Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ kiểu gen HCV, IL28B rs12979860 ở bệnh nhân nhiễm HCV và nồng độ HCV-RNA
ở nhóm bệnh nhân có kiểu gen IL28B CC và nhóm bệnh nhân không có kiểu gen này.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 166 bệnh nhân nhiễm HCV đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa
khoa Tỉnh Trà Vinh từ 01/4/2013 đến 12/05/2014.
Kết quả: HCV týp 6 có tỉ lệ cao nhất (43,28%). Kiểu gen IL28B CC chiếm ưu thế (78,36-93,33%).
Nồng độ HCV-RNA ở nhóm bệnh nhân có kiểu gen IL28B CC và không có kiểu gen này là 11,9 x 106 IU/ml
và 19,1 x 106 IU/ml.
Kết luận: Qua nghiên cứu 164 bệnh nhân có Anti-HCV (+), chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân nhiễm
HCV týp 6 và có kiểu gen IL28B CC. Không có sự khác biệt về nồng độ HCV-RNA giữa nhóm bệnh nhân có kiểu
gen IL28B CC và các nhóm bệnh nhân khác.
4 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phân bố kiểu gen HCV và IL28B ở bệnh nhân viêm gan C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 382
SỰ PHÂN BỐ KIỂU GEN HCV VÀ IL28B Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN C
Phạm Bá Chung*, Phạm Hùng Vân**, Cao Minh Nga**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ kiểu gen HCV, IL28B rs12979860 ở bệnh nhân nhiễm HCV và nồng độ HCV-RNA
ở nhóm bệnh nhân có kiểu gen IL28B CC và nhóm bệnh nhân không có kiểu gen này.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 166 bệnh nhân nhiễm HCV đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa
khoa Tỉnh Trà Vinh từ 01/4/2013 đến 12/05/2014.
Kết quả: HCV týp 6 có tỉ lệ cao nhất (43,28%). Kiểu gen IL28B CC chiếm ưu thế (78,36-93,33%).
Nồng độ HCV-RNA ở nhóm bệnh nhân có kiểu gen IL28B CC và không có kiểu gen này là 11,9 x 106 IU/ml
và 19,1 x 106 IU/ml.
Kết luận: Qua nghiên cứu 164 bệnh nhân có Anti-HCV (+), chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân nhiễm
HCV týp 6 và có kiểu gen IL28B CC. Không có sự khác biệt về nồng độ HCV-RNA giữa nhóm bệnh nhân có kiểu
gen IL28B CC và các nhóm bệnh nhân khác.
Từ khóa: Kiểu gen HCV, IL28B, viêm gan C.
ABSTRACT
THE HCV GENOTYPES AND IL28B GENOTYPES IN HCV INFECTION
Pham Ba Chung, Pham Hung Van, Cao Minh Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 383 - 386
Objective: This study was performed to investigate the percentage of HCV genotypes and IL28B
rs12979860 genotypes among patients with HCV antibody positive and the mean viral titer between the IL28B
CC subtype and the others.
Methods: A cross-sectional study was conducted between April 1st 2013 and May 12th 2014 on 164 HCV
infection patients. These patients were diagnosed and treated at Tra Vinh hospital.
Results: The highest rate belonged to HCV genotype 6 (43.28%). The IL28B CC subtype was
predominant (78.36-93.33%). There was no significant difference in the mean viral titer between the IL28B
CC subtype and the others.
Conclusions: In HCV infection, the HCV genotype 6 and IL28B CC genotype were fairly high ( 43.28% and
78.36-93.33% respectively). Patients with the IL28B CC genotype and the others had the same mean viral titer.
Key words: HCV genotype, IL28B, HCV infection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hội gan mật Việt Nam, tỉ lệ nhiễm
HCV ở Việt Nam vào khoảng 6,1%(8). Bệnh nhân
bị nhiễm HCV mạn tính sẽ có nguy cơ diễn tiến
đến xơ gan và ung thư gan. Khác với viêm gan
siêu vi B, y học hiện nay đã có những tiến bộ
vượt bậc trong điều trị bệnh viêm gan siêu vi C.
Tỉ lệ điều trị thành công rất cao đối với những
bệnh nhân có yếu tố thuận lợi như kiểu gen
HCV, kiểu gen IL28B(3,4). Tuy nhiên, việc điều
trị luôn có những biến chứng bất lợi và chi phí
điều trị cao là một vấn đề đối với bệnh nhân có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Như vậy, dự đoán
kết quả điều trị viêm gan C mạn tính đã trở
* Khoa Y - Đại học Trà Vinh ** Bộ môn Vi sinh - Khoa Y - Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Phạm Bá Chung ĐT: 0908158514 Email: phamba.chung@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 383
thành một nhu cầu cấp thiết. Do đó, mục đích
nghiên cứu của đề tài này nhằm:
1. Xác định tỉ lệ kiểu gen HCV ở bệnh nhân
nhiễm siêu vi C mạn tính.
2. Xác định tỉ lệ kiểu gen IL28B ở bệnh nhân
nhiễm siêu vi C.
3. Xác định nồng độ trung bình HCV-RNA ở
nhóm bệnh nhân viêm gan C mạn tính có kiểu
gen IL28B CC và nhóm bệnh nhân viêm gan C
mạn tính không có kiểu gen này.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, tiền cứu, mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhiễm HCV đến khám và điều trị
tại Bệnh viện Tỉnh Trà Vinh.
Thời gian từ 01/4/2013 đến 12/05/2014.
Cỡ mẫu
Tất cả các trường hợp có anti-HCV (+).
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh nhân có anti-
HCV dương tính được lấy máu thực hiện ba xét
nghiệm HCV-RNA, HCV Genotype và IL28B tại
Phòng xét nghiệm NK-BIOTEK.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Không xác định được kiểu gen HCV do tải
lượng HCV-RNA quá thấp.
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập, tính toán bằng phần mềm
Epi Info 7.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ ngày 01/4/2013 đến 12/05/2014, có 166
bệnh nhân nghi nhiễm HCV đến khám và điều
trị tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Trà Vinh, chọn tất
cả vào nhóm nghiên cứu do có Anti-HCV (+), lấy
mẫu huyết thanh làm các xét nghiệm PCR. Tuy
nhiên, có 2 trường hợp không xác định được
kiểu gen HCV do tải lượng HCV-RNA quá thấp,
loại khỏi mẫu nghiên cứu, còn lại 164 trường
hợp. Trong đó, có 30 trường hợp có HCV-RNA
dưới ngưỡng phát hiện.
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm về phái tính và tuổi
Tần suất về phái tính (n=164)
Nam chiếm 43,29% và nữ chiếm 56,71%.
Tuổi trung bình: 58,69 11,65
Nam: 57,58 12,02
Nữ: 59,54 11,36
Tuổi nhỏ nhất: 26
Tuổi lớn nhất: 95
Bảng 1: Tỉ lệ kiểu gen HCV ở 134 bệnh nhân nhiễm
siêu vi C mạn tính (có HCV-RNA dương tính)
Kiểu gen HCV n Tỉ lệ (%)
1a 7 5,22
1b 15 11,19
22 16,42
2a 54 40,30
6a 16 11,94
6e 30 22,39
6h 1 0,75
6l 6 4,48
6o 4 2,99
6p 1 0,75
58 43,28
Tổng cộng 134 100
Tỉ lệ kiểu gen IL28B ở bệnh nhân nhiễm siêu vi C
Bảng 2: Nhóm bệnh nhân chỉ có anti-HCV (+):
Kiểu gen n Tỉ lệ (%)
CC 28 93,33
CT 1 3,33
TT 1 3,33
Tổng cộng 30 100
Bảng 3: Nhóm bệnh nhân có HCV-RNA (+):
Kiểu gen n Tỉ lệ (%)
CC 105 78,36
CT 28 20,90
TT 1 0,75
Tổng cộng 134 100
Tải lượng HCV-RNA ở bệnh nhân viêm
gan C mạn tính:
- Có kiểu gen IL28B CC (n=105): 11,9 x 106
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 384
IU/ml.
- Không có kiểu gen IL28B CC (n=29): 19,1 x
106 IU/ml
(P-value = 0,232)
BÀN LUẬN
Tỉ lệ kiểu gen HCV ở bệnh nhân có HCV-
RNA (+) (bảng 1)
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi định týp
HCV ở 134 bệnh nhân có HCV-RNA (+) xác định
được ba kiểu gen chính là 6, 2 và 1 với tỉ lệ lần
lượt là 43,28%, 40,30% và 16,42%.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của
Phạm Hùng Vân năm 2011 thì có sự khác biệt.
Tác giả xác định týp HCV ở 842 bệnh nhân
viêm gan siêu vi C. Kiểu gen 6 chiếm tỉ lệ cao
nhất (458 bệnh nhân; 54,4%). Tiếp theo là kiểu
gen 1 (256 bệnh nhân; 30,4%) và kiểu gen 2
(128 bệnh nhân; 15,2%). Như vậy, kiểu gen 2
có tỉ lệ thấp nhất(9).
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu ở Nhật do
tác giả Yasumi Furui tiến hành vào năm 2011 ở
114 người hiến máu tình nguyện. Kết quả cho
thấy kiểu gen 2 (2a và 2b) chiếm ưu thế (78,2%),
tiếp theo là kiểu gen 1b (21,2%). Thực tế ở Nhật,
kiểu gen 1 lây truyền qua đường truyền máu,
kiểu gen 2 lây truyền qua các thủ thuật không vệ
sinh như xăm mình hoặc tiêm chích ma túy(2).
Theo tác giả, tỉ lệ kiểu gen 1 thấp là do hiệu quả
của việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
Do đó, tại Việt Nam kiểu gen 6 vẫn là týp
HCV phổ biến nhất(1,9). Riêng kiểu gen 2 chiếm tỉ
lệ cao hơn kiểu gen 1 trong nghiên cứu của
chúng tôi có thể là đặc điểm của địa phương, ít
lưu hành kiểu gen 1. Đa số những ca bệnh nặng
đều được chuyển lên tuyến trên điều trị. Giả sử
những bệnh nhân này có được truyền máu thì
khả năng nhiễm HCV týp 1 cũng rất ít do các túi
máu đã được sàng lọc kỹ. Tuy nhiên, để khẳng
định cần có một nghiên cứu khác với số mẫu lớn
hơn, bao gồm những người hiến máu (được xét
nghiệm HCV-RNA).
Tỉ lệ kiểu gen IL28B ở bệnh nhân có HCV-
RNA (+) (bảng 2.2)
Trong nghiên cứu này, khi xác định kiểu gen
IL28B tại vị trí rs12979860 có kết quả như sau:
kiểu gen CC chiếm tỉ lệ cao nhất (78,36%), kế đến
là kiểu gen CT (20,90%) và kiểu gen TT có tỉ lệ
thấp nhất (0,75%). Kết quả này tương đồng với
hai kết quả nghiên cứu khác tại Việt Nam.
Năm 2012, Phạm Hoàng Phiệt và cộng sự
xác định kiểu gen IL28B. Kết quả: CC (78%),
CT (20%), TT (2%)(7). Cũng trong năm này, tác
giả Nguyễn Bảo Toàn công bố kết quả tần
suất IL28B ở 239 bệnh nhân: CC 77%, CT 22%
và TT 1%(6).
Tỉ lệ kiểu gen IL28B ở bệnh nhân không có
HCV-RNA (bảng 2)
Trong nghiên cứu này, 30 bệnh nhân có
kháng thể Anti-HCV (+) nhưng HCV-RNA (-).
Có khả năng đây là những người đã đào thải
HCV tự phát. Đáng lưu ý có đến 93,33% số bệnh
nhân mang kiểu gen IL28B CC. Điều này chứng
minh kiểu gen IL28B CC có vai trò nhất định
trong việc loại bỏ virút HCV(3). Tần suất kiểu gen
IL28B CC cao ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính
người Việt Nam là một lợi thế cho việc điều trị,
nhất là những bệnh nhân nhiễm týp HCV týp 1.
ZhiFang Jia và cộng sự tổng quan lại 46 nghiên
cứu độc lập cho thấy kiểu gen IL28B CC giữ vai
trò tiên lượng đạt đáp ứng siêu vi bền vững đối
với kiểu gen 1 và 4(4).
Tải lượng HCV-RNA ở bệnh nhân viêm
gan C mạn tính
Năm 2011, Labarga P và cộng sự khảo sát
289 bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV. Tải
lượng virút HCV khác biệt giữa nhóm có allele
C và nhóm còn lại: CC 1.385.000, CT 848.939
000, TT 251.189 IU/ml (P = 0,006). Tác giả cho
rằng Interferon α nội sinh hoạt động yếu, cho
phép virút sao chép mạnh ở nhóm bệnh nhân
đầu tiên(5).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi,
chỉ có một bệnh nhân mang kiểu gen IL28B TT
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 385
với tải lượng virút là 15.999.6000 IU/ml. Do đó,
chúng tôi so sánh tải lượng virút giữa hai nhóm
bệnh nhân. Nhóm 1 có kiểu gen CC, nhóm 2 có
kiểu gen CT/TT. Kết quả tải lượng virút không
khác biệt đáng kể giữa hai nhóm bệnh nhân này
(11,9 x 106 IU/ml, 19,1 x 106 IU/ml; P-value =
0,232). Như vậy, kết quả này chỉ nên ghi nhận.
Để có một sự khẳng định chính xác, cần một
nghiên cứu bổ sung có số lượng mẫu lớn hơn với
số lượng bệnh nhân mang kiểu gen IL28B TT
nhiều hơn.
KẾT LUẬN
Khảo sát 164 bệnh nhân có Anti-HCV dương
tính, chúng tôi nhận thấy:
1. Đa số bệnh nhân có HCV-RNA (+) nhiễm
HCV týp 6 (43,28%).
2. Phần lớn bệnh nhân nhiễm HCV có kiểu
gen IL28B CC (78,36-93,33%).
3. Không có sự khác biệt đáng kể về tải
lượng virút giữa nhóm bệnh nhân có kiểu gen
IL28B CC và các nhóm còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Minh Nga, Dương Thị Thanh Hương (2014). “Sự phân bố
genotype HCV dựa trên vùng gen “core” ở bệnh nhân viêm gan
C tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM bằng phương pháp
real-time PCR”. “Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH" -
HỘI NGHỊ KHKT lần thứ 30. Ngày 10 tháng 1 năm 2014.
Chuyên đề Nội khoa. Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * Tr.: 347-351.
2. Furui Y, Hoshi Y, Murata K, Ito K, Suzuki K, Uchida S, Satake
M, Mizokami M, Tadokoro K (2011). Prevalence of Amino
acid mutation in hepatitis C virus core region among Japanese
volunteer blood donors. Journal of Medical Virology, volume
83, issue 11, pp 1924-1929.
3. Ghany MG, Nelson DR, Strader DB, Thomas DL, Seeff LB
(2012). “An update on treatment of genotype 1 chronic hepatitis
C virus infection: 2011”. Practice guideline by the American
association for the study of liver diseases". Hematology.
UpdateTreatmentGenotype1HCV11113.pdf
4. Jia Z, et al (2012). “Test of IL28B Polymorphism in Chronic
Hepatitis C Patients Treated with PegIFN and Ribavirin
depends on HCV Genotypes: Results from a Meta-Analysis”.
Plos One. www.plosone.org; September 2012, Volume 7, Issue
9, e45698.
5. Labarga P, Soriano V, Caruz A, Poveda E, Di Lello FA,
Hernandez-Quero J, Moreno S, Bernal E, Miró JM, Leal M,
Gutierrez F, Portilla J, Pineda JA; CoRIS (2011). “Association
between IL28B gene polymorphisms and plasma HCV-RNA
levels in HIV/HCV-co-infected patients”. AIDS; 25(6): 761-766.
6. Nguyễn Bảo Toàn và cộng sự (2012). “Tần suất genotype
IL28B (rs12979860) ở bệnh nhân Việt Nam nhiễm siêu vi C
mạn tính tại trung tâm y khoa Medic”. APASL. TAIPEI. pp 12-
22.
7. Phạm Hoàng Phiệt và cộng sự (2012). “Đa dạng của đơn
nucleotid (NSP=Single Nucleotide Polymorphism) rs12979860
và rs8099917 trên vùng IL28B của bệnh nhân nhiễm HCV ở
phía Nam Việt Nam”. Tạp chí gan mật Việt Nam, số 21, tr. 9-16.
8. Phạm Hoàng Phiệt và cộng sự (2013). “Bản đồng thuận xử trí
viêm gan virút C”. Hội gan mật Việt Nam. <<URL:
gan-virus-c/nid-1-889.htm.>>
9. Pham HV, Nguyen HD, Ho PT, Banh DV, Pham HL, Pham
PH, Lu L, Abe K (2011). “Very high Prevalence of Hepatitis C
Virus Genotype 6 Variants in Southern Vietnam: Large-Scale
Survey Based on Sequence Determination”. J. Infec. Dis: 64, pp
537-539.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015