Một trong những thách thức lớn hiện nay tại các công ty là sự thiếu gắn kết của người lao động đối với công việc và điều này do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài báo này phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với công việc, bao gồm: sự nhận dạng tổ chức, nhận dạng nhân
viên - khách hàng và định hướng khách hàng. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát trực tuyến với
đối tượng là các nhân viên thuộc các công ty truyền thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành
khảo sát 274 bảng hỏi, trong đó 256 bảng hỏi hợp lệ. Các kiểm định và kết quả phân tích cho thấy sự tương
quan thuận chiều giữa các nhân tố nói trên đến sự gắn kết với công việc.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tác động của nhận dạng tổ chức, nhận dạng nhân viên - khách hàng và định hướng khách hàng đến sự gắn kết của nhân viên tại các công ty truyền thông trên địa bàn Tp.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sè 143/2020 thương mại
khoa học
1
2
11
19
31
38
45
54
61
67
76
82
MỤC LỤC
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
1. Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Việt Dũng và Tạ Thúy Quỳnh - Áp dụng mô hình ARDL nghiên cứu
tác động của các chỉ số giá đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 143.1FiBa11
Application of ARDL model for studying the impact of price indicators on the Vietnamese
stock market
2. Đỗ Thị Vân Trang, Đinh Hồng Linh và Lê Thùy Linh - Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mã số:143.1TrEM.11
Determinants of Foreign Direct Investment In Vietnam: ARDL Model
3. Vũ Văn Hùng và Hồ Kim Hương - Nghiên cứu tác động của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối
với thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Mã số: 143.1DEco.12
A Study on the Impact of Vocational Training Policies on Household’s Income in Vietnam’s
Rural Areas
4. Võ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Minh Trí - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ
gia đình ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Mã số: 143.1DEco.11
An Analysis of the Factors Affecting Household Spending in Mekong Delta
QUẢN TRỊ KINH DOANH
5. Nguyễn Quốc Thịnh, Khúc Đại Long và Nguyễn Thu Hương - Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh
nghiệp Việt Nam - động lực cho sự khác biệt hóa. Mã số: 143.2BAdm.22
Intellectual Property Management in Vietnamese Businesses - Motivation for Diversification
6. Đặng Thị Thu Trang và Trương Thị Hiếu Hạnh - Ảnh hưởng của chất lượng tích hợp kênh lên
sự gắn kết của người tiêu dùng trong bán lẻ đa kênh tại Việt Nam. Mã số: 143.2BMkt.21
The Influence of Channel Integration Quality on Customer Engagement in Multi-channel
Retail in Vietnam
7. Lê Công Thuận và Bùi Thị Thanh - Phong cách lãnh đạo ủy quyền và sự tham gia vào quá trình
sáng tạo của cấp dưới. Mã số: 143.2HRMg.21
Empowering leadership and followers’ creative process engagement
8. Nguyễn Chí Đức - Nghiên cứu hành vi tín nhiệm dựa trên lý thuyết trò chơi. Mã số: 143.2BAdm.21
Game analysis of credit behavior
9. Trịnh Thùy Anh, Lý Thanh Duy và Nguyễn Phạm Kiến Minh - Sự tác động của nhận dạng tổ
chức, nhận dạng nhân viên - khách hàng và định hướng khách hàng đến sự gắn kết của nhân viên tại
các công ty truyền thông trên địa bàn TP.HCM. Mã số: 143.2HRMg.21
The Impact of Organization Identity, Staff-Customer Identity, and Customer Orientation on
Staff Commitment at Communication Companies in Hochiminh City
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
10. Phan Thị Thu Hiền, Phạm Thị Cẩm Anh và Trần Bích Ngọc - Những điểm mới của bộ quy tắc
Incoterms 2020 và hàm ý áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế. Mã số: 143.3IBMg.32
New Points in Incoterms 2020 and Implications in International Goods Trading
11. Nguyễn Ngọc Mai và Nguyễn Thị Minh Thảo - Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng
dụng gọi xe: Trường hợp nghiên cứu tỉnh Bình Dương. Mã số: 143.3BMkt.31
Factors Affecting the Intention to Use Vehicle Booking Apps: a Case Study in Bình Dương
Province
ISSN 1859-3666
Giới thiệu
Toàn cầu hóa mạnh mẽ đã thúc đẩy sự xuất hiện
của nhiều doanh nghiệp, kéo theo một loạt khó khăn
mà trong đó, việc xây dựng một tổ chức với sự thấu
hiểu và gắn kết lâu dài là một thách thức lớn hiện
nay. Hiện nay, người lao động bị thu hút bởi định
hướng phát triển rõ ràng của doanh nghiệp, đồng
thời đề cao nhu cầu được thấu hiểu và phát triển bản
thân mạnh mẽ (Tran, 2016). Người lao động hiện
nay đã chủ động hơn, họ sẵn sàng thay đổi công việc
nếu môi trường làm việc không đáp ứng được nhu
cầu và nâng cao giá trị cá nhân của họ, nhất là ở các
đô thị, các thành phố lớn nơi mà nhu cầu người lao
động thường đa dạng và phức tạp hơn. Do đó nhu
cầu giải quyết bài toán về sự cam kết và trung thành
với công việc trong lĩnh vực nhân sự là vô cùng lớn.
Mạng lưới nhân sự Anphabe cho biết gần 40% nhân
viên trong tổng số người được khảo sát có sự thờ ơ
và thiếu gắn kết, họ làm việc hời hợt vì không hiểu
các giá trị cốt lõi và các giá trị mà họ đóng góp cho
sự phát triển của tổ chức (Tran, 2016). Tuy nhiên, họ
lại không muốn chuyển đổi công việc hoặc nghỉ
việc, và điều này ảnh hưởng tiêu cực tới các nhân
viên khác, thông qua sự quan liêu trong công việc
của họ, đặc biệt là với những nhân sự mới và dẫn
đến hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp.
Vấn đề này đối với ngành truyền thông lại càng
trở nên căng thẳng hơn do nhân viên ngành này
thường xuyên phải làm việc vào cuối tuần, ngoài giờ
(Tổng hợp, 2018). Trên thế giới, sự mệt mỏi của các
nhân viên đã biến truyền thông thành một trong
những ngành có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất thế giới
(Michael, 2018), xuất phát từ việc không có sự thỏa
hiệp hợp lý khi các nhân viên này - với vai trò là cầu
nối giữa doanh nghiệp và khách hàng - phải đảm
bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong
tình trạng năng lực của doanh nghiệp bị hạn chế. Lời
giải được đề xuất cho bài toán này chính là tăng sự
cảm nhận và sự thấu hiểu sâu sắc về tổ chức ở nhân
viên. Từ đó, họ sẽ tự nguyện hoàn thiện bản thân để
phù hợp với công việc nhằm đẩy mạnh chất lượng
phục vụ và sự hài lòng của khách hàng đối với
doanh nghiệp, cùng sự phát triển về nhận thức và
gắn kết với công việc của họ. Theo Linkedln, tỷ lệ
nghỉ việc trung bình trên toàn cầu năm 2017 là
10,9%; trong đó truyền thông là một trong ba ngành
có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất (V.Thuỳ, 2018). Thanh
Nguyễn (2019) cho rằng công ty sẽ tăng trưởng khi
67
?
Sè 143/2020
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN DẠNG TỔ CHỨC, NHẬN DẠNG NHÂN VIÊN - KHÁCH HÀNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN
TẠI CÁC CÔNG TY TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Trịnh Thùy Anh
Trường Đại Học Mở TPHCM
Email: thuyanh@ou.edu.vn
Lý Thanh Duy
Công ty Vero IMC Việt Nam
Email: thanhduyeco@gmail.com
Nguyễn Phạm Kiến Minh
Trường Đại Học Mở TPHCM
Email: minh.npk@ou.edu.vn
Ngày nhận: 02/03/2020 Ngày nhận lại: 16/04/2020 Ngày duyệt đăng: 23/04/2020
M ột trong những thách thức lớn hiện nay tại các công ty là sự thiếu gắn kết của người lao động đối với công việc và điều này do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài báo này phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với công việc, bao gồm: sự nhận dạng tổ chức, nhận dạng nhân
viên - khách hàng và định hướng khách hàng. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát trực tuyến với
đối tượng là các nhân viên thuộc các công ty truyền thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành
khảo sát 274 bảng hỏi, trong đó 256 bảng hỏi hợp lệ. Các kiểm định và kết quả phân tích cho thấy sự tương
quan thuận chiều giữa các nhân tố nói trên đến sự gắn kết với công việc.
Từ khóa: nhận dạng tổ chức, nhân viên - khách hàng, định hướng khách hàng, gắn kết với công việc.
?nhân viên hạnh phúc. Vì vậy, việc thực hiện một
nghiên cứu để đánh giá tác động của việc nhận dạng
tổ chức, nhận dạng nhân viên - khách hàng đến sự
gắn kết với công việc của nhân viên bên cạnh tác
động của sự thấu hiểu về tổ chức cùng ý thức trong
mối quan hệ nhân viên - khách hàng của các nhân
viên tại các công ty truyền thông là một việc làm cần
thiết và có ý nghĩa.
1. Cơ sở lý thuyết
Sự nhận dạng tổ chức được khái niệm hóa dựa
trên lý thuyết xây dựng nhận thức và được biết đến
như sự đồng điệu giữa giá trị cá nhân và tổ chức
(Pratt, 1998; Stengel, 1987). Sự nhận dạng tổ chức
được định nghĩa là việc các thành viên thuộc một tổ
chức định nghĩa họ dựa trên các tiêu chí dùng để
định nghĩa tổ chức của họ (Dutton và các cộng sự,
1994). Nhận dạng tổ chức được xem là sự nhận thức
của một cá nhân thể hiện sự gắn bó với tổ chức
(Ashforth và Mael, 1989). Trong đó, mức độ nhận
dạng với tổ chức được đánh giá qua nhiều tiêu chí
khác nhau như sự đoàn kết, thái độ, hành vi ứng xử,
sự đồng điệu và hòa nhập với môi trường trong tổ
chức (Patchen, 1970). Nói cách khác, các cá nhân
tích cực tham gia thực hiện các hành vi, hoạt động
ngoại khóa, và hỗ trợ tổ chức được cho là có mức độ
nhận dạng tổ chức cao (Mael & Ashforth, 1992;
O'Reilly & Chatman, 1986). Thực tế đã chứng minh
sự nhận dạng tổ chức là hệ quả mà cá nhân đạt được
khi làm việc, nhưng vẫn chưa chứng thực đây là tiền
tố cho sự tự giác làm việc. Mặc dù việc tham gia và
tự giác làm việc mang ý nghĩa tương đồng khi đánh
giá động lực làm việc của một người, nhưng thực tế
cho thấy những cá nhân làm việc tự giác mang lại
nhiều kết quả tích cực và hiệu quả hơn so với những
người làm việc thụ động. Nói cách khác, các nhân
viên có sự gắn kết sẽ hiểu văn hóa tổ chức, hứng thú
với công việc và cống hiến hết mình cho công việc,
còn những cá nhân xem công việc như nghĩa vụ thì
không (Anaza & Rutherford, 2012).
Bên cạnh đó, sự nhận dạng khách hàng - nhân
viên đã được đề cập trong nghiên cứu của
Bhattacharya & Sen (2003). Ông cho rằng mối quan
hệ công ty và người tiêu dùng (khách hàng) mạnh mẽ
thường xuất phát từ nhận dạng của người tiêu dùng
với các công ty đó, giúp họ thỏa mãn một hoặc nhiều
nhu cầu tự xác định quan trọng. Trong đó, mối quan
hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp được lý giải
thông qua các xu hướng như sự hài lòng, quan hệ
marketing, sự trung thành thương hiệu, hay là quản trị
quan hệ khách hàng (De Wulf và cộng sự, 2001;
Winer, 2001). Đó là mối quan hệ giữa khách hàng -
nhân viên thông qua thuật ngữ nhận dạng quan hệ và
là “sự mở rộng về tự nhận định cá nhân thông qua
một vị trí, chức vụ cụ thể trong một mối quan hệ”
(Sluss & Ashforth, 2007). Bhattacharya và Sen
(2003) cho thấy các yếu tố hấp dẫn khách hàng từ
phía doanh nghiệp sẽ được truyền tải tới khách hàng
thông qua nhân viên của công ty. Mô hình này được
mở rộng bởi Lichtenstein và cộng sự (2010) bằng
cách phân tích sâu ảnh hưởng tích cực của mức độ
thấu hiểu và nhận dạng doanh nghiệp của nhà quản lý
và nhân viên lên mức độ nhận diện doanh nghiệp của
khách hàng và từ đó tăng hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp. Các học giả cũng tin rằng các mối
quan hệ, mục tiêu, định hướng, cơ hội kinh doanh
tiềm năng sẽ có được nhờ việc củng cố liên tục sự hài
lòng của khách hàng thông qua nhiều buổi gặp ngắn
hạn và sự nhiệt huyết, nỗ lực không ngừng thuyết
phục của các nhân viên chăm sóc khách hàng
(Ahearne và cộng sự, 2005; Lichtenstein và cộng sự,
2010). Nhiều nghiên cứu đã làm sáng tỏ các mối quan
hệ này, tuy nhiên, một bức tranh toàn diện về các mối
liên kết, quan hệ phát sinh xuất phát từ sự tương tác,
giao tiếp tại nơi làm việc và sự tự định nghĩa liên
quan đến những người khác của một cá nhân vẫn
chưa được phát hiện (Sluss & Ashforth, 2007).
Sự định hướng khách hàng cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ chặt
chẽ giữa nhân viên và khách hàng trong sự nhận
dạng khách hàng - nhân viên. Đó là khuynh hướng
của nhân viên khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng
trong một bối cảnh thực tế nhất định, nhằm đánh giá
khả năng và động lực của nhân viên khi phục vụ
khách hàng bao gồm nhu cầu (Saxe & Weitz, 1982)
và sự thích thú (Brown và cộng sự, 2002). Donavan
và cộng sự (2004) tin rằng sự hài lòng công việc,
cam kết của tổ chức và hành vi của nhân viên có thể
được cải thiện bằng chiến lược định hướng khách
hàng hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho rằng các nhân
viên nhạy bén nắm bắt tâm lý và đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng là những nguồn lực quan trọng
cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhờ việc
duy trì sự hài lòng của khách hàng (Babakus và cộng
sự, 2009; Brown và cộng sự, 2002). Các công ty có
sự định hướng khách hàng cao thường hoạt động
hiệu quả hơn các công ty khác (Donavan và cộng sự,
2004). Saxe và Weitz (1982) cho rằng sự cạnh tranh
và biến đổi liên tục của thị trường buộc doanh nghiệp
phải nhạy bén khi đưa ra các chính sách và tạo ra các
sản phẩm có sự khác biệt về giá trị, hình ảnh của
doanh nghiệp, bên cạnh thái độ và trình độ chuyên
môn của nhân viên khi tiếp cận khách hàng. Từ đó,
sự hài lòng và ủng hộ của khách hàng sẽ mang đến
thành công cho doanh nghiệp. Các nhân viên có khả
Sè 143/202068
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
năng định hướng khách hàng cao sẽ làm hài lòng
khách hàng thông qua việc liên tục hỗ trợ, thỏa mãn
khách hàng trong một thời gian dài, và nhờ đó tạo ra
nguồn khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Donavan và cộng sự (2004) cho rằng sự gắn kết của
nhân viên liên hệ mật thiết với sự định hướng khách
hàng của tổ chức. Ngoài ra, các nhân viên tận tâm
thường xuất sắc hoàn thành mục tiêu được giao khi
dành nhiều thời gian hơn cho công việc, nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách hàng (Donavan và cộng sự,
2004) và tăng định hướng khách hàng, nhờ vào các
đánh giá về hành vi và sự cống hiến của nhân viên
(Kelley, 1992) dẫn đến chất lượng thực hiện dịch vụ
sẽ được nâng cao (Brady & Cronin, 2001).
Sự gắn kết của nhân viên được đo lường nhờ các
tiêu chuẩn đánh giá đến từ trải nghiệm, hành động,
và ý thức của nhân viên với hiệu quả hoạt động của
tổ chức (Edelman, 2008; Jiang và cộng sự, 2016).
Sự gắn kết được hiểu là sự cam kết về mặt trí tuệ và
tình cảm với tổ chức và công việc (Baumruk, 2004;
Shaw, 2005) và sẽ làm tăng sự hài lòng cá nhân, sự
nhiệt tình và tinh thần cống hiến cho công việc của
nhân viên (Harter và cộng sự, 2002). Việc thấu hiểu,
cảm nhận được mục tiêu và chiến lược kinh doanh
của tổ chức là động lực thúc đẩy khả năng làm việc,
tự hoàn thiện bản thân và cố gắng đạt đến thành
công của nhân viên và là tiền đề cho sự gắn kết công
việc của nhân viên (Harley và cộng sự, 2005;
Coleman, 2005, p. 66). Harley và cộng sự (2005)
cho rằng có thể nhận ra các nhân viên có thái độ làm
việc tích cực, tin tưởng vào tổ chức, năng nổ cải
thiện hiệu quả làm việc, gắn kết cao với đồng
nghiệp, liên tục hoàn thiện bản thân và luôn tìm cách
nâng cao hiệu quả của tổ chức. Ngoài ra, Baumruk
và cộng sự (2006) cũng dẫn ra ba hành vi chung của
nhân viên có sự gắn kết cao gồm sự chủ động kết nối
quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp, mong
muốn trở thành một phần của tổ chức và luôn nỗ lực
cống hiến cho sự phát triển của tổ chức. O'Reilly và
Chatman (1986) cho rằng sự chấp thuận và tuân thủ
các mục tiêu, quy tắc chiến lược mà tổ chức theo
đuổi thể hiện sự gắn kết của nhân viên và củng cố
cho sự trung thành của nhân viên. Nhân viên gắn kết
cao với công việc sẽ giúp đạt được các lợi ích như:
nâng cao hiệu suất làm việc (Gruman & Saks, 2011),
sự vắng mặt - nghỉ việc giảm (Brunetto và cộng sự,
2012) và sự trung thành của khách hàng tăng lên
(Salanova và cộng sự, 2005). Đồng thời, sự gắn kết
với công việc của nhân viên cũng tăng sự tương tác
của các thành viên trong tổ chức và tạo nguồn động
lực giúp doanh nghiệp đổi mới và thúc đẩy lợi thế
cạnh tranh trên thị trường (Welch, 2011).
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
Mael và Ashforth (1992); Pratt (1998) có đề cập đến
mối tương quan giữa nhận dạng tổ chức và sự gắn kết.
Bhattacharya & Sen (2003) có đề cập đến sự
nhận dạng của khách hàng - doanh nghiệp. Đó có
thể được xem là mối quan hệ nhân viên - khách hàng
(Sluss & Ashforth, 2007). Lichtenstein và cộng sự
(2010) cho rằng có sự tác động giữa nhận dạng tổ
chức đến nhận dạng doanh nghiệp - khách hàng và
tác động đến kết quả tài chính và các kết quả khác
của doanh nghiệp như sự hài lòng, mối quan hệ.
Sluss và Ashforth (2007) đã chỉ ra rằng các nhân
viên có nhận dạng mạnh mẽ với tổ chức có xu hướng
phát triển mối liên kết sâu sắc hơn với khách hàng.
Peccei và Rosenthal (1997) cho rằng nhân viên
có định hướng khách hàng cao sẽ có sự gắn kết cao.
Mael và Ashforth (1992); Tyler và Blader (2000)
cũng khẳng định rằng các nhân viên có sự nhận dạng
với tổ chức mạnh sẽ có định hướng khách hàng cao.
Donavan và cộng sự (2004) cho rằng chiến lược
định hướng khách hàng sẽ tác động đến sự cam kết
của tổ chức. Babakus và cộng sự (2009), Brown và
cộng sự (2002) cũng đánh giá cao ảnh hưởng của
việc định hướng khách hàng đến các kết quả đạt
được của doanh nghiệp. Ahearne và các cộng sự
(2005); Bhattacharya và Sen (2003) cho rằng các
nhân viên có khả năng nhận dạng khách hàng cao sẽ
có định hướng khách hàng tốt.
Tuy nhiên một bức tranh toàn diện về các mối
quan hệ này chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ cơ sở
lý luận như trên, các giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết H1: Nhân viên có sự nhận dạng tổ
chức mạnh mẽ sẽ có sự gắn kết cao với công việc.
Mối quan hệ giữa nhận dạng tổ chức và sự gắn
kết được xác định trong lý thuyết nhận dạng xã hội
(Pratt, 1998). Theo đó, cá nhân sẵn sàng tích hợp với
những người khác trong nhóm khi nhận thấy sự liên
kết của bản thân với thuộc tính của nhóm, qua đó tạo
được môi trường thống nhất trong quan điểm, nhận
thức và hành động (Mael và Ashforth, 1992).
Giả thuyết H2: Nhân viên có khả năng nhận diện
khách hàng cao sẽ có sự gắn kết cao với công việc.
Sluss và Ashforth (2007) cho rằng khi nhân viên
cảm nhận được giá trị của xây dựng mối quan hệ
trên cơ sở công việc sẽ có xu hướng xây dựng và
duy trì mối quan hệ với khách hàng, những mối
quan hệ được xây dựng đó có tác động tích cực và
tạo thuận lợi cho tiến trình công việc và tạo ra giá trị
cho tổ chức.
Giả thuyết H3: Nhân viên có sự nhận dạng tổ
chức mạnh mẽ sẽ có sự nhận dạng nhân viên - khách
hàng cao.
69
?
Sè 143/2020
QUẢN TRỊ KINH DOANH
thương mại
khoa học
?Sluss và Ashforth (2007) đã chỉ ra rằng các nhân
viên có nhận dạng mạnh mẽ với tổ chức có xu
hướng phát triển mối liên kết sâu sắc hơn với khách
hàng của họ, nhờ đó phát triển các giá trị của họ.
Giả thuyết H4: Nhân viên có mức độ cao trong
định hướng khách hàng sẽ có sự gắn kết cao với
công việc.
Peccei và Rosenthal (1997) cho rằng nhân viên
có định hướng khách hàng sẽ thực hiện những hành
vi tích cực nỗ lực cao để tương tác với khách hàng,
trong quá trình làm việc nhân viên sẽ tránh các hành
vi không chuẩn mực với khách hàng, góp phần đạt
được các kết quả tốt đẹp.
Giả thuyết H5: Nhân viên có sự nhận dạng tổ
chức mạnh mẽ sẽ có định hướng khách hàng cao.
Các nhân viên có nhận dạng mạnh mẽ với tổ
chức sẽ thực hiện các hành vi tích cực để thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng ở cấp độ cá nhân của nhân
viên như: sẵn sàng lắng nghe khách hàng, giao tiếp
với những cảm xúc tích cực hay luôn thúc đẩy xây
dựng mối quan hệ với khách hàng (Mael và
Ashforth, 1992). Tyler và Blader (2000) nhận ra
rằng các nhân viên có thuộc tính tương đồng và cảm
nhận sâu sắc các giá trị của tổ chức luôn nỗ lực
nhiều hơn để hoàn thành trách nhiệm công việc và
họ thể hiện định hướng khách hàng ở mức độ cao.
Giả thuyết H6: Nhân viên có khả năng nhận dạng
khách hàng cao sẽ có định hướng khách hàng cao.
Bhattacharya và Sen (2003) đã lập luận rằng khi
khách hàng cảm nhận được hành vi tích cực từ nhân
viên chăm sóc khách hàng (hành vi định hướng khách
hàng), khách hàng có xu hướng cố gắng thấu hiểu
công ty, qua đó tăng lợi thế kinh doanh cho công ty
dịch vụ đó. Những tương tác như vậy giúp khách
hàng dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách thuận lợi
và liên tục, và đây là cơ sở cho những đánh giá của
khách hàng (Ahearne và các cộng sự, 2005;
Bhattacharya và Sen, 2003). Nắm bắt được lợi thế từ
những hành vi định hướng khách hàng, những nhân
viên chăm sóc khách hàng thường luôn thể hiện
những hành vi tích cực hướng về khách hàng.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Xây dựng thang đo
Các thang đo được xây dựng từ các nghiên
cứu trước đây. Nhận dạng tổ chức được định
nghĩa là sự đoàn kết, thái độ và hành vi ứng xử
đồng điệu và hòa nhập với tổ chức (Patchen,
1970) và được Mael & Ashforth (1992),
O'Reilly & Chatman (1986) đo lường bởi sự
tích cực tham gia vào các hành vi, hoạt động
ngoại khóa, và hỗ trợ tổ chức. Do đó các thang
đo: ý thức bảo vệ tổ chức, quan tâm đến đồng
nghiệp, tự hào khi nói về tổ chức, đề cao sự thành
công