Mục tiêu: Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Vài
nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau giữa bệnh nhân HCC do vi rút viêm gan B (HBV‐HCC) và HCC do vi rút
viêm gan C (HCV‐HCC). Mục tiêu của chúng tôi là so sánh sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, tiên lượng sống
ở bệnh nhân HBV‐HCC so với bệnh nhân HCV‐HCC được điều trị bằng phương pháp hóa dầu qua động mạch.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 67 bệnh nhân HCC tại Bệnh viện Chợ
Rẫy trong thời gian từ 10/1999 đến 10/2005. Thời gian theo dõi là 3 năm.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân HCV‐HCC cao hơn 8 tuổi so với bệnh nhân HBV‐HCC và tỉ
lệ nam/ nữ ở nhóm HBV‐HCC cao hơn nhóm HCV‐HCC. Bệnh nhân HCV‐HCC có triệu chứng đau hạ
sườn phải nhiều hơn bệnh nhân HBV‐HCC và thời gian prothrombin (PT) ở bệnh nhân HBV‐HCC kéo dài
hơn ở bệnh nhân HCV‐HCC. Thời gian sống trung bình ở nhóm HBV‐HCC là 15,9 ± 11,4 tháng, nhóm
HCV‐HCC là 19,3 ± 14 tháng và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống ở 2 nhóm bệnh
nhân HBV‐HCC và HCV – HCC.
Kết luận: Bệnh nhân HBV‐HCC có tuổi trung bình thấp hơn, tỉ lệ nam/ nữ cao hơn, triệu chứng đau hạ
sườn phải ít hơn và thời gian prothrombin kéo dài hơn so với bệnh nhân HCV‐HCC. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về thời gian sống ở 2 nhóm bệnh nhân HBV‐HCC và HCV‐HCC được điều trị bằng phương
pháp hóa dầu qua động mạch.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác nhau về đặc điểm lâm sàng, tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan do vi rút viêm gan B hoặc vi rút viêm gan C được điều trị bằng phương pháp thuyên tắc hóa dầu qua động mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 23
SỰ KHÁC NHAU VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, TIÊN LƯỢNG SỐNG
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN DO VI RÚT VIÊM GAN B
HOẶC VI RÚT VIÊM GAN C ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THUYÊN TẮC HÓA DẦU QUA ĐỘNG MẠCH
Lê Thành Lý*, Trần Thị Diễm Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Vài
nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau giữa bệnh nhân HCC do vi rút viêm gan B (HBV‐HCC) và HCC do vi rút
viêm gan C (HCV‐HCC). Mục tiêu của chúng tôi là so sánh sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, tiên lượng sống
ở bệnh nhân HBV‐HCC so với bệnh nhân HCV‐HCC được điều trị bằng phương pháp hóa dầu qua động mạch.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 67 bệnh nhân HCC tại Bệnh viện Chợ
Rẫy trong thời gian từ 10/1999 đến 10/2005. Thời gian theo dõi là 3 năm.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân HCV‐HCC cao hơn 8 tuổi so với bệnh nhân HBV‐HCC và tỉ
lệ nam/ nữ ở nhóm HBV‐HCC cao hơn nhóm HCV‐HCC. Bệnh nhân HCV‐HCC có triệu chứng đau hạ
sườn phải nhiều hơn bệnh nhân HBV‐HCC và thời gian prothrombin (PT) ở bệnh nhân HBV‐HCC kéo dài
hơn ở bệnh nhân HCV‐HCC. Thời gian sống trung bình ở nhóm HBV‐HCC là 15,9 ± 11,4 tháng, nhóm
HCV‐HCC là 19,3 ± 14 tháng và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống ở 2 nhóm bệnh
nhân HBV‐HCC và HCV – HCC.
Kết luận: Bệnh nhân HBV‐HCC có tuổi trung bình thấp hơn, tỉ lệ nam/ nữ cao hơn, triệu chứng đau hạ
sườn phải ít hơn và thời gian prothrombin kéo dài hơn so với bệnh nhân HCV‐HCC. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về thời gian sống ở 2 nhóm bệnh nhân HBV‐HCC và HCV‐HCC được điều trị bằng phương
pháp hóa dầu qua động mạch.
Từ khóa: Thuyên tắc hóa dầu qua động mạch, ung thư biểu mô tế bào gan.
ABSTRACT
YIELDING DIFFERENCE CLINICAL FEATURES AND SURVIVAL OF HEPATITIS B ‐ AND C‐
RELATED HEPATOCELLULAR CARCINOMAS TREATED BY TRANSARTERIAL OILY
CHEMOEMBOLIZATION
Le Thanh Ly, Tran Thi Diem Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 23 ‐ 27
Background: Hepatocellular carcinoma (HCC) is one of the most common malignancies in the world.
Several studies have examined the differences among HBV ‐ related HCC (HBV‐HCC) and HCV‐related HCC
(HCV ‐ HCC). The purpose of this study was to compare the clinical features and survival in patients with
hepatitis B virus‐related hepatocellular carcinoma (HBV‐HCC) and hepatitis C virus‐related hepatocellular
carcinoma (HCV‐HCC).
Methods: A perspective study was carried out on 67 patients with HCC in Cho Ray Hospital between
October 1999 and October, 2005. The follow‐up time was 3 years.
Results: The mean age of HCV‐HCC patients was 8 years older than that of the HBV‐HCC patients. The
* Khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Lê Thành Lý ĐT: 0913857594 Email: lybvcr@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 24
male/female ratio in HBV ‐ HCC was higher than that found in the HCV ‐ HCC group. The HCV‐HCC patients
who had pain in right costal margin was higher than the HBV‐HCC. The prolongation of prothrombin time was
higher in the HBV‐HCC compared with those in the HCV‐HCC patients. The median survival was 15.9 ± 11.4
months in HBV‐HCC, while it was 19.3 ± 14 months in HCV ‐ HCC. There were not statistically significant
difference in the survival between two groups.
Conclusion: Compared with HCV‐HCC patients, HBV‐HCC patients were younger, had a higher
male/female ratio, lower pain in right costal margin, higher prolongation of prothrombin time. There are not
statistically significant difference in the survival between two groups.
Keywords: Transarterial oily chemoembolization, Hepatocellular carcinoma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một
trong những ung thư phổ biến trên thế giới. Đây
là loại ung thư thường gặp đứng hàng thứ năm
và cũng là loại ung thư gây tử vong đứng hàng
thứ tư trên thế giới(1,11). Tỉ lệ mắc HCC hàng năm
trên toàn thế giới vào khoảng 1 triệu người. Số
chết hàng năm thay đổi từ 250.000 đến 1 triệu
người(2,7,10).
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế
năm 2000 về tình hình bệnh ung thư trong cả
nước thì ung thư biểu mô tế bào gan đứng hàng
thứ ba ở nam giới và đứng hàng thứ sáu ở nữ
giới. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ ung
thư biểu mô tế bào gan đứng hàng đầu trong các
loại ung thư ở nam giới(5).
Ung thư biểu mô tế bào gan xảy ra khắp nơi
trên thế giới song hành với tình trạng viêm gan
do vi rút chủ yếu là viêm gan vi rút B, viêm gan
vi rút C. Ở các nước đang phát triển như Việt
Nam, tần suất ung thư biểu mô tế bào gan tăng
liên quan đến tăng tần suất nhiễm viêm gan vi
rút B, viêm gan vi‐rút C(9). Một số nghiên cứu
trên thế giới nhận thấy rằng có sự khác biệt đáng
kể về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng
như về tiên lượng sống giữa bệnh nhân ung thư
biểu mô tế bào gan do viêm gan vi rút B (HBV ‐
HCC) và ung thư biểu mô tế bào gan do viêm
gan virút C (HCV‐HCC)(3,12).
Thuyên tắc hóa dầu qua động mạch
(Transcatheter arterial chemoembolization ‐
TOCE) là một trong những phương pháp điều
trị ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular
carcinoma: HCC) được sử dụng trên thế giới
từ thập niên 80, bởi vì TOCE có hiệu quả diệt
khối u và an toàn trên bệnh nhân HCC. Tuy
nhiên, lợi ích cùa TOCE trong điều trị HCC
còn nhiều bàn cãi.
Hiện nay, tại Việt Nam, với tần suất ung thư
biểu mô tế bào do viêm gan virút B hoặc do
viêm gan virút C ngày càng gia tăng nhanh
chóng. Điều này cần có sự hiểu biết rõ về đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như tiên
lượng sống ở bệnh nhân HBV‐HCC và HCV ‐
HCC. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nghiên
cứu nào khảo sát về vấn đề này. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích so
sánh sự khác nhau giữa bệnh nhân HBV ‐ HCC
và HCV ‐ HCC được điều trị bằng phương pháp
thuyên tắc hóa động mạch qua catheter từ đó
xác lập được tiên lượng sống còn của bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn
Bệnh nhân được chẩn đoán HCC tại BV Chợ
Rẫy trong thời gian từ 10/1999 đến 10/2005 đồng
ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại
Bệnh nhân < 18 tuổi.
Bệnh nhân ung thư gan thứ phát.
Bệnh nhân có tiền căn bệnh tim phổi nặng
hay các bệnh nội khoa khác có thể ảnh hưởng
đến tiên lượng tử vong.
Bệnh nhân có suy thận do nguyên nhân tại
thận.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 25
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Phương pháp thu thập số liệu
Chúng tôi ghi nhận hồ sơ bệnh án, phỏng
vấn trực tiếp và theo dõi bệnh nhân. Tình trạng
nhiễm HBV và HCV được xác định bằng xét
nghiệm HbsAg (+) và anti HCV (+).
HCC được chẩn đoán dựa vào 1 trong 3 tiêu
chẩn sau:
Giải phẫu bệnh.
CT Scan điển hình và tăng AFP> 400 ng/ml.
Bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật HCC
trước và bị tái phát.
Phương pháp TOCE được thực hiện bằng
cách đưa một ống thông chọn lọc qua động
mạch đùi phải, rồi vào động mạch gan phải
hoặc động mạch gan trái hoặc các nhánh của
động mạch gan. Tùy theo kết quả quan sát trên
màn hình từ đó ta có thể khảo sát chọn lọc tiếp
tục vào động mạch nào nuôi khối u. Tiến hành
bơm hỗn hợp lipiodol và các thuốc chống ung
thư vào động mạch nuôi khối u: thường
lipiodol 10ml (3 – 20ml), mitomycin 10mg (5 –
40mg) và doxorubicin 30mg hay 50mg (10 –
100mg) tùy theo kích thước khối u. Sau đó làm
tắc bằng những mảnh sponge với kích thước
khoảng 0,5 – 1mm.
Hiệu quả diệt khối u của phương pháp
TOCE được đánh giá và theo dõi mỗi 1 tháng,
TOCE được thực hiện thêm nữa khi tổn
thương chưa ngấm thuốc hoặc tái phát các
sang thương đã được điều trị hoặc xuất hiện
các sang thương mới.
Phương pháp phân tích số liệu
Chúng tôi xử lý số liệu bằng Excel 2007 và
Stata 10.0.
Thời gian sống là thời gian từ ngày làm
TOCE đầu tiên cho đến ngày bệnh nhân tử vong
hoặc ngày cuối cùng bệnh nhân được theo dõi.
So sánh tỉ lệ phần trăm bằng phép kiểm χ2.
Các đường biểu diễn thời gian sống còn
được xác định bằng phương pháp Kaplan‐Meier
và so sánh bằng test log‐rank.
Các phép so sánh, hệ số tương quan có ý
nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, tại Bệnh viện
Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận 67 bệnh nhân thỏa
tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu, trong số
đó có 37 bệnh nhân HBV‐ HCC (55,2%) và 30
bệnh nhân HCV‐HCC (44,8%).
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân HCC
HBV- HCC HCV- HCC p
Tuổi 61±13,4 69±12,3 0,02
Giới (Nam/Nữ) 36/1 2,3/1 0,002
Đau hạ sườn
phải
81% 100% 0,01
Tự sờ thấy khối u 46% 23,3% 0,06
Chán ăn, sụt cân 18,9% 6,7% 0,14
Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân
HCV ‐ HCC cao hơn 8 tuổi so với bệnh nhân
HBV‐HCC, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Trong khi đó, tỉ lệ nam/nữ ở bệnh nhân HBV‐
HCC cao hơn hẳn bệnh nhân HCV‐HCC
(p<0,005). Về các triệu chứng lâm sàng, bệnh
nhân HCV‐HCC có triệu chứng đau hạ sườn
phải nhiều hơn bệnh nhân HBV‐HCC (p=0,01).
Riêng triệu chứng chán ăn, sụt cân và bệnh nhân
tự sờ thấy khối u thì ở nhóm bệnh nhân HBV‐
HCC lại chiếm tỉ lệ cao hơn. Tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân HCC
HBV- HCC HCV- HCC p
Tiểu cầu 201,7±56,6 228,1±87,3 0,6
TQ (giây) 14,1±1,7 13,3±1,1 0,03
ALT (UI/L) 65±66,5 58,5±58,8 0,57
AST (UI/L) 117,7±122,6 108±79,5 0,96
Bilirubin toàn phần
(mg/dl)
1,4±0,7 1,3±0,8 0,3
Creatinin (mg/dl) 0,9±0,6 0,8±0,3 0,15
Albumin (g/dl) 3,1±0,5 3,3±0,5 0,23
AFP(ng/ml) 135±116 145±162 0,79
Số lượng 1 u 67,6% 70% 0,83
Số lượng ≥2 u 32,4% 30% 0,83
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 26
HBV- HCC HCV- HCC p
Kích thước u <5cm 8,1% 13,3% 0,49
Kích thước u ≥5cm 91,9% 86,7% 0,49
Huyết khối tĩnh mạch
cửa
10,8% 3,3% 0,25
Nhận xét: Trong các đặc điểm cận lâm sàng,
thời gian đông máu ngoại sinh (TQ) ở bệnh
nhân HBV‐HCC kéo dài hơn ở bệnh nhân HCV‐
HCC (p=0,03). Các đặc điểm cận lâm sàng còn
lại cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm.
Đặc điểm về thời gian sống và tử vong
Thời gian sống trung bình ở bệnh nhân
HCC trong nghiên cứu của chúng tôi là
17,4±12,6 tháng, trong đó nhóm HBV‐HCC là
15,9 ±11,4 tháng, nhóm HCV‐HCC là 19,3 ± 14
tháng. Sau khi kết thúc nghiên cứu, tỉ lệ tử vong
là ở cả 2 nhóm là 71,6%.
Bảng 3: Thời gian sống ở bệnh nhân HCC
Thời gian sống HBV- HCC HCV- HCC
01 năm 67,6% 56,7%
02 năm 32,4% 43,3%
03 năm 18,9% 36,7%
Nhận xét: Thời gian sống 1 năm ở nhóm
bệnh nhân HBV‐HCC chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm
HCV‐HCC. Ngược lại, thời gian sống sau 2 năm
và 5 năm ở nhóm bệnh nhân HCV‐HCC lại
chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm HBV‐HCC.
Chúng tôi dùng phân tích sống còn Logrank
để so sánh thời gian sống trung bình giữa 2
nhóm HBV‐HCC và HCV‐HCC
Biểu đồ 1: Đường cong sống còn ở 2 nhóm HBV‐
HCC và HCV‐HCC
Giá trị p của kiểm định logrank =0,296. Điều
này có nghĩa không có sự khác biệt về thời gian
sống còn ở 2 nhóm bệnh nhân HBV‐HCC và
HCV‐HCC.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá
sự khác nhau về đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và tiên lượng sống trên bệnh nhân HBV ‐
HCC và HCV ‐ HCC điều trị bằng phương pháp
TOCE. Nghiên cứu này được thực hiện theo các
bước tiến hành đồng nhất của quá trình điều trị,
theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trong suốt thời
gian nghiên cứu.
Về đặc điểm lâm sàng, nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy tuổi trung bình của bệnh
nhân HCV‐HCC cao hơn bệnh nhân HBV‐HCC
và tỉ lệ nam/ nữ ở nhóm HBV‐HCC cao hơn
nhóm HCV‐HCC. Kết quả của chúng tôi tương
tự với các nghiên cứu tại các nước Châu Á khác
là Nhật và Đài Loan(3,8). Ngoài ra, bệnh nhân
HCV ‐ HCC có triệu chứng đau hạ sườn phải
nhiều hơn bệnh nhân HBV‐HCC, còn các triệu
chứng khác thì tương tự nhau ở 2 nhóm.
Khi khảo sát về các đặc điểm cận lâm sàng,
chúng tôi ghi nhận thời gian đông máu ngoại
sinh (TQ) ở bệnh nhân HBV‐HCC kéo dài hơn ở
bệnh nhân HCV‐HCC. Các đặc điểm cận lâm
sàng còn lại cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
sống trung bình là là 17,4 ± 12,6 tháng. Kết quả
của chúng tôi tương tự với một nghiên cứu tại
Đài Loan(3). Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi
thấp hơn so với các nghiên cứu khác thực hiện
tại Châu Âu. Tại Ý, thời gian sống trung bình là
32 tháng(4).
Thời gian sống trung bình ở nhóm HBV‐
HCC trong nghiên cứu của chúng tôi là 15,9 ±
11,4 tháng, nhóm HCV‐HCC là 19,3 ± 14 tháng.
Thời gian sống 1 năm ở nhóm bệnh nhân HBV ‐
HCC chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm HCV‐HCC.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 27
Ngược lại, thời gian sống sau 2 năm và 5 năm ở
nhóm bệnh nhân HCV‐HCC lại chiếm tỉ lệ cao
hơn nhóm HBV‐HCC. Khi chúng tôi dùng phân
tích sống còn Logrank để so sánh thời gian sống
trung bình giữa 2 nhóm HBV ‐ HCC và HCV ‐
HCC thì nhận thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về thời gian sống ở 2 nhóm bệnh
nhân HBV‐HCC và HCV‐HCC. Trong 1 nghiên
cứu thực hiện tại Đài Loan thì ở bệnh nhân
HCV‐HCC có tiên lượng sống tốt hơn so với
bệnh nhân HBV ‐ HCC ở các bệnh nhân được
điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật (3).
Sự khác biệt này so với nghiên cứu của chúng tôi
có thể do đặc điểm mẫu nghiên cứu, thời gian
nghiên cứu khác nhau.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi
trung bình của bệnh nhân HCV‐HCC cao hơn
bệnh nhân HBV ‐ HCC và tỉ lệ nam/ nữ ở nhóm
HBV‐HCC cao hơn nhóm HCV‐HCC.
Bệnh nhân HCV‐HCC có triệu chứng đau hạ
sườn phải nhiều hơn bệnh nhân HBV‐HCC và
thời gian đông máu ngoại sinh (TQ) ở bệnh
nhân HBV ‐ HCC kéo dài hơn ở bệnh nhân
HCV‐HCC. Thời gian sống trung bình ở nhóm
HBV ‐ HCC là 15,9 ± 11,4 tháng, nhóm HCV‐
HCC là 19,3 ± 14 tháng và không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về thời gian sống ở 2 nhóm
bệnh nhân HBV‐HCC và HCV‐HCC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bosch F. X, Ribes J, Diaz M, Cleries R (2004), ʺPrimary liver
cancer: worldwide incidence and trendsʺ. Gastroenterology,
127(5 Suppl 1), pp.S5‐S16.
2. Bosch FX, Munoz N (Houston 1991), ʺHepatocellular
carcinoma in the world: Epidemiologic questions.ʺ Etiology,
Pathology and Treatment of Hepatocellular Carcinoma in
America. Advances in Applied Technology Series, Tabor, E,
DiBisceglie, AM, Purcell, RH (Eds), Gulf, pp.35.
3. Chien‐Hung Chena, Guan‐Tarn Huang et al (2006), ʺHepatitis
B ‐ and C‐related hepatocellular carcinomas yield different
clinical features and prognosisʺ. European Journal of Cancer
42, pp. 2524 ‐2529.
4. Grieco A, Pompili M, Caminiti G, “Prognostic factors for
survival in patients with early intermediate hepatocellular
carcinoma undergoing nonsurgical therapy: comparison of
Okuda, CLIP, and BCLC staging systems in a single Italian
centre”. Gut, 2005. 54, pp. 411‐418.
5. Hoàng Thu Hương (2002), ʺVai trò siêu âm Doppler màu
trong chẩn đoán ung thư gan nguyên phát ʺ. Tạp chí y học
TP.Hồ Chí Minh, pp.33 ‐ 35.
6. Jordi Bruix, Morris Sherman (2005), ʺAASLD PRACTICE
GUIDELINE. Management of Hepatocellular Carcinomaʺ.
Hepatology, 42(5), pp.1209‐1228.
7. Munoz N, Bosch X (Tokyo 1989), ʺEpidemiology of
hepatocellular carcinomaʺ. Neoplasms of the Liver, Okuda, K,
Ishak, KG (Eds), Springer, pp.3.
8. Nagaoki Y, Hyogo H, Aikata H, et al (2012), ʺRecent trend of
clinical features in patients with hepatocellular carcinoma.ʺ
Hepatol Res, 42(4), pp. 368‐375.
9. Okuda K (1997), ʺClinical presentation and natural history of
hepatocellular carcinoma and othether liver cancerʺ. Liver
cancer. Newyork: CHurchill Livingstone, pp.1‐12.
10. Okuda K (Tokyo 1992), ʺEpidemiology of primary liver
cancerʺ. Primary Liver Cancer in Japan, Tobe, T (Ed),
Springer‐Verlag, pp.3.
11. Parkin DM, Bray F, Ferlay J, Pisani P (2001), ʺEstimating the
world cancer burden. Globocan 2000ʺ. Int J Cancer, 94,
pp.153‐156.
12. Takenaka K, Yamamoto K, Taketomi A, et al (1995), ʺA
comparison of the surgical results in patients with hepatitis B
versus hepatitis C‐related hepatocellular carcinomaʺ.
Hepatology, 22, pp.20‐24.
Ngày nhận bài báo: 18/04/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/05/2013
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013