Tác động của hoạt động phi nông nghiệp lên mức sống của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét vai trò của hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp lên mức sống của nông hộ ở nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng lấy từ hai cuộc Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 và 2014. Kết quả ước lượng cho thấy hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp làm tăng tổng giá trị sản xuất và thu nhập, tuy nhiên tác động này là không đáng kể.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của hoạt động phi nông nghiệp lên mức sống của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/326457949 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP LÊN MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Article  in  Asia-Pacific Economic Review · June 2018 CITATIONS 0 READS 9 2 authors, including: Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Impact of formal credit to income of poor people in Tra Vinh View project Lê Trung Hiếu Tra Vinh University 7 PUBLICATIONS   0 CITATIONS    SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Lê Trung Hiếu on 18 July 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP LÊN MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Th.S. Lê Trung Hiếua ; Th.S. Phạm Tiến Thànhb a Khoa Kinh tế, Luật – Trường Đại học Trà Vinh b Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Tôn Đức Thắng Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét vai trò của hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp lên mức sống của nông hộ ở nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng lấy từ hai cuộc Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 và 2014. Kết quả ước lượng cho thấy hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp làm tăng tổng giá trị sản xuất và thu nhập, tuy nhiên tác động này là không đáng kể. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Các nông hộ ở các nước khu vực Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng thường dễ bị tổn thương trước những thiên tai (lũ lụt, hạn hán) hoặc các cú sốc (thất nghiệp, bệnh tật). Việc ứng phó với các cú sốc được là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình. Đã có nhiều nghiên cứu về các chiến lược sinh kế mà các hộ gia đình thường sử dụng để cải thiện thu nhập, điều hoà các khoản chi tiêu cũng như để ứng phó với các cú sốc (Imai và cộng sự, 2015; Seng, 2015). Đa dạng hoá thu nhập được xem là một trong những chiến lược sinh kế hiệu quả mà các hộ gia đình thường sử dụng để cải thiện mức số và giảm thiểu hậu quả do cú sốc gây ra. Đa dạng hoá nguồn thu là việc phân bổ các nguồn lực trong hộ (lao động, vốn, đất đai) giữa các hoạt động tạo thu nhập, bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Ở các nước đang phát triển, nơi mà thị trường bảo hiểm và hệ thống an sinh xã hội kém hiệu quả, các nông hộ thường cần phải đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình (Reardon và cộng sự, 1992). Nghiên cứu tổng hợp của Reardon (1997) ở các nước Châu Phi cho thấy thu nhập phi nông nghiệp đóng góp một tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập, giao động trong khoảng từ 15% đến 93%. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam cũng cho thấy hoạt động phi nông nghiệp thực sự giúp các nông hộ đa dạng hoá thu nhập, từ đó tạo ra nguồn thu bổ sung để có thể tiếp tục các hoạt động nông nghiệp, tăng cường an ninh lương thực và làm tăng thu nhập (Babatunde & Qaim, 2010; Owusu & cộng sự, 2011; Ali & Peerlings, 2012; Khai & Danh; 2012; Mishra & Khanal, 2017). Từ đó cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động phi nông nghiệp đối với mức sống của các nông hộ. Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả từ thiên tai cũng như chịu tác động từ những cú sốc. Sản xuất nông nghiệp cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thời gian thu hồi vốn lâu (Dũng & Thành, 2017). Do đó, nhiều nông hộ quyết định đa dạng các nguồn thu nhập, cụ thể là tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp 2 nhằm mục đích cải thiện thu nhập cũng như để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn từ sản xuất nông nghiệp. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy hoạt động phi nông nghiệp giúp các nông hộ nâng cao mức sống (Tuyến, 2014). Nghiên cứu ngày được thực hiện nhằm mục đích xem xét vai trò của hoạt động phi nông nghiệp lên mức sống của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Từ đó đưa ra các chính sách phù hợp giúp các nông hộ cải thiện hiệu quả của hoạt động này. 2. Dữ liệu nghiên cứu, mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng từ các cuộc Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 và 2014. Cuộc khảo sát này thu thập thông tin của các nông hộ ở 47 xã thuộc 12 tỉnh trong cả nước. Bộ dữ liệu VARHS được thiết kế mang tính đại diện cho tất cả các nông hộ thuộc tỉnh được khảo sát. VARHS cung cấp thông tin chi tiết về các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế và xã hội của các nông hộ, chẳng hạn như các đặc điểm về người nông dân, các nguồn lực sở hữu (lao động, vốn, đất đai), đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp, các hoạt động kinh tế (nông nghiệp, tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm công ăn lương, các chỉ tiêu tài chính phản ánh mức sống (thu nhập, tiêu dùng), các khoản tiết kiệm và vay vốn, các đặc điểm của xã (cơ sơ ̉hạ tầng, đường sá, viễn thông), v.v Sau khi ghép nối dữ liệu của 2 cuộc khảo sát và loại bỏ các quan sát do thiếu dữ liệu, mẫu sau cùng được sử dụng để nghiên cứu là 6552 quát sát, bao gồm 3276 nông hộ ở mỗi cuộc khảo sát. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp ước lượng Mô hình tổng quát được sử dụng để ước lượng có dạng như sau: 0 1 2*it it it itY NF X e      (1) Trong đó, Yit là các biến đo lường mức sống của nông hộ. NFit là biến thể hiện việc có tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Xit là các biến kiểm soát, thể hiện các đặc điểm khác của nông hộ. ite là sai số, thể hiện các đặc điểm không quan sát được có tác động đến mức của nông hộ. i đại diện cho nông hộ i và t là tại thời điểm t. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng từ hai cuộc khảo sát để phân tích. Mô hình Hiệu quả tác động cố định (Fixed Effect Model, FEM) và Hiệu quả tác động ngẫu nghiên (Random Effects Model, REM) sẽ được sử dụng để ước lượng. Sau đó, tiến hành kiểm định Hausman để quyết định xem FEM hay REM sẽ phù hợp hơn với dư ̃ liệu nghiên cưú. 3.2. Các biến sử dụng để phân tích Phi nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt động như tư ̣sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm công ăn lương (Tuyến, 2014). Tuy nhiên trong nghiên cứu này, phi nông nghiệp được định nghĩa là các hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Đối với các biến kết quả phản ánh mức sống của hộ, trong nghiên cứu này, các biến như tổng giá trị sản xuất, tổng thu nhập và tiêu dùng thực phẩm sẽ được sử dụng để đo lường. 3 Mức số của hộ gia đình đôi khi còn phụ thuộc vào các đặc điểm khác của hộ. Do đó, bên cạnh biến chính phi nông nghiệp thì mô hình nghiên cứu còn đưa vào thêm các biến số khác làm biến kiểm soát. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm (Tuyến, 2014), nghiên cứu này lựa chọn ra các biến phù hợp để đưa vào mô hình, được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Các biến trong mô hình nghiên cứu Biến số Mô tả Biến phụ thuộc Giá trị sản xuất Tổng giá trị thu được từ các hoạt động tự sản xuất kinh doanh (Triệu đồng). Thu nhập Tổng thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (Tổng giá trị thu được trừ cho chi phí) (Triệu đồng). Biến giải thích Phi nông nghiệp Biến giả thể hiện có hoạt động tự sản xuất kinh doanh (1=Có; 0=Không) Học vấn Số năm đi học của chủ hộ. Tuổi Tuổi của chủ hộ (số năm). Hôn nhân Tình trạng hôn nhân của chủ hộ (1= Kết hôn; 0=Độc thân) Dân tộc Biến giả dân tộc (1=Kinh; 0=Dân tộc khác) Hộ nghèo Biến giả (1=Hộ nghèo; 0=Hộ không nghèo) Vốn vay Số tiền vay được (Triệu đồng). Tiết kiệm Số tiền tiết kiệm (Triệu đồng). Số thành viên Số thành viên sống trong hộ. Tỷ lệ phụ thuộc Số thành viên ngoài tuổi lao động trên tổng số thành viên Khoảng cách Khoảng cách từ nhà đến đường lớn (km) Chợ trong xã Xã nơi hộ cư trú có chợ (1=Có; 0=Không) Đồng bằng sông Hồng Biến giả (1=Có; 0=Không) Đông Bắc Bộ Biến giả (1=Có; 0=Không) Tây Bắc bộ Biến giả (1=Có; 0=Không) Bắc Trung Bộ Biến giả (1=Có; 0=Không) Duyên hải Nam Trung Bộ Biến giả (1=Có; 0=Không) Tây Nguyên Biến giả (1=Có; 0=Không) Đồng bằng sông Cửu Long Biến giả (1=Có; 0=Không) 4. Kết quả nghiên cứu Bảng 2 trình bày kết quả ước lượng sử dụng FEM và REM. Kiểm định Hausman (p-value=0.000) cho thấy FEM phù hợp hơn với dữ liệu nghiên cứu. Do đó, phần diễn giải kết quả sẽ dựa trên các ước lượng từ mô hình FEM. Bảng 2 – Kết quả ước lượng Biến giải thích Giá trị sản xuất Thu nhập REM FEM REM FEM 4 Phi nông nghiệp 101.80*** 73.94*** 14.92*** 11.97*** (25.171) (11.517) (10.752) (5.918) Học vấn 2.23*** 2.09 1.95*** 1.47*** (4.023) (1.460) (9.882) (3.253) Tuổi 2.77*** 8.69** 0.96*** 4.14*** (2.968) (2.374) (2.866) (3.593) Tuổi bình phương -0.03*** -0.07** -0.01*** -0.03*** (-3.576) (-2.094) (-3.645) (-3.165) Hôn nhân 5.80 15.72 -0.60 5.97 (1.107) (1.311) (-0.324) (1.581) Dân tộc 27.24*** 16.86 11.93*** 0.43 (4.513) (0.387) (5.468) (0.031) Hộ nghèo -29.25*** -15.93** -17.25*** -9.30*** (-6.658) (-2.413) (-11.525) (-4.464) Vốn vay 0.59*** 0.31*** 0.09*** 0.03 (12.886) (4.965) (6.160) (1.478) Tiết kiệm 0.84*** 0.59*** 0.31*** 0.21*** (23.593) (11.214) (25.315) (12.999) Số thành viên 11.76*** 12.77*** 9.06*** 10.42*** (10.079) (4.835) (21.986) (12.530) Tỷ lệ phụ thuộc -13.80* -22.74** -21.48*** -20.65*** (-1.833) (-2.054) (-8.399) (-5.921) Khoảng cách -0.24 -0.66 -0.20 -0.28 (-0.468) (-0.752) (-1.153) (-1.028) Chợ trong xã 1.20 8.10 5.74*** 10.21*** (0.294) (0.965) (4.000) (3.862) Biến giả vùng miền (Biến cơ sở: Đồng bằng sông Cửu Long) Đồng bằng sông Hồng -9.80 -18.74*** (-1.242) (-6.512) Đông Bắc Bộ -25.36*** -31.57*** (-3.139) (-10.711) Tây Bắc bộ -47.25*** -29.12*** (-5.270) (-8.903) Bắc Trung Bộ -45.23*** -36.78*** (-4.682) (-10.435) Duyên hải Nam Trung Bộ -36.93*** -27.45*** (-4.480) (-9.130) Tây Nguyên 2.17 -9.81*** (0.275) (-3.414) Hằng số -49.47* -257.21** 1.86 -123.11*** (-1.895) (-2.520) (0.198) (-3.828) Kiểm định Hausman 0.000 0.000 Số quan sát 6,552 6,552 Ghi chu:́ *, ** và ***: có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5% và 1%. Kết quả cho thấy khi các nông hộ có tiến hành các hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì tổng giá trị sản xuất trong năm đó sẽ cao hơn trung bình là 73.94 triệu đồng và tác động này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tương tự, kết quả 5 ước lượng cho thấy hoạt động này cũng làm tăng thu nhập hàng năm trung bình là 11.97 triệu đồng và tác động này cũng có ý nghĩa thống kê ở mưć 1%. Mặc dù hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thực sự làm tăng tổng giá trị sản xuất và thu nhập, tuy nhiên nhìn chung tác động của hoạt động này là tương đối thấp. Điều này có thể lý giải thông qua việc các hộ gia đình phải gánh chịu các khoản chi phí đầu tư tương đối cao hoặc phương pháp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến phát sinh nhiều chi phí. Một nguyên nhân khác có thể do là nông hộ chưa tìm ra được một thị trường đầu ra tốt, do đó hàng hoá bán ra không thu được giá trị cao. Bên cạnh biến số chính là hoạt động tự sản xuất kinh doanh, nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng có nhiều yếu tố khác cũng tác động đến mức sống của hộ. Cụ thể là học vấn và tuổi trưởng thành của chủ hộ càng cao thì hộ càng có mức sống tốt hơn. Tuy nhiên, khi chủ hộ là người quá lớn tuổi thì mức sống của hộ lại có xu hướng giảm. Các hộ có số thành viên trong hộ càng đông thì mức sống càng cao. Trong khi đó các hộ nghèo và các hộ có nhiều người phụ thuộc lại có mức sống thấp hơn. Các hộ vay được nhiều và có nhiều tiền tiết kiệm cũng có mức sống cao hơn. Lý do là các hộ này thường không bị hạn chế về vốn, từ đó dễ dàng hơn trong việc đầu tư vào hoạt động sản kinh doanh. Các xã có chợ nằm trong địa bàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân buôn bán trao đổi, từ đó cũng giúp nâng cao mức sống hơn cho cư dân. 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nông hộ có tiến hành hoạt động tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì tổng giá trị sản xuất và thu nhập của họ tăng lên, tuy mức tăng không đáng kể. Nguyên nhân có thể là do nông dân phải gánh chịu các phí đầu vào quá cao hoặc do thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, hoặc có thể do hàng hoá làm ra chưa có được một thị trường tiêu thụ tốt. Do đó, đối với thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, địa phương cần hỗ trợ người dân trong việc tìm được các nguồn đầu vào có chi phí thấp và cung cấp thông tin về các thị trường đầu ra giúp nông dân bán được hàng hoá của họ với mức giá tốt hơn. Cơ sở hạ tầng như đường sá, viễn thông cũng cần được nâng cấp để giúp người nông dân dễ tiếp cận hơn với thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra cũng như giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, địa phương cần thường xuyên có các buổi tập huấn và hướng nghiệp để giúp người nông dân có thể lựa chọn ra được loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp cũng như là biết được cách thức để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tài liệu tham khảo Ali, M., & Peerlings, J. (2012). Farm households and nonfarm activities in Ethiopia : does clustering influence entry and exit ? Agricultural Economics, 43, 253-266. Babatunde, R. O., & Qaim, M. (2010). Impact of off-farm income on food security and nutrition in Nigeria. Food policy, 35(4), 303-311. 6 Dũng, Nguyễn Hữu & Thành, Phạm Tiến (2017). Tín dụng vi mô và việc áp dụng giống lúa cải tiến ở nông thôn Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 56(5), 76-88. Imai, K. S., Gaiha, R., & Thapa, G. (2015). Does non-farm sector employment reduce rural poverty and vulnerability? Evidence from Vietnam and India. Journal of Asian Economics, 36, 47-61. Khai, Trần Tiến & Danh, Nguyễn Ngọc (2014). Những yếu tố quyết định đa dạng hoá thu nhập và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Phát triển kinh tế, 284, 22-43. Mishra, A. K., & Khanal, A. R. (2017). Assessing Food Security in Rural Bangladesh: The Role of a Nonfarm Economy. In World Agricultural Resources and Food Security: International Food Security (241-257). Emerald Publishing Limited. Owusu, V., Abdulai, A., & Abdul-rahman, S. (2011). Non-farm work and food security among farm households in Northern Ghana. Food Policy, 36(2), 108- 118. Reardon, T.; Delgado, TC & Malton, P. (1992). Determinants and effects of income diversification among farm households in Burkina Faso. Journal of Development, 289(2), 264–296. Seng, K. (2015). The Effects of nonfarm activities on farm households’ food consumption in rural Cambodia. Development Studies Research, 2(1), 77-89. Tuyến, Trần Quang (2014). Đất đai, việc làm phi nông nghiệp và mức sống hộ gia đình: bằng chứng mới từ dữ liệu khảo sát vùng ven đô Hà Nội. Nghiên cứu – Trao đổi, 202, 36-43. View publication stats