Sự thích nghi của các nhóm Thực vật bậc thấp trong môi trường nước. Sự tiến hóa của Thực vật từ nước lên cạn

Tảo là những thực vật bậc thấp, thường sống trong nước. Cơ thể của tảo có cấu trúc rất đa dạng : đơn bào, tập đoàn hay đa bào. Tảo có những đặc điểm giống với thực vật như: - Tế bào của chúng được bao bọc bởi vách tế bào tách biệt và nằm ngoài màng tế bào. - Chất tế bào của chúng thường có chứa 1 hoặc nhiều không bào lớn. - Chúng có sắc tố quang hợp chứa trong các bào quan đặc biệt gọi là lạp thể mà lục lạp là dạng phổ biến nhất.

ppt59 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 3416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự thích nghi của các nhóm Thực vật bậc thấp trong môi trường nước. Sự tiến hóa của Thực vật từ nước lên cạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự thích nghi của các nhóm Thực vật bậc thấp trong môi trường nước. Sự tiến hóa của Thực vật từ nước lên cạnSeminar:GV hướng dẫn:SV thực hiện:MỞ ĐẦUTrải qua quá trình tiến hóa lâu dài thì sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức cơ thể ngày càng cao, và tính thích nghi ngày càng hợp lý.Nhưng bên cạnh những thực vật bậc cao tiến hóa vẫn tồn tại một số lượng lớn các thực vật bậc thấp nguyên thủy, trong đó có nhóm Tảo. Tuy chỉ có cấu trúc đơn giản nhưng Tảo phân bố hết sức rộng rãi từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu, chứng tỏ Tảo tuy chưa tiến hóa nhưng rất thích nghi.Chúng có rất nhiều dạng sống khác nhau, và có những biến đổi về hình thái bên ngoài cũng như cấu trúc bên trong phù hợp để phù hợp với môi trường sống, đặc biệt là môi trường nước. Từ những nghiên cứu về các đặc điểm thích nghi của thực vật Tảo, vai trò của Tảo trong thiên nhiên và đời sống thì con người đã ứng dụng gì vào trong sản xuất và sinh hoạt?Để hiểu hơn vấn đề này tôi chọn đề tài “Sự thích nghi của thực vật Tảo”I. Đặc điểm của tảo Tảo là những thực vật bậc thấp, thường sống trong nước. Cơ thể của tảo có cấu trúc rất đa dạng : đơn bào, tập đoàn hay đa bào. Tảo có những đặc điểm giống với thực vật như:- Tế bào của chúng được bao bọc bởi vách tế bào tách biệt và nằm ngoài màng tế bào.- Chất tế bào của chúng thường có chứa 1 hoặc nhiều không bào lớn.- Chúng có sắc tố quang hợp chứa trong các bào quan đặc biệt gọi là lạp thể mà lục lạp là dạng phổ biến nhất.I. Đặc điểm của tảoII. Phân loại tảoIII. Đặc điểm của môi trường nước.IV. Sự thích nghi của thực vật tảo 1. TN về hình thái và cấu tạo cơ thể. 2. TN về sinh dưỡng 3. TN về sinh sản.V. Sự tiến hóa của thực vật từ nước lên cạn I. Đặc điểm của tảoII. Phân loại tảoIII. Đặc điểm của môi trường nước.IV. Sự thích nghi của thực vật tảo 1. TN về hình thái và cấu tạo cơ thể. 2. TN về sinh dưỡng 3. TN về sinh sản.V. Sự tiến hóa của thực vật từ nước lên cạn - Hình thức sinh sản hữu tính phổ biến và có thể có sự xen kẽ thế hệ giữa các cá thể đơn bội và lưỡng bội trong chu trình sống Tuy về cấu tạo, hình dạng, kích thước và màu sắc của các loài tảo rất khác nhau nhưng chúng có những đặc điểm chung:- Cơ thể dạng tản- Tế bào có diệp lục nên có khả năng tự dưỡng. II. Phân loại tảo Sự phân chia các ngành Tảo căn cứ vào đặc điểm như sắc tố, tổ chức của lục lạp, thành phần hóa học của vách tế bào, loại chất dự trử và nhiều đặc điểm khác...   - Nhóm Tảo có màu lục: Ngành Chlorophyta (Tảo lục), ngành Charophyta (Tảo vòng), ngành Euglenophyta (Tảo mắt).- Nhóm Tảo có màu từ vàng đến nâu đậm: Ngành Bacillariophyta (Tảo silic), ngành Pyrrophyta (Tảo giáp), ngành Phaeophyta (Tảo nâu), ngành Chrysophyta (tảo ánh vàng), ngành Xanthophyta (tảo vàng lục).- Nhóm Tảo đỏ: Ngành Rhodophyta Tảo đỏ:Tảo màu:Characiopsis (Tảo vàng lục)Chromulina (Tảo ánh vàng) Tảo màu:Cyclotella (Tảo silic)Navicula (Tảo silic)Một số loại Tảo lụcA : Cosmarium B : Cell wall of Cosmarium C : Cosmaruium in the stage ofdivision D : Euastrum E : Microsterias F : Closterium G : Netrium H : Pleurotaenium I : Spyrotaenia J : Desmidium K : Arthrodesmus L : Zygnema M : Spirogyra(2 zygotes) N - R : Germination of Spirogyra's zygote III. Đặc điểm của môi trường nước.Lượng oxi trong nước.Hệ số khuếch tán oxi trong nước nhỏ hơn trong không khí khoảng 230 nghìn lần, thường hàm lượng chúng không quá 10ml/l nước, ít hơn trong không khí 21 lần.Oxy trong nước chủ yếu từ hoạt động quang hợp của tảo và do khuếch tán từ không khí. Do vậy lớp nước trên giàu O2 hơn lớp nước dưới. Nồng độ O2 trong nước giảm khi nhiệt độ và nồng độ muối tăng lên. Ở những lớp nước tương đối sâu có các vi khuẩn và động vật sử dụng O2 nhiều nên ở đáy có thể thiếu O2.2. Độ đậm đặc của nướcNước có độ đậm đặc cao hơn không khí nhiều, có tác dụng nâng đỡ cơ thể sống. Nước biển có tỉ trọng cao hơn nước ngọt nên có tác dụng nâng đỡ tốt hơn.3. Ánh sáng trong nước.Năng lượng ánh sáng vào trong nước sẽ yếu đi nhiều vì có các tia phản chiếu từ nước trở lại. Những tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau được hấp thụ không đều nhau. Ánh sáng đỏ bị hấp thụ ngay ở lớp nước trên cùng. Tiếp đến là da cam, vàng, lục, lam.Tia xanh lục xuống sâu hơn đến xanh da trời, và sâu nhất là xanh tím.Sự phân bố không đồng đều của các tia sáng là nguyên nhân gây ra sự phân bố khác nhau theo chiều sâu của các loại thực vật, trong đó có tảo.4. Chế độ nhiệt trong nước.Trong nước có chế độ nhiệt ít thay đổi hơn so với trên cạn. Biên độ dao động nhiệt ở lớp nước trên cùng của đại dương không quá 10- 15 oC. Ở khu vực nước nội địa nhỏ hơn 30 oC, ở các nước sâu nhiệt độ ổn định hơn. Từ đó ta thấy được các sinh vật thủy trong nước có biên độ chịu nhiệt hẹp hơn các sinh vật trên cạn.*Với những đặc điểm trên thì môi trường nước có những thuận lợi và khó khăn nhất định cho những sinh vật sống trong đó.Thuận lợi:Thức ăn hòa tan trong nước (muối khoáng) nên các sinh vật dễ dàng hấp thụ trực tiếp qua bề mặt cơ thể.Nước che chở giúp tế bào khỏi bị khô, giữ thăng bằng cho cơ thể. Nước có độ đậm đặc cao hơn không khí nên tạo được sức nâng đỡ. Do đó cơ thể không cần hệ thống ống dẫn và chống đỡ.Trong nước có chế độ nhiệt ổn định và thấp thuận lợi cho các quá trình sinh trưởng và phát triển.Nước là môi trường thuận lợi cho việc phát tán bào tử và giao tử.Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.Không chịu lực đẩy của gió và áp lực của trọng lực (nhờ lực đẩy acsimet).  Khó khăn:Lượng oxi hòa tan trong nước thấp.Ánh sáng trong nước rất yếu. IV. Sự thích nghi của thực vật tảo1.Thích nghi về hình thái và cấu tạo cơ thể.1.1. Sự thích nghi về hình thái.Hình thái của tảo rất đa dạng, từ dạng rất đơn giản như đơn bào tới các dạng rất phức tạp như ở Tảo vòng. Có thể chia thành 8 kiểu hình thái như sau:1) Kiểu Monad: Tảo đơn bào, sống đơn độc hay thành tập đoàn, chuyển động nhờ lông roi2) Kiểu Pamella: Tảo đơn bào, không có lông roi, cùng sống chung trong bọc chất keo thành tập đoàn dạng khối có hình dạng nhất định hoặc không. Các tế bào trong tập đoàn không có liên hệ phụ thuộc nhau.3) Kiểu Hạt: Tảo đơn bào , không có lông roi, sống đơn độc.4) Kiểu Tập đoàn: Các tế bào sống thành tập đoàn và giữa các tế bào có liên hệ với nhau nhờ tiếp xúc trực tiếp hay thông qua các sợi sinh chất5) Kiểu Sợi: Cấu tạo thành tản (thallus) đa bào do tế bào chỉ phân đôi theo cùng một mặt phẳng ngang, sợi có phân nhánh hoặc không.6) Kiểu Bản: Tản đa bào hình lá do tế bào sinh trưởng ở đỉnh hay ở gốc phân đôi theo các mặt phẳng cả ngang lẫn dọc. Bản cấu tạo bởi một hay nhiều lớp tế bào.7) Kiểu Ống: Tản là một ống chứa nhiều nhân, có dạng sợi phân nhánh hay dạng cây có thân , lá và rễ giả (rhizoid). các tế bào thông với nhau vì tuy phân chia nhưng không hình thành vách ngăn.8) Kiểu Cây: Tản dạng sợi hay dạng bản phân nhánh, hoặc có dạng thân- lá- rễ giả. Thường mang cơ quan sinh sản có mức độ phân hóa cao.Những dạng hình thái này có thể tồn tại đồng thời trong cùng một ngành Tảo. Sở dĩ có sự tiến hóa hình thái không đồng đều đó ở tảo là do những điều kiện môi trường xung quanh thay đổi, một số không sống nổi đã bị biến mất, một số khác sống sót được nhưng không có sự thay đổi rõ rệt về hình thái, và một số còn lại đã thích nghi với điều kiện mới của môi trường bằng cách phát triển những đặc điểm hình thái mới. Kết quả của sự tiến hóa này đã dẫn tới sự có mặt trên hành tinh chúng ta những dạng cơ thể nguyên thủy bên cạnh những dạng tiến hóa xuất phát từ những dạng tiến hóa đó. Và số lượng cũng như số loài tảo phong phú và đa dạng như ngày nay.- Kiểu sợi có ở Tảo lục, Tảo vàng lục, Tảo nâu, Tảo đỏ và một số Tảo silic nhất định- Kiểu màng và bản có ở một số chi của Tảo lục, Tảo nâu, Tảo đỏ- Kiểu đa bào dạng ống chỉ gặp ở ngành Tảo lục và Tảo vàng lục. Dạng rễ hoặc dạng amip chỉ thấy có ở hai lớp của ngành Tảo ánh vàng và Tảo vàng lục.- Kiểu cây có ở Tảo nâu, Tảo đỏ, Tảo vòng. Về hình thái đã có các bộ phận giống thân, lá, rễ. Các bộ phận này có chức năng cơ học khác nhau như rễ để bám, thân để nâng đỡ cơ thể lên. Nhưng chưa có sự phân biệt về chức năng sinh lý với nhau, mỗi bộ phận có thể phải làm tất cả các chức năng, như lấy chất dinh dưỡng, nước, quang hợp, tổng hợp các chất và sinh trưởng. Vì vậy gọi là thân, lá, rễ “giả”.Cơ thể phân hóa thành dạng tản thể hiện sự thích nghi với hiện tượng tán sắc ở môi trường nước giúp tảo tăng cường hướng tiếp xúc và diện tích tiếp xúc ánh sáng. Ulva lobata.Ngành Chlorophyta (Tảo lục)Các “lá” của các tảo kiểu cây thường có dạng hình kim, hình dãi hoặc phân thùy mảnh như các phiến lược nhằm nâng cao khả năng di chuyển giảm bớt lực cản của nước, những đợt sóng vỗ mạnh và chống lại sự chìm.Tảo đỏ1.2. Sự thích nghi về cấu tạo cơ thể.- Do trao đổi chất qua bề mặt, hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp qua bề mặt cơ thể nên “hệ dẫn và “hệ rễ” kém phát triển.- “Mô cơ” không cần phát triển mạnh như các loài thực vật ở cạn nhờ sự nâng đỡ của nước. Với sự nâng đỡ của nước mà nhiều loài tảo có kích thước lớn có khi dài hàng chục đến hàng trăm mét. Như: tảo thảm Macrocystic pyifera, một loài tảo nâu Thái Bình Dương có thể dài đến 100-300 mét. Macrocystic pyifera- Để thích nghi với lượng oxy hòa tan trong nước thấp: Mô khí phát triển cũng như có nhiều khoảng gian bào lớn, ở một số loài chiếm 70% thể tích cơ thể.- Do ánh sáng yếu, ở những tảo đa bào có lá ngập chìm trong nước thì không có sự phân hóa mô dậu, tế bào biều bì có diệp lục, số lượng diệp lục nhiều, kích thước lớn để tranh thủ thực hiện quá trình quang hợp. - Giảm tỷ trọng cơ thể để nâng cao khả năng di chuyển trên mặt nước và chống lại sự chìm bằng cách tích lũy lipid. Như ở Tảo silic có chất dự trữ là các giọt dầu.- Do ánh sáng xuyên qua mặt nước bị khúc xạ dẫn đến yếu dần qua từng mực nước, tảo phân bố ở các lớp nước , tầng nước khác nhau tùy theo các tia sáng. Các loại tảo chứa sắc tố khác nhau thì phân bố ở những tầng nước khác nhau.+ Tảo lục phân bố ở lớp trên cùng.+ Tảo đỏ và các loại tảo khác nhờ có sắc tố phụ (như phycocyanin, phycoeytrin ở tảo đỏ) có thể sống ở độ sâu hơn cả 100m.+ Một số loài tảo nâu như Fucus cũng có sắc tố như phucoxanthin nên phân bố ở những độ sâu hơn các nhóm tảo khác.- Một số loài Tảo (Fucus) có toàn bộ bề mặt được che phủ bởi một lớp chất nhầy dày để làm giảm bớt sự xâm nhiễm của các sinh vật khác và chống lại sự khô hạn khi triều xuống.- Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi một số Tảo (Tảo silic) có thể hình thành bào tử nghỉ (bào tử bảo vệ) : chất nguyên sinh co lại, tế bào tích trữ chất dự trữ, mất nước và hình thành 1 vỏ mới rất dày, cứng, gồm 2 mảnh, đôi khi có thêm nhiều gai. Khi điều kiện bên ngoài thích hợp, chất tế bào và nhân chui ra khỏi bào tử nghỉ và dùng lại vỏ cũ.2. Thích nghi về sinh dưỡngTảo là một thực vật nên chúng sống tự dưỡng nhờ quá trình quang hợp. Sống trong môi trường nước chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp qua bề mặt cơ thể. Một số ít tảo sống tự dưỡng. Tùy vào điều kiện môi trường sống có ánh sang hay không mà một số loài tảo có thể sống tự dưỡng sang dị dưỡng.- Tự dưỡng : hầu hết các tảo như tảo lục, tảo đỏ, tảo mắt , tảo vàng lụcTảo lục chứa diệp lục a và b nên phân bố rộng rãi ở những nơi có ánh sáng ( lớp nước nông của nước mặn, trên thân cây, trên đất ẩm)- Dị dưỡng: một số loài tảo silic, vàng ánhNhững loài tảo sống ở nước sâu, trong đất nơi ánh sáng không đi tới được nên chúng hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan, thể màu có thể tiêu biến. Một số loài tảo mắt tự dưỡng có thể chuyến sang sống dị dưỡng trong môi trường thiếu ánh sáng.3. Thích nghi về sinh sảnĐể có số lượng lớn như ngày nay thì quá trình sinh sản của tảo phải diễn ra một cách thích nghi với môi trường. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính hay sinh sản hữu tính đều xảy ra phổ biến ở tảo. (a)-(c) Sự chia đôi;(d)-(e) sự hình thành động bào tử; (f) sự hìng thành bất động bào tử; (g)-(h) Sự hình thành tự bào tử; (j) sự hình thành tập đoàn con trong tế bào mẹ; (l) đẳng giao; (m) dị giao; (n) noãn giao- Sinh sản sinh dưỡng: thực hiện nhờ phân chia tế bào, sự phân chia này có thể lặp lại một cách nhanh chóng bằng cách phân đôi tế bào hoặc đứt đoạn.- Sinh sản vô tính: hình thành các bào tử. Các bào tử có thể được sản sinh bên trong các tế bào sinh dưỡng thông thường hoặc bên các tế bào thuộc nhóm tế bào đặc biệt. Cấu trúc của bộ phân sản sinh bào tử là khác nhau ở các tảo khác nhau, chúng được phân làm hai loại chính là động bào tử nang và bất động bào tử nang. Nhiều Tảo lục, Tảo nâu, Tảo vàng đã sản sinh ra các dạng có roi là các động bào tử. Một số loài Tảo lục và Tảo vàng khác sản sinh ra các bào tử không chuyển động được. Các bào tử sinh ra thường có vách dày, có thể chống lại sự làm khô và các điều kiện ức chế sự phát triển dinh dưỡng.- Sinh sản hữu tính: thực hiện bằng sự kết hợp của những tế bào chuyên hóa gọi là giao tử. Giao tử có thể không phân biệt hình thái gọi là đẳng giao, hoặc một thành viên của cặp có thể nhỏ hơn gọi là dị giao tử.hoặc các giao tử có thể lưỡng hình, thể lớn hơn không chuyển động gọi là trứng, thể nhỏ hơn chuyển động bằng roi gọi là tinh trùng, trường hợp này gọi là noãn giao. Trong noãn giao ở Tảo đỏ, giao tử đực không có roi, , nhưng một số trường hợp vận động kiểu amip.Một số tảo đơn bào như Chlamydomonas, các cơ thể tự chúng có thể làm chức phận như giao tử. và thú vị là sinh sản hữu tính ở chi tảo này có thẻ là đẳng giao, dị giao và noãn giao tùy thuộc vào loài. Hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở Chlamydomonas V. Sự tiến hóa của thực vật từ nước lên cạn Đặc điểm môi trường trên cạn- Khí CO2, O2 - Nước không dồi dào, lại tập trung chủ yếu trong đất. Còn trong không khí chủ yếu ở dạng hơi nước. Môi trường thiếu nước  khó khăn cho sinh trưởng và sinh sản- Ánh sáng trực xạ và tán xạ phân bố không đồng đều đến cây xanh tùy theo các điều kiện sinh địa khác nhau.- Các tác động cơ học của gió, bãotrọng lực ảnh hưởng đến cơ thể thực vật.2. Trở ngại đối với Thực vật khi sống trên cạn- Thứ nhất là hệ thống nâng đỡ. Trong nước, thực vật nổi và chịu ảnh hưởng của trọng lực là tối thiểu. Trên mặt đất, không có sự nâng đỡ của nước thực vật muốn phát triển cao, nó cần phải chịu được tác dụng của lực hấp dẫn.- Thứ hai là sự phân phối nước và các chất dinh dưỡng đến mỗi tế bào. Trong môi trường nước, sự trao đổi nước và muối khoáng xảy ra trực tiếp với môi trường xung quanh. Tuy nhiên trên cạn, thực vật phải lấy nước và muối khoáng từ đất.  Thứ ba, trong quá trình chuyển đổi sang đất liên quan đến việc đưa các tế bào giới tính với nhau. Trong nước, tinh trùng có thể bơi lội trực tiếp với trứng. Trên mặt đất, Không thể nhờ nước để phát tán giao tử và thụ tinh được. Điều này chỉ có thể xảy ra trong môi trường ẩm và đó là chính xác những gì sẽ xảy ra với rêu và dương xỉ. - Thứ tư là thách thức dẫn đến sự tiến hóa của hạt giống. Trong các môi trường nước, trứng đã thụ tinh có thể phát triển thành một phôi mà không gặp nguy hiểm của việc mất nước. Ngoài ra, phôi có thể nhận được nước và chất dinh dưỡng trực tiếp từ môi trường xung quanh. Ngược lại trên mặt đất, phôi có thể khô nhanh chóng và nó chỉ có thể tồn tại trong một môi trường có nước và chất dinh dưỡng xung quanh. 2. Sự thích nghi của thực vật khi chuyển từ nước lên môi trường cạna. Về hình tháiĐể tồn tại, thực vật thúc đẩy sự phân hóa cơ thể hình thành các tổ chức mô đáp ứng với đời sống ở cạn, các cơ quan xuất hiện phát triển theo kiểu thực vật chồi cành đảm bảo đời sống tự dưỡng của cây xanh: - Để hấp thụ nước và muối khoáng ở trong đất, cây phát triển hệ rễ. - Thân phát triển với sự sắp xếp của lá để tăng cường diện tích bề mặt tiếp xúc với ánh sang mặt trời.- Rễ và thân họp lại thành cơ quan trục, đảm bảo lưu thông hai dòng dẫn nhựa nguyên và nhựa luyện trong cây. - Nhằm tăng cường sự hút nước và có đủ nước cho cơ thể và đảm bảo quá trình trao đổi khí, thực vật hình thành các lỗ khí và lỗ vỏ. Thực vật ở cạn không những phân hóa thành các cơ quan khác nhau mà trong chúng còn phân hóa thành các mô khác nhau. Mô dẫn lúc đầu chỉ có quản bào về sau xuất hiện mạch thông ngày càng hoàn thiện. Đồng thời trụ dẫn cũng tiến hóa từ dạng trụ nguyên đến các dạng trụ phức tạp và chuyên hóa cao. Mô bì che chở bảo vệ cây có cả cấu trúc như lỗ khí, lỗ vỏ giúp trao đổi khí với môi trường. Mô cơ giúp nâng đỡ, giữ vững cây và một số loại mô thực vật khác.Những tổ chức, cơ quan của thực vật bậc cao thích nghi với đời sống ở cạn giúp chúng ngày càng phát triển và chiếm ưu thế trong giới thực vật.b. Về giải phẫu Ở tảo: chưa có mô dẫn (thức ăn hoà tan trong nước có thể được trực tiếp đưa vào cơ thể thực vật). Rêu: “Thân” gồm một giải trung tâm của các tế bào hình ống để giúp dẫn nước mà chưa có quản bào Ở quyết: đã hình thành quản bào.Quản bào: là các tế bào hình thoi, chết, nhọn 2 đầu, xếp nối tiếp nhau. Nhựa nguyên được vận chuyển từ tế bào này sang tế bào khác qua các vách ngang không hóa gỗ. Vách bên của quản bào dày lên thứ cấp (hóa gỗ) theo nhiều kiểu khác nhau tạo nên các loại quản bào khác nhau.  Hạt kín: xuất hiện mạch gỗ (mạch thông): Là yếu tố dẫn truyền chủ yếu của cây Hạt kín, gồm các tế bào xếp nối tiếp nhau thành dãy dọc trong cây, kéo dài trung bình 10 – 15cm, ở các dây leo có khi dài tới 3 – 5m. - Mạch gỗ là các tế bào chết, các vách ngăn ngang đã có sự thủng lỗ tạo nên ống thông (thành phần mạch), vách bên dày và hóa gỗ theo nhiều kiểu khác nhau, bên trong không có chất tế bào.- Sự thủng lỗ giúp nhựa nguyên lưu thông dễ dàng, sự thủng lỗ của các vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyên hóa cao và mạch tiến hóa hơn so với quản bào. Trong mạch cũng tiến hóa từ mạch dài hẹp với bản ngăn xiên tới dạng mạch rộng, ngắn với bản ngăn bớt xiên và cuối cùng là mạch có bản ngăn hoàn toàn. Libe: Có chức năng dẫn truyền nhựa luyện (các sản phẩm hữu cơ đã được tổng hợp ở lá xuống tất cả các bộ phận khác trong cây – dòng đi xuống).- Các yếu tố của libe: gồm mạch rây, tế bào kèm, mô mềm libe và sợi libe. + Tế bào rây hình dài, không có nhân, chất tế bào mỏng sát vách, không bào rất lớn chứa nhựa luyện. Các tế bào xếp nối tiếp nhau thành từng dãy.+ Trong quá trình tiến hóa, chiều dài của tế bào rút ngắn lại, tăng cường chiều ngang. + Các vách tận cùng của tế bào rây từ xiên nhiều đến bớt xiên tới nằm ngang, từ phiến rây kép (kém chuyên hóa hơn) đến phiến rây đơn (chỉ một vùng rây).+ Tế bào kèm: trong thành phần của libe đã chuyên hóa cao, bên cạnh mạch rây thường có từ 1-2 tế bào sống, dài, có nhân, vách tế bào mỏng bằng xenlulozơ đó là các tế bào kèm, chỉ gặp ở các cây Hạt kín.+ Tế bào kèm tiếp xúc với mạch rây qua màng mỏng, sự trao đổi chất được thực hiện qua vùng lỗ sơ cấp có các sợi liên bào. Khi các thành phần rây chết đi thì tế bào kèm cũng sẽ chết. Tế bào kèm có khả năng hình thành các men giúp mạch rây thực hiện các phản ứng sinh hóa trong mạch để đảm bảo quá trình vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.  Sự hình thành tế bào kèm là một dấu hiệu tiến hóa của các cây Hạt kín. Ở tảo do sống trong môi trường nước khá ổn định, có nhiều thuận lợi hơn so với môi trường ở cạn nên mô bì không phát triển và mô cơ cũng không phát triển (nước cũng có tác dụng nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể)  Rêu: mô bì, mô cơ có cấu tạo sơ khai nên rêu vẫn phải phân bố ở nơi ẩm ướt  Dương xỉ: mô bì, mô cơ phát triển mạnh  Thực vật có hạt: mô bì, mô cơ hoàn thiện giúp thực vật thích ứng được với điều kiện sống ở cạn- Mô bì làm nhiệm vụ che chở, bảo vệ cây khỏi bị những tác động biến đổi thường xuyên của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng Trên mô bì có lỗ khí giúp cho sự trao đổi khí và nước giữa cây với môi trường.- Mô cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ cây.Về đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh sản, ở thực vật bậc cao luôn có sự xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính (hình thành bào tử) và sinh sản hữu tính (hình thành và kết hợp giữa các giao tử). Sự xen kẽ thế hệ thể hiện rất rõ và thường xuyên.Trong sự xen kẽ thế hệ, trừ ngành Rêu có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử, còn lại các ngành khác thì thể bào tử ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt và tới ngành Hạt kín thì thể giao tử xem như không đáng kể. Cơ quan sinh sản cái là túi noãn đa bào.Thể giao tử được bảo vệ trong thể bào tử chống được sự mất nước và các mối nguy hiểm khác.c. Về đặc điểm sinh sảnTrong quá trình tiến hóa, túi noãn biến đi và
Tài liệu liên quan