Bài viết nghiên cứu tác động của dân trí về tài chính và các yếu
tố khác đến hành vi tiết kiệm cá nhân ở Việt Nam. Kết quả hồi quy
Binary Logistic từ khảo sát 639 cá nhân từ nhiều vùng khác nhau ở
Việt Nam cho thấy dân trí về tài chính, chuyên ngành học tài chính
ngân hàng, giới tính, tình trạng hôn nhân và các yếu tố thái độ cùng
các yếu tố hành vi xã hội liên quan khác có tác động tích cực (có
ý nghĩa thống kê) đến hành vi tiết kiệm cá nhân. Từ kết quả nghiên
cứu, gợi ý rằng cần có các chương trình đào tạo bài bản, có tầm
nhìn nhằm nâng cao dân trí về tài chính cho mọi tầng lớp dân cư,
trước tiên nhằm cải thiện “tài chính toàn diện” và sau đó là cải thiện
nguồn cung vốn từ nội địa cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền
vững.
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của dân trí về tài chính đến hành vi tiết kiệm cá nhân ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 204- Tháng 5. 2019
Tác động của dân trí về tài chính đến hành vi
tiết kiệm cá nhân ở Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Nguyễn Tường Vân
Lê Văn Hinh
Tiếp theo kỳ trước
Bài viết nghiên cứu tác động của dân trí về tài chính và các yếu
tố khác đến hành vi tiết kiệm cá nhân ở Việt Nam. Kết quả hồi quy
Binary Logistic từ khảo sát 639 cá nhân từ nhiều vùng khác nhau ở
Việt Nam cho thấy dân trí về tài chính, chuyên ngành học tài chính
ngân hàng, giới tính, tình trạng hôn nhân và các yếu tố thái độ cùng
các yếu tố hành vi xã hội liên quan khác có tác động tích cực (có
ý nghĩa thống kê) đến hành vi tiết kiệm cá nhân. Từ kết quả nghiên
cứu, gợi ý rằng cần có các chương trình đào tạo bài bản, có tầm
nhìn nhằm nâng cao dân trí về tài chính cho mọi tầng lớp dân cư,
trước tiên nhằm cải thiện “tài chính toàn diện” và sau đó là cải thiện
nguồn cung vốn từ nội địa cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền
vững.
Từ khóa: Dân trí về tài chính, tài chính toàn diện, hành vi tài chính,
hành vi tiết kiệm
Giả thuyết 2: Các đặc tính
nhân khẩu học cá nhân có tác
động đến hành vi tiết kiệm cá
nhân: Giả thuyết này có thể
phân ra: (i) Tuổi đời có quan
hệ cùng chiều đến hành vi tiết
kiệm cá nhân (+); (ii) Giới tính
khác nhau hành vi tiết kiệm cá
nhân là khác nhau; (iii) Số con
cái có quan hệ cùng chiều đến
hành vi tiết kiệm cá nhân (+);
(iv) Số năm làm việc có quan
hệ cùng chiều đến hành vi tiết
kiệm cá nhân (+); (v) Mức thu
nhập có quan hệ cùng chiều
đến hành vi tiết kiệm cá nhân
(+); (vi) Trình độ học vấn có
quan hệ cùng chiều đến hành
vi tiết kiệm cá nhân (+); (vii)
Mức độ chấp nhận rủi ro có
quan hệ ngược chiều đến hành
vi tiết kiệm cá nhân (- )
3.4. Mô hình phân tích
Nghiên cứu dựa theo mô
hình kinh tế lượng đánh giá
tác động của “dân trí về
tài chính” đến “hành vi tiết
kiệm” (Effects of Financial
Literacy on Saving Behavior)
theo nghiên cứu của Peter J.
Morgan & Long Q. Trinh,
ADBI, 2017; và tham khảo
N.S. Mahdzan, và S. Tabiani,
2013. Cụ thể để xác định tác
động của dân trí về tài chính
đến hành vi tiết kiệm cá nhân,
nghiên cứu sẽ kiểm định theo
Ngày nhận: 18/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 21/04/2019 Ngày duyệt đăng: 26/04/2019
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
11Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
phương trình sau:
Savei = β0 + β1FLi + β2Incomei
+ Xiβ3 + εi (1)
Trong đó:
Savei là biến giả (dummy
variable), nhận giá trị một (1)
nếu cá nhân thỉnh thoảng đến
rất thường xuyên thực hiện để
dành tiền cho tương lai (tiết
kiệm) và nếu từ hiếm khi và
không bao giờ để dành tiền
cho tương lai, biến này nhận
giá trị không (0);
FLi biến đo lường dân trí về
tài chính (điểm);
β
1
đo lường tác động của dân
trí về tài chính lên hành vi tiết
kiệm cá nhân;
Incomei mức thu nhập của cá
nhân thứ i;
Xi là vector kiểm soát và
εi là sai số thứ i;
Xi có gồm các yếu tố như giới
tính, độ tuổi, tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp, số con
trong gia đình
β
0
là hằng số hay hệ số tự do;
β
2
, β
3
là các hệ số tương quan
tác động của thu nhập đến
hành vi tiết kiệm;
Vì biến phụ thuộc là biến
nhận hai giá trị khác nhau
(dichotomous, nhị nguyên)
nên nghiên cứu sử dụng mô
hình phân tích là mô hình
Binary Logistic. Mô hình
phân tích Binary Logistic sử
dụng hồi quy nhị phân hay giá
trị nhận nhị phân (nhận hai giá
trị: 1 và 0).
Mô hình kiểm định dựa trên
lý thuyết để đưa những yếu tố
tác động (có ý nghĩa thống kê,
5%) đến hành vi tiết kiệm cá
nhân.
3.5. Kết quả kiểm định hồi
quy Binary Logistic
Phân tích các kiểm định
(1) Kiểm định hệ số hồi quy
Tham chiếu Bảng 2 cho thấy
kiểm định Wald cho biết
mô hình có 08 biến (là các
biến Gend; Marr; Major;
Student_y; FL_ps; AA; Bp
và Bh với các Sig tương ứng
<0,05) có tương quan có ý
nghĩa thống kê với biến phụ
thuộc “Saving” với độ tin cậy
95%.
(2) Kiểm định độ phù hợp của
mô hình
(i) Mức độ dự báo chính xác
của mô hình
Tham chiếu Bảng 3
(Classification Table), với 43
cá nhân hiếm để dành (xem
theo cột), mô hình dự đoán
đúng được 22 trường hợp
(xem theo hàng), vậy tỷ lệ
đúng là 12,4%. Trong khi có
596 người thường có hành
động để dành, mô hình dự
đoán được 440 người, tỷ lệ
đúng là 95,4%. Do đó tỷ lệ
dự báo đúng của toàn bộ mô
hình (Overall Percentage) là
72,3%.
(ii) Mức độ phù hợp của mô
hình
Kiểm định Omnibus từ Bảng 4
cho thấy sig <0,01 (độ tin cậy
99%), cho ta kết luận các biến
độc lập có quan hệ tuyến tính
với biến phụ thuộc trong tổng
thể. Hay mô hình lựa chọn là
phù hợp tốt.
Bảng 2. Các biến trong mô hình (Variables in the Equation)
B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
Step
1a
Gend -,401 ,194 4,289 1 ,038 ,670
Marr ,527 ,211 6,208 1 ,013 1,694
Major ,930 ,203 20,999 1 ,000 2,535
Student_y -1,144 ,373 9,406 1 ,002 ,318
FL_ps ,393 ,196 4,006 1 ,045 1,482
AA ,681 ,294 5,382 1 ,020 1,976
Bp -,765 ,360 4,516 1 ,034 ,465
Bh ,904 ,268 11,354 1 ,001 2,470
Constant -,108 ,243 ,198 1 ,657 ,898
a. Variable(s) entered on step 1: Gend, Marr, Major, Student_y, FL_ps, AA,
Bp, Bh.
Nguồn: Kết quả chạy mô hình do nhóm tác giả thực hiện
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
(3) Thảo luận kết quả hồi quy
Trong Bảng 2, ta sử dụng kết
quả của cột hệ số hồi quy “B”
và cột [Exp(B) = eB], hình
thành kịch bản xác suất thay
đổi khi xác suất ban đầu lần
lượt là 10%, 20%, 30%, 40%
và 50%.
Nếu đặt: P
0
: Xác suất ban đầu;
Bảng 3. Mức độ dự báo của mô hình Classification Tablea
Observed Predicted
Muc do de danh
hiem khi va khong
bao gio de danh
Thinh thoang va
thuong de danh
Percentage
Correct
Step
1
Muc do
de danh
hiem khi va khong bao gio de danh 22 156 12,4
Thinh thoang va thuong de danh 21 440 95,4
Overall Percentage 72,3
a. The cut value is, 500
Nguồn: Kết quả chạy mô hình do nhóm tác giả thực hiện
Bảng 4. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Omnibus Tests of Model
Coefficients
Chi-square df Sig.
Step
1
Step 68,698 8 ,000
Block 68,698 8 ,000
Model 68,698 8 ,000
Model Summary
Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square
1 687,352a ,102 ,147
a. Estimation terminated at iteration number 5 because parameter estimates
changed by less than ,001.
Nguồn: Kết quả chạy mô hình trên phần mềm SPSS 23 do nhóm tác giả thực hiện
Bảng 5. Mô phỏng xác suất hành vi tiết kiệm cá nhân thay đổi
B Exp(B) 1- E 10% 20% 30% 40% 50%
Student_y -1.144 0.318 0.682 3.4% 7.4% 12.0% 17.5% 24.1%
Bp -0.765 0.465 0.535 4.9% 10.4% 16.6% 23.7% 31.7%
Gend -0.401 0.67 0.33 6.9% 14.3% 22.3% 30.9% 40.1%
Major 0.93 0.535 0.465 5.6% 11.8% 18.7% 26.3% 34.9%
FL_ps 0.393 1.482 -0.482 14.1% 27.0% 38.8% 49.7% 59.7%
Marr 0.527 1.694 -0.694 15.8% 29.8% 42.1% 53.0% 62.9%
AA 0.681 1.976 -0.976 18.0% 33.1% 45.9% 56.8% 66.4%
Bh 0.904 2.47 -1.47 21.5% 38.2% 51.4% 62.2% 71.2%
Constant -0.108 0.898 0.102 9.1% 18.3% 27.8% 37.4% 47.3%
Nguồn: Kết quả chạy mô hình do nhóm tác giả thực hiện
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
13Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
P
1
: Xác suất thay đổi. Khi đó,
sẽ được tính theo công thức
sau:
P
1
= (P
0
× eβ)(1 − P
0
(1 − eβ))-1
Kết quả ta có được tại Bảng
5, mô phỏng xác suất hành vi
tiết kiệm cá nhân thay đổi như
thế nào.
Qua kiểm định trên cho thấy
các yếu tố ảnh hưởng (có ý
nghĩa thống kê) đến hành vi
tiết kiệm cá nhân theo thứ tự
là: “Chuyên ngành học ở bậc
đại học”( Major); “Hành vi
xã hội nâng cao” mà trong
đó bao hàm cả trách nhiệm
với tương lai (Bh); “Thái
độ về tài chính” mà trong
đó bao hàm cả thái độ với
rủi ro, thái độ với đồng tiền
(AA); “Tình trạng hôn nhân”(
Marr); “Trình độ dân trí về
tài chính”( FL_ps); “Giới
tính”( Gend); “Hành vi xã hội
cơ bản” bao hàm các trách
nhiệm với nguồn lực hiện tại
(Bp); “Sinh viên năm thứ”(
Student_y).
Trong khi đó kiểm định
không tìm thấy (không có ý
nghĩa thống kê) tác động của
các yếu tố “tuổi đời”(age),
“kinh nghiệm nghề nghiệp” (
Exp_job), “số con” (Child),
“thu nhập” (Income), “trình
độ học vấn” ( Edu),... và cả
các kênh cơ bản (như qua
học ở phổ thông; đào tạo
ngắn hạn; thông tin đại chúng
như truyền hình, báo đài;
các tài liệu nghiên cứu chính
thống) đến hành vi tiết kiệm
cá nhân.
(4) Mô hình dự báo hành vi
tiết kiệm cá nhân
Sau khi loại bỏ các biến
không có ý nghĩa thống kê,
thực hiện phân tích hồi quy
Binary Losigstic ta có kết quả
hồi quy tại Bảng 1. Và do đó,
ta có:
LogOdd = β0 + β1Gend
+ β
2
Marr + β
3
Major +
β
4
Student
y
+ β
5
FL
ps
+ β6AA +
β7Bp + β8Bh (**).
Thay các hệ số trong Bảng 2
(nêu trên) vào phương trình
(**) ta có:
LogOdd = −0.108 −
0.401Gend + 0.527Marr +
0.93Major − 1.144Student
y
+ 0.393FL
ps
+ 0.681AA −
0.765Bp + 0.904Bh
Phương trình ước lượng khả
năng có tiết kiệm cá nhân như
sau:
E(Y/X) = eLogOdd(1 + eLogOdd)−1
E(Y/X): là Xác suất để Y = 1
(có hành vi tiết kiệm cá nhân
từ mức tích cực) khi biến độc
lập X có giá trị cụ thể Xj
Từ bảng “Dự báo kịch bản tác
động đến hành vi tiết kiệm”
(Bảng 6) trên cho nhận định
như sau:
Kịch bản thứ nhất (KB1):
Nếu cá nhân có các đặc tính
(thành tố): Không phải là
giới tính nam; chưa lập gia
đình; chuyên ngành đào tạo ở
bậc đại học không phải là tài
chính ngân hàng; là sinh viên
dưới năm thứ 2; mức dân trí
về tài chính dưới mức trung
Bảng 6. Dự báo các yếu tố tác động đến hành vi tiết kiệm cá nhân theo các kịch bản
Tên biến (nếu đúng =1) Hệ số
hồi quy
Kịch bản
thứ 1 (KB1)
Kịch bản
thứ 2 (KB2)
Giới tính Nam -0.401 0 -0.401
Đã lập gia đình 0.527 0 0.527
Chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học là tài chính ngân hàng 0.93 0 0.93
Là sinh viên năm thứ 2 trở lên -1.144 0 -1.144
Trình độ dân trí về tài chính ở mức trung bình trở lên 0.393 0 0.393
Có thái độ tốt (trung bình) về tài chính ngân hàng 0.681 0 0.681
Hành vi xã hội cơ bản liên quan đến hoạt động ngân hàng từ mức
trung bình trở lên
-0.765 0 -0.765
Hành vi xã hội nâng cao liên quan đến hoạt động ngân hàng từ mức
trung bình trở lên
0.904 0 0.904
Hệ số chặn (cắt trục tung) -0.108 -0.108 -0.108
P(Y/Xj) 47.3% 73.4%
Nguồn: Kết quả chạy mô hình do nhóm tác giả thực hiện
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
bình; có thái độ dưới mức
trung bình về tài chính ngân
hàng; hành vi xã hội cơ bản
liên quan đến hoạt động ngân
hàng dưới mức trung bình;
hành vi xã hội nâng cao liên
quan đến hoạt động ngân hàng
dưới mức trung bình... thì khả
năng có hành vi tiết kiệm ở
mức tích cực là 47,3%.
Kịch bản thứ hai (KB2): Nếu
cá nhân có các đặc tính (thành
tố): Là giới tính nam; đã lập
gia đình; chuyên ngành đào
tạo ở bậc đại học là tài chính
ngân hàng; là sinh viên năm
thứ 2 trở lên; có dân trí về tài
chính từ mức trung bình trở
lên; có thái độ từ mức trung
bình về tài chính ngân hàng;
hành vi xã hội cơ bản liên
quan đến hoạt động ngân hàng
từ mức trung bình trở lên;
hành vi xã hội nâng cao liên
quan đến hoạt động ngân hàng
từ mức trung bình trở lên
thì khả năng có hành vi tiết
kiệm ở mức tích cực là 73,4%
(tức là ít nhất là từ mức thỉnh
thoảng, thường xuyên và rất
thường xuyên để dành tiền
cho nhu cầu phòng vệ, hay
cho tương lai).
4. Gợi ý chính sách
Từ kết quả kiểm định trên
cho thấy thực sự có mối quan
hệ giữa dân trí tài chính với
hành vi tiết kiệm của người
dân Việt Nam, từ đó nhóm tác
giả đưa ra một số gợi ý liên
quan đến giáo dục nâng cao
dân trí về tài chính nhằm tăng
cường tiết kiệm cá nhân, qua
đó tăng cường tiết kiệm quốc
gia và hướng tới đạt được các
mục tiêu chính sách kinh tế,
tài chính và rộng hơn là chính
phát triển kinh tế, xã hội của
Việt Nam như sau:
- Nhà nước cần có chiến lược
giáo dục tài chính nhằm cải
thiện dân trí về tài chính một
cách toàn diện và có chiều
sâu đối với các thế hệ dân
chúng như đưa việc đào tạo
kiến thức kinh tế, tài chính
một cách phù hợp vào các cấp
học từ phổ thông và ở bậc đại
học. Với bậc đại học, cần mở
rộng và tăng cường đào tạo
kinh tế và tài chính cho cả các
chuyên ngành khác (không chỉ
với sinh viên chuyên ngành
tài chính ngân hàng). Với bậc
phổ thông, cần đưa vấn đề
giáo dục nâng cao dân trí về
tài chính vào trong Luật sửa
đổi Luật Giáo dục và đào tạo
tới đây.
- Việc nâng cao dân trí về
tài chính cần bắt đầu từ các
kiến thức cơ bản về tài chính
ngân hàng và sau đó là nâng
cao hiểu biết (các công cụ
tài chính phức tạp hơn) và
theo nhiều kênh đa dạng cho
mọi đối tượng có thể tiếp cận
được. Trong điều kiện cải
cách ngân sách hiện nay của
Chính phủ, Nhà nước cần
khuyến khích các đơn vị dịch
vụ sự nghiệp công cung cấp
dịch vụ đào tạo dân trí về tài
chính ngân hàng qua các kênh
có thể như: Website, radio,
TV bên cạnh hay song hành
cùng kênh chính thức.
- Tăng cường đào tạo kinh
tế, tài chính ngân hàng qua
các kênh đào tạo chính thức
bằng cách quy định trong Luật
Giáo dục và đào tạo một cách
bài bản. Nghiên cứu cho thấy
không có bằng chứng (thống
kê) về tác động của giáo dục
tài chính từ các kênh đào tạo
đến dân trí về tài chính và
điều này có thể phản ánh vấn
đề giáo dục tài chính chưa
được quan tâm và chưa gây
được ảnh hưởng hay tác động
đến dân trí tài chính trong
xã hội. Các kênh đào tạo này
gồm trong các trường, lớp hay
cơ sở đào tạo khác, từ phổ
thông đến các trường đại học
một cách bài bản, có kế hoạch
và theo chương trình quốc gia
hơn; và nên coi đây là công
việc của cả ngành ngân hàng,
ngành giáo dục, đào tạo dạy
nghề cùng với các ngành các
cấp khác.
- Tăng cường sự phối hợp
giữa ngành Ngân hàng
(NHNN và cả ngân hàng
thương mại hay tổ chức
chuyên ngành khác) với ngành
giáo dục và đào tạo (các
trường). Hiện tại, chiến lược
tài chính toàn diện dường
như chưa có sự phối hợp giữa
các ngành liên quan. Do đó
cần cải thiện sự phối hợp này
nhằm đưa nội dung về giáo
dục tài chính vào chương trình
giảng dạy ở các cấp bậc (như
từ tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông) theo
các mức độ phù hợp, bài bản
và có hệ thống, đảm bảo hiệu
quả và trên nguyên tắc lợi ích
quốc gia.
- Tăng cường tuyên truyền về
vai trò của giáo dục dân trí về
tài chính cho mọi ngành, mọi
cấp để đảm bảo có thể đưa vào
và thực hiện có hiệu quả chiến
lược quốc gia về giáo dục tài
chính ở Việt Nam trong những
năm tới. ■
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
15Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
Tài liệu tham khảo
1. A. Sunden, B. J. Surette.1998: “Gender Differences in the Allcation Assets in Retirement Saving Plans”. American Economic
Review, Vol. 88, No2, pp 207-211.
2. A.O. Gottschalck, 2008: “Net Worth and the Assets of Household Saving in Australia” the Economic Record, Vol. 78 No 241,
pp 207-223
3. ADBI, 2017: “Determinants and impacts of financial literacy in Cambodia and Viet Nam”; ADBI Working Paper, No. 754;
Asian Development Bank Institute (ADBI), Tokyo; (suggested Citation by: Morgan, Peter J.; Trinh, Long Q.) The Version is
available at:
4. Agnew, J.R., H. Bateman, and S. Thorp (2013). “Financial Literacy and Retirement Planning in Australia.” Numeracy 6(2):
7.
5. Agnew,J. (2000) “Do Behavioral Biases Vary across Individuals” Journal of Financial and Quantitative Finance. Vol, 41 4
Issue 4, pp 939-962.
6. Bucher-Koenen, T.A.B.E.A and A. Lusardi.(2011). “Financial Literacy and Retirement Planning in Germany.” Journal of
Pension Economics & Finance 10(4):565.
7. Burnes, Schultz,J. (2000) “Older Women and Private Pensions, Waltham, Massochusetts: National Centrer For Women and
Aging, Brandeis University.
8. Clark and Madeleine (2008) “Adjusting Retirement Goals and Saving Behavior: the Role of Financial Education”
Overcoming the saving Slump: How to Increase the Effectiveness of Financial Education and Saving Programs, University of
Chicago Press.
9. ECD/INFE 2016. OECD/INFE International Survey of Adult Financial Literacy Competencies. Paris: OECD.
10. Embrey,Fox, J. (1997) “Gender Different in the Investment Decision-Making Process”, Financial Counseling and Planning,
Vol. 8, No2, pp 33-40.
11. Gottschalck A.O (2008) “Net Worth and the Assets of Household Saving in Australia” the Economic Record, Vol. 78 No 241,
pp 207-223.
12. Hogarth J.M (2002): “Financial literacy and Family and Consumer Sciences” Journal of Family and Consumer Sciences,
Vol., 94, No 1 pp 15-28.
13. Levine, Mitchell, Moore (2000) “Women on the Verge of Retirement: predictor of Retiree Wellbeing” trong Forcasting
Retirement needs and Retirement Wealth, pp 167-207.
14. Lusardi (2008) và Lusardi và Mitchell (2007a, 2007b, 2008): “Financial Literacy and Planning: Implications for Retirement
Wellbeing”. Working Paper, Pension Research Council, The Whartin School.
15. Lusardi, A. and O. Mitchell ( 2014) “The Economic Importance of Financial Literacy: Theory and Evidence.” Journal of
Economic Literature 52(1): 5–44. (accessed 12 December 2016).
16. Lusardi, A. and O. Mitchell (2006). “Financial Literacy and Planning: Implications for Retirement Wellbeing. Working
Paper, Pension Research Council. Philadelphia, PA: University of Pennsylvania.
17. Lusardi, A. and O. Mitchell (2011). “Financial Literacy and Planning: Implications for Retirement Well-Being.” In Financial
Literacy: Implications for Retirement Security and the Financial Marketplace, edited by Olivia S. Mitchell, and Annamaria
Lusardi, 17–39. Oxford and New York: Oxford University Press.
18. Mahdzan, N.S. and S. Tabiani (2013) “The Impact of Financial Literacy on Individual Saving: An Exploratory Study in the
Malaysian Context.” Transformations in Business and Economics 12 1 (28):41–55.
19. Maki, D. (2004). “Financial Literacy and Private pension” trong Private Pension and Public Policies, Washington D.C
Brooking Institution Press.
20. Modigliani, F., Brumberg, R., (1954) “Utility Analysis and consumption Funstion: an Interpretaion of Cross Section data”
trong Post Keynesian Economics, Vol., 42, No 1, pp35-44.
21. Moore, D (2003) “Survey of Financial Literacy in Washington State: Knowledge, Behavior, Attitudes, and Experiences.”
Washington State University Social and Economic Sciences Research Center Technical Report 03-39.
22. Muhammad I. Albeerdy1 & Behrooz Gharleghi, 2015 “Determinants of the Financial Literacy among College Students in
Malaysia )” International Journal of Business Administration Vol. 6, No. 3; 2015.
23. N.S.Mahdzan và S.Tabiani (2013): “ The impact of financial literacy on individual saving: an Eploratory study in Malaysian
context” , Transformations in Business and Economic, Vol. 12, No 1(28), 2013.
24. OECD (2011 ): “Assessing financial literacy in 12 countries an OECD Pilot Exercise” Discussion Paper 01/2011-014 , The
OECD International Network on Financial Education, edited by Adele Atkinson and Flore-Anne Messy.
25. OECD/INFE (2015a) Guide to Creating Financial Literacy Scores and Financial Inclusion Indicators Using Data from the
OECD/INFE 2015 Financial Literacy Survey. Paris: OECD.
26. OECD/INFE (2015b). Policy Handbook on National Strategies for Financial Education. Paris: OECD.
g20/topics/employment-and-socialpolicy/National-Strategies-Financial-Education-Policy-Handbook.pdf (accessed 15 December
2016).
27. OECD/INFE (2016). OECD/INFE International Survey of Adult Financial Literacy Competencies. Paris: OECD.
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
28. OECD/INFE 2015b. Policy Handbook on National Strategies for