Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra một cách nhanh chóng và tạo ra nhiều thay đổi to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Bằng những công nghệ mới, hiện đại, được kết nối với nhau một cách thông minh qua mạng Internet, CMCN 4.0 đã và đang tạo ra những chuyển biến nhanh chóng đến mọi ngành nghề trên toàn thế giới, trong đó có ngành kế toán. Nghiên cứu này tập trung đánh giá những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động kế toán doanh nghiệp. Bằng phương pháp điều tra khảo sát các kế toán viên trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu dự đoán những tác động sẽ diễn ra đối với hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp này, từ đó đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp cũng như kế toán viên để chủ động đón làn sóng khoa học công nghệ mới.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 128 - tháng 6/2018 TAÙC ÑOÄNG CUÛA CUOÄC CAÙCH MAÏNG COÂNG NGHIEÄP 4.0 ÑEÁN COÂNG TAÙC KEÁ TOAÙN TRONG CAÙC dOANH NGHIEÄP VÖØA VAØ NHOÛ VIEÄT NAM ThS. NGUYỄN THị PHƯơNG MAI* Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra một cách nhanh chóng và tạo ra nhiều thay đổi to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Bằng những công nghệ mới, hiện đại, được kết nối với nhau một cách thông minh qua mạng Internet, CMCN 4.0 đã và đang tạo ra những chuyển biến nhanh chóng đến mọi ngành nghề trên toàn thế giới, trong đó có ngành kế toán. Nghiên cứu này tập trung đánh giá những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động kế toán doanh nghiệp. Bằng phương pháp điều tra khảo sát các kế toán viên trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu dự đoán những tác động sẽ diễn ra đối với hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp này, từ đó đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp cũng như kế toán viên để chủ động đón làn sóng khoa học công nghệ mới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, kế toán, doanh nghiệp vừa và nhỏ, blockchain, trí tuệ nhân tạo. The impact of the 4.0 industrial revolution on accounting in small and medium enterprises in Vietnam The industrial revolution (CMCN) 4.0 is taking place quickly and creating enormous changes in all aspects of social life. With new and modern technologies linked intelligently through the Internet, The Revolution 4.0 has been making rapid changes to all industries in the world, including accounting. This study focuses on the impact of The Revolution 4.0 on business accounting. By surveying accountants in small and medium enterprises, the study predicts the impact which will occur on accounting practices in these enterprises, thereby recommending the enterprises as well as accountants to actively welcome new wave of science and technology. key words: Industrial Revolution 4.0, Accountant, Small and medium enterprises, Blockchain, Artificial intelligence. Đặt vấn đề Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tiến bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt, các cuộc CMCN đánh dấu những bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng, từ đó tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc CMCN lần thứ 4 hay còn gọi là CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh nhằm mục tiêu tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Điều này, tất yếu dẫn đến sự thay đổi lớn của hoạt động kế toán doanh nghiệp với tư cách là một công cụ quản lý tài chính nhằm đáp ứng, thích nghi được với các mô hình kinh tế mới trong thời đại công nghiệp mới. *Đại học Ngoại thương Hà Nội NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 128 - tháng 6/2018 Tại Việt Nam, theo công bố của Tổng cục Thống kê, hơn 97% số lượng doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó hơn 60% là doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu làm giảm hiệu quả kinh doanh1. Như vậy, đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam thì CMCN 4.0 với nền tảng công nghệ cực kỳ hiện đại dường như là một khái niệm xa vời. Trong khi đó, một bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời trong phong trào khởi nghiệp những năm gần đây lại cực kỳ nhanh nhạy với khoa học công nghệ đã tìm cách ứng dụng những xu thế mới nhất của CMCN 4.0 như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của mình. Vậy với tư cách là công cụ để quản lý doanh nghiệp, kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có bị tác động bởi CMCN 4.0 hay không? Các kế toán viên trong những doanh nghiệp này - lực lượng chiếm phần lớn trong đội ngũ nhân lực kế toán có nhận thức và chuẩn bị như thế nào trước làn sóng CMCN 4.0? Để trả lời các câu hỏi trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu này. Thông qua đó, nghiên cứu đánh giá tác động của cuộc CMCN lần thứ 4 đến công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhằm đề ra giải pháp giúp các doanh nghiệp này tận dụng cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại để cải tiến hệ thống kế toán của mình. 1. CMCN và tác động đến hoạt động kế toán trong những năm qua Nói đến CMCN là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó mang lại trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, và xã hội. Mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ. Trong lịch sử phát triển, thế giới đã chứng kiến 3 cuộc CMCN lớn. Cuộc CMCN lần thứ nhất – Cơ khí hóa - bắt đầu từ khoảng năm 1784 tại Vương quốc Anh bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Cuộc CMCN đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí và giao thông vận tải. CMCN lần thứ hai - Điện khí hóa - diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra, ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ khi năng lượng điện được sử dụng để sản xuất hàng loạt với quy mô lớn. Cuộc CMCN này diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép đã mang lại cuộc sống văn minh và năng suất lao động tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn sử dụng động cơ hơi nước. Đặc trưng của nền kinh tế trong giai đoạn này là sản xuất và 1https://baomoi.com/thuc-trang-nen-kinh-te-viet-nam-tren-97-la-doanh-nghiep-vua-va-nho/c/21992945.epi TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 128 - tháng 6/2018 tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa. CMCN lần thứ ba - Tự động hóa – diễn ra vào khoảng từ 1969 khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối liên lạc được khắp nơi trên thế giới. Cuộc CMCN 3.0 ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu cùng với sự phát triển của máy tính, các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin được sử dụng để tự động hóa sản xuất. Thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của nền sản xuất xã hội, CMCN lần thứ 3 đã bảo đảm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo hai hướng chủ yếu: Một là thay đổi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch chuyển từ nền tảng điện - cơ khí sang nền tảng cơ - điện tử và cơ - vi điện tử; Hai là chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao - như công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vũ trụ... Có thể thấy mỗi cuộc CMCN đã diễn ra đều là sự thay đổi đột phá trong phương thức sản xuất trong nền kinh tế, khiến cho hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ trong các doanh nghiệp đều thay đổi. Là công cụ ghi chép, phản ánh và giám sát hoạt động trong doanh nghiệp, kế toán đã có nhiều thay đổi để thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Trong thời đại công nghiệp 1.0 và 2.0, kế toán tập trung nhiều vào mảng sản xuất với các phương pháp để quản lý hàng tồn kho, tính giá thành, dự toán nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của những phương pháp kế toán quản trị cơ bản nhằm phục vụ việc ra các quyết định kinh tế trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn CMCN 3.0, việc phát minh ra máy tính đã làm thay đổi hẳn phương pháp kế toán thủ công sang phương pháp kế toán máy, giúp giảm tải công việc kế toán, giúp cho quá trình ghi chép và phản ánh nhanh hơn, ít sai sót hơn. Có thể nói tác động lớn nhất của CMCN lần thứ 3 đến kế toán là việc mở ra thời kỳ mới trong lịch sử kế toán- thời đại của kế toán máy. 2. CMCN 4.0 và tác động đến hoạt động kế toán trong doanh nghiệp 2.1. Khái niệm và bản chất của cuộc CMCN 4.0 Tới ngày nay, Cuộc CMCN lần thứ 4 (The Fourth Industrial Revolution) đang được hình thành trên nền tảng của CMCN lần thứ 3 từ đầu những năm 2010. Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cuộc CMCN lần thứ 4 là “một cuộc cách mạng công nghệ toàn diện, kết hợp thế giới kỹ thuật số, sinh học, vật lý, làm thay đổi cách thức con người sống, làm việc và liên hệ với nhau”. Hình 1: Quá trình hình thành của cuộc CMCN 4.0 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 128 - tháng 6/2018 Cuộc cách mạng này có đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với Internet kết nối vạn vật, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua Internet kết nối dịch vụ thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Thế giới đang chứng kiến hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ, đây là những xu hướng và động lực dẫn dắt cuộc CMCN lần thứ 4. Tất cả những phát triển mới và các công nghệ mới đều có đặc điểm chung là tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Các xu thế lớn của công nghệ có thể được chia thành 3 nhóm: vật lý/hữu hình (xe tự lái, vật liệu mới, công nghệ in 3D, khoa học robot cao cấp với trí tuệ nhân tạo), kỹ thuật số (kết nối Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây) và sinh học (công nghệ chỉnh sửa, giải mã gen người, công nghệ sinh học tổng hợp). Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các công nghệ khác để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm. 2.2. Tác động đến hoạt động kế toán trong doanh nghiệp Từ những nghiên cứu trước đây về CMCN 4.0 cũng như tác động của nó tới lĩnh vực kế toán như Charles Hoffman (2016), ACCA (2016); ACCA (2017); Nguyễn Thị Thanh Tâm (2018) kết hợp với các ý kiến phỏng vấn sâu các kế toán trưởng doanh nghiệp, tác giả phân loại các tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động kế toán thành các nhóm: Tác động đến cách thức ghi nhận và phản ánh của kế toán; Tác động đến hình thức vận hành phòng kế toán; Tác động đến cơ cấu nhân viên kế toán; Tác động đến yêu cầu về kỹ năng đối với nhân viên kế toán. • Tác động tới cách thức ghi nhận và phản ánh của kế toán Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã tạo ra cách tiếp cận hoàn toàn mới, làm cách mạng hóa cách thức mà các cá nhân và tổ chức kế toán hoạt động, đặc biệt là 5 khía cạnh sau: - Phân tích dữ liệu: Bên cạnh Excel thường được sử dụng trước đây, sự phát triển của công nghệ sẽ cung cấp nhiều công cụ, phần mềm hiện đại hơn. - Công nghệ đám mây: Lưu trữ thông tin một cách nhanh nhất ngay khi phát sinh, khối lượng lớn và không bị giới hạn nhiều về bộ nhớ như trước đây. - Quy trình tự động hóa: Đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã chuẩn hóa, do vậy công nghệ tự động hóa có thể thay thế bộ phận tài chính - kế toán nhiều trong các công việc này. - Trí thông minh nhân tạo: Bên cạnh công tác ghi chép kế toán đơn giản, trí thông minh nhân tạo có thể thay thế con người cả với những nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng. - Công nghệ Blockchain: Liên kết tất cả các dữ liệu của bộ phận tài chính – kế toán lại với nhau. Đặc biệt, công nghệ đầu mối phân phối (Blockchain), thường được miêu tả như một “sổ cái phân phối”, là một giao thức an toàn mà tại đó, mạng lưới các máy tính cùng kiểm chứng một giao dịch trước khi nó được ghi chép và chấp nhận. Tiềm năng của Blockchain nằm trong khả năng tạo ra một sổ kế toán ghi lại mọi giao dịch, trong đó tất cả những người tham gia có một bản sao giống hệt nhau, có thể truy cập và xem trong thời gian thực. Thay vì các công ty tự lưu trữ và quản lý hồ sơ dữ liệu độc lập, Blockchain sẽ tự động ghi lại đồng thời thông tin giao dịch của cả hai bên trong một cuốn sổ cái công khai. Bằng khả năng ghi chép lại các giao dịch theo thời gian thực, Blockchain đang sẵn sàng kết thúc các phương pháp kế toán truyền TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 128 - tháng 6/2018 thống bao gồm lập hóa đơn, cung cấp tài liệu, xây dựng hợp đồng, ghi chép thanh toán đối với các doanh nghiệp lớn và nhỏ. • Tác động tới hình thức vận hành phòng kế toán Cũng như các ngành khác, kế toán sẽ sử dụng những công nghệ ngày càng thông minh và tinh vi để nâng cao năng suất và hiệu quả so với cách làm việc truyền thống. Các chuyên viên kế toán có thể sẽ không phải làm việc trong văn phòng nữa, thay vào đó là những văn phòng ảo. Mô hình văn phòng kế toán mới này có lợi không chỉ cho người lao động mà còn cho người sử dụng lao động do không cần phải thuê văn phòng, mua sắm đồ nội thất, máy tính, điện thoại và các thiết bị khác. Hệ thống phần mềm thông minh (bao gồm điện toán đám mây) sẽ hỗ trợ xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài (bao gồm dịch vụ của nước ngoài) giúp giảm thiểu chi phí. Các chương trình đặc biệt và dịch vụ có thể theo dõi hiệu suất của các nhân viên làm việc từ xa một cách hiệu quả. Có thể khẳng định làm việc từ xa là xu thế tất yếu trong tương lai. • Tác động tới cơ cấu nhân viên kế toán Sự xuất hiện của cuộc CMCN 4.0 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu nhân sự trong ngành kế toán, đặc biệt là những nhân sự đảm nhiệm công việc ghi sổ kế toán cơ bản, lập báo cáo đánh giá tuân thủ, kế toán quản trị truyền thống... khi mà các công việc này đã và đang được tin học hóa bởi máy tính. Theo kết quả điều tra năm 2016 của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) về kế toán chuyên nghiệp tương lai diễn ra trên 22 quốc gia trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam): Về các xu hướng dự kiến có tác động cao nhất trong 3 đến 10 năm tới, có tới 55% số người trả lời cho rằng, sự phát triển của hệ thống kế toán tự động được đánh giá tác động cao nhất trong các xu hướng, bên cạnh xu hướng như hài hòa chuẩn mực kế toán (42%), sự xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh (41%), sự biến động kinh tế (42%)... Kế toán bao gồm các giai đoạn như thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin. Tất cả các giai đoạn này đều có thể được máy móc thay thế. Trong một nghiên cứu tại Hà Lan, Hãng kiểm toán Deloitte đã dự đoán công tác kế toán tại nước này sẽ được tự động hóa hoàn toàn trong vòng từ 10 đến 20 năm NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 128 - tháng 6/2018 tới. Đây là những con số rất đáng lo ngại đối với tương lai các kế toán viên bởi khi đó lực lượng lao động trong lĩnh vực kế toán sẽ bị cắt giảm tối đa, chỉ giữ lại những vị trí lập trình, cài đặt và vận hành thiết bị hoặc các chuyên gia tư vấn cấp cao để xử lý các tình huống đặc biệt hoặc chưa từng xảy ra. • Tác động tới yêu cầu kỹ năng, nghiệp vụ đối với nhân viên ngành kế toán Để phù hợp với thời kỳ CMCN, các kế toán viên tương lai sẽ được tăng cường đào tạo về công nghệ kỹ thuật số (bao gồm điện toán đám mây và sử dụng “big data”), toàn cầu hóa (cung cấp dịch vụ kế toán) và các quy định mới (về thuế, báo cáo tài chính, báo cáo tích hợp). Kế toán viên chuyên nghiệp cần các kỹ năng để lập các báo cáo không chỉ giới hạn ở những con số tài chính mà còn đề cập đến các vấn đề khác của công ty như trách nhiệm xã hội, tác động của doanh nghiệp đến môi trường... Việc tin học hóa các công việc kế toán sẽ dẫn đến yêu cầu về kỹ năng mới như: kỹ năng máy tính, kỹ năng giao tiếp, quản trị rủi ro, dự báo dòng tiền... Theo Báo cáo nghiên cứu kế toán viên chuyên nghiệp trong tương lai - Những nhân tố dẫn đến sự thay đổi và kỹ năng tương lai của ACCA công bố năm 2016 cũng chỉ ra rằng, trong kỷ nguyên số, mỗi kế toán chuyên nghiệp sẽ được phản ánh năng lực và kỹ năng trên 7 lĩnh vực: Kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trí thông minh, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và tầm nhìn. 3. Đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 đến kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Như đã đề cập, doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng lớn nhất trong nền kinh tế nhưng lại bị hạn chế bởi quy mô vốn, kỹ thuật và trình độ nhân sự. Tuy nhiên, đây cũng là loại hình doanh nghiệp có khả năng thích nghi cao nhất, dễ thay đổi mô hình kinh doanh và quản trị để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, từ làn sóng khởi nghiệp đã ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng ứng dụng công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại là kết quả của cuộc CMCN 4.0. Vậy có hay không sự tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp này? Thông qua cuộc khảo sát các kế toán viên bằng phiếu điều tra được gửi trực tiếp cũng như online đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu muốn đánh giá mức độ nhận thức về CMCN 4.0 và tác động của cuộc CMCN 4.0 tới công việc kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như những kỹ năng cần thiết của kế toán viên trong điều kiện CMCN mới. Kết quả khảo sát thu được từ 86 phiếu trên 100 phiếu phát ra được tác giả tổng hợp như sau: 3.1. Nhận thức chung của kế toán viên đối với CMCN 4.0 Theo thống kê tổng hợp 86 phiếu khảo sát có đến hơn 73,3% các kế toán viên, kiểm toán viên bày tỏ ý kiến rất quan tâm đến cuộc cách mạng 4.0 này, 16,3% quan tâm, 7% có thái độ bình thường và 3,4% không quan tâm đến CMCN 4.0. Khi được hỏi về dự đoán mức độ tác động của CMCN 4.0 đến ngành kế toán, 69,8% cho rằng CMCN 4.0 sẽ có tác động lớn đến hoạt động này, 26,7% cho rằng tác động bình thường và 3.5% cho rằng không có tác động. Điều này cho thấy hầu hết các kế toán viên trong doanh nghiệp Việt Nam đều có hiểu biết và nhận thức về sự xuất hiện cũng như ảnh hưởng ngày một rõ ràng của thời kỳ CMCN 4.0. Đây sẽ là một trong những yếu tố tiền đề để các kế toán viên chuẩn bị cho những bước thay đổi sắp tới. Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm của kế toán viên tới CMCN 4.0 TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 128 - tháng 6/2018 3.2. Đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 đến cách thức ghi nhận và phản ánh của kế toán Trong các khía cạnh: phân tích dữ liệu, công nghệ điện toán đám mây, quá trình tự động hóa, trí thông minh nhân tạo và công nghệ Blockchain thì 73.3% những người được khảo sát đều đồng ý rằng cuộc CMCN 4.0 có tác động lớn nhất trong việc phân tích dữ liệu; 16.7% cho rằng tác động lớn nhất đến quá trình tự động hóa và 10% cho rằng tác động lớn nhất đến việc lưu trữ và truy cập dữ liệu thông qua công nghệ điện toán đám mây. Có thể thấy kết quả trên tương đồng với mức độ phổ biến của các công nghệ trên đối với các kế toán viên của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng dễ thấy được trí tuệ nhân tạo và công nghệ Blockchain dường như khá xa lạ đối với các kế toán viên trong các doanh nghiệp này. Biểu đồ 2: Mức độ tác động của CMCN 4.0 đến việc ghi nhận và phản ánh của kế toán 3.3. Đánh giá tác động của CMCN 4.0 đến hình thức vận hành phòng kế toán 81.4% số người được khảo sát đều đồng ý rằng sự thay đổi về công nghệ của cuộc CMCN 4.0 sẽ dẫn đến sự ra đời của các văn phòng ảo và quản lý công việc từ xa. Điều đó chứng tỏ xu thế là tất yếu và được các kế toán viên thừa nhận ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, trong số người đồng ý, có hơn 65% số người được khảo sát nói rằng doanh nghiệp của họ không cho phép làm việc từ xa với lý do thiếu vốn để triển khai, chưa đáp ứng được điều kiện công nghệ hoặc nghi ngại của chủ doanh nghiệp đối với khả năng quản lý từ xa. Từ đó, có thể thấy dù đã có nhận thức rõ ràng, nhưng hiện tại các doanh nghiệp
Tài liệu liên quan