Trước những thách thức to lớn của những vấn đề môi trường mà xã hội loài người đang đối
diện, các nhà xã hội học xuất phát từ những sự kiện, suy tư và khái quát hoá thành các lý
thuyết để lý giải cách hệ thống những vấn đề trên. Bài viết phác thảo lại sự phát triển các
quan điểm này, từ các quan điểm truyền thống, cố hữu trong tư tưởng xã hội học như thuyết
chức năng, thuyết xung đột và thuyết tương tác biểu tượng, đến các quan điểm mới xuất hiện
trong những thập kỷ gần đây: xã hội học về tiêu thụ và vấn đề môi trường, thuyết về xã hội
nguy cơ, quan điểm phát triển bền vững, lý thuyết hiện đại hoá sinh thái và cuối cùng quan
điểm về công bằng và quyền của công dân về sinh thái. Các quan điểm này có vai trò to lớn
trong việc thúc đẩy thay đổi các mối quan hệ giữa con người và môi sinh.
9 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển các quan điểm xã hội học trước những thách thức của các vấn đề môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/330410483
Sự phát triển các quan điểm xã hội học trước những thách thức của các vấn đề
môi trường
Article · January 2019
CITATIONS
0
READS
28
1 author:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
Religions in Viet Nam View project
Gender and Development View project
Nguyen Xuan Nghia
Ho Chi Minh City Open University
59 PUBLICATIONS 29 CITATIONS
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Nguyen Xuan Nghia on 16 January 2019.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
1Nguồn: Tạp chí khoa học, Trường Đại học Mở Tp. HCM, số 1 (19), 2011, tr. 32-39.
Sự phát triển các quan điểm xã hội học
trước những thách thức của các vấn đề môi trường
TS Nguyễn Xuân Nghĩa*
Tóm tắt
Trước những thách thức to lớn của những vấn đề môi trường mà xã hội loài người đang đối
diện, các nhà xã hội học xuất phát từ những sự kiện, suy tư và khái quát hoá thành các lý
thuyết để lý giải cách hệ thống những vấn đề trên. Bài viết phác thảo lại sự phát triển các
quan điểm này, từ các quan điểm truyền thống, cố hữu trong tư tưởng xã hội học như thuyết
chức năng, thuyết xung đột và thuyết tương tác biểu tượng, đến các quan điểm mới xuất hiện
trong những thập kỷ gần đây: xã hội học về tiêu thụ và vấn đề môi trường, thuyết về xã hội
nguy cơ, quan điểm phát triển bền vững, lý thuyết hiện đại hoá sinh thái và cuối cùng quan
điểm về công bằng và quyền của công dân về sinh thái. Các quan điểm này có vai trò to lớn
trong việc thúc đẩy thay đổi các mối quan hệ giữa con người và môi sinh.
Năm 2003, Martin Rees, nhà thiên văn học nổi tiếng nhất ở Vương quốc Anh hiện nay, xuất
bản cuốn sách gây “sốc” cho cả thế giới với nhan đề Thế kỷ cuối cùng của chúng ta, với phụ
đề “Nhân loại có sẽ tồn tại đến hết thế kỷ 21 không?”1. Ông đưa ra các sự kiện và lập luận
rằng những tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật của các ngành công nghệ như sinh học,
thông tin, nano và khoa học không gian, không chỉ mở ra cho con người những viễn ảnh tốt
đẹp nhưng còn hàm chứa những khía cạnh đen tối (dark side), những hậu quả không lường
trước được như thảm hoạ hạt nhân, vũ khí sinh học do khủng bố hay do xung đột giữa các
quốc gia, những sai lầm trong phòng thí nghiệm tạo ra những căn bệnh mới. Bên cạnh đó
những vấn đề môi trường rất cấp bách đang được đề cập đến, như: ô nhiễm không khí và
nước, chất thải rắn, xói mòn đất và sa mạc hoá, thực phẩm biến đổi gen, đa dạng sinh học
giảm dần, hiện tượng trái đất ấm dần lên và biến đổi khí hậu. Và Martin Rees đưa ra xác suất
50/50 cho sự tồn tại của con người vào cuối thế kỷ này.
Trước những vấn đề môi trường, trong ngành xã hội học đã xuất hiện môn học xã hội học về
môi trường (environmental sociology) có nhiệm vụ “tìm hiểu những niềm tin của con người,
thái độ của họ về môi trường của mình và những phương cách mà cơ cấu xã hội ảnh hưởng
đến họ và góp phần vào việc lạm dụng dai dẳng với môi trường” (Cable &Cable, 1995, tr. 5).
Cũng như những nhà nghiên cứu khác, các nhà xã hội học về môi trường tiếp cận vấn đề
bằng quan điểm xã hội học này hay quan điểm xã hội học khác. Trước những biến đổi nhanh
chóng của các vấn đề môi trường, các quan điểm xã hội học cũng nhanh chóng thích ứng. Bài
viết này phác thảo lại các quan điểm xã hội học truyền thống và những quan điểm mới xuất
hiện trong thời gian gần đây.
1. Các quan điểm xã hội học truyền thống về môi trường
1.1 Quan điểm chức năng luận
Một số nhà xã hội học theo thuyết chức năng (functionalism) đặt trọng tâm vào việc nghiên
cứu các mối tương quan giữa cấu trúc xã hội, biến đổi kỹ thuật và những vấn đề môi trường.
* Phụ trách ngành Xã hội học, Khoa XHH & CTXH trường ĐHM TpHCM.
1 Martin Rees. 2003. Our Final Century: Will the Human Race Survive the Twenty-First Century? London: William
Heinemann.
2Một mặt, họ cho thấy khoa học kỹ thuật – thông qua tự động hoá và sản xuất hàng loạt (mass
production), đã sản xuất ra xe hơi, máy tính mà hàng triệu con người sở hữu và sử dụng một
cách tiện nghi. Nhưng khoa học kỹ thuật cũng có phản chức năng (dysfunctions) của chúng -
tạo ô nhiễm không khí, sự lạm dụng, phá huỷ tài nguyên thiên nhiên và thải ra chất thải rắn
(solid waste) khó tiêu huỷ. Và cũng theo quan điểm này, một số vấn đề môi trường là cái giá
mà xã hội phải trả cho tiến bộ khoa học kỹ thuật. Về giải pháp, các tác giả này tin tưởng việc
phát triển các kỹ thuật mới sẽ giải quyết những vấn đề môi trường vừa nêu, ví như người ta
chế tạo ra ô tô với các bộ phận chuyển đổi hay sử dụng nhiên liệu mới không làm ô nhiễm
môi trường. Họ cũng quan niệm những giải pháp cho vấn đề dân số quá đông, vấn đề môi
trường nằm ngay trong chính các định chế xã hội: định chế chính trị và định chế giáo dục.
Giáo dục sẽ dạy cho con người các phương pháp kiểm soát sinh sản, gây ý thức cho con
người về những giới hạn của trái đất nếu dân số phát triển quá nhanh. Chính quyền các quốc
gia và các tổ chức quốc tế như Liện Hiệp Quốc sẽ cộng tác với nhau, tìm ra các giải pháp
canh tân kỹ thuật, sử dụng tài nguyên trái đất một cách công bằng hơn (Macionis, Blumer,
1998, 658-659)
1.2 Quan điểm xung đột
Ngược lại, các nhà xã hội học theo quan điểm xung đột (conflict perspective) không quan
niệm những vấn đề dân số hay môi trường là do dân số quá đông hay do thiếu hụt tài nguyên
mà là do chênh lệch quyền lực trong các xã hội và trong hệ thống kinh tế thế giới. Marx và
Ăngghen không cho rằng việc thiếu hụt thực phẩm là do dân số đông, bởi lẽ kỹ thuật nông
nghiệp có thể giải quyết điều này. Theo hai ông, việc thiếu ăn hay - rộng lớn hơn là nạn
nghèo đói của người lao động – là do sự bóc lột của các tay tư sản. Tầng lớp tư sản này lại
dùng lợi nhuận có được để mua máy móc có thể thay thế công nhân và sử dụng đội quân thất
nghiệp với giá rẻ để những công nhân khác không dám đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao
động.
Ngày nay, các nhà xã hội học theo quan điểm xung đột giải thích sự ô nhiễm môi trường là
do cấu kết giữa các công ty và giới ưu tú nắm quyền lực (political elite), bằng cách ngoại
hiện hoá chi phí môi trường của việc sản xuất (externalization of environmental cost of
production), hay nói cách khác chuyển chi chí đó cho quần chúng. Điều này có nghĩa, những
ảnh hưởng tai hại lên môi trường – ví như việc thải nước bẩn ra môi trường - của chi phí sản
xuất không bao gồm trong giá của sản phẩm.
Một lối tiếp cận khác của quan điểm xung đột là sự kỳ thị chủng tộc về mặt môi trường
(environmental racism). Theo lối tiếp cận này người ta thấy những cơ sở có nguy cơ về môi
trường thường nằm ở những vùng của cư dân nghèo, cư dân da màu hay các dân tộc thiểu số.
Năm 1987, Uỷ ban về Công bằng chủng tộc ở Mỹ đã đưa ra báo cáo với nhận định; “Chủng
tộc là biến số tiềm năng nhất để tiên đoán vị trí của các địa điểm chôn chất thải nguy hiểm ở
Mỹ” (Bullard, Wright, 1992, tr. 42). Điển hình là khu gia cư của 100 hộ người Mỹ gốc Phi đã
được xây dựng ở Texarkana, Texas, trên khu vực trước đó đã bị ô nhiễm do hoá chất của cơ
sở xử lý gỗ.
1.3 Quan điểm tương tác biểu tượng
Các nhà xã hội học theo quan điểm tương tác biểu tượng (symbolic interactionist
perspective) nhìn vấn đề môi trường ở cấp độ vi mô, trong tương quan với những cá nhân.
Các tác giả này cho rằng, các vấn đề về môi trường càng trở nên trầm trọng do cái nhìn chủ
quan của con người về môi trường. Cái nhìn này hình thành trong các giá trị cốt lõi mà con
người đã có được qua quá trình xã hội hoá. Những giá trị này chi phối thái độ và hành vi của
con người đối với môi trường. Lấy thí dụ một số giá trị cốt lõi và niềm tin của người Mỹ rất
tai hại cho môi trường (Cable & Cable, 1995, 11-12), như: a) Thế giới tự nhiên là vô hạn; b)
Niềm tin vào kỹ thuật: kỹ thuật có thể đáp ứng mọi thách đố; c) Tâm thế về phát triển : tăng
3trưởng đồng nghĩa với tiến bộ; d) Thuyết duy vật: sự thành công có thể đo lường qua việc
tiêu thụ; e) Chủ nghĩa cá nhân: quyền của cá nhân và sự thành đạt cá nhân là quan trọng nhất;
f) Thế giới quan lấy con người làm trung tâm: con người là trung tâm của thế giới và con
người là sinh vật cao hơn hết các loài khác. Con người tách ra khỏi thiên nhiên chứ không
thừa nhận con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người chinh phục và khuất
phục thiên nhiên (Kendall, 2004, tr. 346)
Đây là những giá trị, niềm tin cốt lõi trong truyền thống văn hoá của người Mỹ. Có thể do
sức ép của những vấn đề về môi trường, việc quan tâm đến môi trường, những vấn đề về chất
lượng cuộc sống với sự phát động của các phong trào xã hội có thể trở thành những ưu tiên
hàng đầu trong thời gian sắp đến.
2. Các quan điểm xã hội học trong thời gian gần đây về vấn đề môi trường
2.1 Xã hội học về tiêu thụ và vấn đề môi trường
Một vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường và phát triển kinh tế là các khuôn mẫu tiêu
thụ. Tiêu thụ bao gồm cả các sản phẩm, dịch vụ, năng lượng và các tài nguyên. Tiêu thụ có
cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Tích cực, bởi lẽ mức tiêu thụ nhìn chung trên thế giới ngày
càng được nâng cao, cho thấy điều kiện sinh sống của con người tốt hơn so với quá khứ.
Nhưng mặt khác tiêu thụ cũng có những tác động tiêu cực, bởi lẽ các khuôn mẫu tiêu thụ có
thể gây thiệt hại cho môi trường và gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội.
Báo cáo năm 1998 của Tổ chức Phát triển Liên Hiệp Quốc về khuynh hướng tiêu thụ trên thế
giới hiện nay làm cho chúng ta sửng sốt (PNUD, 1998, tr 51-96). Theo số liệu của báo cáo
này, vào năm 1900 mức tiêu thụ của cả thế giới chỉ khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ, nhưng
đến cuối thế kỷ đã lên đến 24 nghìn tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là gấp đôi mức tiêu thụ của năm
1975 và gấp sáu lần của năm 1950. Mức tiêu thụ này không được phân bố đồng đều. Trong
30 năm qua, mức tiêu thụ gia tăng 2,3% mỗi năm ở các nước công nghiệp; 6,1% ở các nước
Đông Á. Trái lại, tính trung bình, các hộ ở châu Phi tiêu thụ ít hơn đi 20% so với cách đây 30
năm. Sự bất bình đẳng trong tiêu thụ giữa người giàu và nghèo trên thế giới là rất rõ rệt: dân
số Tây Âu và Bắc Mỹ chỉ chiếm 12% dân số, nhưng tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của các
hộ gia đình chiếm hơn 60% tổng số của thế giới. Ngược lại, vùng nghèo nhất thế giới, các cư
dân vùng Hạ Sahara châu Phi chiếm 11% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ 1,2%. Sự gia
tăng tiêu thụ đè nặng lên môi trường và ngược đời thay“Sự xuống cấp của môi trường luôn
luôn ảnh hưởng nặng nề nhất những ai đang sống trong nghèo khổ” (PNUD, 1998, tr 74).
Con người có tiêu thụ mới tồn tại được. Nhưng chủ nghĩa tư bản công nghiệp đã tạo ra hình
thức tiêu thụ mới. Việc sản xuất hàng loạt (mass-production) đi đôi với việc tiêu thụ ở qui mô
lớn. Với quá trình toàn cầu hoá, sản phẩm có thể được sản xuất ở bất cứ nơi đâu có giá rẻ
nhất và tiêu thụ bất cứ ở đâu có giá tốt nhất. Với các nhà xã hội học, tiêu thụ đang trở thành
một lối tư duy, một hệ tư tưởng, bởi lẽ con người không chỉ tiêu thụ các sản phẩm hay dịch
vụ vì giá trị sử dụng của chúng - có thể giúp người tiêu thụ tiết kiệm thời gian và sức lực –
nhưng con người còn tiêu thụ để thể hiện địa vị xã hội, đặc biệt với các sản phẩm và dịch vụ
xa xỉ. Điều mà nhà xã hội học Thorstein Veblen (1857-1929) gọi là “tiêu thụ phô trương”
(conspicuous consumption). Với thời gian, người ta xem việc sở hữu những sản phẩm đó – ví
như ôtô, máy điều hoà - là điều bình thường. Nhưng khi số lượng người tiêu thụ lên qui mô
lớn sẽ tạo ra lượng ô nhiễm và chất thải lớn do cả việc sản xuất và cả việc tiêu thụ. Thêm vào
đó, người ta dần loại bỏ những sản phẩm - mặc dù giá trị sử dụng vẫn còn - để mua những
sản phẩm mốt nhất, hàng hiệu vì những sản phẩm này cho phép họ nói lên điều gì đó về
chính họ. Việc thải ra số lượng lớn các sản phẩm lỗi thời, lỗi mốt (xe hơi, đồ điện tử...) lại tạo
một sức ép lên môi trường.
4Một yếu tố khác của chủ nghĩa tiêu thụ đương đại là khía cạnh thú vị, lạc thú của sản phẩm.
Theo một số nhà xã hội học sự thú vị của tiêu thụ không chủ tại việc sử dụng sản phẩm mà ở
ước mong, tìm kiếm, khát khao sở hữu, mua sản phẩm. Việc tiếp thị các sản phẩm đã nhắm
vào tâm thế của ao ước tiêu thụ này (anticipatory consumerism) bằng cách tạo ra, gia tăng sự
khát khao có những sản phẩm mới ở quần chúng. Dưới góc độ môi trường, đây là một thảm
hoạ, vì khát khao liên tục của quần chúng về những sản phẩm mới sẽ kéo theo, tạo ra vòng
xoáy trôn ốc việc sản xuất hàng loạt, tiêu thụ đại chúng. Ở đầu vào của qui trình sản xuất
người ta sử dụng một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Ở đầu ra của qui trình tiêu thụ, người
ta thải ra một lượng lớn sản phẩm không phải vì chúng vô dụng, mà vì chúng không còn hợp
mốt, không còn đáp ứng kỳ vọng thể hiện vị trí xã hội của họ.
Như vậy, xã hội học về tiêu thụ đã cho thấy sự kết hợp giữa quá trình công nghiệp hoá, chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa tiêu thụ đã biến đổi quan hệ giữa xã hội và môi trường. Nhất là khi
quá trình công nghiệp hoá bắt đầu diễn ra ở qui mô toàn cầu, thì khả năng phục hồi và chịu
đựng của môi trường thiên nhiên càng yếu đi. Các nhà xã hội học môi trường đã cho thấy
những tác động nghiêm trọng của mô hình tiêu thụ hiện đại lên sinh thái: nhu cầu tiêu thụ
nước sạch gia tăng gấp đôi từ 1960; việc đốt nhiên liệu đã làm trái đất ấm lên gấp năm lần
trong vòng 50 năm qua; việc tiêu thụ gỗ gia tăng 40% trong vòng 25 năm qua; dự trữ lượng
cá giảm, động vật hoang dã bị triệt tiêu dần (PNUD, 1998).
Mặc dù những người giàu trên thế giới là những người tiêu thụ chính gây ra những tác hại về
môi trường, nhưng người nghèo lại là những nạn nhân của tai hoạ này. Trên bình diện quốc
gia và địa phương, những người giàu luôn có khả năng di chuyển khỏi những vùng có vấn đề,
chỉ còn người nghèo ở lại gánh chịu mọi tai hoạ. Các cơ sở hoá chất, tạo năng lượng, đường
cao tốc, sân bay thường nằm ở những vùng dân cư có lợi tức thấp. Trên bình diện toàn cầu,
các hiện tượng xói mòn đất, sa mạc hoá, phá rừng, thiếu nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nước thường tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Nghèo đói lại gia tăng những vấn đề
môi trường, bởi lẽ người nghèo không có chọn lựa nào hơn là tận dụng tài nguyên thiên
nhiên mà họ có thể tiếp cận, mà việc đốn chặt cây rừng lấy gỗ, đốt rừng lấy than ở Việt Nam
là một trường hợp minh hoạ (PNUD, 1998, tr. 74-96). .
2.2 Quan điểm về phát triển bền vững
Càng ngày con người càng ý thức được rằng lối sống công nghiệp với tâm thế bành trướng,
tăng trưởng không kiểm soát là không bền vững và chắc chắn rằng điều này sớm muộn rồi
cũng sẽ chấm dứt. Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên năm 1980, trong văn
kiện Chiến lược bảo tồn trái đất do Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức phi chính phủ soạn
thảo. Và năm 1987 khái niệm này chính thức được sử dụng trong báo cáo của Liên Hiệp
Quốc mang tên Tương lai chung của chúng ta, còn được gọi là Báo cáo Brundland (tên vị
Thủ tướng Na Uy, chủ tịch Uỷ ban tổ chức). Văn kiện này định nghĩa “Phát triển bền vững
là đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm hại khả năng thoả mãn của những
thế hệ tương lai” (Brunel, 2007, tr. 3, 47). Một định nghĩa rất ngắn nhưng mang ý nghĩa rất
lớn. Nó muốn nói lên rằng phát triển kinh tế phải được thực hiện như thế nào nhằm tái tạo lại
các tài nguyên thiên nhiên hơn là huỷ hoại chúng và giữ ô nhiễm ở mức thấp nhất. Báo cáo
Brundland cũng nhấn mạnh sự cần thiết chia sẻ sự tăng trưởng của thế giới cho những người
nghèo nhất và giảm sự bất bình đẳng. Như vậy, sự cân bằng giữa ba khía cạnh kinh tế, môi
trường và xã hội được xem như ba trụ cột của khái niệm phát triển bền vững. Nhưng sự cân
bằng trên chỉ có thể có được thông qua một nền quản trị tốt (bonne gouvernance) bằng nền
dân chủ tham gia (démocratie participative).
Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng tại Hội nghị Thượng Đỉnh về Trái đất năm 1992 ở Rio
de Janerio (Bra-xin) và cuộc họp Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững năm 2002 ở
Johannesburg (Nam Phi) và phát triển bền vững cũng là một trong các Mục tiêu Phát triển
của Thiên niên kỷ đã được 191 quốc gia đồng thuận.
5Tuy nhiên khái niệm “phát triển bền vững” cũng bị phê bình là quá mơ hồ (đâu là nhu cầu
của các thế hệ hiện tại, đâu là ưu tiên của các thế hệ tương lai? Thế nào là bền vững?...2) và
không quan tâm đến nhu cầu của các nước nghèo; nó bị phê phán là không thấy rằng cách
thức tiêu thụ của các nước giàu đã làm hại các nước khác. Trong khái niệm này cũng hàm ẩn
sự đối nghịch giữa tính bền vững của sinh thái và phát triển kinh tế. Từ đó người ta dễ bi
quan vì khó cân bằng các hoạt động của con người với việc gìn giữ sự bền vững hệ thống
sinh thái. Một số tác giả khác cho thấy một số nhà cầm quyền giương cao biểu ngữ “Phát
triển bền vững”, nhằm ru ngủ quần chúng, nhưng trong thực tế họ không làm gì hết. Mặt
khác, các tiêu chuẩn về tính bền vững có thể che giấu ý đồ “bảo hộ mậu dịch”, bảo vệ chủ
nghĩa tư bản của các nước công nghiệp hoá: “Cảm tưởng mà khái niệm phát triển bền vững
cho ta chính là nó phục vụ một cách hoàn hảo chủ nghĩa tư bản”3. Tuy nhiên, dù có một số
hạn chế, quan điểm phát triển bền vững đã tạo ra mảnh đất chung mà các nhà nước, tổ chức
quốc tế, phong trào môi trường có thể gặp gỡ, trao đổi, hợp tác ở các qui mô khác nhau trong
sự nghiệp bảo vệ sinh thái.
2.3 Quan điểm của nhà xã hội học Ulrich Beck về “Xã hội nguy cơ”
Nhà xã hội học U. Beck dùng một hình ảnh độc đáo để nói về việc chuyển từ xã hội công
nghiệp cổ điển sang xã hội (công nghiệp) nguy cơ: từ thế kỷ 19 cuộc xung đột chính giữa giai
cấp tư bản và giai cấp công nhân là sự phân chia “miếng bánh của cải” được tạo ra, nhưng
nay, ngày càng nhiều người càng nhận ra chiếc bánh của cải đó cũng đang bị nhiễm độc
(Beck 2002, 128)
Thật ra, từ lâu xã hội loài người đã phải đối diện với những nguy cơ. Nhưng những nguy cơ
trước đây là từ ngoài tới (external risks), ví như lụt lội, động đất, khô hạn. Nói chung là do
thiên tai. Nhưng nay, con người phải đối diện những nguy cơ loại mới được tạo ra do kiến
thức và kỹ thuật của chính con người tác động lên môi trường tự nhiên. U. Beck gọi là nguy
cơ do con người tạo ra (manufactured risks). Nhưng thủ phạm rất dễ trốn tránh trách nhiệm,
vì những nguy cơ này khó nhận diện, khó lường trước được và ảnh hưởng lâu dài các thế hệ
tương lai, ví như chất độc màu da cam, nhiễm xạ, thực phẫm biến đổi gen. Với loại nguy cơ
này xã hội cũng rất khó xử lý. Nói khác đi, đó là vô trách nhiệm có tổ chức và dấu mặt (Bùi
Văn Nam Sơn, 2010).
Đặc biệt, Beck đã đề cập đến những nguy cơ trong bối cảnh toàn cầu hoá. Theo ông, sự phát
triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã sản sinh ra những nguy cơ dưới những hình thức
mới mà con người phải thích ứng, như sự thay đổi nhanh chóng trong mô hình nhân dụng, sự
bất ổn trong lao động, ảnh hưởng của truyền thống và phong tục trên sự hình thành căn tính
của cái tôi (self-identity) ngày càng giảm, mô hình gia đình truyền thống bị xói mòn và quá
trình dân chủ hoá các quan hệ của cá nhân. So với xã hội truyền thống, ngày nay mọi quyết
định của cá nhân đều chịu sức ép của các nguy cơ. Việc chọn lựa học ngành nào, lấy ai đều là
những hành động chứa đấy nguy cơ. Không những vậy, xã hội nguy cơ mang tính toàn cầu
(world risk society): sự ô nhiễm môi trường không biết đến ranh giới quốc gia (như vụ bùn
đỏ ở Hungary, chuyên chở chất thải hạt nhân ở châu Âu, hiện tượng thay đổi khí hậu toàn
cầu...). Nhưng hiện nay con người cũng chỉ biết dựa vào khoa học kỹ thuật để xử lý những
vấn đề môi trường.
2 Tính bền vững thường được phân tích dựa trên tài nguyên, hay còn gọi là vốn (capital). Vốn có hai loại: vốn tự
nhiên (như đất đai, nước, rừng...) và vốn xây dựng (capital construit) như cơ sở hạ tầng, sản phẩm... Quan điểm về
tính bền vững mạnh (durabilité forte) đòi hỏi bảo tồn vốn thiên nhiên; quan điểm về tính bền vững yếu (durabilité
faible) chỉ đòi hỏi tổng của vốn