có BHYT (27,33%) và 218 BN có BHYT
(72,67%).
Tỷ lệ hài lòng của BN về các khâu phục vụ
của BV
Tỷ lệ hài lòng chung của BV là tương đối cao
75,66%.
Trong ba lĩnh vực nghiên cứu thì sự hài lòng
về công tác chăm sóc của điều dưỡng là cao nhất
(76%), tiếp theo là sự hài lòng về cơ sở vật chất
và dịch vụ y tế (74%), thấp nhất là sự hài lòng về
bác sĩ (69,6%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Agosta JL (2005). Patient Satisfaction with nurse practitioner
delivered primary health care services. B. S., Southeastern
Louisiana University, 1983. M. S. N., University of Texas
Health Science Center at Houston, 1987. August, 2005.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 222
2. Bashir T (2011). Study of Patient Satisfaction and Hospital
Care in Pakistan: case Study of Madina Teaching Hospital
University Faisalabad. IDOSI Publication. World Applied
Sciences Journal 12 (8): 1151‐1155, 2011;ISSN 1818‐4952.
3. Bleich NS (2009). How does satisfaction with the health‐care
system relate to patient experience?. Bull World Health Organ
2009;87: 271–278.
4. Bộ chính trị (2005), Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 46 –
NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 23 tháng 02 năm 2005.
5. Bộ Y tế (2007), Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
cho nhân dân, Chỉ thị 06/2007/CT‐BYT của Bộ Y tế, ngày 07
tháng 12 năm 2007.
6. Chaka B (2005). Adult Patient Satisfaction with Nursing Care.
Department of Community Health Faculty of Medicine,
Addis Ababa University. Approved by the Examining Board.
7. Lê Thành Tài và Cộng sự (2008). Khảo sát mức độ hài lòng
của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tai mũi họng Cần thõ
nãm 2008. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. Chuyên ðề Y Tế
Công Cộng & Y Học Dự Phòng. Tập 12 * Số 4 * 2008. Trang 78
– 82.
8. Lê Nữ Thanh Uyên, Trương Phi Hùng (2005). Mức độ hài
lòng của bệnh nhân về dịch vụ y tế tại bệnh viện Bến Lức –
huyện Bến Lức – tỉnh Long An. Tạp chí Y học TP Hồ Chí
Minh. Chuyên đề Y tế Công Cộng & Khoa Học Cơ Bản tập 10
* Phụ bản của số 1* 2006. Trang 43 – 47.
9. Trương Ngọc Hải, Nguyễn Thị Thu Lệ, Dương Thị Mỹ Dung
(2011). Kết quả ban đầu khảo sát sự hài lòng bệnh nhân điều
trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí
Y hoc TP Hồ Chí Minh. Năm: 2011. Tập:15 Số: 4. Chuyên đề:
HN KHKT BV Chợ Rẫy. Trang: 424 – 429.
Ngày nhận bài 27/07/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 04/09/2013.
Ngày bài báo được đăng: 18/10/2013