Do khó khăn hơn để đạt được một sự đồng thuận chung, các nhóm ra quyết định lớn thường có
xu hướng chấp thuận các quyết định ôn hòa hơn. Điều này ngụ ý rằng các công ty với số lượng
thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) lớn thường có mức chấp nhận rủi ro thấp. Nghiên cứu
này kiểm tra liệu một tác động tương tự có được tìm thấy với các doanh nghiệp Việt Nam, và liệu
cơ hội tăng trưởng có phải là nhân tố điều tiết tác động này hay không. Sử dụng dữ liệu các công
ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) trong giai đoạn
2007 – 2016, với phương pháp hồi quy chéo, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh
nghiệp có quy mô HĐQT lớn hơn tương ứng với mức chấp nhận rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, tác
động này nhỏ hơn ở các nước phát triển. Tính đồng nhất trong cơ cấu HĐQT và ít sự khác biệt
chéo giữa các công ty Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong giải thích sự khác biệt này.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động của quy mô HĐQT là ít đáng kể hơn ở các công ty có
ít cơ hội tăng trưởng, nhưng mạnh hơn ở các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng.
18 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của quy mô hội đồng quản trị đến mức độ rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẾN MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
THE IMPACTS OF THE BOARD SIZE ON THE RISK TAKING OF
VIETNAMESE FIRMS
Hồ Thị Lam1
Ngày nhận: 27/3/2018 Ngày nhận bản sửa: 16/4/2018 Ngày đăng: 5/8/2018
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing
Tóm tắt
Do khó khăn hơn để đạt được một sự đồng thuận chung, các nhóm ra quyết định lớn thường có
xu hướng chấp thuận các quyết định ôn hòa hơn. Điều này ngụ ý rằng các công ty với số lượng
thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) lớn thường có mức chấp nhận rủi ro thấp. Nghiên cứu
này kiểm tra liệu một tác động tương tự có được tìm thấy với các doanh nghiệp Việt Nam, và liệu
cơ hội tăng trưởng có phải là nhân tố điều tiết tác động này hay không. Sử dụng dữ liệu các công
ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) trong giai đoạn
2007 – 2016, với phương pháp hồi quy chéo, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh
nghiệp có quy mô HĐQT lớn hơn tương ứng với mức chấp nhận rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, tác
động này nhỏ hơn ở các nước phát triển. Tính đồng nhất trong cơ cấu HĐQT và ít sự khác biệt
chéo giữa các công ty Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong giải thích sự khác biệt này.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng, tác động của quy mô HĐQT là ít đáng kể hơn ở các công ty có
ít cơ hội tăng trưởng, nhưng mạnh hơn ở các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng.
Từ khóa: Quản trị doanh nghiệp, quy mô HĐQT, chấp nhận rủi ro, cơ hội tăng trưởng, biến
động hiệu quả hoạt động.
Abstract
Due to a greater difficulty to achieve compromise, large decision-making groups tend to adopt
less extreme decisions. This implies that larger boards are associated with lower corporate risk
taking. This study is tested whether a similar effect applies to the case of Vietnamese firms and
whether the growth opportunities is a regulatory factor for this effect. This paper uses data of 97
listed firms on Ho Chi Minh Stock Exchange during the period of 2007 to 2016 and employs
cross-sectional regression. The results indicate that firms with larger boards exhibit lower
performance volatility. However, the effect is not as significant as in developed countries. The
low cross-sectional variation in risk taking and the high homogeneous among Vietnamese firms
are found to play a role. In addition, we show that the effect of board size is less significant when
firms have fewer of investment opportunities, but much stronger when firms have plenty growth
options.
Keywords: Corporate Governance, Board Size, Risk Taking, Investment Opportunities,
Performance Volatility
19
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
1. Giới thiệu
HĐQT là “cơ quan tối cao” của hệ
thống quản trị nội bộ của một tổ chức
(Fama và Jensen, 1983, trang 311) và
được đánh giá là cơ quan bảo vệ hàng đầu
(Weisbach, 1988, trang 431) cho các cổ
đông chống lại các nhà quản lý đương
nhiệm. Do đó, việc thiết kế một HĐQT
hợp lý như quy mô, thành phần luôn
quan trọng không chỉ đối với cổ đông mà
còn đối với hoạt động bình thường của
doanh nghiệp. Jensen (1993) khẳng định
rằng các đặc điểm của HĐQT (quy mô,
thành phần, cấu trúc sở hữu) là các công
cụ phản ánh hiệu quả của HĐQT trong
hoạt động kiểm soát các nhà quản lý. Mối
quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp là
một phát hiện khá phổ biến trong các tài
liệu (Hermalin và Weisbach, 2003, trang
8) do sự nhanh nhẹn, sự kết dính, ít trao
đổi hơn và ít chi phí phối hợp hơn cũng
như vấn đề người ăn theo ít hơn trong một
HĐQT nhỏ hơn (Jensen, 1993). Ngoài ra,
các thành viên HĐQT độc lập được coi là
các giám sát viên tốt hơn đối với các nhà
quản lý bởi vì của các thành viên độc lập
đánh giá việc duy trì uy tín trên thị trường
các giám đốc là rất quan trọng, nhưng
những phát hiện trong trường hợp này là
hỗn hợp (Fama và Jensen, 1983; Bhagat
và Black, 2002). Các đặc điểm của một
HĐQT như quy mô nhỏ, tính độc lập cao
và cổ đông ít bị hạn chế quyền lợi được
định nghĩa là “HĐQT mạnh” theo Pathan
(2009).
Chấp nhận rủi ro là điều rất quan trọng
cho sự thành công của một doanh nghiệp.
Trong khi một số doanh nghiệp có khả
năng thất bại bởi những rủi ro mà họ phải
đối mặt, thì rất ít doanh nghiệp có thể kỳ
vọng phát triển thịnh vượng mà không
chịu đựng một mức độ rủi ro nhất định.
Vậy điều gì quyết định sự khác biệt giữa
các doanh nghiệp trong chấp nhận rủi ro?
Lý thuyết chi phí đại diện khẳng định rằng
các nhà quản lý miễn cưỡng thực hiện các
dự án rủi ro do lo ngại đến phúc lợi cá
nhân của họ (Fama, 1980; Holmstrom,
1999; May 1995). Do đó, có vẻ rằng xung
đột trong vấn đề đại diện đóng một vai trò
quan trọng trong việc giải thích sự khác
biệt trong chấp nhận rủi ro giữa các doanh
nghiệp. Các nghiên cứu về tâm lý học xã
hội và hành vi tổ chức cho thấy một góc
nhìn khác. Theo Kogan và Wallach (1964)
và Moscovici và Zavalloni (1969), quy mô
của các nhóm ra quyết định có xu hướng
có một tác động âm đến chấp nhận rủi ro.
Sah và Stiglitz (1986, 1991) lập luận rằng
các dự án rủi ro cao hơn ít có khả năng
được chấp nhận vì những khó khăn lớn
hơn để đạt được một thỏa thuận trong các
nhóm lớn. Tương tự như vậy, Adams và
Ferreira (2010) cho thấy rằng các nhóm
lớn hơn thì ít khắc nghiệt hơn trong các
quyết định cá cược của mình, trong khi
Bar và cộng sự (2005) đồng ý rằng các
quỹ tương hỗ được quản lý theo nhóm ít
có khả năng đi chệch phong cách đầu tư
công khai của họ so với các nhà quản lý cá
nhân. Từ đây có thể thấy quy mô nhóm ra
quyết định có thể có tác động nhất định
đến chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa quy mô của HĐQT
và mức độ chấp nhận rủi ro của doanh
20
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
nghiệp là một hướng nghiên cứu gần đây
trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Một
số nghiên cứu cung cấp bằng chứng về
mối quan hệ giữa mức chấp nhận rủi ro
của công ty và quy mô HĐQT trên thị
trường phát triển của Hoa Kỳ (Cheng,
2008), New-Zealand (Koerniadi và cộng
sự, 2014), và Nhật Bản (Nakano &
Nguyen, 2012), tuy nhiên những nghiên
cứu ở các thị trường đang phát triển hoặc
đang chuyển đổi rất hiếm gặp.
Trong nghiên cứu này, tác giả cố gắng
để giải quyết hai câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên
là liệu tác động âm của quy mô HĐQT
đến chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp có
được tìm thấy đối với các doanh nghiệp tại
một nước đang phát triển là Việt Nam.
Việt Nam có sự khác biệt so với các nền
kinh tế phát triển trên các khía cạnh sau:
(i) Sự phát triển của thị trường vốn:
Thị trường còn non trẻ, cấu trúc của thị
trường chưa thực sự hoàn chỉnh khi hệ
thống ngân hàng vẫn giữ vai trò cung ứng
vốn cho nền kinh tế, trong khi thị trường
chứng khoán (TTCK) tuy có quy mô vốn
tăng khá nhanh7, nhưng vẫn chỉ được xếp
hạng ở nhóm thị trường cận biên hoặc thị
trường mới nổi;
(ii) Cơ cấu sở hữu: Sở hữu tập trung
chiếm đa số8. Ngoài ra, các doanh nghiệp
7 Đến cuối tháng 5/2017 thị trường cổ phiếu đã đạt
2.400 nghìn tỷ đồng, tương đương 53% GDP.
8 Hàm ý quyền sở hữu và quyền kiểm soát tập
trung vào tay một số cá nhân, gia đình, ban quản lý
hoặc các định chế cho vay. Những cá nhân và
nhóm này (người bên trong) thường kiểm soát và
chi phối lớn đến cách thức công ty vận hành.
HĐQT của các doanh nghiệp sở hữu tập trung
thường là các cổ đông lớn và tham gia điều hành,
họ có quyền biểu quyết đáng kể nên có thể kiểm
soát doanh nghiệp. Theo thống kê khảo sát 100
Việt Nam còn rất đặc trưng với tỷ lệ sở
hữu Nhà nước và ủy quyền cao9.
(iii) Văn hóa: Chủ nghĩa tập thể và
chi phối bởi các mối quan hệ;
(iv) Khung pháp lý: Các nguyên tắc
điều hành công ty còn khá mới mẻ và chưa
được áp dụng phổ biến.
(v) Đặc tính của HĐQT: HĐQT hai
tầng – HĐQT và ban kiểm soát, tính đồng
nhất cao thể hiện ở số thành viên độc lập ít
hơn.
Theo Nakano và Nguyen (2012),
những đặc tính khác biệt này sẽ khiến cho
mức độ tác động của quy mô HĐQT đến
mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp
có thể thấp hơn khi so sánh với các nước
phát triển. Bởi với một HĐQT đồng nhất,
việc thêm một thành viên HĐQT có thể
không làm đa dạng các quyết định quản lý
như đối với một HĐQT không đồng nhất.
Dựa trên các lập luận trên, tác giả phỏng
đoán rằng thiết lập thể chế khác nhau và
thành phần HĐQT có ảnh hưởng đến việc
ra quyết định quản lý cũng sẽ ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và
chấp nhận rủi ro của công ty.
Câu hỏi thứ hai là liệu các cơ hội tăng
trưởng có đóng vai trò quan trọng trong
mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và chấp
nhận rủi ro hay không. Mô hình cơ bản bởi
Sah và Stiglitz (1986, 1991) giả định rằng
doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên 2 sàn
chứng khoán Hà Nội và TP.HCM năm 2010, trung
bình 10 cổ đông lớn nắm giữ 70% cổ phần của các
doanh nghiệp Việt Nam, trong đó 5 cổ đông lớn
nắm giữ đến 61% (Nguyễn Thu Hiền và Trần Duy
Thanh, 2011).
9 Theo Lê Tấn Phước (2017) tỷ lệ sở hữu Nhà nước
của các doanh nghiệp niêm yết bình quân chiếm
khoảng 23%, cao nhất 98%.
21
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
tất cả các đơn vị ra quyết định đánh giá
cùng một số lượng các dự án. Chỉ có quy
mô của các đơn vị là khác nhau. Tuy
nhiên, các công ty có tập hợp các cơ hội
đầu tư thường không đồng nhất. Do đó,
không có lý do để tin rằng tác động là
giống nhau cho một công ty với đa dạng
các khoản đầu tư hấp dẫn và một số công
ty khác với ít cơ hội đầu tư có sẵn. Trong
thực tế, tác giả cho rằng tác động âm của
một HĐQT lớn sẽ mạnh hơn ở các công ty
tăng trưởng cao nhưng yếu hơn ở các
doanh nghiệp tăng trưởng thấp. Lý do là
khi một công ty có một số lượng lớn các
dự án, công ty sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn
để có được các dự án tốt, hay quá trình
sàng lọc sẽ được thực hiện cẩn thận hơn.
Kết quả là một số lượng lớn các dự án rủi
ro cao bị loại bỏ. Ngược lại, với các công
ty có ít các dự án có sẵn, họ thường phải
chấp nhận cả các dự án có rủi ro cao để đạt
được mục tiêu lợi nhuận.
2. Tổng quan nghiên cứu và các giả
thuyết
Tác động của quy mô HĐQT đến
chấp nhận rủi ro doanh nghiệp
Kogan và Wallach (1964) lập luận
rằng một nhóm ra quyết định mà có quy
mô càng lớn càng làm giảm khuynh hướng
chấp nhận rủi ro của nhóm. Lý do là vì,
với những quyết định gây nhiều tranh cãi
thì sẽ khó khăn hơn để đạt được một sự
đồng thuận trong một nhóm lớn những
người đồng cấp. Do đó các nhóm lớn cần
phải thể hiện vị trí ôn hòa mà đại diện cho
một sự thỏa hiệp giữa các vị trí cá nhân
của nhóm (Moscovici & Zavalloni, 1969).
Sah và Stiglitz (1986, 1991) cụ thể hóa
các ý tưởng rằng quyết định cuối cùng của
một nhóm phản ánh một sự thỏa hiệp giữa
các quan điểm đối lập của mỗi thành viên
trong nhóm. Ví dụ, các dự án không tốt có
khả năng bị từ chối vì chúng chỉ có thể
được chấp nhận nếu đủ số lượng thành
viên trong nhóm đồng tình (một cách sai
lầm) rằng chúng là những dự án tốt.
Nhưng việc phê duyệt dự án (thực sự) tốt
cũng đòi hỏi một sự hội tụ tương tự trong
quan điểm giữa các thành viên nhóm. Do
đó các nhóm lớn kết thúc việc lựa chọn
các dự án có hiệu quả trung bình và cũng
có xu hướng ổn định hơn.
Áp dụng khái niệm này với HĐQT
doanh nghiệp, Cheng (2008) cung cấp
bằng chứng rằng hiệu quả hoạt động kế
toán và dựa trên thị trường của các công ty
có HĐQT lớn hơn là ít biến động hơn
đáng kể. Những công ty có HĐQT lớn
cũng chọn đầu tư ít rủi ro hơn như được
chỉ ra bởi sự phân tán nhỏ trong dự báo
thu nhập của giới phân tích. Trong trường
hợp của các tổ chức tài chính, Pathan
(2009) cho thấy rằng quy mô HĐQT có
liên quan với biến động lợi nhuận thấp
hơn. Kết quả của ông cũng vững với các
đo lường rủi ro thay thế như Z-score hoặc
tỷ lệ nợ xấu, mà có khả năng phản ánh
hoạt động cho vay rủi ro cao hơn. Nakano
và Nguyen (2012) cũng tìm thấy kết quả
tương tự ở các công ty Nhật Bản nhưng
mức độ tác động là nhỏ hơn các nước phát
triển với lập luận rằng HĐQT ở các công
ty Nhật Bản có tính đồng nhất cao hơn.
Dựa trên khái niệm về sự điều tiết
trong nhóm cũng như kết quả được báo
22
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
cáo của các nghiên cứu trước, nghiên cứu
đưa ra giả thuyết đầu tiên như sau:
Giả thuyết 1: Doanh nghiệp có HĐQT
càng lớn thì mức chấp nhận rủi ro càng
thấp.
Vai trò của các cơ hội tăng trưởng
Sah và Stiglitz (1986, 1991) xây dựng
lập luận của họ cho các công ty dự tính
một số lượng cố định các dự án. Trong
trường hợp đó, thêm nhiều người tham gia
vào nhóm ra quyết định sẽ dẫn đến kết quả
là một tỷ lệ cao hơn các dự án rủi ro bị từ
chối và một tỷ lệ cao hơn các dự án có rủi
ro thấp được chấp nhận. Do đó, đối với
mục đích so sánh chấp nhận rủi ro giữa
các doanh nghiệp, việc kiểm soát các
thông số đó là rất quan trọng. Nói cách
khác, người ta cần phải so sánh ảnh hưởng
của quy mô HĐQT giữa các doanh nghiệp
có cùng một số lượng các dự án. Nhưng rõ
ràng là, các công ty có tập hợp các cơ hội
đầu tư không đồng nhất. Ví dụ, một công
ty sáng lập non trẻ thường có những dự án
rủi ro hơn so với một công ty có số năm
hoạt động lớn hơn với quy mô tương
đương.
Do sự không đồng nhất này, ảnh
hưởng của quy mô HĐQT có thể khác
nhau giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt, một
nhóm ra quyết định lớn hơn có thể không
nhất thiết dẫn đến một tỷ lệ cao hơn các dự
án có rủi ro thấp ở những công ty có ít cơ
hội đầu tư. Ý tưởng là, với các công ty có
ít cơ hội đầu tư, số lượng nhỏ các dự án sẽ
ràng buộc HĐQT đưa ra các lựa chọn, do
từ bỏ các dự án rủi ro có thể khiến họ
không đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một
công ty có ít dự án cần phải có các khoản
đầu tư mạo hiểm để thực hiện. Kết quả là,
công ty này sẽ có thể đạt được một giá trị
thị trường cao hơn cùng với một hồ sơ
công ty có rủi ro cao. Hàm ý này cũng phù
hợp với những phát hiện gần đây từ Coles
và cộng sự (2008) rằng HĐQT lớn hơn có
thể tăng thêm giá trị trong một số trường
hợp mặc dù tác động điển hình của việc
gia tăng này được coi là tiêu cực (Andres
và cộng sự, 2005; Guest, 2009; Yermack,
1996). Ngược lại, một công ty có nhiều cơ
hội đầu tư, cho phép HĐQT có thể sàng
lọc kỹ càng hơn, cuối cùng có thể sẽ loại
bỏ hầu hết các dự án rủi ro của nó nếu
nhóm ra quyết định là lớn. Giả sử các
khoản đầu tư rủi ro thấp là không giới hạn
(ví dụ, đầu tư vào tài sản thanh khoản), khi
đó tỷ lệ các dự án rủi ro trên bảng cân đối
của công ty sẽ giảm cùng với số lượng
thành viên HĐQT. Kết quả là, các doanh
nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư và quy mô
HĐQT lớn sẽ có hồ sơ rủi ro thấp hơn.
Với những lập luận nêu trên, giả thuyết
mà nghiên cứu đặt ra về vai trò của cơ hội
tăng trưởng trong mối quan hệ giữa quy
mô HĐQT và chấp nhận rủi ro như sau:
Giả thuyết 2. Mối tương quan âm giữa
quy mô HĐQT và mức độ chấp nhận rủi
ro của doanh nghiệp là mạnh hơn ở những
công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng,
nhưng yếu hơn (hoặc có khả năng không
có ý nghĩa) ở những công ty có ít cơ hội
tăng trưởng.
23
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Mẫu của nghiên cứu này bao gồm các
công ty niêm yết trên HoSE10 trong giai
đoạn từ 2007 trở về trước, để đảm bảo có
dữ liệu liên tục ít nhất 10 năm. Các công
ty tài chính (bao gồm các ngân hàng, các
công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài
chính) được loại trừ khỏi mẫu do hiệu
quả hoạt động và đặc tính rủi ro riêng biệt
của chúng, tổng cộng có 97 công ty đáp
ứng yêu cầu, trong đó chủ yếu là các
doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp,
Nguyên vật liệu và Hàng tiêu dùng thiết
yếu. Sau đó, dữ liệu của các công ty này
được thu thập trong giai đoạn 2007 –
2016. Số liệu về thành viên HĐQT và các
thông tin về sở hữu được tác giả thu thập
từ Báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp trong mẫu. Bộ dữ liệu được hoàn
thành với dữ liệu tài chính được thu thập
từ Datastream.
10 Vì những doanh nghiệp niêm yết trên HoSE có
quy mô vốn lớn (vốn điều lệ tối thiểu là 120 tỷ
đồng), có nghĩa vụ tuân thủ Quy định quản trị công
ty (theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày
13/03/2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công
ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán và Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày
26/7/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng
cho các công ty đại chúng), mà nội dung Quy chế
và Quy định quản trị công ty này tuân theo những
nguyên tắc cơ bản về điều hành công ty do OECD
đề xuất, do đó, có thể nói đây là nhóm công ty phù
hợp để kiểm định ảnh hưởng của các nguyên tắc
điều hành công ty, trong đó có vai trò của HĐQT
đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 1 cung cấp thống kê mô tả về
đặc điểm công ty, biến động hiệu quả hoạt
động, và cơ cấu HĐQT. Có thể nhìn thấy,
biến động của ROA trung bình của các
công ty trong mẫu vào khoảng 4,97%,
trong khi Tobin’s Q có biến động trung
bình là 0,33. HĐQT của các công ty Việt
Nam duy trì trung bình 5,96 thành viên, ít
hơn số thành viên trung bình của các công
ty Nhật (10,4 thành viên) như được báo
cáo bởi Nakano và Nguyen (2012) và Mỹ
(9 thành viên) theo Cheng (2008). Trong
số các thành viên HĐQT, 63% là các
thành viên bên trong công ty, tương ứng
với tỷ thành viên độc lập là 37%, cho thấy
tính đồng nhất cao và kém độc lập của các
HĐQT ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngược lại, HĐQT của các công ty Mỹ chủ
yếu là các thành viên độc lập, bên ngoài
công ty (Boone và cộng sự, 2007; Coles và
cộng sự, 2008).
24
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
Bảng 1: Thống kê mô tả
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Q1 Trung vị Q3
Độ lệch chuẩn của hiệu quả hoạt động
ROA (%) 4,97 3,63 2,52 4,04 6,16
LNQ 0,33 0,12 0,24 0,31 0,41
Suất sinh lợi (%) 13,73 2,55 12,07 13,48 15,14
Đặc tính công ty, HĐQT, cấu trúc sở hữu
BS (số thành viên HĐQT) 5,96 1,20 5,00 5,45 6,65
Ln(BS) 1,76 0,18 1,61 1,69 1,89
INDIR 0,63 0,15 0,53 0,62 0,75
DIROWN (% cổ phần) 7,69 11,65 0,78 2,65 9,26
GOV (% cổ phần) 24,30 21,81 4,85 16,47 49,78
INST (% cổ phần) 18,88 19,12 4,48 11,10 31,06
ROA (%) 8,38 5,83 4,12 6,95 10,80
Tobin’s Q 1,27 0,55 1,00 1,13 1,35
LNTA 27,66 1,25 26,73 27,44 28,36
CAPEX (% tổng tài sản) 14,30 28,47 2,18 5,84 12,50
DEBT (% tổng tài sản) 25,51 16,94 9,68 24,86 38,73
AGE 5,93 1,91 4,50 5,50 5,50
Ghi chú: Q1 thể hiện phân vị mức 25, Q3 thể hiện phân vị mức 75
Tỷ lệ sở hữu của HĐQT của các doanh
nghiệp trong mẫu ở mức thấp, trung bình
vào khoảng 7,69%, trong khi mức độ sở
hữu Nhà nước lại chiếm khá cao, trung
bình 24,3%. Tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao có
thể mang lại những đặc trưng riêng biệt
làm nên sự khác biệt trong mức độ chấp
nhận rủi ro của các doanh nghiệp Việt
Nam.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Để tạo ra các ước lượng đối với chấp
nhận rủi ro của doanh nghiệp, tác giả làm
theo Pathan (2009), Cheng (2008),
Nakano và Nguyen (2012) và tính toán
biến động theo thời gian của hiệu quả hoạt
động của công ty. Theo sau các nghiên
cứu trước (ví dụ Adams và cộng sự, 2005;
Coles và cộng sự, 2006; Yermack, 1996),
tác giả xem xét ba thước đo hiệu quả hoạt
động: ROA, Tobin’s Q, suất sinh lợi cổ
phiếu.
25
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 46, tháng 8/2018
Bảng 2: Đo lường các biến nghiên cứu
Tên biến
Kí hiệu Đo lường/Ghi chú
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
sản
ROA
𝑅𝑂𝐴 =
EBIT
Giá trị sổ sách của tài sản
Tobin’s Q
Q
𝑄 =
(Giá trị thị trường của vốn cổ phần
+ Giá trị số sách của tài sản
− Giá trị sổ sách của vốn cổ phần)
Giá trị sổ sách của tài sản
Suất sinh lợi chứng khoán
R
𝑅𝑖𝑡 =
Giá cổ phiếu𝑖𝑡 − Giá cổ phiếu𝑖𝑡−1
Giá