Phát triển kinh tế thị trường có vai trò quan trọng. Nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phát triển kinh tế KTTT. Kinh tế thị trường khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển nghành nghề tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ – kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động, phát triển số lượng, chủng loại, chất lượng, hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi địa vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý và tiết kiệm . Vì vậy phát triển kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá Xã hội chủ nghĩa nền sản xuất.
Phát triển kinh tế thị trường là một yều cầu quan trọng đặt ra trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, nhằm đảm bảo cho mục tiêu : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
Tuy rằng nền kinh tế thị trường trong đời sống xã hội ở nước ta còn nhiều hạn chế song nó vẫn được ghi nhận như một bước đột phá trong tư duy lý luận . Bước đột phá đó chính là việc lần đầu tiên ta nêu lên khái niệm nước ta đang thực hiện “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4- 2001).
35 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Mở đầu
Tầm quan trọng của vấn đề:
Phát triển kinh tế thị trường có vai trò quan trọng. Nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phát triển kinh tế KTTT. Kinh tế thị trường khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển nghành nghề tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ – kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động, phát triển số lượng, chủng loại, chất lượng, hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi địa vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý và tiết kiệm…. Vì vậy phát triển kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá Xã hội chủ nghĩa nền sản xuất.
Phát triển kinh tế thị trường là một yều cầu quan trọng đặt ra trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, nhằm đảm bảo cho mục tiêu : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
Tuy rằng nền kinh tế thị trường trong đời sống xã hội ở nước ta còn nhiều hạn chế song nó vẫn được ghi nhận như một bước đột phá trong tư duy lý luận . Bước đột phá đó chính là việc lần đầu tiên ta nêu lên khái niệm nước ta đang thực hiện “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4- 2001).
Nội dung
I) Những vấn đề lý luận chung về nền Kinh tế thị trường
1) Khái niệm nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường, quan hệ hàng hoá tiền tệ trở nên phổ biến. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc bản chất.
Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế văn minh, đó là nền kinh tế vận động, phát triển gắn liền với hệ thống đồng bộ các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài nguyên.
Kinh tế thị trường đầy đủ gắn liền với một hệ thống luật lệ thể chế, hệ thống các đạo luật, các quy phạm xương sống của nền kinh tế. Về thực chất là những khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho nền kinh tế năng động có trật tự.
2)Tính quy luật của sự hình thành kinh tế thị trường
Ngược dòng lịch sử về sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hoá. Măc dù mỗi nứơc có sự khác nhau về trình độ, tính chất và sắc thái dân tộc, phát triển nhanh hay chậm. Song nhìn chung sự tiến triển của nó đều lấy trình độ xã hội hoá sản xuất làm điểm xuất phát, được thực hiện thông qua các tiến trình:
1.Quá trình tổ chức phân công và phân công lại lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các nghành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó chuyên môn hoá sản xuất thành những nghành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu và đòi hỏi của họ phải có một liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C.Mác đã chứng C.Mác viết chỉ có những sản phẩm của lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như những hàng hoá. Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai nữa.
2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất, hay quá trình đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Sự khác biệt này là do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ.
Chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập nhau nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiên ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua- bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động.
3. Quá trình tiến hành cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và dẫn tới việc hình thành một loạt các thị trường mới: thị trường vốn, thị trường kỹ thuật – công nghệ, thị trường lao động.
Kinh tế thị trường đòi hỏi sự phân bố tài nguyên một cách hiệu quả, cho nên cần có một hệ thống thị trường hoàn chỉnh. Hệ thống thị trường là một tổng thể thống nhất hữu cơ các loại thị trường có mối quan hệ lẫn nhau. Hệ thống thị trường không chỉ có thị trường hàng hoá như hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất mà còn có các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường nhà đất.
Chúng ta biết rằng, thị trường ra đời cùng với sự hoạt động trao đổi hàng hoá và phát triển theo sự mở rộng quan hệ trao đổi hàng hoá. Sức sản xuất xã hội càng tăng và xã hội không ngừng tiến bộ , thì quan hệ trao đổi hàng hoá cũng được phát triển với hình thức khá cao, hình thành hệ thống thị trường hoàn chỉnh. Trao đổi hàng hoá là nội dung cơ bản của hoạt động thị trường, và thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường sức lao động là nội dung cơ bản nhất của hệ thống thị trường.Trong hệ thống thị trường, các loại thị trường có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, dựa vào nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Hệ thống thị trường phải có tính thống nhất và tính mở, đó là yêu cầu cơ bản và là đặc tính của hệ thống thị trường.
Thị trường hàng hoá: chiếm vị trí nền tảng trong hệ thống thị trường, các thị trường khác, trên chừng mực nhất định phục vụ thị trường hàng hoá. Thị trường hàng hoá theo nghĩa hẹp còn gọi là thị trường vật phẩm, là nơi trao đổi sản phẩm vật chất hữu hình. Chủ thể của thị trường là người bán ( người sản xuât, người cung ứng) và người mua ( người tiêu dùng, người sử dụng) tham gia trao đổi hàng hoá. Khách thể của thị trường là các loại hàng hoá. Căn cứ vào nội dung của thị trường hàng hoá thì nó bao gồm những chức năng chủ yếu sau:
Tạo điều kiện thể thực hiện trao đổi hàng hoá. Người sản xuất và người tiêu dùng trao đổi hàng hoá với nhau thông qua thị trường
Định giá hàng hoá trên cơ sở quy luật giá trị nhằm xác định sức cạnh tranh của hàng hoá
ảnh hưởng đến quan hệ của cung cầu. Giá cả hình thành trong cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu.
Thị trường sức lao động: thị trường sức lao động là nơi tiến hành lưu động và giao lưu. Tác dụng của nó là vận dụng cơ chế thị trường điều tiết quan hệ cung cầu sức lao động, thúc đẩy nhân tài lưu động hợp lý, thực hiện bố trí hợp lý tài nguyên sức lao động. Theo chỉ dẫn của “Chủ nghĩa trọng thương”, giai cấp tư sản thương nghiệp đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp mua bán, trao đổi . Cùng với việc tích luỹ vốn, thị trường sức lao động cũng được hình thành. Mặt khác, do sự hoạt động của quy luật giá trị nên tất yếu sẽ dấn đến sự phân hoá giàu nghèo, phát sinh quan hệ giữa một bộ phận làm ăn giỏi trở thành ông chủ và một bộ phân khác do nhiều hoàn cảnh, đã trở thành những người bán sức lao động và xuất hiện hàng hoá - sức lao động. Như vậy, nếu kinh tế hàng hoá xuất hiện như một quy luật trong quá trình phát triển kinh tế thì sự ra đời hàng hoá - sức lao động là một tất yếu. Điều đó là khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai.
Sự xuất hiện của thị trường sức lao động là nhân tố quyết định cho sự chuyển biến từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường vì các lý do sau đây:
_Thứ nhất, sự xuất hiện hàng hóa –sức lao động thể hiện trình độ phát triển cao của nền kinh tế. Đặc trưng của kinh tế hàng hoá giản đơn là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, nó chưa thoát khỏi sự ràng buộc của cách sản xuất chỉ mới đủ để tiêu dùng , chưa có sản phẩm dư thừa. Kinh tế thị trường được đăc trưng bởi trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dư thừa, có nhiều sản phẩm, có khả năng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Hay nói cách khác là trong nền kinh tế thị trường, lao động của người công nhân có năng suất cao. Người mua sức lao động là mua khả năng sinh lời của nó. Vì vậy sự xuất hiện của hàng hoá- sức lao động thể hiện trình độ của kinh tế hàng hoá đã phát triển.
_Thứ hai, sự xuất hiện hàng hoá- sức lao động và thị trường sức lao động thể hiện sự hình thành một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Với sự xuất hiện của hàng hoá này, đất đai cũng trở thành hàng hoá, thành đối tượng mua bán… Vì vậy, tất cả các yếu tố sản xuất và sản phẩm xã hội đều trở thành hàng hoá, thành đối tượng mua bán. Điều này đảm bảo cho sự vân hành trôi chảy của tất cả các loại thị trường.
Hàng hoá sức lao động ra đời thì tiền tệ có thêm chức năng mới. Trước đây, tiền tệ chỉ là phương tiên để đo lường giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ. Nhiều nhà kinh tế học chỉ coi tiền tệ là phương tiện lưu thông thông thường, do vậy Adam Smith mới nói “tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Với sự xuất hiện hàng hoá - sức lao động, tiền còn trở thành phương tiện làm tăng giá trị để thu lợi chuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Rõ ràng vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường là vô cùng quan trọng. Kinh tế thị trường là kinh tế tiền tệ. ở đây, mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. Sự vận động của tiền được coi như hệ tuần hoàn của cơ chế thị trường. Điều này tự nó nói lên vai trò của hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng trong nền kinh tế. Nói cách khác, không thể có được kinh tế thị trường nếu như hệ thống tài chính ngân hàng còn quá yếu ớt, hệ thống quan hệ tín dụng còn quá đơn giản, không bảo đảm nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh.
Thị trường vốn: Vốn là máu của sự vận động hàng hoá, là khởi điểm của vân động tái sản xuất. Cho nên thị trường vốn là tiền đề của thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố khác. Thị trường tiền tệ là yếu tố tất yếu của phát triển kinh tế hàng hoá.
Thị trường vốn là thị trường cung cấp về vốn để tiến hành kinh doanh dài hạn. Bộ phận hợp thành quan trọng của thị trường vốn là thị trường chứng khoán. Phương tiện tín dụng dài hạn lưu thông trên thị trường vốn là chứng khoán có giá, gồm hai loại lớn là trái phiếu và cổ phiếu.
Với cuộc Cách mạng khoa học –kỹ thuật đã dẫn đến sự hình thành tất yếu thị trường khoa học – kỹ thuật
Thị trường kỹ thuật thông tin : là bộ phận hợp thành hữu cơ của hệ thống thị trường xã hội chủ nghĩa. Theo nghĩa rộng, thị trường kỹ thuật là tổng hoà các quan hệ trao đổi hàng hoá kỹ thuật, nó gồm cả quá trình từ khai thác hàng hoá kỹ thuật đến ứng dụng và lưu thông hàng hoá kỹ thuật; theo nghĩa hẹp, thị trường kỹ thuật có các đặc trưng riêng của nó, đặc trưng chủ yếu là: quá trình trao đổi có tính kéo dài, gía cả thị trường kỹ thuật hoàn toàn do hai bên giao dịch thương lượng tự do, Nhà nước không can thiệp; hạng mục kỹ thuật được liệt vào kế hoạch nhà nước cũng có thể đưa vào lưu thông trong thị trường kỹ thuật.
Thị trường thông tin là nơi chuyên trao đổi thông tin. Loài người đã bước vào thời đại thông tin, các loại hoạt động xã hội ngày càng không thể tách rời thông tin, sản xuất , cất giữ, phân phối và trao đổi thông tin ngày càng trở thành một ngành và nghề nghiệp chuyên môn. Nói về hàng hoá thông tin, nó không phải là hàng hoá có hình thái vật chất cố định, cũng một thông tin động thời phục vụ cho nhiều ngành , nhiều xí nghiệp. Nghành sản xuất thông tin là một nghành sản xuất kiểu trí thức tập trung cao, sự sản xuất cần nhiều tri thức, kỹ thuật, cần sử dụng nhiều lao động của con người. Cho nên, thị trường thông tin gắn liền với thị trường hàng hoá. Chức năng thị trường kỹ thuật thông tin đó là: Chức năng thực hiện giá trị, chức năng chuyển đổi dịch vụ, chức năng liên hệ ngang, Chức năng thúc đẩy chuyển hoá.
4. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế hay sự phát triển của phân công quốc tế và trao đổi trên phạm vi quốc tế.
Ngày nay, thị trường thế giới phát triển theo những xu thế chủ yếu sau đây:
Thương mại trong các ngành tăng lên rõ rệt. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cùng với khoa học - kỹ thuật phát triển, sự phân công quốc tế đã có thay đổi rất lớn về hình thức, chủ yếu thể hiện ở sự phân công giữa các ngành từng bước chuyển sang phân công nội bộ ngành, do đó thương mại trong các ngành phát triển rất nhanh. Đặc biệt các công ty xuyên quốc gia, thể hiện sự phân công quốc tế đã phát triển nhanh chóng sau chiến tranh, thương mại trong các ngành tăng lên rõ rệt. Sự giao dịch trong nội bộ công ty xuyên quốc gia chiếm khoảng 40%. Theo dự tính, cạnh tranh quốc tế càng gay gắt và cùng với tiến bộ khoa học – kỹ thuật, thương mại trong nội bộ ngành sẽ chiếm tỷ trọng càng lớn hơn.
b) Khối lượng thương mại trong nội bộ tập đoàn kinh tế thương mại không ngừng mở rộng. Tổng kim ngạch thương mại trong Cộng đồng kinh tế châu âu (EEC) , trong Hiệp định sản phẩm xe hơi Mỹ – Canada và trong Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEP ) năm 1975 là 217, 1 tỷ USD, năm 1988 tăng lên 791,6 tỷ USD, tăng lên gấp 3,6 lần, cùng thời kỳ trên, tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại của nội bộ các tập đoàn thương mại chiếm trong tổng kim ngạch thương mại quốc tế từ 24,9% tăng lên 27,9%. Hình thành thị trường thế giới trong từng khu vực lấy Mỹ, châu âu, Nhật Bản làm trung tâm. Khu thương mại tự do Mỹ–Canada–Mexico bắt đầu thực hiện trong năm 1994. Đến lúc ấy kim ngạch xuất khẩu hàng năm của thị trường trong khu vực đạt 1200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thể giới. Khu châu á-Thái Bình Dương tuy chưa hình thành thị trường thống nhất hoặc khu vực thương mại tự do, nhưng thương mại trong khu vực cũng phát triển rất nhanh
c) Thương mại kỹ thuật phát triển nhanh chóng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và cạnh tranh quốc tế gay gắt, hàng hoá của một nước có thể chen chân vào thị trường quốc tế hay không, trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào việc nước ấy dùng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nâng cấp và thay đổi thế hệ hàng hoá. Từ thập niên 80 đến nay, trên thị trường thế giới thương mại kỹ thuật phát triển nhanh chóng, kim nghạch thương mại kỹ thuật thế giới đạt 50 tỷ USD, đến nay đã vượt 100tỷ USD và thương mại kỹ thuật cứ 10 năm lại tăng lên gấp 4 lần, vượt xa tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hoá thế giới. Từ nay thương mại kỹ thuật có bốn xu hướng phát triển như sau:
Một là, cùng với sự điều khiển cơ cấu ngành nghề và chiến lược kinh tế của các nước, các nước phát triển sẽ nhanh chóng chuyển vốn, thiết bị và kỹ thuật quá thừa ra nước ngoài. Các nước đang phát triển sẽ ra sức tiếp nhận thiết bị và kỹ thuật nước ngoài để nâng cao cơ cấu ngành nghề và cơ câú hàng hoá xuất nhập khẩu của mình.
Hai là, trong thập kỷ 90, thương mại kỹ thuật lấy xuất khầu bằng sáng chế phát minh, giấy phép, bản vẽ thiết kế văn kiện công nghệ, thông tin khoa học – kỹ thuật và tri thức quản lý là chủ yếu sẽ chiếm vị trí quan trọng.
Ba là, thị trường thương mại kỹ thuật thế giới sẽ cạnh tranh rất gay gắt.
Bốn là, trong cạnh tranh của thị trường khoa học – kỹ thuật thế giới, xí nghiệp xuyên quốc gia của các nước phát triển giữ vai trò chính, vì nó có nhiều vốn, có thể khống chế quản lý kỹ thuật, hiệu quả cao và có mạng lưới thông tin rải khắp thế giới, do đó nó càng chiếm ưu thế trong thương mại kỹ thuật thế giới.
3) Sự hình thành thị trường thế giới
Thị trường thế giới là lĩnh vực trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong phạm vi thế giới. Nó có tác dụng thúc đẩy thị trường trong nước của các nước tham gia thương mại gắn bó với nhau. Thị trường trong nước được mở rộng và kéo dài ra khỏi biên giới quốc gia.
Sự hình thành thị trường thế giới trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu, giai đoạn này bắt đầu từ thể kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Sự phát hiện ra châu Mỹ, đường hàng hải vòng qua châu Phi, sự xâm lược ấn Độ và Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế các nước Tây âu phát triển, thị trường bắt đầu vượt qua biên giới các quốc gia, thị trường thế giới bắt đầu xuất hiện và phát triển.
b) Giai đoạn phát triển nhanh chóng, giai đoạn này bắt đầu từ thập niên 60 thế kỷ XVIII đến thập niên 70 thế kỷ XIX. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã tạo điều kiện vật chất cho thị trường thế giới xuất hiện. Sản xuất máy móc quy mô lớn đã nâng cao năng suất lao động, sản xuất tăng gấp bội, thị trường trong nước bão hoà, đòi hỏi phải tìm thị trường ở ngoài nước. Nó đòi hỏi nhiều nguyên liệu, do đó phải có thị trường quốc tế và cướp đoạt nguyên vật liệu. Nó thúc đẩy mở rộng quy mô thành phố làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, thị trường trong nước không đủ khả năng thoả mãn, mà phải đi tìm mua ở thị trường nước ngoài. Sản xuất máy móc quy mô lớn đẩy mạnh vận tải viễn dương và công cụ thông tin phát triển. Tất cả những nhân tố ấy đã thúc đẩy thị trường thế giới phát triển nhanh chóng.
c) Giai đoạn trưởng thành cuối cùng. Bắt đầu từ thập niên 80 thế kỷ XIX và chấm dứt vào đầu thế kỷ XX. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai xuất hiện, đầu tư ra nước ngoài ngày càng mạnh, phân công quốc tế phát triển, thị trường thế giới hình thành. Đặc điểm của giai đoạn này là đa phương hoá thương mại và hệ thống thanh toán hình thành. Hình thành chế độ bản vị vàng quốc tế và tiền tệ thế giới. Trên thế giới hình thành nhiều con đường tiêu thụ cố định tương đối hoàn thiện.
Đặc trưng chủ yếu của thị trường thế giới ngày nay là:
_ Lấy khoa học – kỹ thuật hiện đại và hợp tác kinh tế quốc tế đa phương làm nền tảng. Phương thức thương mại quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng.
_ Cơ cấu hàng hoá thương mại quốc tế có những biến đổi quan trọng. Thành phẩm công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với sản phẩm sơ chế, tỷ trọng nhiên liệu tăng cao, sản phẩm máy móc tăng rất nhanh so với các loại hàng hoá khác.
_ Thị trường thế giới có xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các nước sử dụng mọi thủ đoạn cạnh tranh để giành giật thị trường, như tổ chức các tập đoàn thương mại khống chế thị trường, thông qua các công ty xuyên quốc gia xâm nhập thị trường nước khác. Nhà nước tích cực tham gia giành giật thị trường thế giới.
4) Các bước phát triển của kinh tế thị trường
Kinh tế hàng hoá một hình thức kinh tế thay thế hình thái kinh tế tự nhiên. Nó là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội mà trong đó những người tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm không phải để tiêu dùng mà để bán. Hình thái kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao. Trong lịch sử nó phát triển qua các loại hình kinh tế hàng hoá giản đơn rồi đến kinh tế thị trường cổ điển (kinh tế thị trường tự do) và cuối cùng là kinh tế thị trường hiện đại (hỗn hợp), gắn liền với ba bước chuyển biến sau:
Bước chuyển biến từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá giản đơn
Kinh tế tự nhiên với đặc tính phổ biến là hiện vật, tự cấp tự túc dần dần chuyển lên kinh tế hàng hoá giản đơn. Bước chuyển này gắn với hai điều kiện cơ bản là: Sự phân công lao động xã hội và chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
Đặc trưng của giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn là:
+ Dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công, tương ứng với văn minh nông nghiệp
+ Dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, người sản xuất đồng thời là người chiếm hữu tư liệu sản xuất
+ Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
+ Tính hàng hoá chưa phổ biến
+ Cơ chế kinh tế vận động theo quan hệ giữa giá cả và giá trị, theo cạnh tranh và cung – cầu nhưng ở trình độ thấp
Bước chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế thị trường tự do
Trong lịch sử giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế hà