Trong hệ thống lý luận về thể loại báo chí có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia thể loại. Tổng hợp từ nhiều ý kiến khác nhau cùng với thực tiễn hoạt động của báo chí, có 3 nhóm thể loại: nhóm các thể loại báo chí thông tấn bao gồm: tin, tường thuật, phỏng vấn; nhóm các thể loại báo chí chính luận bao gồm: điều tra, xã luận, bình luận, bài phản ánh ; nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật bao gồm: phóng sự, ký, ghi nhanh, tiểu phẩm, câu chuyện báo chí.
Câu chuyện báo chí (tiếng Anh - Newspaper story) hay còn gọi là "câu chuyện nhạy cảm", là một thể loại báo chí, có quá trình phát sinh phát triển nhiều năm trên báo chí thế giới cũng như báo chí nước ta. Nếu như trước đây các nhà báo còn e dè trong việc sử dụng thể loại này cũng như tần số xuất hiện trên mặt báo của thể loại này còn ít thì hiện nay, đặc biệt trong những năm gần đây, thể loại “Câu chuyện báo chí” xuất hiện ngày càng nhiều. Nó không chỉ gia tăng về mặt số lượng mà chất lượng cũng được nâng cao một cách đáng kể, đề tài cũng đa dạng và phong phú hơn. Nó được công chúng đón nhận với lòng ngưỡng mộ và yêu thích, coi đó như món ăn tinh thần bổ ích, lý thú mỗi khi đọc báo, nghe đài, xem truyền hình.
Vậy câu chuyện báo chí được hiểu như thế nào? Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phương pháp của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi đến người tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sưu tầm và phân tích một số câu chuyện báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sưu tầm và phân tích một số câu chuyện báo chí.
Bài làm
Trong hệ thống lý luận về thể loại báo chí có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia thể loại. Tổng hợp từ nhiều ý kiến khác nhau cùng với thực tiễn hoạt động của báo chí, có 3 nhóm thể loại: nhóm các thể loại báo chí thông tấn bao gồm: tin, tường thuật, phỏng vấn; nhóm các thể loại báo chí chính luận bao gồm: điều tra, xã luận, bình luận, bài phản ánh…; nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật bao gồm: phóng sự, ký, ghi nhanh, tiểu phẩm, câu chuyện báo chí.
Câu chuyện báo chí (tiếng Anh - Newspaper story) hay còn gọi là "câu chuyện nhạy cảm", là một thể loại báo chí, có quá trình phát sinh phát triển nhiều năm trên báo chí thế giới cũng như báo chí nước ta. Nếu như trước đây các nhà báo còn e dè trong việc sử dụng thể loại này cũng như tần số xuất hiện trên mặt báo của thể loại này còn ít thì hiện nay, đặc biệt trong những năm gần đây, thể loại “Câu chuyện báo chí” xuất hiện ngày càng nhiều. Nó không chỉ gia tăng về mặt số lượng mà chất lượng cũng được nâng cao một cách đáng kể, đề tài cũng đa dạng và phong phú hơn. Nó được công chúng đón nhận với lòng ngưỡng mộ và yêu thích, coi đó như món ăn tinh thần bổ ích, lý thú mỗi khi đọc báo, nghe đài, xem truyền hình.
Vậy câu chuyện báo chí được hiểu như thế nào? Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phương pháp của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi đến người tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Nằm trong nhóm các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật nên “Câu chuyện báo chí” vừa mang đặc điểm của nhóm chính luận nghệ thuật lại vừa có những đặc trưng riêng của thể loại.
Đặc điểm đầu tiên của “Câu chuyện báo chí” là phải có cốt truyện tốt và ngắn gọn. Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. Trong “Câu chuyện báo chí”, chất liệu cơ bản để làm nên cốt truyện chính là sự kiện - đó là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật. Trong đó, những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật. Và đó là yếu tố cơ bản để tác giả đi đến một “Câu chuyện báo chí”.
Cốt truyện của “Câu chuyện báo chí” có mối liên hệ chặt chẽ với chủ đề, tư tưởng làm toát lên nội dung của tác phẩm. Một cốt truyện lôi cuốn hấp dẫn sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề tư tưởng và ngược lại. "Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động, có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy, mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc". Tuy nhiên, có thể tuỳ thuộc vào từng “Câu chuyện báo chí” khác nhau, đôi khi tác giả không nhất thiết phải trình bày đủ các thành phần trên. Điều đó của thể hiện việc linh hoạt trong sáng tạo tác phẩm của từng tác giả.
Đặc điểm thứ hai là chủ đề tư tưởng. Chủ đề tư tưởng bao giờ cũng hình thành từ cốt truyện. Chủ đề được thể hiện ở bản thân cốt truyện, xung đột hoặc hình tượng nhân vật thông qua các tình tiết, tính cách, nội dung câu chuyện. Chủ đề của “Câu chuyện báo chí” đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của tờ báo trong từng thời kỳ, giai đoạn nhưng không có tính chất thời sự "bám sát sự kiện từng ngày từng giờ". Trong Câu chuyện báo chí, chủ đề không tách rời tư tưởng tác phẩm. Tư tưởng ở đây chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của vấn đề được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề theo một khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường và quan điểm của tác giả. Mỗi câu chuyện báo chí chỉ nhằm làm sáng tỏ một chủ đề nhất định.
Đặc điểm thứ ba trong “Câu chuyện báo chí” là đề tài. Đề tài trong “Câu chuyện báo chí” hết sức phong phú và đa dạng. Thực tế có bao nhiêu hiện tượng đời sống thì cũng có bấy nhiêu đề tài để Câu chuyện báo “Câu chuyện báo chí” chí phản ánh. Tuy nhiên, nó còn nhằm đạt tới tính thời sự thể hiện ở sự giáo dục kịp thời đối với công chúng tiếp nhận thông tin. Mặc dù có thể phản ánh đời sống xã hội trên một bình diện rộng, song như vậy không có nghĩa là bất cứ đề tài nào cũng được đưa vào “Câu chuyện báo chí”, kể cả đề tài truyền thống. Do vậy, đứng trước bất kỳ một hiện thực cuộc sống nào, mỗi nhà báo cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ đề tài này có thể viết được “Câu chuyện báo chí” hay không?
Đặc điểm thứ tư trong Câu chuyện báo chí là kết cấu. Nói đến kết cấu là nói đến hình thức của “Câu chuyện báo chí”. Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm, kết cấu chịu sự chỉ đạo và chi phối của chủ đề tư tưởng, cốt truyện, song kết cấu cũng có nhiệm vụ phải tổ chức sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất, thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Thông thường một câu chuyện báo chí có kết cấu gồm 3 phần cơ bản: Phần mở đầu: giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh xung đột của câu chuyện, giới thiệu nhân vật với những nét khái quát, mang tính thời sự và đặc trưng nhất. Sự khái quát ấy nhằm tạo ra một khung cảnh đi vào nội dung cốt truyện. Phần diễn giải câu chuyện: dẫn dắt, trình bày những biến cố, sự kiện có liên quan đến vấn đề chủ yếu của câu chuyện. Những biến cố sự kiện ấy cùng với những hành động, tính cách nhân vật sẽ làm nên nội dung cơ bản của tác phẩm. Mục đích của việc diễn giải là giúp cho người đọc đi sâu tìm hiểu khám phá nhân vật cùng với hành động của họ, cũng như nguyên nhân sự việc, vấn đề trong câu chuyện. Phần kết luận: tác giả đưa ra chính kiến, nhận định cuối cùng của mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tác giả không đưa ra chính kiến mà để tự độc giả nhận xét, đánh giá sau khi đọc tác phẩm.
Đặc điểm tiếp theo trong Câu chuyện báo chí là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong câu chuyện báo chí là ngôn ngữ kịch, đòi hỏi tính hành động cao. Đó cũng là ngôn ngữ của văn học ở dạng: đối thoại, độc thoại, trần thuật, miêu tả, tự sự… Ngôn ngữ của “Câu chuyện báo chí” rất gần với đời thường, gắn bó với công chúng, giúp tác phẩm đi sâu vào tâm tư, tình cảm của họ.
Một đặc điểm nữa trong “Câu chuyện báo chí” là nhân vật. Nhân vật trong “Câu chuyện báo chí” phản ánh chính là con người với nhiều đối tượng, thành phần khác nhau. Thông qua đối tượng phản ánh, ý tưởng của tác giả được toả sáng. Nó là linh hồn của toàn bộ tác phẩm. Trong cuộc sống mỗi người có một số phận riêng nhưng trong “Câu chuyện báo chí”, câu chuyện phải thông qua cái riêng để thể hiện cái chung. Do vậy, nhân vật trung tâm của “Câu chuyện báo chí” phải thể hiện được những nét nổi bật về tính cách và hành động để hướng tới chủ đề tư tưởng.
Đặc điểm cuối cùng trong câu chuyện báo chí chính là bút pháp. Bút pháp trong câu chuyện báo chí là bút pháp trần thuật, tự sự nên người viết với tư cách là người thẩm định, phải thể hiện được cái tôi thẩm mỹ nhưng năng động, nhạy bén và hoạt bát hơn. Trong câu chuyện báo chí đánh giá chủ quan của người viết giữ vài trò quan trọng trong việc định hướng đối với nhận thức, thái độ, tình cảm của người đọc về vấn đề được đề cập, vì vậy tác giả của “Câu chuyện báo chí” cần thận trọng trong cách mô tả, lựa chọn từ ngữ khi đưa ra ý kiến của mình về sự kiện, nhân vật.