Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi truyền thống sang áp dụng khoa học kỹ thuật
công nghệ cao gắn liền với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của 14/14 xã, thuộc huyện
Bình Chánh TP Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân Huyện đã phê duyệt Đề án thực hiện phù hợp 19 tiêu chí
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, thực hiện giao chủ đầu tư các công trình, dự án theo Đề án nâng chất
giai đoạn 2016-2020 cho 16/16 xã, thị trấn.
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận từ tổng quát tới chi tiết để nhìn nhận và phân tích vấn đề nghiên cứu
trong mối quan hệ tổng thể, tiếp cận hệ thống từ cơ sở lý luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới
thực tế triển khai thực hiện chính sách, pháp luật. Trên cơ sở cách tiếp cận này tiến hành nghiên cứu các
vấn đề lý luận, pháp lý, chính sách của Việt Nam liên quan tới nội dung nghiên cứu; đánh giá thực trạng,
đối chiếu, so sánh luận giải quyết các vấn đề và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của quá trình chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao đến môi trường và sức khỏe cộng đồng tại huyện Bình Chánh, TP HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1014
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP
TRUYỀN THỐNG SANG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP.HCM
Nguyễn Hùng Cƣờng
Học viên Cao học Viện Khoa học Ứng dụng Hutech,
Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi truyền thống sang áp dụng khoa học kỹ thuật
công nghệ cao gắn liền với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của 14/14 xã, thuộc huyện
Bình Chánh TP Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân Huyện đã phê duyệt Đề án thực hiện phù hợp 19 tiêu chí
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, thực hiện giao chủ đầu tư các công trình, dự án theo Đề án nâng chất
giai đoạn 2016-2020 cho 16/16 xã, thị trấn.
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận từ tổng quát tới chi tiết để nhìn nhận và phân tích vấn đề nghiên cứu
trong mối quan hệ tổng thể, tiếp cận hệ thống từ cơ sở lý luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới
thực tế triển khai thực hiện chính sách, pháp luật. Trên cơ sở cách tiếp cận này tiến hành nghiên cứu các
vấn đề lý luận, pháp lý, chính sách của Việt Nam liên quan tới nội dung nghiên cứu; đánh giá thực trạng,
đối chiếu, so sánh luận giải quyết các vấn đề và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới.
Từ khóa: Huyện Bình Chánh; Nông thôn mới; Tiêu chí nông thôn mới; sức khỏe cộng đồng.
1. GIỚI THIỆU
Với vị trí cửa ngõ phía Tây vào nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông
huyết mạch của phía Nam như đường Quốc lộ 1A, các tuyến đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu công
nghiệp Đức Hòa (Long An), đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè,
khu chế xuất Tân Thuận Quận 7 và khu dân cư Phú Mỹ Hưng. Quốc lộ 50 đi ngang qua nối Bình Chánh
với huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thông
đường bộ giữa Thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng trọng điểm kinh tế
phía Nam đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.
Bình Chánh có diện tích tự nhiên là 25226,86 ha, chiếm diện tích 12% diện tích toàn thành phố (209.501
ha) với 15 xã và một thị trấn. Dân số Huyện thuộc dân số trẻ, theo kết quả điều tra ngày 01/01/2004 với
dân 311,017 người, đa số là dân tộc Kinh. Dân số và diện tích của Huyện còn quá lớn so với các quận,
huyện khác của thành phố. 65% dân cư nông thôn sống bằng nghề thuần nông. Gồm 30% số xã ở vùng
sâu, vùng xa (5 xã).
1015
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
– Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao có tác động đến môi
trường và sức khỏe của cộng đồng.
– Nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và điều kiện sống giữa thành thị và
nông thôn.
– Phát triển nông thôn theo hướng bền vững cả về sức khỏe, kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, bảo vệ môi
trường sinh thái.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành bằng các phương pháp: (i) Thu thập, hệ thống hoá, xử lý, phân tích, đánh giá
các tài liệu, số liệu sẵn có theo định hướng các nội dung nghiên cứu. (ii). Phương pháp khảo sát và điều
tra thực địa: thu thập và bổ sung, cập nhật dữ liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
chất lượng môi trường và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hộiphục vụ các nội dung nghiên cứu của đề
tài. (iii). Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích các tư liệu thống kê: Sử dụng phần mềm tính toán,
thống kê Excel để thực hiện tổng hợp thông tin, chấm điểm khả năng đáp ứng tiêu chí sức khỏe/ môi
trường xã nông thôn mới. (iv). Phương pháp phân tích hệ thống SWOT: S – Strengths (Điểm mạnh), W
– Weakness (Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội) và T – Threats (Nguy cơ, thách thức). Để xây dựng
chiến lược việc phân tích SWOTS. (v). Phương pháp so sánh: So sánh việc đáp ứng tiêu chí giữa các xã
tùy theo các yếu tố: Vị trí địa lý, tỷ lệ hộ nghèo, trình độ học vấn,(vi). Phương pháp chuyên gia: Các ý
kiến góp ý của các chuyên gia góp phần định hướng cách giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu đề và sản
phẩm đề ra.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Quá trình chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao
Chuyển dịch cơ cấu các vùng trồng lúa kém hiệu quả sang cây công nghiệp, đồng thời phát triển các cơ sở
chế biến nông sản công nghệ cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng công nghiệp
chế biến, nông sản quy mô vừa và nhỏ tại vùng nguyên liệu gắn liền với việc xây dựng các vùng sản xuất
nguyên liệu. Việc áp dụng đa dạng hoá nội ngành sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu
nông lâm ngư nghiệp thông qua tăng tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản vẫn cần thiết duy trì tốc độ
tăng trưởng cao hơn mức tăng của nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Về một
số nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, bao gồm các nhân tố: Nhân tố về kinh tế và tổ chức, trong đó vấn đề thị trường và các nguồn lực có ý
nghĩa quan trọng; Hệ thống chính sách kinh tế-xã hội vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến xây dựng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhân tố về kỹ thuật: Là nhân tố có vai trò quyết
định có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Cơ cấu kinh tế
hình thành mang tính khách quan, song nó hình thành nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý là do tác
động chủ quan của con người.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm mạnh diện tích trồng lúa một vụ, hiệu
quả kém sang các các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của thành phố
như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa... về chuyển dịch cơ cấu năm 2015: trồng
trọt chiếm tỉ trọng 23,3% (năm 2010: 29,4%), chăn nuôi: 41,4% (năm 2010: 42,9%), thủy sản: 28,3%
(năm 2010: 19,7%).
1016
4.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Diện tích gieo trồng rau vụ Mùa là 938 ha, đạt 123,9 % so với kế hoạch, tăng 4,1% so với cùng kỳ; Rau vụ
Đông Xuân năm 2018 - 2019: diện tích gieo trồng là 659 ha, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Lúa vụ Hè Thu:
diện tích gieo trồng lúa vụ Hè Thu là 1.655 ha, thực hiện được 89,5% so với kế hoạch, giảm 5,5% so với
cùng kỳ; Lúa vụ Mùa: diện tích gieo trồng lúa vụ Mùa khoảng 1.964 ha, thực hiện được 89,5% so với kế
hoạch, giảm 10,52% so với cùng kỳ; Diện tích trồng hoa cây kiểng là 447 ha, thực hiện 98% so với kế
hoạch, tăng 19% so với cùng kỳ.
+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc trên địa bàn Huyện là 55.091 con. Trong đó: Tổng đàn heo trên địa bàn
Huyện là 47.423 con/564 hộ, so với cùng kỳ năm 2017, số hộ chăn nuôi giảm 193 hộ, tổng đàn giảm
13.340 con; tổng đàn trâu, bò là 7.668 con/ 917 hộ, so với cùng kỳ năm 2017, số hộ chăn nuôi giảm 173
hộ, tổng đàn giảm 992 con (trong đó tổng đàn bò sữa 1.596con/ 88 hộ).
- Về phát triển kinh tế tập thể: Trên địa bàn Huyện hiện có 54 tổ hợp tác (trong năm 2018: thành lập mới
06 tổ, giải thể 12 tổ do hết thời hạn hợp đồng); 22 hợp tác xã đăng ký hoạt động (trong năm 2018, thành
lập mới 06 hợp tác xã, đảm bảo hoàn thành 200% chỉ tiêu, chuyển trụ sở chính ra khỏi Huyện 01 hợp tác
xã, giải thể 01 hợp tác xã), tổng số vốn điều lệ 108 tỷ 698 triệu đồng (tăng 9,296 tỷ đồng so với năm
2017).
Có 94/188 trường hợp đã xử lý, khắc phục xong, đạt tỷ lệ 50% so với kế hoạch; 94/188 trường hợp chưa
xử lý xong; trong đó, có 93 trường hợp đã lập hồ sơ xử lý, tỷ lệ 49,47% so với kế hoạch (có 11 trường hợp
đang xử lý tháo dỡ công trình vi phạm, gồm: xã Bình Chánh: 03, Đa Phước: 02, Lê Minh Xuân: 04, Phong
Phú: 01, Qui Đức: 01); trong 93 trường hợp đã lập hồ sơ, có 05 trường hợp chuyển Phòng Quản lý đô thị
thẩm định; có 46 trường hợp chuyển Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Huyện khảo sát, lập phương
án và dự toán kinh phí cưỡng chế tháo dỡ; còn 42 trường hợp xã/thị trấn đang thụ lý và còn 01 trường hợp
đang lập hồ sơ ( ã Vĩnh Lộc B), tỷ lệ 0,53% so với kế hoạch (Phòng Tài nguyên và Môi trường đang kiểm
tra và có ý kiến).
4.3. Lĩnh vực tài nguyên, môi trƣờng
- Triển khai thực hiện Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành
phố, giai đoạn 2017 - 2020; Tiếp tục thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
theo Quyết định số 6781/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Kế
hoạch di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020 theo
Quyết định số 6762/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố; Quyết định
số 3544/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trên địa bàn Thành phố đến năm 2020.
- Hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường; Tiếp tục xây dựng phương án phối hợp tiến hành cải tạo chất
lượng nguồn nước 27 tuyến sông, kênh, rạch ô nhiễm nặng. Triển khai thực hiện đầu tư nạo vét 07 công
trình thủy lợi liên xã (hoàn thành tiêu chí thủy lợi cấp huyện); Chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư 160
công trình thủy lợi theo Đề án nâng cao chất lượng thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới, giai đoạn 2016 -
2020 (hoàn thành tiêu chí thủy lợi cấp xã).
4.4. Công tác quản lý môi trƣờng
+ Phối hợp Chi cục Bảo vệ môi trường khảo sát và thực hiện thí điểm mô hình xử lý nước thải đối với các
hộ chăn nuôi, áp dụng tại xã Vĩnh Lộc A. Làm việc với Công ty TMHH MTV Công nghệ năng động tái
1017
chế tài nguyên Green về thí điểm dự án “Nâng cao ý thức phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn ở Thành
phố và giải pháp thu hồi rác thải”. Làm việc với Quỹ bảo vệ môi trường và hướng dẫn Hợp tác xã Dịch vụ
môi trường Thương mại và Nông nghiệp Bình Chánh về chính sách hỗ trợ vay vốn chuyển đổi phương
tiện thu gom rác cho thành viên của Hợp tác xã.
+ Về giải quyết hồ sơ pháp lý về môi trường: Trong năm 2018, đã tiếp nhận và cấp duyệt đề án bảo vệ môi
trường (kế hoạch bảo vệ môi trường) đối với 108 dự án. Phối hợp Ban quản lý Khu Công nghiệp, Chi cục
bảo vệ môi trường thẩm định 50 hồ sơ đánh giá tác động môi trường.
+ Tiếp tục tập trung cải tạo chất lượng nguồn nước 17 tuyến sông, kênh, rạch ô nhiễm nặng: Đã thực hiện
quan trắc đối với 32 tuyến ô nhiễm trên địa bàn (trong đó có 17 tuyến trên); Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
thường xuyên tổ chức thực hiện cải thiện cảnh quan, khơi thông dòng chảy; Về kết quả thực hiện nạo vét
các tuyến sông, kênh rạch bị ô nhiễm trên địa bàn Huyện: Trong năm 2018, tập trung đẩy nhanh tiến độ
nạo vét 32 tuyến kênh rạch ô nhiễm: Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh thực hiện 13 tuyến (Đã hoàn
thành 01 công trình; đang triển khai thực hiện, hoàn thành trong năm 2019 là 12 công trình); Trung tâm
Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố thực hiện 11 tuyến (Đã hoàn thành 01 công trình;
đang triển khai thực hiện hoàn thành trong năm 2019 là 10 công trình); Công ty TNHH một thành viên
Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi Thành phố thực hiện 07 tuyến; Hiện nay, đang lập dự án trình duyệt dự
án, dự kiến thi công hoàn thành năm 2019; Khu Quản lý đường thủy nội địa Thành phố thực hiện 03 tuyến
(Đã hoàn thành 02 công trình; đang thực hiện, hoàn thành trong năm 2019 là 01 công trình) Tập trung
thực hiện nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước trong các dự án khu dân cư trên địa bàn Huyện tại Khu
dân cư Bình Hưng, Phong Phú và các khu dân cư tập trung trên địa bàn; Đảm bảo các khu dân cư đầu tư
xây dựng mới phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung tại các khu dân cư hiện hữu có hệ
thống thu gom, thoát nước công cộng trên địa bàn Huyện.
+ Đến nay, tỷ lệ xử lý chất thải rắn thông thường ở đô thị được thu gom, lưu trữ, xử lý trên các trục đường
chính của Huyện đạt tỷ lệ: 99,88%, toàn địa bàn Huyện là 91,38%; Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu
gom, lưu trữ, xử lý: 70%; Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, lưu trữ, xử lý: 100%; Tỷ lệ xử lý nước
thải y tế: 100%; Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tại khu dân cư hiện hữu có hệ thống thoát nước: 40,6%; Tỷ lệ
nước thải sinh hoạt tại khu dân cư đầu tư mới có hệ thống xử lý nước thải: 45,45%; Tỷ lệ đơn vị có biện
pháp xử lý nước thải là 58,38%; Tỷ lệ đơn vị có biện pháp xử ký khí thải đạt 85,71%.
4.5. Các chỉ tiêu môi trƣờng (10 chỉ tiêu)
1. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%, trong đó đảm bảo tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
qua đồng hồ đạt 100%;
2. Tỷ lệ chất thải rắn thông thường ở đô thị được thu gom, lưu giữ, xử lý 100%;
3. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom, lưu giữ, xử lý 100%;
4. Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, lưu giữ, xử lý 100%;
5. Tỷ lệ xử lý nước thải y tế đạt 100%;
6. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt TCMT Việt Nam
100% (thu gom, xử lý);
7. Tỷ lệ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đạt 100%;
8. Xử lý dứt điểm và di dời 100% các trường hợp chăn nuôi gây ô nhiễm trong khu dân cư trên địa bàn
Huyện;
1018
9. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tại khu dân cư hiện hữu có hệ thống thoát nước đạt 54%, khu dân cư đầu
tư mới đạt 100%;
10. Tiếp tục thực hiện cải tạo chất lượng nguồn nước đối với 27 tuyến sông, kênh, rạch bị ô nhiễm
(chuyển tiếp năm 2018 là 17 tuyến, kế hoạch thực hiện năm 2019 là 10 tuyến).
4.6. Chƣơng trình nƣớc sạch cho sinh hoạt của nhân dân
- Trong năm 2018, Xí nghiệp Cấp nước Sinh hoạt Nông thôn Thành phố lắp đặt được 12.563 đồng hồ
trên địa bàn Huyện và dự kiến thi công hoàn thành các dự án chuyển tiếp năm 2017; Tuy nhiên, đến nay
đơn vị chỉ có khả năng lắp đặt được khoảng 21.083 đồng hồ (thời gian cuối năm chỉ thực hiện thêm
khoảng 10 644 đồng hồ) so với kế hoạch năm đã cam kết với Huyện; Do đó, tỷ lệ hộ dân được lắp đặt
đồng hồ nước chỉ đạt khoảng 87,32% (152.134 hộ/174.234 hộ). Đồng thời, theo kế hoạch của Xí nghiệp
Cấp nước Sinh hoạt Nông thôn Thành phố thì trong năm 2018 chưa thực hiện được việc lắp đặt đồng hồ
nước cho các hộ dân trên mạng cấp 3 hiện hữu nên đã không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch
của các hộ dân (đã lập hồ sơ cấp nước sạch), gây khó khăn cho Huyện trong công tác đảm bảo 100% hộ
dân sử dụng nước sạch và 95% hộ dân sử dụng nước sạch qua đồng hồ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Huyện lần thứ XI về “Chương trình cấp nước sạch cho nhân dân”, giai đoạn 2016 - 2020 và chỉ tiêu
chung của Thành phố.
4.7. Lĩnh vực xây dựng nông thôn mới
- Phấn đấu năm 2019, 14/14 xã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm
2019 (riêng xã Bình Lợi phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí vào quí 1 năm 2019); Các tiêu chí Huyện nông thôn
phấn đấu đạt 7/9 tiêu chí (tăng 02 tiêu chí Thủy lợi và Y tế-Văn hóa-Giáo dục); Các xã nông thôn mới đạt
trung bình 18/19 tiêu chí.
4.8. Công tác y tế nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu chủ yếu
– Đến nay, số giường bệnh đạt 28 giường/ 10.000 dân (chỉ tiêu 42 giường/10.000 dân), trong đó: Bệnh
viện Bình Chánh 340 giường, Trung tâm Y tế Huyện 10 giường, Trạm Y tế xã-thị trấn là 32 giường,
Bệnh viện Nhi đồng thành phố 1.000 giường và bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân là 500 giường.
– 10 bác sỹ/10.000 dân (chỉ tiêu 20 bác sỹ/10.000 dân), trong đó:tổng số bác sĩ tại huyện Bình Chánh có
686 bác sĩ (Bệnh viện Bình Chánh: 93 bác sĩ, Phòng Y tế: 04 bác sĩ, Trung tâm Y tế Huyện: 14 bác sĩ,
Trạm Y tế xã-thị trấn: 18 bác sĩ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: 288 bác sĩ, Bệnh viện Tâm thần Lê
Minh Xuân: 80 bác sĩ, bác sĩ trong hệ thống y tế ngoài công lập: 189 bác sĩ).
– 16/16 Trạm y tế xã-thị trấn đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về
chuyên môn.
– Tổng số lượt khám bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn 1.158.802 lượt người, tăng
165.092 lượt so với cùng kỳ năm 2017 (tỷ lệ tăng 12,47%); Trong đó, tại Bệnh viện Huyện là 298.674
lượt, tại Trung tâm Y tế là 262.027 lượt (khám chữa bệnh là 23.729 lượt, dự phòng là 238.298 lượt) và
Trạm Y tế xã, thị trấn 146.187 lượt (khám chữa bệnh là 80.827 lượt, dự phòng là 65.360 lượt), khám
chữa bệnh tại phòng khám tư nhân là 406.769 lượt; Trong đó, khám Bảo hiểm Y tế là 415.548 lượt
bệnh nhân có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh, tăng 218.612 lượt so với cùng kỳ năm 2017, tỷ lệ tăng
111,01% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó: Bệnh viện Bình Chánh là 251.213 lượt, Trạm Y tế xã, thị
trấn là 6.894 lượt, 03 phòng khám tư nhân là 157.441 lượt; khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi là 6.817
lượt. Khám và điều trị miễn phí 14.913 lượt, tăng 502 lượt so với cùng kỳ năm 2017, tỷ lệ tăng 3,48%.
1019
5. KẾT LUẬN
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện: Tăng năng suất cây lương thực là lúa ở
các vùng đồng bằng lớn và các thung lũng vùng miền núi để giải quyết an ninh lương thực trong điều kiện
đất canh tác giảm, dân số gia tăng; đồng thời xoá đói giảm nghèo ở vùng khó khăn làm cơ sở ổn định nền
kinh tế trong quá trình chuyển dịch;
+ Trồng trọt: Diện tích gieo trồng rau vụ Đông Xuân là 1.152 ha, đạt 120,2% so với kế hoạch, tăng 11,7%
so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng rau vụ Hè Thu là 904,9 ha, đạt 119,6% so với kế hoạch, tăng 32% so
với cùng kỳ. Các tiêu chí Huyện nông thôn phấn đấu đạt 7/9 tiêu chí (tăng 02 tiêu chí Thủy lợi và Y tế-Văn
hóa-Giáo dục); Các xã nông thôn mới đạt trung bình 18/19 tiêu chí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Huy Đáp (1996), “Một sổ kết quả nghiên cứu đầu tiên về cơ cấu cây trồng”, Tạp chí khoa học
kỹ thuật nông nghiệp”, (số 7).
[2] Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài. Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất. NXB Nông nghiệp 2007
[3] Hà Thị Hằng (2014): “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững
phục vụ quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”
[4] Nguyễn Thị Ngọc (2005): “Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,
vật nuôi ở tỉnh Hải Dương”
[5] Trang web: Hội nông dân Việt Nam: “Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp”
(