Đối với mọi quốc gia, ngân hàng trung ương (NHTW) được xem là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, phát triển nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội mà mỗi một nhà nước đề ra. Vì thế, hầu hết các NHTW trên thế giới trong đó có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng các chính sách tiền tệ quốc gia (CSTTGQ), đồng thời chịu trách nhiệm về việc điều hành thực hiện chính sách này bằng những biện pháp và công cụ của mình nhằm đạt tới các mục tiêu chính sách đề ra. Nước ta, sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta đã xây dựng đc một hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của quốc gia theo xu hướng hội nhập quốc tế. Trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, quá trình hội nhập luôn gắn liền với quá trình tự do hóa thị trường tài chính, đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Do vậy, cùng với việc phát triển hệ thống ngân hàng trong cả nước, vấn đề cấp thiết đặt ra là nhà nước ta phải từng bước xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của ngân hàng nhà nước (NHNN) với tư cách là NHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự vận hành các biện pháp và công cụ thực hiện chính sách tiền tề quốc gia của ngân hành nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI
Đối với mọi quốc gia, ngân hàng trung ương (NHTW) được xem là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, phát triển nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội mà mỗi một nhà nước đề ra. Vì thế, hầu hết các NHTW trên thế giới trong đó có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng các chính sách tiền tệ quốc gia (CSTTGQ), đồng thời chịu trách nhiệm về việc điều hành thực hiện chính sách này bằng những biện pháp và công cụ của mình nhằm đạt tới các mục tiêu chính sách đề ra. Nước ta, sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta đã xây dựng đc một hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của quốc gia theo xu hướng hội nhập quốc tế. Trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, quá trình hội nhập luôn gắn liền với quá trình tự do hóa thị trường tài chính, đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Do vậy, cùng với việc phát triển hệ thống ngân hàng trong cả nước, vấn đề cấp thiết đặt ra là nhà nước ta phải từng bước xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của ngân hàng nhà nước (NHNN) với tư cách là NHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung bài viết sau xin được đề cập đến sự vận hành các biện pháp và công cụ thực hiện CSTTQG của NHNN.
NỘI DUNG
I – Chính sách tiền tệ quốc gia.
1. Khái niệm.
Thực hiện CSTTQG là nhiệm vụ mà ngày nay, ở các quốc gia, nhà nước đều giao cho NHTW. Đạo luật NHTW đều có các quy định về nhiệm vụ của NHTW trong việc thực hiện CSTTQG. Chẳng hạn, Luật Ngân hàng (LNH) CHLB Đức năm 1957 quy định nhiệm vụ của ngân hàng CHLB Đức trong việc thực hiện CSTTQG ở Điều 3; Luật NHTW Pháp năm 1993 quy định nhiệm vụ này tại Điều 1; Điều 15 LNH Nhà nước Việt Nam quy định nhiệm vụ của NHNN trong việc thực hiện CSTTQG như sau: “Chủ trì xây dựng CSTTQG, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ; Điều hành các công cụ thực hiện CSTTQG; thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt”.
Pháp luật ngân hàng hiện hành nhận định CSTTQG “là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân” Xem Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung năm 2003.
.
Như vậy, CSTTQG là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHNN thông qua các công cụ của mình, thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm ổn định giá trị đồng tiền và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Có thể nói, CSTTQG là trọng tâm hoạt động của một NHNN. Điều này có nghĩa mọi hoạt động của NHNN (kể cả phát hành tiền) đều nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTTQG và bị chi phối bởi các mục tiêu ấy.CSTTQG thường tập trung vào những mục tiêu sau:
Thứ nhất là ổn định giá cả. Ổn định giá cả hay kiềm chế làm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn của CSTTGQ. Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế của quốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Đây là lợi ích có tầm quan trọng sống còn đối với sự thịnh vượng kinh tế quốc gia.
Thứ hai là ổn định tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hóa và tiền vốn vào ra một quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ đồng ngoại tệ. Việc ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt khối lượng giá trị. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với nước ngoài về mặt giá cả.
Thứ ba là ổn định lãi suất. Lãi suất là một biểu số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế, do đó nó ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Do đó, ổn định lãi suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà các NHNN hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Thứ tư là ổn định hệ thống ngân hàng. Ngân hàng được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế. Nó góp phần quan trọng trong việc điều hòa vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của hệ thống ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. NHNN với khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng.
Thứ năm là tăng trưởng kinh tế. Do CSTTQG có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể sử dụng nó làm đòn bẩy, kích thích tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn đỉnh là nền tảng cho mọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.
Thứ sáu là giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có CSTTQG. Công ăn việc làm đầy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi: chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng xã hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội; thất nghiệp gây nên tình trạng stress cho mỗi các nhân và gia đình của họ và làm mầm mống của các tệ nạn xã hội; các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.
3. Công cụ thực hiện CSTTQG
Công cụ chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện bởi NHTW nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất thị trường, để từ đó đạt được các mục tiêu của CSTTQG. Do đó, việc sử dụng công cụ, hình thức để thực hiện CSTTQG rất quan trọng. LNH quy định “NHNN sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định” Xem Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung năm 2003.
.
Để đạt được mục tiêu mà CSTTQG đề ra, NHNN thực hiện thông qua những công cụ sau:
3.1. Nghiệp vụ thị trường mở.
3.2. Công cụ tái chiết khấu.
3.3. Dự trữ bắt buộc.
3.4. Công cụ tỉ giá hối đoái.
3.5. Hạn mức tín dụng.
3.6. Khung lãi suất.
II – Sự vận hành các biện pháp và công cụ của CSTT.
1. Nghiệp vụ thị trường mở.
1.1. Khái niệm.
Nghiệp vụ mở là nghiệp vụ mà trong đó NHNN “thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTTQG” Xem Điều 21Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung năm 2003.
.
1.2. Cơ chế vận hành.
Các hoạt động của NHNN trên thị trường sẽ gây ra những tác động gián tiếp tới lượng tiền cung ứng và lãi suất theo cơ chế sau:
Thứ nhất, khi NHNN mua (hoặc bán) các chứng khoán, nó sẽ tăng (hoặc giảm) ngay lập tức dự trữ của các ngân hàng trung gian (dù người bán là ngân hàng trung gian hay khách hàng của ngân hàng này). Khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng vì thế mà bị ảnh hưởng, dẫn đến làm tăng (hoặc giảm) lượng tiền cung ứng.
Thứ hai, khi vốn khả dụng của từng ngân hàng tăng (hoặc giảm) do tác động của nghiệp vụ thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên (hoặc giảm xuống). Trong điều kiện các yếu tố liên quan không thay đổi, lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ giảm xuống (hoặc tăng lên). Thông qua các hoạt động arbitrage về lãi suất, ảnh hưởng này được truyền đến các mức lãi suất khác trong hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở còn ảnh hưởng đến cung cầu và do đó đến giá cả các chứng khoán mà NHNN sử dụng trong nghiệp vụ này. Những thay đổi về giá cả này sẽ tạo ra những thay đổi về mức sinh lời của các chứng khoán (lãi suất của chúng sẽ bị tăng lên hoặc giảm xuống), từ đó, ảnh hưởng tới lãi suất thị trường.
1.3. Ưu nhược điểm của công cụ.
Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo sáng kiến của NHNN. NHNN. NHNN có thể kiểm soát hoàn toàn khối lượng của nghiệp vụ thì trường mở mà không chịu ảnh hưởng của bất kì nhân tố nào khác.
Nghiệp vụ thị trường mở rất linh hoạt và chính xác. Điều này thể hiện ở chỗ dù NHNN muốn thay đổi một mức rất nhỏ hay rất lớn của lượng cung tiền, nghiệp vụ thị trường mở đều có thể đáp ứng được. Hơn nữa, nghiệp vụ thị trường mở có thể dễ dàng đảo ngược lại khi có moọt sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ.
Nghiệp vụ thị trường mở được hoàn thành nhanh chóng mà không vướng phải những chậm trễ về hành chính và do đó có thể gây tác động tức thì đến lượng cung tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở tác động thông qua cơ chế thị trường nên các đối tượng chịu sự tác động của thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược chiều hướng điều chỉnh của NHNN. Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, những nhà kinh doanh chứng khoán không bị bắt buộc mua hay bạn theo mức giá do NHNN ấn định nhưng NHNN có thể thực hiện được yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp dẫn đối tác.
Nhờ những ưu điểm trên mà nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ hữu hiệu nhất trong các công cụ của CSTTQG. Tuy nhiên, việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trường tài chính chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra, NHNN phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. Tại nước ta, nghiệp vụ này đã được NHNN chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 7/2000.
2. Công cụ tái chiết khấu.
2.1. Khái niệm.
Chính sách tái chiết khấu bao gồm các quy định về việc cho vay tổ chức tín dụng (TCTD). NHNN thường cho các TCTD vay dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn (chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu) do các TCTD đưa đến, bởi vậy, chính sách cho vay của NHNN đối với TCTD được gọi là chính sách tái chiết khấu.
2.2. Cơ chế vận hành.
NHNN thông qua việc thay đổi các quy định về hạn mức tái chiết khấu, lãi suất chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động đi vay chiết khấu từ NHNN của các TCTD trên hai phương diện: khối lượng và giá.
Khối lượng vốn tín dụng được bổ sung từ NHNN có thể bị giới hạn hoặc nới rộng căn cứ vào hạn mức tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của của TCTD, là cho lượng tiền cung ứng bị thay đổi. Mặt khác, khi lượng vốn khả dụng thay đổi, nó làm cho quan hệ cung cầu vốn và lãi suất tren thị trường thay đổi.
Sự thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu tác động trước hết vào chi phí đầu vào của các TCTD, vì thế các TCTD dần dân tăng (hoặc giảm) lãi suất cho vay, từ đó làm giảm (hoặc tăng) nhu cầu tín dụng. Bên cạnh đó, khi lãi suất chiết khấu tăng lên (hoặc giảm), các TCTD không thể vay NHNN một cách dễ dàng. Điều này buộc các TCTD phải giảm bớt khả năng cung ứng tín dụng để hồi phục dự trữ.
2.3. Ưu nhược điểm của công cụ.
Ưu điểm của công cụ này là các khoản cho vay của NHNN đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá. Do đó các khoản cho vay sẽ chắc chắn được thu hồi khi đến hạn.
Tuy nhiên, tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các TCTD có nhu cầu vay từ NHNN. Với sự phát triển của thị trường tài chính, các TCTD có thể tìm kiếm được các nguồn vay khác ngoài NHNN làm cho sự phụ thuộc của chúng vào NHNN giảm đi, do đó làm giảm mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này.
Thêm vào đó. NHNN khó kiểm soát được hoàn toàn những tác động của công cụ này bởi NHNN chỉ có thể thay đổi mức lãi suất chiết khấu và các điều kiện chiết khấu mà không thể bắt các TCTD vay từ mình.
Cuối cùng, công cụ này cũng không dễ đảo ngược như nghiệp vụ thị trường mở.
3. Dự trữ bắt buộc.
3.1. Khái niệm.
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện CSTTQG. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ Xem Khoản 5 Điều 9 và Khoản 1 Điều 20 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung năm 2003.
.
3.2. Cơ chế vận hành.
Việc thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng theo ba cách:
Thứ nhất, khi NHNN quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, bộ phận dự trữ dư thừa trước đây của các TCTD chuyển thành dự trữ bắt buộc, làm giảm khả năng cho vay của các TCTD.
Thứ hai, tỷ lệ dự trả bắt buộc là một thành phần trong mẫu số của hệ số mở rộng tiền gửi. Vì thế sự tăng lên của tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hệ số mở rộng tiền gửi và khả năng mở rộng tiền gửi của TCTD.
Thứ ba, tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên làm giảm mức cung vốn của các TCTD trên thị trường. Trong điều kiện nhu cầu vốn khả dụng không thay đổi, sự giảm sút này làm tăng lãi suất TCTD, từ đó dẫn đến tăng các mức lãi suất dài hạn và giảm bớt khối lượng tiền cung.
3.3. Ưu nhược điểm của công cụ.
Lợi thế chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng là sự thay đổi tỉ lệ sự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả TCTD.
Ngoài ra đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chỉ cần một thay đổi nhỏ tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể khối lượng tiền cung ứng.
Tuy nhiên, đây cũng chính là điều làm cho công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh hoạt. NHNN rất khó có thể thực hiện được những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc.
Một bất lợi khác là việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề mất “khả năng thanh toán ngay đối với những TCTD có dự trữ bắt buộc thấp.
Cuối cùng, việc thay đổi liên tục dự trữ bắt buộc sẽ gây ra tình trạng không ổn định cho hoạt động của TCTD và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các TCTD khó khăn và tốn kém hơn.
4. Công cụ tỉ giá hối đoái.
4.1. Khái niệm.
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài Xem Khoản 8 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung năm 2003.
. Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại với những luồng hàng hóa và vốn vào ra một quốc gia có ảnh hưởng to lớn tới các biểu số kinh tế vĩ mô của quốc gia. Để thực hiện CSTTQG, NHNN căn cứ vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường và nhu cầu điều tiết của nhà nước xác định và công bố tỉ giá hối đoái đồng Việt Nam.
4.2. Cơ chế vận hành.
Sự can thiệp nhằm tác động tới tỉ giá hối đoái được thực hiện thông qua các hoạt động mua vào hoặc bán ra ngoại tệ của NHNN vào sự hình thành tỉ giá hối đoái trên thị trường phụ thuộc vào chế độ tỉ giá hối đoái mà quốc gia áp dụng. Đó là:
Chế độ tỉ giá cố định: là chế độ tỉ giá hối đoái trong đó NHNN buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỉ giá biến động xung quanh một mức tỉ giá cố định trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy, trong chế độ tỉ giá có định, NHNN buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm giới hạn sự biến động của tỉ giá trong biên độ đã định.
Chế độ tỉ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ tỉ giá hối đoái, trong đó tỉ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHNN.
Chế độ tỉ giá thả nổi có điều kiện: là chế độ tỉ giá hối đoái trong đó NHNN thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trường ngoại hối, song can thiệp của NHNN không nhằm mục đích để cố định tỉ giá như đối với chế độ tỉ giá cố định.
4.3. Ưu nhược điểm của công cụ.
Chế độ tỉ giá cố định làm giảm bớt rủi ro của việc chuyển đổi từ đồng tiền
này sang đồng tiền khác do tỉ giá được cố định nhưng lại gây ra vấn đề phụ thuộc của CSTTQG vào cáo biến động của bên ngoài và cán cân thanh toán không thể tự động cân bằng. Hơn nữa, để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHNN phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.
Chế độ tỉ giá thả nổi được đánh giá là giúp cho CSTTQG được độc lập, ít chịu ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài và cán cân thanh toán quốc tế được tự động điều chỉnh để cân bằng. Tuy nhiên, chế độ này lại gây ta sự biến động thường xuyên của tỉ giá hối đoái, khiến cho các hoạt động chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác luôn hàm chứa rủi ro.
Chế độ tỉ giá thả nổi có điều tiết đã dung hòa cả hai chế độ tỉ giá cố định và chế độ tỉ giá thả nổi, khắc phục được những hạn chế của hai chế động tỉ giá nêu trên.
5. Hạn mức tín dụng.
5.1. Khái niệm.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHNN buộc các TCTD phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợ được quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng (cơ cấu khách hàng, mức rủi ro), định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể, nhu cầu tài trợ các đối tượng chính sách và nó phải nằm trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời nhất định.
5.2. Cơ chế vận hành.
Công cụ này được áp dụng phổ biến ở các nước trong thời kì hoạt động tài chính được điều tiết chặt chẽ như trong trường hợp lạm phát cao, hạn mức tín dụng được sử dụng nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng.
5.3. Ưu nhược điểm của công cụ.
Trong trường hợp khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị trường tiền tệ chưa phát triển hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động của lãi suất hay NHNN không có khả năng không chế và kiểm soát được sự biến động của lượng vốn khả dụng của TCTD thì công cụ này được xem là cứu cánh của NHNN trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng.
Tuy nhiên, hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao bởi nó thiếu tính linh hoạt và đôi khi đi ngược lại chiều hướng biến động của thị trường tín dụng, do đó đẩy lãi suất lên cao hoặc làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các TCTD.
6. Khung lãi suất.
6.1. Khái niệm.
Khung lãi suất biên độ mức lãi suất sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lãi suất thị trường, bao gồm mức lãi suất trần (mức lãi suất tối đa mà các ngân hàng được phép ấn định khi đi vay hoặc cho vay) và lãi suất sàn (mức lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng được phép ấn định khi cho vay hoặc đi vay.
6.2. Cơ chế vận hành.
Công cụ lãi suất được NHNN thực hiện dưới hình thức công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh hoặc dưới hình thức áp dụng lãi suất đối với tái cấp vốn.
6.3. Ưu nhược điểm của công cụ.
Đây là một công cụ cứng nhắc, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, công cụ này thường chỉ được sử dụng trong điều kiện sự ổn định kinh tế chưa được thiết lập hoặc các yếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh.
III – Những thành tựu – tồn tại – giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành biện pháp và công cụ
1. Thành tựu
Có thể nói trong những năm qua thì góp phần ổn định giá trị đồng tiền là thành tựu đáng ghi nhận nhất, bằng các công cụ điều tiết, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng hàng năm và đó được xem như bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, làm cho giá cả ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Ví dụ: năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đạt và vượt 1000 USD/năm
.
Năm 2008 là năm đầy “sóng gió” của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhưng với những bước đi vừa thận trọng, quyết liệt, vừa linh hoạt, táo bạo ngành Ngân hàng Việt Nam đã vượt qua những khó khăn, thách thức chưa từng có để giữ ổn định thị trường tiền tệ và bảo đảm an toàn hệ thống, đồng thời góp phần quan trọng kiềm chế thành công lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bước đầu ngăn chặn đà suy giảm kinh tế của nước ta. Tuy có thời điểm t