Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và của Việt Nam

Toàn cầu hóa là một từ thông dụng và đối với nhiều người nó liên quan tới nỗi sợ hãi do sự thất nghiệp và mất cân đối ngày càng tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Ngược lại, những người khác nhìn nhận toàn cầu hoá tạo ra cơ hội mang lại sự tiến bộ cho loài người trên toàn thế giới. Như vậy, đánh giá toàn cầu hoá trải rộng trên sự đa dạng tư duy giữa địa ngục và thiên đường. Không thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá trải dài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Toàn cầu hóa là một từ thông dụng và đối với nhiều người nó liên quan tới nỗi sợ hãi do sự thất nghiệp và mất cân đối ngày càng tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Ngược lại, những người khác nhìn nhận toàn cầu hoá tạo ra cơ hội mang lại sự tiến bộ cho loài người trên toàn thế giới. Như vậy, đánh giá toàn cầu hoá trải rộng trên sự đa dạng tư duy giữa địa ngục và thiên đường. Không thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá trải dài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tất cả các định nghĩa đều có điểm chung là nhấn mạnh sự quốc tế hoá cao độ về kinh tế. Toàn cầu hoá nghĩa là sự phân công lao động ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện qua sự phân chia các quá trình sản xuất thành nhiều bậc tại các địa điểm khác nhau. Điều này thể hiện trước hết trong sự tăng trưởng nhanh chóng của việc kinh doanh hàng hoá quốc tế, đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như trong sự hoà nhập của các thị trường vốn dẫn tới sự phụ thuộc ngày càng tăng của các thị trường và quá trình sản xuất ở các nước khác nhau. Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và của Việt Nam * Những tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế: Toàn cầu hoá kinh tế, là kết quả của sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất lượng sản xuất, và đến lượt nó, lại tác động trở lại thúc đẩy sự phá, tài chính, dịch vụ, lao động… giữa các quốc gia được kết nối với nhau, tạo nên những dòng chảy vốn, hàng hoá, dịch vụ, lao động, công nghệ ngàycàng tự do trong phạm vi khu vực và toàn cầu, hỗ trợ cho mọi quốc gia tham gia toàn cầu hoá tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội một cách nhanh chóng hơn. Đó là tác động tích cực mang tính tổng quát nhất của toàn cầu hoá kinh tế, mà thể hiện nổi trội và dễ nhận thấy nhất là tăng trưởng và giảm thiểu đói nghèo. Điều này thể hiện đặc biệt rõ đối với các nước đang phát triển chủ động tham gia toàn cầu hoá có chính sách đúng đắn và lựa chọn các bước đi thích hợp trong quá trình hội nhập kinh tế. Nhiều nước Đông Bắc A và Đông Nam A đã tao nên những thần kỳ phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng và giảm thiểu đói nghèo một cách rõ rệt. Nhìn chung các nước đang phát triển tham gia mạnh mẽ toàn cầu hoá đã tăng được tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người từ 1% vào thập kỷ 60 lên 3% vào thập kỷ 70, 4% thập kỷ 80 và 5% vào thập kỷ 90. biểu đồ. Một nghịch lý thường thấy là tăng trưởng trong điều kiện hội nhập toàn cầu thường đi kèm với tình trạng bất bình đẳng tăng lên, song tỷ lệ đói nghèo lại giảm mạnh, Ví dụ: O Trung Quốc, tăng trưởng cao một mặt làm gia tăng sự bất bình đẳng, mặt khác lại làm giảm tình trạng đói nghèo nhanh hơn. Nếu năm 1978, số người nghèo ở nông thôn Trung Quốc là 250 triệu người, thì đến năm 1999 giảm xuống còn 34 triệu người. Anh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với nền kinh tế các nước thông qua tác động chủ yếu sau: Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế tạo lợi thế so sánh cho các quốc gia tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và thị trường liên kết khu vực và theo các tầng nấc khác nhau thích hợp với trình độ công nghệ, lao động, truyền thống của từng quốc gia. Đối với những nước phát triển cao, sản xuất trước hết và chủ yếu tập trung vào những sản phẩm trí tuệ như chế tạo máy tinh xảo, công nghệ cao… Đó là lợi thế của họ. Ngược lại, các nước đang phát triển có lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên dồi dào, họ có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới với một cơ cấu kinh tế quốc gia phù hợp , với các ngành sử dụng nhiều lao động , cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu đối với thị trường các nước khác. Phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, đầu tư, thị trường vốn, tranh thủ công nghệ và kỹ năng quản lý. Thứ hai, tự do thương mại toàn cầu đem lại cơ hội cho các quốc gia, dân tộc, được hưởng thụ những sản phẩm hàng hoá va dịch vụ của nước khác, dân tộc khác tạo ra. Trong thời kỳ từ năm 1983 đến năm 1995, thương mại toàn cầu đã tăng bình quân 7%/ năm. Với các nước đang phát triển tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch toàn cầu cũng ngày càng tăng ( năm 1985: 23%, năm 1997:30% ), tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, từ 47% năm 1985 tăng lên 70% năm 1998. Các nước này đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên thế giới. Ngày nay tại thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản, khách hàng có thể tìm thấy những hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam hay Trung Quốc như hàng nông, hải sản, thủ công mỹ nghệ…. và ngược lại trên thị trường Việt Nam hay Trung Quốc hay một nơi nào khác trên thế giới, người ta có thể mua mặt hàng cao của ba trung tâm kinh tế quốc tế nêu trên: từ ô tô, máy tính, các thiết bị hiện đại cho nền kinh tế và những đồ da dụng cao cấp khác. Tự do hoá thương mại toàn cầu từng bước tạo ra một thứ " văn hoá tiêu dùng " toàn cầu, mà theo đo không gian được thu hẹp và dương như các biên giới quốc gia ít còn hiện diện. Thứ ba, tự do hoá thị trường tài chính toàn cầu gắn liền với tự do hoá đầu tư mở cửa cho các dòng vốn lưu chuyển một cách tự do từ quốc gia này tới quốc gia khác. Việc tự do hoá thị trường tài chính tạo tiền đề cần thiết cho sự hội nhập các thị trường tài chính quốc tế. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho các nguồn vốn lớn chảy vào các nền kinh tế, đồng thời cũng làm tăng tốc độ và quy mô giao dịch tài chính toàn cầu lên mức chưa từng có. Theo số liệu thống kê của UNCTAD, nếu năm 1967 tổng mứ đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt trên 112 tỷ USD, thì năm 1983 đã tăng lên 600 tỷ USD. năm 1990: 1.700 tỷ USD và năm 1999 đã đạt mứ trên 4000 tỷ USD. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 tăng lên 198 tỷ USD, trong đó có 97 tỷ USD vào Mỹ La Tinh và 91 tỷ USD vào Châu A. Theo số liệu thống kê của IMF, năm 1997, đầu tư ròng trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển tăng lên 12 lần so với năm 1998. Năm 1987, các nước đang phát triển thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông A. Dòng vốn này đã tăng hơn 12 lần trong vòng 12 năm, từ năm 1986 đến năm 1998. Theo số liệu thống kê, năm 1997, các công ty xuyên quốc gia trên thế giới đã thực hiện 424 tỷ USD, năm 1999, tổng lượng FDI toàn cầu là 644 tỷ USD, trong đó các công ty xuyên quốc gia chiếm 441 tỷ USD. Sự di chuyển tự do các dòng vốn lớn và tự do đầu tư đã góp phần thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của các nước tham gia toàn cầu hoá kinh tế và có chính sách, bước đi đúng đắn. Tăng trưởng GDP của nhiều nước đạt mức cao hơn trong nhiêu năm liền, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện đại ra đời, hình thành những ngành nghề kinh tế mũi nhọn đối với các nước nhận đầu tư: điện tử, viễn thông, dầu khí… xuất khẩu tăng rất nhanh, trong đó các nước Đoong Nam A là một ví dụ điển hình. Trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1997, xuất khẩu của các nước này đã tăng gần 5 lần.Tỷ trọng xuất khảu của Đông A trong xuất khẩu toàn thế giới tăng từ 9% năm 1985 lến tới gần 18% năm 1997. Thứ tư tạo điều kiện để các nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và đổi mới công nghệ.Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực đến việc thay thế và đổi mới công nghệ, thông qua các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận, giúp cho các nước, nhất là các nước đi sau phát triển nhanh hơn, theo con đường đi ngắn hoặc rút ngắn, đón đầu. Đối với các quốc gia vốn là những trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ, thì thya thế công nghệ kém tiên tiến hơn bằng công nghệ mới, hiện đại là chủ yếu, trên cơ sở kết quả những phát minh sáng chế của họ. Đồng thời,các nước cũng mua bản quyền phát minh sáng chế của các nước khác. Đối với các nước đang phát triển thì thông qua hoạt động chuyển giao để thay thế, đổi mới công nghệ là chính, đặc biệt thông qua FDI. Mặt khác, để tạo điều kiện tăng tốc hơn cho sự phát triển, nhiều nước còn mua cả bản quyền. Đồng thời với việc tiếp nhận, đổi mới công nghệ, các nước tiếp nhận công nghệ mới cũng học hỏi và nâng cao trình độ quản lý. Thay thế và đổi mới công nghệ trong thời đại toàn cầu hoá kinh tế là một đòi hỏi bức bách. Nó đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế cả về trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm và trình độ quản lý, cũng như tay nghệ của người lao động của một doanh nghiệp, một ngành và cả một nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Thứ năm toàn cầu hoá kinh tế buộc các nước phải cơ cấu lại nền kinh tế quốc gia một cách hợp lý, bảo đảm. Phát huy tối đa lợi thế so sanh, tạo ra những khối lượng hàng hoá đủ lớn, có chất lượng cao,mẫu mã đẹp, đủ sức thâm nhập các thị trường quốc tế. Cuối cùng là tìm ra con đường thích hợp để tạo ra những đột phá, rút ngắn thời gia phát triển, xây dựng được một nền kinh trrs tri thức phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nước mình. Các nền kinh tế trong toàn cầu hoá đều theo xu thế kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này là tất yếu, nó vừa là điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế thành công, vừa là thách thức đồi với quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển. Nhìn chung toàn cầu hoá tạo ra khả năng phát huy có hiệu quả nguồn lực trong nước vá sử dụng các nguồn lực quốc tế theo nguyên lý lợi thế so sánh mà D.Ricarrdo đã nêu: - Với quá trình toàn cầu hoá, thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hoá thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế thuyên giảm, nhờ đó sự trao đổi hàng hoá tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước. Từ đầu thế kỷ đến năm 1947 ( khi GATT ) ra đời) kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2 lần, nhưng từ sau đó đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã tăng mạnh mẽ như vậy là do hàng rào quan thuế và phi quan thuế thuyên giảm đáng kể. - Phản ánh xu thế toàn cầu hoá, dòng vốn cũng vượt qua biên giới quốc gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hoà dòng vốn theo lợi thế so sánh, giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài, hình thành sự phân công lao động quốc tế có lưọi cho cả bên đầu tư lẫn bên tiếp thu. Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914. - Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, những thành tựu của khoa học và công nghệ được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi, qua đó các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với chúng để phát triển. - Mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu, góp phần làm cho giá thành sản xuất thuyên giảm, năng suất, hiệu quả tăng cao, giao lưu thuận tiện. - Về mặt chính trị, quá trình toàn cầu hoá giá tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau có lợi cho cuộc đấu tranh cho hoà bình, hợp tác và phát triển vì ngay sự phát triển của các nước công nghiệp phát triển cũng tuỳ thuộc đáng kể vào các nước đang phát triển. Qua những phương tiện hiện đại, những thành tựu văn hoá cũng được chuyển tải nhanh chóng hơn. * Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế Có quan điểm cho rằng: " Toàn cầu hoá không ác độc những mù quáng" Thực vậy, là một xu thế khách quan, toàn cầu hoá kinh tế tự nó không muốn làm hại ai, nhưng ngày nay, do bị chi phối bởi những kẻ nắm các lực lượng kinh tế hùng hậu nhất luôn áp đặt ý đồ chủ quan của chúng, cho nên quá trình này không có không ít tác động tiêu cực đối với kinh tế của nhiều quốc gia mà trước hết và chủ yếu là kinh tế các nước đang phát triển, Thứ nhất, tác động rõ nhất và lớn nhất, mà ai cũng phải thừa nhận là toàn cầu hoá kinh tế càng mở rộng và gia tăng tốc độ, thì sự phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm quốc gia Bắc - Nam cũng như trong từng quốc gia càng lớn, đặc biệt đối với các nước phương Nam. Nếu mức chênh lệch thu nhập giữa 20% dân cư nghèo và và 20% dân cư giàu nhất trên thế giới năm 1976 là 1/30 thì vào đầu những năm 1990 tỷ lệ này là 1/60 và hiện nay sự chênh lệch này đã doãng ra hơn nữa - Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ hiện còn chiếm ưu thế trong nền kinh tế thế giới thao túng quá trình toàn cầu hoá. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, do các nước công nghiệp phát triển thao túng, sự phân cực giữa các nước giàu và các nước nghèo trong từng nước ngày càng sâu sắc.Theo đánh giá của UNDP, xét trên nhiều khía cạnh thì dân số ở 85 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn cách đây 10 năm, khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo ở mức báo động. Trong khi các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới, hiện đang chiếm 85% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài, 74% số máy điện thoại của toàn thế giới thì 1/5 dân số thế giới đang chiếm thuộc các nước nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP của toàn thế giới mà thôi. - Nền kinh tế toàn cầu là một nền kinh tế rất dễ bị chấn thương, sự trục trặc ở một khâu có thể lan nhanh ra phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam A vào những năm cuối thế kỷ trước đã minh chứng rõ ràng cho điều đó. - Ngay trong những mặt tích cực cũng ẩn chứa không ít những mặt tiêu cực. Về trao đổi hàng hoá, việc tự do hoá thương mại thường đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước công nghiệp phát triển vì sảm phẩm của họ có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp. do đó có sức cạnh tranh cao, dễ chiếm lĩnh thị trường. - Toàn cầu hoá kinh tế, khoa học và công nghệ cũng kéo theo cả những tội phạm xuyên quốc gia, truyền bá nền" văn hoá" phi nhân bản, không lành mạnh, băng hoại đạo đức, xâm hại bản sắc văn hoá của các dân tộc. *Những tác động của xu thế toàn cầu hoá tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế trên thế giới. Xu thế toàn cầu hoá tới quan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam có những tác động sau: - Trước nhu cầu phát triển, nắm bắt khả năng vận dụng những mặt tích cực của quá trình toàn cầu hoá, các nước trên thế giới đều có thiên hướng từ bỏ chính sách đóng cửa, chuyển sang chính sách mở cửa với bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển. Ngay các nước lâu nay vốn khép kín cũng từng bước điều chỉnh theo hướng này. - Bên cạnh quan hệ song phương, quan hệ đa phương đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế, xuất hiện nhiều cơ cấu hợp tác trên mọi tầng nấc: tiểu vùng, khu vực, đại khu vực và toàn cầu. O tiểu vùng là các tam, tứ giác, các chương trình hợp tác phát triển. O khu vực là các khu mậu dịch- đầu tư tự do. O các châu lục như châu Mỹ, Châu A- TBD, châu Phi xuất hiện các khu vực mậu dịch tự do hoặc diễn đàn hợp tác toàn khu vực. Trên phạm vi toàn cầu là các tổ chức như WTO, WB,IBF, OECD, G8. Các hình thức kiên kết diễn ra ở các cấp độ như: ưu đãi thương mại, thị trường tự do, liên minh thuế quan… - Những nhân tố nói trên đã tạo nên một mạng quan hệ quốc tế đan xen nhau làm gia tăng thêm tính " tuỳ thuộc lẫn nhau" giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên, các chủ thể tham gia quá trình toàn cầu hoá đều có lợi ích riêng, độc lập với nhau thậm chí đối nghịch nhau, từ đó, trong quan hệ kinh tế quốc tế luôn luôn tồn tại 2 chiều hướng: độc lập và cạnh tranh. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới. Các lực lượng tham gia quá trình toàn cầu hoá bao gồm hàng trăm dân tộc và các nhà nước khác nhau: các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển, các nước đi theo định hướng XHCN. Các nước tư bản phát triển không chỉ theo đuổi mục tiêu trực tiếp là lợi nhuận mà còn tìm cách chi phối, khống chế thị trường thế giới,cải biến kinh tế các nước khác theo quỹ đạo của mình. Các nước dân tộc chủ nghĩa hội nhập để có điều kiện phát triển, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Các nước đi theo định hướng XHCN chủ động hội nhập để tranh thủ những mặt có lợi trên thị trường thế giới, phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước phát triển, Y thế có sức mạnh về kinh tế và khoa học - công nghệ, các nước tư bản phát triển đang thao túng các tổ chức kinh tế tài chính toàn cầu như IMF, WB… áp đặt những quy chế và phương thức hoạt động không bình đẳng, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, uy hiếp chủ quyền quốc gia của các nước đang và chậm phát triển. Trong bối cảnh đó, để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, các nước đang phát triển thông qua các tổ chức như UNCTAC, Nhóm G77, Trung tâm Phương Nam và nhiều diễn đàn khác, tăng cường đoàn kết, không ngừng đấu tranh ra sức chống lại sức ép và sự thao túng của các nước tư bản phát triển. Mặt khác, các nước công nghiệp phát triển cũng cần thị trường nguồn lao động, nguồn tài nguyên… của các nước đang và chậm phát triển để phục vụ cho lợi ích của mình. Trước làn sóng phản ứng của nhiều quốc gia, các nước phát triển buộc phải xoá nợ, giãn nợ cho các nước đang và kém phát triển. Hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vòng đàm phán mới trong khuôn khổ WTO. Các nước công nghiệp phát triển muốn đẩy nhanh quá trình " tự do hoá", nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, đưa ra các tiêu chuẩn về lao động, môi trường để kiềm chế các nước đang phát triển. Trái lại, các nước đang phát triển lại đòi các nước công nghiệp phát triển rỡ bỏ các hàng rào bảo hộ, chưa muốn đi xa hơn trên con đướng " tự do hoá" *Tác động của toàn cầu hoá đối với an ninh của các quốc gia. Dưới tác động chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, xu thế hoà bình hợp tác để phát triển và vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc gia, quá trình toàn cầu hoá ngày nay đã đạt đến một đỉnh cao mới và trở thành một xu thế bao trùm trong quan hệ quốc tế. Tình hình này có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội trong các nước cũng như quan hệ giữa các quốc gia. An ninh của mỗi quốc gia và an ninh quốc tế đứng trước những biến chuyển mới bao gồm cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội quá trình toàn cầu hoá làm ra đời và củng cố mạng lưới dày đặc các thiết chế quốc tế, đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong mọi lĩnh vực. Vai trò ngày càng tăng của các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế góp phần hạn chế và giúp giải quyết xung đột giữa các nước, duy trì và củng cố hoà bình, an ninh quốc tế. Thông qua các thiết chế và tổ chức quốc tế này, các nước đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia cũng như an ninh của mình và có vị thế ít bất lợi hơn trong quan hệ với các nước lớn. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hoá cũng tạo ra nhưng cơ hội quan trọng ( thị trường, vốn, công nghệ, cạnh tranh nâng cao hiệu quả kinh tế…) mà các nước có thể tận dụng để phát triển kinh tế- xã hội, tạo cơ hội để đảm bảo an ninh, quốc gia. Qúa trình toàn cầu hoá cũng đặt các nước trước rất nhiều thách thức đe doạ chính an ninh quốc gia của họ nếu bản thân họ không kiểm soát và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh. Qúa rình toàn cầu hoá có xu hướng thống nhất các thị trường quốc gia thành các thị trường khu vực và toàn cầu, làm cho sự phân công lao động quốc tế trở nên sâu rộng, do vậy làm cho các nước ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau ở mức cao hơn. Đặc biệt, sự phát triển của mạng lưới các công ty xuyên quốc gia trên thế giới gắn kết chặt chẽ hơn nữa các nền kinh tế quốc gia với nhau như những mắt xích của một hệ thống hoàn chỉnh. Thực tế hiện nay cho thấy không một nước nào có thể phát triển mà không cần đến thị trường vốn và công nghệ của nước khác. Sự phát triển và an ninh của tất cả các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau. Khó có thể có sự phát triển bền vững và an ninh cho một hoặc một số quốc gia trên sự lụi bại về kinh tế và mất an ninh của các quốc gia khác. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xu thế toàn cầu hoá và tri thức hoá kinh tế, ngày càng có nhiều người nhận thức rõ hơn mối đe doạ lớn nhất đối với các nước không phải là sự tiến công xâm lược về quân sự nữa mà chính là sự tụt hậu về phát triển, đói nghèo và kém khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Như vậy, phát triển kinh tế là nền tảng và an ninh kinh tế là nội dung t
Tài liệu liên quan