Tác động của festival đến đời sống người dân thành phố Huế (nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - Thành phố Huế)

Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến như một trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam, tự hào là địa phương còn lưu giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa lễ hội phong phú và đa dạng. Đặc biệt, năm 1993 quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO (tên viết tắt của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, tên tiếng Anh là: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)công nhận là di sản văn hóa Thế giới tiếp sau đó nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể năm 2003. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng với Vịnh Lăng Cô là vịnh biển được công nhận đẹp nhất Thế giới, sông Hương, núi Ngự thơ mộng, vườn quốc gia Bạch Mã và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được xem là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với sinh quyển và bảo tồn sinh học phong phú, đa dạng, Vậy nên Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành du lịch. Để có thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh về du lịch của địa phương Festival Huế lần đầu tiên hợp tác cùng CODEV cộng hòa Pháp (CVP) được tổ chức vào năm 2000 chính là dịp để địa phương quảng bá hình ảnh của địa phương mình, phát huy thế mạnh của Thừa Thiên Huế. Trải qua 7 kỳ tổ chức Festival Huế đến nay đã tạo được thương hiệu lễ hội uy tín và dần trở thành niềm tự hào của địa phương với bạn bè quốc tế và các tỉnh thành trong cả nước. Sau thành công lớn đầu tiên của Festival Huế UBND tỉnh quyết định tổ chức sự kiện này định kỳ hai năm một lần vì thế Festival Huế không những đã góp phần tích cực vào việc bảo tồn, quảng bá văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam mà còn thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển, tăng trưởng kinh tế cho địa phương.

docx131 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của festival đến đời sống người dân thành phố Huế (nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - Thành phố Huế), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA XÃ HỘI HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÁC ĐỘNG CỦA FESTIVAL ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HUẾ (Nghiên cứu trường hợp tại 2 phường Thuận Thành, Phú Hội - Thành phố Huế) Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Khóa 2010-2014 Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới sự giúp đỡ của quýthầy cô giáo và anh chị cán bộ chuyên viên Trung tâm Festival Huế. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế”, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo trong khoa Xã Hội Học, trường Đại học Khoa học Huế đã truyền đạt những tri thức kinh nghiệm cho em;Cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ, chuyên viên tại Trung tâm Festival Huếđã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể thu thập tài liệu và làm quen với môi trường làm việc mới. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Lê Đăng Bảo Châu đã nhiệt tình, ân cần, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, nhất là mẹ đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ emnhững lúc khó khăn về tinh thần cũng như vật chất để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Đồng thời, cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập thông tin cho nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè đóng góp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 6 năm 2014 Lê Thị Bích Ngân Sinh viên lớp Xã Hội Học K34 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTC : Ban tổ chức LCD : Crystal Display UBND : Ủy Ban Nhân Dân UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization TTH : Thừa Thiên Huế TPH : Thành phố Huế IN : Chương trình có bán vé OFF : Chương trình không bán vé SPSS : Statistical Package for the Social Sciences DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Thời gian thực hiện nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp Đại học 12 Bảng 2: Mẫu nghiên cứu 18 Bảng 1.1: Thống kê một số chỉ tiêu của các kỳ Festival Huế 40 Bảng 2.2: Hình thức người quan tâm đến Festival Huế 45 Bảng 2.3: Đối tượng có việc làm tạm thời trong thời gian Festival Huế 51 Bảng 2.4: Cơ hội tiếp cận các công việc người dân tham gia trong dịp Festival Huế 52 Bảng 2.5: Thù lao công việc của Festival Huế 53 Bảng 2.6: Đánh giá của người dân về các hoạt động làm tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương trong dịp Festival Huế 54 Bảng 2.7: Lý do yêu thích đoàn nghệ thuật 61 Bảng 2.8: Lý do người dân thành phố Huế tham gia việc làm tạm thời của Festival Huế 64 Bảng 2.9: Than phiền của người dân trong thời gian Festival diễn ra 69 Bảng 2.10: Số người lựa chọn nhóm đối tượng đi xem các chương trình có bán vé của Festival Huế 71 Bảng 2.11: So sánh đánh giá về giá vé Festival của các nhóm nghành nghề 73 Bảng 2.12: Sự khác nhau về nhận xét giá vé của từng loại kinh tế gia đình 73 DANH MỤC CÁC ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Ảnh 1.1: Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế 28 Sơ đồ 2.1: Các đối tượng được hưởng lợi từ Festival Huế 47 Biểu đồ 2.1: Lý do quan tâm Festival Huế của người dân 43 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ người dân biết đến Festival qua các kênh thông tin 45 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu người làm kinh doanh dịch vụ du lịch trong dịp Festival Huế 57 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu người trả lời thích các chương trình/ hoạt động của Festiaval Huế 58 Biểu đồ 2.5: Festival Huế mang lại lợi ích văn hóa cho người dân địa phương 59 Biểu đồ 2.6: Festival Huế thay đổi ý thức, thái độ của người dân địa phương 62 Biểu đồ 2.7: Tư tưởng chính trị của người dân nhờ có Festival Huế 67 Biều đồ 2.8: Phản ứng của người dân trước những than phiền trong dịp Festival 74 Biểu đồ 2.9: Phản ứng hành động tích cực của người dân 75 DANH MỤC HỘP Trang Hộp 2.1: Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ Trung tâm Festival Huế 48 Hộp 2.2: Người dân chủ động tăng thu nhập 56 Hộp 2.3: Lý do người dân yêu thích đoàn nghệ thuật Pháp 60 Hộp 2.4: Lý do người dân làm làm vệ sinh, trang trí đường phố 65 Hộp 2.5: Cảm nhận khó chịu của người dân từ Festival Huế mang lại 70 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến như một trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam, tự hào là địa phương còn lưu giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa lễ hội phong phú và đa dạng. Đặc biệt, năm 1993 quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO (tên viết tắt của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, tên tiếng Anh là: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)công nhận là di sản văn hóa Thế giới tiếp sau đó nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể năm 2003. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng với Vịnh Lăng Cô là vịnh biển được công nhận đẹp nhất Thế giới, sông Hương, núi Ngự thơ mộng, vườn quốc gia Bạch Mã và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được xem là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với sinh quyển và bảo tồn sinh học phong phú, đa dạng, Vậy nên Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành du lịch. Để có thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh về du lịch của địa phương Festival Huế lần đầu tiên hợp tác cùng CODEV cộng hòa Pháp (CVP) được tổ chức vào năm 2000 chính là dịp để địa phương quảng bá hình ảnh của địa phương mình, phát huy thế mạnh của Thừa Thiên Huế. Trải qua 7 kỳ tổ chức Festival Huế đến nay đã tạo được thương hiệu lễ hội uy tín và dần trở thành niềm tự hào của địa phương với bạn bè quốc tế và các tỉnh thành trong cả nước. Sau thành công lớn đầu tiên của Festival Huế UBND tỉnh quyết định tổ chức sự kiện này định kỳ hai năm một lần vì thế Festival Huế không những đã góp phần tích cực vào việc bảo tồn, quảng bá văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam mà còn thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát triển, tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Festival Huế là một sự văn hóa lễ hội lớn, có tác động to lớn đến mọi lĩnh vực của địa phương.Chính vì thế, hiện nay có rất nhiều báo cáo đánh giá tổng kết, nghiên cứu và tài liệu về Festival Huế. Nhưng, trong đó các bài báo cáo chủ yếu đưa ra các đánh giá, nhận xét hiệu quả, tác động chung của Festival Huế trên các phương diện: kinh tế, du lịch, văn hóa sau mỗi kỳ tổ chức Festival Huế. Các nhận xét này còn chung chung, mang tính chủ quan, phiến diện chưa có cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu phù hợp. Cũng trong thời gian vừa qua, có các luồng dư luận khác nhau về kết quả tổ chức Festival Huế tại địa phương.“Một số người cho rằng, Festival Huế có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương và toàn quốc.Trong khi đó, một số người khác thì lại phê phán việc tổ chức Festival Huế là lãng phí, là hoạt động đầu tư không hiệu quả.”[17] Đặc biệt hơn, thời gian gần đây Festival Huế ngày càng thu hút nhiều nhà chuyên môn, giới nghiên cứu quan tâm. Tại hội thảo quốc tế “Du lịch văn hóa và sự kiện” được tổ chức tại Huế vào năm 2004 [18] một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có các báo cáo đề cập tới một số vấn đề như: mối quan hệ giữa Festiavl Huế và du lịch; xã hội hóa hoạt động du lịch; thu hút khách du lịch bằng việc tổ chức Festival Huế, vai trò của Festival Huế trong công tác tiếp thị và phát triển bền vững; thị trường khách du lịch tiềm năng tham dự Festival Huế, các tác động tích cực của Festival Huế bên cạnh đó, tại một số trường Đại học có nhiều nghiên cứu khóa luận, luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ đã chọn đề tài nghiên cứu về Festival Huế trên khía cạnh về Festival Huế. Có thể nhận thấy rằng, tuy có rất nhiều tài liệu nghiên cứu, báo cáo tổng kết, đánh giá liên quan đến Festival Huế, nhưng những tài liệu đó chỉ mới dừng lại ở góc độ trên phương diện kinh tế, văn hóa, du lịch mà chưa có đánh giá ở góc độ chuyên môn xã hội học. Hơn hết, vẫn chưa có báo cáo, nghiên cứu nào đánh giá cụ thể, phân tích rõ tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân địa phương. Cũng trên Báo Thừa Thiên Huế, số ra ngày 4 tháng 2 năm 2012 [46] trích dẫn lời phát biểu của trưởng BTC Festival Huế - Phó chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế - Ông Ngô Hòa: “Mỗi người dân là chủ thể của sáng tạo và hưởng thụ của lễ hội”. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây câu hỏi: với một sự kiện văn hóa Festival Huế lớn như vậy, trải qua 7 kỳ Festival thì liệu người dân có thực sự quan tâm và đề cao vai trò mục đích của Festival Huế không? Festival có tác động như thế nào đến đời sống của người dân, và tác động đó diễn ra như thế nào?Từ đó, người dân có những hành động và thái độ như thế nào với Festival Huế?Nhưng trên thực tế chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu và chứng minh điều đó. Qua các kỳ Festival Huế đến nay tổng cộng đã trải qua 7 kỳ tổ chức, có thể nhận thấy, có sự biến đổi rõ ràng trong đời sống của người dân Thành phố Huế. thông qua các công trình nghiên cứu và tài liệu trên, tôi quyết định tiếp cận nghiên cứu “Tác động của Festival Huế đến đời sống của người dân Thành phố Huế” ở góc độ xã hội học, đề tài nghiên cứu này sẽ vừa mang tính cơ sở lý luận và tính thực tiễn khi áp dụng các lý thuyết của xã hội học vào để phân tích và vận dụng phương pháp nghiên cứu của xã hội học vào nghiên cứu. Đề tài sẽ góp phần phong phú cho những nghiên cứu, báo cáo liên quan đến Festival Huế.Đều quan trọng hơn, đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chiến lược phát triển, giới chuyên môn, nhà nghiên cứu quan tâm vấn đề Festival Huế tham khảo. Bên cạnh đó, bản thân người nghiên cứu sinh ra và lớn lên tại Huế, có một tình yêu quê hương thắm thiết và muốn vận dụng những tri thức được học trên giảng đường đóng góp cho quê hương, ngay từ thuở nhỏ bản thân người nghiên cứu đã tham dự các kỳ Festival Huế và luôn bị hấp dẫn lôi cuốn các chương trình, hoạt động của Festival Huế, vậy nên tác giả - ở đây là người nghiên cứu luôn ấp ủ trong mình dự định sẽ thể đóng góp công sức của mình cho Festival Huế và sâu xa hơn là xây dựng quê hương, đóng góp sức mình cho sự phát triển của tỉnh nhà bằng những kiến thức đã học được tại trường và kinh nghiệm thực tế đã trải nghiệm. Vậy, người nghiên cứu mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của Festival đến đời sống người dân thành phố Huế” nhằm tìm hiểu tác động của Festival đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân, góp phần đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực, làm nâng cao hiệu quả của Festival Huế và cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân. Người nghiên cứu lựa chọn địa bàn nghiên cứu trường hợp tại hai phường Thuận Thành và Phú Hội thuộc ngay tại trung tâm Thành Phố Huế, việc lựa chọn này đã được thực hiện dựa trên hai yếu tố khách quan và chủ quan của người nghiên cứu. Khách quan là nghiên cứu được thực hiện tại các địa bàn thường xuyên diễn ra các chương trình, hoạt động của Festival Huế là Phường Thuận Thành và Phường Phú Hội – Thành phố Huế dựa trên bảng chương trình do Trung Tâm Festival cung cấp và đây là địa bàn đảm bảo tính đa dạng mẫu như: nghề nghiệp, giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, diện kinh tế hộ gia đình. Với yếu tố chủ quan của người nghiên cứu là bản thân người nghiên có các mối quan hệ với người dân tại địa bàn – đây là yếu tố thuận lợi cho cuộc điều tra nghiên cứu, đồng thời người nghiên cứu cũng có những hiểu biết nhất định về địa bàn cũng như các hoạt động diễn ra trên địa bàn trong dịp Festival. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Festival Huế là sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế.Tính đến năm 2014, sự kiện này đã được tổ chức 7 lần liên tiếp (năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012). Và sau hơn 10 năm tổ chức Festival Huế không còn là một hiện tượng mới xuất hiện, nhưng nó đã, đang và sẽ có những tác động to lớn đến tất cả các mặt trong xã hội, đặc biệt trong đó là đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân thành phố Huế. Vì thế trong hơn nhiều năm qua có rất nhiều học giả, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu khoa học, giới chuyên môn quan tâm và có không ít công trình nghiên cứu về Festival Huế ở nhiều góc độ khác nhau. Những đề tài nghiên cứu được thực hiện luôn bám sát vào quá trình phát triển của Festival Huế qua từng kỳ tổ chức. Công trình đầu tiên có thể kể đến các đánh giá chính thức của nhà tổ chức Festival Huế, do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì. Đây là những báo cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ Festival Huế, chủ yếu mang tính chất tổng kết công tác và đề ra phương hướng cho các kỳ Festival Huế sau. Chẳng hạn như: Báo cáo tổng kết Festival Huế 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo tổng kết năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 của Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Nội dung chính của báo cáo là những đánh giá tổng kết đạt được, chưa đạt được, những điểm còn thiếu sót trong khâu tổ chức, đúc kết kinh nghiệm và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cho kỳ Festival Huế tiếp theo. Bên cạnh đó, Festival Huế là sự kiện thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giới kinh tế, giới du lịch, giới văn hóa, giới truyền thông,vậy nên, Festival Huế cũng sẽ có nhiềusự quan tâm được thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau, từ nhiều cách nhìn nhận ở mỗi phương diện khác nhau trong mọi lĩnh vực của xã hội. Đầu tiên có thể nhìn thấy tác động của Festival Huế được thể hiện rõ nét nhất là trên góc độ kinh tế. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: đề tài “Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế” Tiến sĩ Trần Thị Mai; đề tài “Đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế năm 2004 đối với khách sạn, nhà hàng tại Thành phố Huế” luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế năm 2005 của Vũ Hoài Phương; tiếp đến là “Đánh giá mức độ thõa mãn của du khách đối với lễ hội Festival Huế năm 2006” luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế năm 2007 của Phan Thị Thanh Tâm. “Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế” của tiến sỹ Trần Thị Mai năm 2008.Là msột trong những nghiên cứu có quy mô được triển khai.Đề tài đã tổng hợp được lý luận về phương pháp đánh giá tác động kinh tế của Festival đối với một địa phương, kinh nghiệm của các nước về đánh giá tác động kinh tế của Festival. Bên cạnh đó, thu thập, tổng hợp được thông tin về quá trình hình thành và phát triển của Festival Huế. Đồng thời, đánh giá được sơ bộ về tác động kinh tế của các Festival Huế đã được tổ chức và lượng hoá được tác động trực tiếp của Festival Huế 2006 đối với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao giá trị tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực về mặt kinh tế của các Festival Huế. Xây dựng được phương pháp nghiên cứu, phân tích tác động kinh tế của các Festival Huế tiếp theo.[17] Đề tài chỉ ra: Festival Huế có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước, khắc phục được tình trạng vắng khách trong mùa thấp điểm tạo mức doanh thu cao. Đồng thời góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Bên cạnh đó, đề tài khẳng định Festival Huế làm tăng mức chi tiêu của khách du lịch, Festival không những mang lại lợi ích kinh tế cho ngành du lịch mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều thành phần khác. Đây còn là cơ hội kinh doanh, quảng bá giới thiệu hình ảnh Huế, kích thích sự đầu tư xây dựng mới tăng năng lực kinh doanh, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Không những thế, FestivalHuế còn đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm cho một mặt của đô thị Huế thay đổi rõ rệt; du lịch di sản được bảo tồn, giới thiệu và khai thác hiệu quả hơn, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể nhã nhạc cung đình Huế; tạo động lực thúc đầy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động du lịch, kích thích các thành phần dân cư tham gia vào hoạt động kinh tế, góp phần giải quyết hàng trăm việc làm, thu hút được hàng ngàn lao động thời vụ, trong số đó đã có một lực lượng lao động lớn học sinh, sinh viên các trường tham gia. Tóm lại, đề tài đã chỉ ra các mặt tác động tích cực của Festival Huế đến kinh tế của địa phương thông qua các chỉ số đánh giá trên phương diện tiếp cận từ mặt kinh tế. Đặc biệt đề tài cũng đã chỉ ra tác động kinh tế đến người dân địa phương qua việc làm và thu nhập của người dân. Đề tài của Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ năm 2005 tiêu đề “Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khách sạn nhà hàng tại thành phố Huế”. Thể hiện đồng quan điểm với đề tài của Tiến sỹ Trần Thị Mai, đề tài có một số điểm chung nhất định. Nhưng, đề tài lại chủ yếu nhấn mạnh phân tích tác động của Festival Huế đến nhà hàng khách sạn và khẳng định nhóm kinh doanh dịch vụ du lịch nhà hàng, khách sạn là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ Festival Huế. Số liệu nghiên cứu chứng minh trong năm 2004 ước tính doanh của nhà hàng, khách sạn thu đạt từ 120-155 tỷ đồng. Góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương khoảng từ 20-25% so với cùng kỳ các năm. Các nhà hàng khách sạn tăng cường quảng bá trong dịp Festival Huế, đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo đã góp phần đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khoản thu trực tiếp từ các chương trình của Festival Huế còn rất nhỏ so với ngân sách trung ương.[24] Qua đó, đề tài đã chỉ ra đối tượng những người làm kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn được hưởng lợi trực tiếp và doanh thu tăng cao trong dịp Festival Huế. Phan Thị Thanh Tâm cũng là hướng tiếp cận theo hướng kinh tế nhưng nghiên cứu phản ánh từ phía người tham dự là khách du lịch với đề tài “Đánh giá mức độ thõa mãn của du khách đối với lễ hội Festival Huế năm 2006”. Nghiên cứu làm rõ những lợi thế của địa phương TTH có được để làm lợi thế cho phát triển du lịch, đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố làm hài lòng khách du lịch và những yếu tố chưa đáp ứng nhu cầu thõa mãn của khách du lịch. Trong đó, điểm đáng quan tâm của nghiên cứu này là phản ảnh mức độ thõa mãn của khách du lịch không chỉ trong các chương trình Festival Huế mà còn có các dịch vụ tham gia phục vụ khách du lịch trong dịp Festival Huế. Các cung cấp dịch vụ của các nhà hàng, khách sạn, tụ điểm vui chơi giải trí về đêm ở Huế mà đối tượng tham gia cung cấp ở đây chính là người dân.[27] Như vậy, với hướng nghiên cứu kinh tế của của các đề tài kể trên đều có đề cập đến tác động của Festival Huế đến đời sống kinh tế của người dân địa phương, nhưng vẫn chưa được làm rõ. Hướng tiếp cận thứ hai mà tác giả nghiên cứu tham khảo được là đề tài nghiên cứu “Báo cáo đánh giá Festival Huế câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hóa”của trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa (viết tắt là A&C) donhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội phát hành. Công trình này được biên soạn, làm việc đánh giá trong suốt hai năm liên tục (2008-2009), là sản phẩm của cán bộ khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Nghiên cứu đề cập chủ yếu đến đánh giá Festival Huế được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động kinh tế, xã hội của Festival Huề vào quá trình phát triển của tỉnh TTH và vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá việc tổ chức và quản lý Festival Huế từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho việc phát triển một thành phố Festival gắn liền với tiềm năng di sản văn hóa vùng và hội nhập với văn hóa toàn cầu.[31] Báo cáo đã đánh giá được những thành công và hạn chế quá trình di sản truyền thống cũng như quá trình hội nhập của các yếu tố văn hóa, nghệ thuật mới, đương đại vào tổng thể Festival Huế. Đều đáng quan tâm nhất ở đây là đề tài đã đánh giá sự tham gia của người dân địa phương vào việc tổ chức lễ hội, đối tượng dân cư được hưởng lợi từ du lịch Festival Huế thông qua việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, bán hàng, vận chuyển, chỗ ngủ nhà dân. Bên cạnh đó theo đánh giá của nhóm nghiên cứu đã chỉ ra sự tham gia của người dân còn bị hạn chế chủ yếu là do nguyên nhân xuất phát từ mục tiêu và cấu trúc của Festival Huế chưa có một sự cân bằng cần thiết giữa tính nhà nước (thể hiện thông qua các hoạt động do nhà nước tổ chức) và t
Tài liệu liên quan