Tác động của ô nhiễm môi trường biển đến nền kinh tế Việt Nam

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho phép con người mở rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình thường của không gian như độ cao, chiều sâu, Cùng với sức ép của bùng nổ dân số, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng bắt đầu song hành với nỗi lo ấy. Tài nguyên trên đất liền dần trở nên khan hiếm, con người bắt đầu hướng đến tài nguyên biển và điều này đang trở thành một xu hướng phát triển mới của loài người, một chiến lượt lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường biển đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tác động đến con người, hệ sinh thái và nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, tác động xấu đến hệ sinh thái vùng biển, trữ lượng thủy hải sản khai thác giảm mạnh và đặc biệt là ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân và kinh tế cả nước.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của ô nhiễm môi trường biển đến nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2363 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Đỗ Thị Cẩm Ly Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Dương Linh TÓM TẮT Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho phép con người mở rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình thường của không gian như độ cao, chiều sâu, Cùng với sức ép của bùng nổ dân số, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng bắt đầu song hành với nỗi lo ấy. Tài nguyên trên đất liền dần trở nên khan hiếm, con người bắt đầu hướng đến tài nguyên biển và điều này đang trở thành một xu hướng phát triển mới của loài người, một chiến lượt lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay ô nhiễm môi trường biển đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tác động đến con người, hệ sinh thái và nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, tác động xấu đến hệ sinh thái vùng biển, trữ lượng thủy hải sản khai thác giảm mạnh và đặc biệt là ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân và kinh tế cả nước. Từ khóa: bờ biển, kinh tế, môi trường, ô nhiễm, sinh kế. 1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN HIỆN NAY 1.1 Các dạng biểu hiện của ô nhiễm môi trường biển Ô nhiễm môi trường biển là khái niệm để chỉ hiện tượng nguồn nước bị biến đổi tính chất và thành phần vốn có theo chiều hướng xấu, hiểu đơn giản hơn là nước biển bị nhiễn bẩn, gây hại đến hệ sinh vật sống dưới nước và sức khỏe con người. Hình 1. Một bãi biển ở Bình Thuận ngập trong rác thải (Ảnh: Lekima Hùng) 2364 Thực trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay không chỉ là vấn đề nan giải trên thế giới mà còn là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Môi trường sống của con người trên Trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp, và kéo theo đó là ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Theo thông tin từ Hội nghị triển khai nghị quyết số 36-NQ/TW do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức chiều 31/05/2019, hiện trạng ô nhiễm môi trường biển Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới, chủ yếu là ô nhiễm rác thải. Một số khu biển ven bờ cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Biển Việt Nam đang ở trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động: hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN). Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép; vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển có hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l. Bằng chứng thực tế là, hàng ngày trên các phóng sự, bản tin đâu đâu cũng thấy nói những cụn từ như rác thải, Trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao, biến đổi khí hậu toàn cầu hay lại thêm những vùng đất mới trở thành bãi rác công nghiệp. Tất cả đều là những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây nên. Còn rất nhiều, rất nhiều những cụm từ khác liên quan đến môi trường mà luôn được cập nhật hàng ngày. Đã từ lâu những thông tin về ô nhễm môi trường được mọi người trong xã hội quan tâm và đăc biệt chú ý. Bởi mọi người đã ý thức được những tác hại mà nó gây ra. Chất lượng môi trường biển tại Việt Nam đang ngày càng đi xuống. Một số vùng ven bờ đang bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng, gây ảnh hưởng lớn đến du lịch, làm giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng Andrin và Endrin của các mẫu sinh vật đáy các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Theo đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ hơn về tương lai sau này. 1.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển 1.2.1 Nguyên nhân tự nhiên Đầu tiên là do sự bào mòn, sạt lở núi, sự phun trào của nham thạch xuống dưới biển khiến các sinh vật biển chết, gây biến đổi nguồn nước. Khói từ núi lửa bốc lên kéo theo những cơn mưa xuống biển. Do triều cường dâng cao gây ô nhiễm dòng sông. Hòa tan muối khoáng với nồng độ cao, trong đó chứa hoạt chất gây ung thư, như các kim loại nặng, 2365 1.2.2 Nguyên nhân do con người Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng, những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng, việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Thật vậy, phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của Nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. Việc con người đã sử dụng chất nổ, điện và các chất độc hại để đánh bắt thủy hải sản khiến các sinh vật biển chết hàng loại, làm biến đổi môi trường nước. Các rạn san hô, vùng nước lợ, rừng ngập mặn không được bảo toàn tốt sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái biển, làm mất môi trường sống của các loài lưỡng cư. Các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp không được xử lý đổ thẳng ra sông, ra biển gây ô nhiễm. Vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ra sông, biển. Cùng với các hoạt động khai thác dầu và khai thác khoáng sản khác. Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của Nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy" trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví dụ như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Cùng với đó các nguồn ô nhiễm từ lục địa cũng theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm từ dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Cụ thể, theo ước tính trên tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có hơn 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, như rác thải đất, cát, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng ven bờ biển. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền ra toàn khối nước biển. Từ đó vùng ven biển cũng là nơi chịu sức ép về chất thải của gần 60% tổng dân số, và khoảng 50% đô thị lớn của cả nước. Hầu hết các chất thải do sinh hoạt và các khu công nghiệp đều đổ trực tiếp ra biển Đông, một phần chất thải rắn vào sông, suối, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước Các chất thải rắn cũng không được thu gom đúng quy trình và xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng chất lượng nước biển, đời sống dân cư vùng ven biển và gây thiệt hại cho những ngành kinh tế gắn với biển. Thực tế cho thấy tại các đô thị, chất thải rắn được thu gom chỉ rơi vào tỷ lệ khoảng 60% – 70% và cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết rác thải sinh hoạt cũng như chất thải dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm, chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên, và trực tiếp ra biển. 2366 Bên cạnh đó, vấn đề thu gom, xử lý chất thải vùng ven biển Việt Nam, tuy đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư, kiểm tra đúng mức. Tất cả các nguồn chất thải từ các sông ngòi, ao hồ, kênh rạch, khu dân cư đều đổ ra biển gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả,... chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà vẫn làm ngơ. Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên, và chặt chẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế về sau. 2 ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Các ảnh hưởng chung Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế nước ta trong trung và dài hạn. Dự báo, giai đoạn 2016-2020, thiên tai và ô nhiễm môi trường có thể làm giảm GDP khoảng , %/năm. Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách, cần phải có những chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm môi trường biển nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung để phát triển kinh tế bền vững. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải năm 2008, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ty Bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng với kỳ vọng đột phá của tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có khả năng bị đe dọa do chịu tác động ngày càng tăng của ô nhiễm môi trường biển nặng nề. Bên cạnh đó, hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện, nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi để lại lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con thuyền đỗ ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên thuyền xuống sông, vệ sinh xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặt, thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí 2367 thức trẻ ngày nay. Sẽ ra sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt? Nước không sạch, con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Sài Gòn chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn. Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông, cụ bà và cả các thanh thiếu niên trong khu vực. Mọi người đến để thư giãn, hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ, nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống, bao nilon bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm, mất mỹ quan cả dòng sông. Đó chỉ là những vấn đề vi mô nhỏ về ý thức con người, ngoài ra, những tác động mang tầm vĩ mô gián tiếp, nghiêm trọng hơn đó là vấn đề ô nhiễm biển như làm giảm khả năng sản xuất, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, ô nhiễm môi trường biển, gây ảnh hưởng tới đời sống của nhiều ngư dân và hoạt động của doanh nghiệp cũng như nguồn thu của ngân sách. Có thể thấy, ô nhiễm môi trường biển tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế - sức khoẻ và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất. Về dài hạn, ô nhiễm môi trường biển làm ảnh hưởng nặng nề toàn bộ hệ sinh thái đại dương, đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, ảnh hưởng đến nhiều khu rừng ngập mặn nguyên sinh, và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới kinh tế các quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam. Do đó, cần có những biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. 2.2 Thách thức phát triển bền vững kinh tế biển Môi trường biển tiếp tục biến đổi theo chiều hướng xấu và ngày càng có nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Hơn nữa, do đặc điểm biển Việt Nam có dòng hải lưu thay đổi theo mùa, là khu vực có lưu lượng tàu bè tấp nập vào bậc nhất thế giới, vì vậy vùng biển Việt Nam thường xuyên bị rác thải, ô nhiễm Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon, đây chính là sức ép lớn lên môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên biển. Bảng 1. Thống kê gây hại của các tác nhân chính gây ô nhiễm biển năm 2015 Các tác nhân trực tiếp Số lượng gây hại Chất thải rắn 1 , triệu tấn/năm Tràn dầu và khai thác dầu khí Khoảng giếng khoan thăm dò Đánh bắt, khai thác bằng phương pháp hóa học Mất 15. ha/năm rừng ngập mặn, % san hô chết 2368 Hiện lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước ta vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày). Bên cạnh đó là lượng chất thải rắn tại các tỉnh kinh tế trọng điểm ven biển đang có xu hướng tăng dần, đặc biệt là các chất thải nguy hại ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim. Theo thống kê, trong 10 năm gần đây (từ năm 2010) đã xảy ra trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, dòng hải lưu di chuyển về phía bờ biển Việt Nam. Ngoài ra, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, bên cạnh thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn chất thải rắn, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý (theo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường). Mức độ ô nhiễm trên đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, từ đó tác động đến sinh kế của người dân vùng biển. Cụ thể, diện tích rừng ngập mặn mất khoảng 15.000 ha/năm, khoảng 80% rạn san hô trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở mức cao (năm 2017), tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với thảm cỏ biển và các hệ sinh thái biển, ven biển khác. Trong vùng biển Việt Nam có khoảng 100 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt (trữ lượng hải sản giảm 16%). Năng suất tôm nuôi quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200 kg/ha/vụ (năm 1980) đến 08/2020 chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1 ha rừng ngập mặn trước năm 2014 có thể khai thác được khoảng 800 kg thuỷ sản, nhưng vào khoảng 05/2015 và những năm gần đây chỉ thu được 1/20 so với trước năm 2014. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm là vấn đề rất đáng lo ngại cho đến thời điểm hiện tại. 3 ĐỀ XUẤT GIẢM THIỂU Ô NHIỄM BIỂN 3.1 Đối với các hoạt động khai thác Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển. Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước. Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lý như hiện nay. 3.2 Đối với khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, Nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản (than, dầu mỏ,), thủy sản. Nghiêm cấm hành vi sử dụng chất nổ, hóa chất độc hại trong khai thác. Xử phạt nặng đối với những hành vi khai thác bừa bãi, tràn lan. Xây dựng thêm các hệ thống xử lý nước thải, chất thải 2369 đạt chuẩn. Cần có sự phối hợp liên tỉnh, liên vùng, liên ngành, thậm chí liên kết giữa các quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường biển triệt để. Trong những năm gần đây (từ năm 2015), nước ta đang khủng hoảng trong việc ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Mà biển có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều hoạt động kinh tế của con người, vì vậy cần đầu tư thích đáng cho ngành khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái biển. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để kịp thời xử lý. Đồng thời đánh vào yếu tố kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm, cấp phép và thu hồi giấy phép để giảm thiểu tối đa nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm hạn chế nhất có thể. Vì để có được kinh tế phát triển bền vững và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài báo: Minh Cường (06/2015). Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước. https://tailieu.vn/doc/bai-tieu-luan-o-nhiem-moi-truong-nuoc-1762825.html [2] Giáo
Tài liệu liên quan