Sự hình thành và phát triển của luật so sánh

Luật so sánh xuất hiện từ rất sớm, bằng chứng là có nhiều nhà nước cổ đại đã viện dẫn pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Điển hình là nhà nước Hi Lạp và La Mã. Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu so sánh của các nhà khoa học thời kì cổ đại như: Chính trị của Aristotle, Các luật lệ của Plato Khi nhà nước La Mã mới được hình thành, Luật 12 bảng được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu luật lệ ở Hi Lạp. Tới thời thịnh vượng, các luật gia La Mã không nghiên cứu pháp luật nước ngoài vì cho rằng luật nước ngoài “lộn xộn và ngớ ngẩn” vì vậy luật so sánh không có cơ hội phát triển. Sau khi đế chế Tây La Mã bị sụp đổ, vị thế độc tôn của luật La Mã không còn do sự hình thành luật giáo hội, điều này đã dẫn tới hoạt động so sánh luật được khôi phục. Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật của quốc gia trong thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII đã làm cho các luật gia ở các nước châu Âu lục địa tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật của chính nước mình. Do đó, luật so sánh hầu như không được phát triển.

doc5 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hình thành và phát triển của luật so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang I. Mở đầu..........................................................................................................................1 II. Nội dung.......................................................................................................................1 1. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới.........................................1 a) Trước thế kỉ thứ XIX.....................................................................................................1 b) Sau thế kỉ XIX................................................................................................................1 2. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh ở Việt Nam...........................................2 III. Kết luận.......................................................................................................................3 DANH MỤC THAM KHẢO............................................................................................4 I. Mở đầu. Luật so sánh là môn học còn khá mới trong chương trình đào tạo luật ở Việt Nam. Rất ít người biết hoặc không biết đến luật so sánh. Tuy vậy, luật so sánh đã có mặt từ rất lâu trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Để hiểu hơn về luật so sánh, nhóm em xin trình bày hiểu biết của mình về sự hình thành và phát triển của luật so sánh. II. Nội dung. 1. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới. a) Trước thế kỉ thứ XIX. Luật so sánh xuất hiện từ rất sớm, bằng chứng là có nhiều nhà nước cổ đại đã viện dẫn pháp luật nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Điển hình là nhà nước Hi Lạp và La Mã. Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu so sánh của các nhà khoa học thời kì cổ đại như: Chính trị của Aristotle, Các luật lệ của Plato… Khi nhà nước La Mã mới được hình thành, Luật 12 bảng được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu luật lệ ở Hi Lạp. Tới thời thịnh vượng, các luật gia La Mã không nghiên cứu pháp luật nước ngoài vì cho rằng luật nước ngoài “lộn xộn và ngớ ngẩn” vì vậy luật so sánh không có cơ hội phát triển. Sau khi đế chế Tây La Mã bị sụp đổ, vị thế độc tôn của luật La Mã không còn do sự hình thành luật giáo hội, điều này đã dẫn tới hoạt động so sánh luật được khôi phục. Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháp luật của quốc gia trong thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII đã làm cho các luật gia ở các nước châu Âu lục địa tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật của chính nước mình. Do đó, luật so sánh hầu như không được phát triển. b) Sau thế kỉ XIX Từ thế kỉ XIX đến nay, luật so sánh được phát triển mạnh mẽ xuất phát từ hai cơ sở luật so sánh lập pháp và luật so sánh học thuật. Những tài liệu cho thấy Đức là một trong những quốc gia đầu tiên tiến hành so sánh lập pháp để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Chẳng hạn, khi xây dựng Bộ luật thương mại chung năm 1861, các luật gia Đức đã tiến hành so sánh luật các vùng khác nhau của Đức cùng với Bộ luật thương mại của Pháp, Hà Lan… Còn luật so sánh học thuật được phát triển đầu tiên ở các nước châu Âu. So với so sánh lập pháp, luật so sánh học thuật phát triển muộn hơn. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, luật gia của các nước chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống pháp luật của nước mình nên luật so sánh không có điều kiện phát triển. Cuối năm 20 của thế kỉ này, đã có những tín hiệu cho thấy sự phát triển của luật so sánh học thuật. Đầu tiên là sự ra đời của Tạp chí phân tích (Đức), Tạp chí lập pháp nước ngoài (Pháp)…Bên cạnh sự xuất hiện các ấn phẩm, luật so sánh đã được đưa vào giảng dạy tại các nước như Pháp, Hoa Kì… Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, sự phát triển của luật so sánh thể hiện qua các thiết chế của nó như các hiệp hội, các tạp chí và các trưởng chuyên ngành so sánh. Hội so sánh lập pháp được lập ra ở Pháp năm 1896 được xem là tổ chức đầu tiên về luật so sánh và gắn liền với nó là sự ra đời Tạp chí quốc tế. Năm 1900, đại hội quốc tế đầu tiên về luật so sánh tại Pháp đã xác định mục tiêu cơ bản của luật so sánh. Trong thế kỉ XX, nhiều thiết chế luật so sánh được thành lập, bên cạnh đó luật so sánh được phát triển thành các môn học ở các cấp độ khác nhau trong các khoa luật. Đặc biệt, nhiều công trình về luật so sánh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của luật so sánh trên thế giới. Sau đại chiến thế giới lần thứ II, luật so sánh ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự phân hóa thế giới và quan điểm chính trị. Nửa cuối thế kỉ XX, sự xuất hiện các tạp chí, trung tâm về luật so sánh và đông đảo giới học thuật đã tạo ra số lượng khổng lồ các công trình nghiên cứu về luật so sánh. 2. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh ở Việt Nam. Thời kì trước năm 1986, luật so sánh ở Việt Nam chủ yếu là so sánh lập pháp. Trong thời kì phong kiến, các nhà làm luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng hệ thống pháp luật của mình. Mặc dù không có nền tảng lý thuyết về so sánh pháp luật như bây giờ nhưng các nhà làm luật của Việt Nam đã chắt lọc những điểm hợp lý trong pháp luật nước ngoài mà chủ yếu là pháp luật Trung Quốc để xây dựng hệ thống pháp luật của mình phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh xã hội của Việt Nam. Ví dụ cho việc tiếp thu pháp luật Trung Quốc trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam là “Quốc triều hình luật”- Bộ luật có giá trị đặc biệt trong cổ luật của Việt Nam. Mặc dù về hình thức và nội dung thì Quốc triều hình luật có nhiều điều khoản giống những điều khoản của bộ luật nhà Đường nhưng nó đã có sự sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế và truyền thống văn hóa của Việt Nam lúc này. Sau cách mạng tháng tám, với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước được xây dựng. Có thể nói hầu hết các đạo luật lớn đặc biệt là Hiến pháp và các luật tổ chức nhà nước Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật của nước ngoài nhất là pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, ở miền bắc, luật so sánh học thuật ít được chú trọng. Còn ở miền nam, trong khoảng thời gian từ năm 1945-1975, các nhà làm luật cũng đã tham khảo pháp luật của các nước như Pháp, Mỹ trong quá trình xây dựng pháp luật. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hoạt động lập pháp của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể và hệ thống pháp luật nước ta có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Liên vì khi xây dựng các văn bản pháp luật đều có sự tham khảo pháp luật Liên xô. Thời kì từ năm 1986 đến nay, những yêu cầu của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể chủ động hào nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó luật so sánh đã phát triển mạnh hơn trên cả hai phương diện là so sánh lập pháp và so sánh học thuật. Bên cạnh đó, các tổ chức chuyên về luật so sánh đã được thành lập ở các trường đại học, các viện nghiên cứu ở Việt Nam. Trong đó, ra đời sớm nhất vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước là phòng nghiên cứu luật so sánh thuộc viện nhà nước và pháp luật thuộc viện khoa học xã hội Việt Nam. Bước sang thế kỉ XXI, nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng và phát triển luật so sánh ở Việt Nam ngày càng cần thiết, nhiều tổ chức chuyên về luật so sánh đã được thành lập. Cùng với các công trình nghiên cứu và việc thành lạp các tổ chức chuyên về luật so sánh, ở các cơ sở đào tạo luật, môn học luật so sánh đã được đưa vào chương trình đào tạo vào những năm đầu thế kỉ XXI. Đến năm 2004, luật so sánh trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên theo học chương trình cử nhân luật. III. Kết luận. Như vậy ta thấy luật so sánh có quá trình hình thành và phát triển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, có nhiều giai đoạn phát triển. Luật so sánh có lúc phát triển nhanh chóng với nhiều thành tựu, nhưng cũng có giai đoạn không phát triển hoặc kém phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật so sánh, Nhà xuất bản công an nhân dân, quý II năm 2009. 2. Giáo trình Luật so sánh, Đại học Huế. 3. http:// www.sinhvienluat.vn
Tài liệu liên quan