Tác động đến khởi sự doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân thành phố cần thơ theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các tác động đến khởi sự doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Số liệu trong nghiên cứu chính thức này được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát, mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 148 doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Dựa trên phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ của các biến. Phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu theo SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi sự doanh nghiệp là: Sự sáng tạo, Chấp nhận rủi ro, Sự nhạy bén, Nhận diện cơ hội kinh doanh, Kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, Năng lực cá nhân. Bài viết cũng đồng thời thảo luận những kết quả nghiên cứu chính và thảo luận hàm ý chính sách để phát triển doanh nghiệp tư nhân.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động đến khởi sự doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân thành phố cần thơ theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ THEO MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM Tôn Thất Viên* TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các tác động đến khởi sự doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Số liệu trong nghiên cứu chính thức này được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát, mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 148 doanh nghiệp tư nhân thành phố Cần Thơ. Dựa trên phương pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ của các biến. Phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu theo SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi sự doanh nghiệp là: Sự sáng tạo, Chấp nhận rủi ro, Sự nhạy bén, Nhận diện cơ hội kinh doanh, Kiến thức, kỹ nĕng khởi nghiệp, Nĕng lực cá nhân. Bài viết cũng đồng thời thảo luận những kết quả nghiên cứu chính và thảo luận hàm ý chính sách để phát triển doanh nghiệp tư nhân. Từ khóa: doanh nghiệp tư nhân, khởi sự doanh nghiệp, thành phố Cần Thơ. THE IMPACT ON THE ENTERPRISES OF THE PRIVATE ENTERPRISE IN CAN THO CITY UNDER THE MODEL STRUCTURE STRUCTURE SEM ABSTRACT The study was conducted to identify impacts on start-up of private businesses in Can Tho City. Data in this official study were conducted using a survey questionnaire, the sample was selected by a convenient sampling method with a sample size of 148 private enterprises in Can Tho City. Based on Cronbach’s Alpha reliability method and EFA discovery factor analysis to measure the convergence of variables. Regression analysis to test research hypotheses and research models according to SEM. The research results show that the factors that influence the decision to start a business are: Creativity, Risk-taking, Intelligence, Business opportunity identification, Knowledge, entrepreneurial skills, Talent personal force. The paper also discusses the main research findings and policy implications for private enterprise development. Keywords: private enterprise, starting a business, Can Tho city. * TS. Trường ĐH. Lao động-Xã hội (CS2), tel: 0946336505, mail: vientonthat@gmail.com 25 Tác động đến khởi sự ... 1. LỜI DẪN Công nghiệp là thế mạnh của thành phố Cần Thơ, đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y - thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện. Chính sự thuận lợi về giao thông, kinh tế, điều kiện tự nhiên, trong những nĕm gần đây thành phố luôn là điểm thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng, khó khĕn, thách thức đó là: tĕng trưởng kinh tế của vùng đã chậm lại trong nhiều nĕm liền, trong đó nông nghiệp - nền tảng kinh tế của vùng đã giảm rất mạnh. Tỷ lệ tĕng dân số chung của vùng trong nhiều nĕm đã thấp hơn tỷ lệ tĕng chung của cả nước, tỷ lệ xuất cư thuần ra ngoài vùng khá cao trong nhiều nĕm. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp của thành phố tĕng trưởng cũng rất chậm. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Những áp lực này gây nên áp lực lớn về sự thay đổi và nhu cầu lớn trong ứng dụng khoa học công nghệ. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới của thành phố có tỷ trọng giảm so với bình quân cả nước và không có nhiều doanh nghiệp đổi mới về khoa học và công nghệ. Đặc biệt, thành phố hiện đang thiếu hụt một đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp hùng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trong bối cảnh đó, để có nền kinh tế nĕng động, có sức cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thành phố không có cách gì khác là phải phát triển nhanh hơn, nhiều hơn số lượng và chất lượng các doanh nghiệp, trong đó thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp là lựa chọn phù hợp nhất hiện nay, theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 nĕm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm Doanh nhân? Doanh nhân – “Entreprenuer” là một từ vay mượn từ tiếng Pháp, có thể hiểu là “đảm nhận”, hoặc dịch chính xác thì có nghĩa là “tinh thần làm chủ”. Nên doanh nhân có thể hiểu là những người đảm nhận các hoạt động kinh doanh, tìm ra các cơ hội mới, chấp nhận rủi ro để thu lại lợi nhuận từ việc thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Theo từ điển Cambridge thì doanh nhân chỉ những người thực hiện các hoạt động kinh doanh riêng của họ, đặc biệt là khi họ nhìn thấy các cơ hội kinh doanh mới. Chuyên gia Peter Drucker (1909-2005) mô tả doanh nhân là một ai đó tìm kiếm sự thay đổi, thích ứng với sự thay đổi và tận dụng cơ hội đó. 2.1.1.2. Khái niệm Kinh doanh? Theo từ điển kinh doanh (Business Dictionary) kinh doanh là hoạt động của một tổ chức hoặc hệ thống kinh tế nơi hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với nhau hoặc quy đổi thành tiền. Theo từ điển Cambridge (Cambridge dictionary), kinh doanh bao gồm hoạt động mua và bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Lawrence Robert Dicksee, tác giả sách “Business methods and the war” (xuất bản nĕm 1915) định nghĩa “kinh doanh đề cập đến một hình thức hoạt động được thực hiện với mục tiêu kiếm lợi nhuận vì lợi ích của những khách hàng”. Với James Stephenson (tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh), kinh doanh là “Việc sản xuất hoặc mua và bán hàng hóa thường xuyên được thực hiện với mục tiêu kiếm lợi nhuận và làm giàu thông qua sự thỏa mãn mong muốn của con người.”. Trong khi đó, Lewis Henry Haney (nhà kinh tế học người Mỹ) cho rằng kinh doanh là “Hoạt động của con người hướng tới sản xuất hoặc làm giàu thông qua việc mua và bán hàng hóa.” Theo Luật doanh nghiệp 2014 (thông qua ngày 26/11/2014, Việt Nam), “Kinh doanh 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.” Do đó, thuật ngữ kinh doanh có thể hiểu như là việc liên tục sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 2.1.1.3. Ý định, khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp là gì? Ý định (intention) theo từ điển Cambridge được hiểu là mong muốn được làm một việc gì đó mà bạn muốn và dự định làm. Theo Wikipedia, “Khởi nghiệp (startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.” Ý định là một tình huống tư duy bao gồm kinh nghiệm và hành vi cá nhân cho một mục đích cụ thể hoặc một hành vi nhất định (Gerbing and Anderson 1988). Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris, et al., 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007). Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz & Wagner, 2010). 2.2. Mô hình nghiên cứu Theo Arentz et al. (2012), việc tích lũy các kiến thức kinh doanh giúp cá nhân có cách suy nghĩ trực quan và thêm phần nhạy bén. Kiến thức, kỹ nĕng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nĕng lực cá nhân – yếu tố quyết định đến ý định khởi nghiệp vì những lý do sau: Thứ nhất, kiến thức, kỹ nĕng được tích lũy trong quá trình học tập, trau dồi, do đó có ý nghĩa thực tiễn trong kinh doanh. Thứ hai, việc có nhiều hiểu biết sâu rộng về khởi nghiệp hay kinh doanh giúp cá nhân tự cấu trúc hóa những ý định, kế hoạch trong tương lai, tạo nền tảng kinh doanh vững chắc dựa trên vốn nĕng lực cá nhân tích lũy. Thứ ba, kiến thức, kỹ nĕng khởi nghiệp được chia thành nhiều loại như quản lý, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, giao tiếp, kinh doanh, giải quyết nhiều nhu cầu từ thị trường, đảm bảo cá nhân có đủ nĕng lực và sự tự tin để hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp. Giả thuyết H1: Kiến thức, kỹ nĕng khởi nghiệp có tác động tích cực đến nĕng lực cá nhân. Nĕng lực cá nhân đề cập đến niềm tin của một cá nhân rằng họ có thể thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành vai trò và trực tiếp liên quan đến kỳ vọng, mục tiêu và động lực (Bandura, 2001). Theo Gist & Mitchell (1992), nĕng lực cá nhân là một phán đoán - đề cập đến khả nĕng của một người để hoàn thành một nhiệm vụ. Trong mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả (2019), nĕng lực cá nhân là một biến tiềm ẩn được hình thành từ các biến quan sát (sự sáng tạo, chấp nhận rủi ro, sự nhạy bén và nhận diện cơ hội kinh doanh), có vai trò trung gian tác động lên ý định khởi nghiệp. - Sự sáng tạo: Sáng tạo ngụ ý việc cá nhân/tổ chức sẵn sàng tham gia đổi mới và thử nghiệm (Rauch et al. 2009), thử các sản phẩm hoặc dịch vụ mới (Lumpkin và Dess 1996), hỗ trợ các ý tưởng mới và thúc đẩy các quá trình sáng tạo (Walter, Auer, và Ritter 2006), và khả nĕng giới thiệu các quy trình hiện đại và sản phẩm (Damanpour, 1991; Hurley et al., 1998). Schumpeter (1990) định nghĩa sáng tạo là khía cạnh cơ bản nhất của các doanh nhân. Mueller & Thomas (2001) lại cho rằng sự đổi mới là động lực chính trong bắt đầu một công việc kinh doanh. Như vậy, sáng tạo là một thành phần 27 Tác động đến khởi sự ... quan trọng hình thành nên nĕng lực cá nhân, tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. - Chấp nhận rủi ro: Chấp nhận rủi ro liên quan đến các hành động táo bạo của công ty bằng cách mạo hiểm vào việc thực hiện các hành động không chắc chắn và cam kết các nguồn lực đáng kể để mạo hiểm vào môi trường thị trường không chắc chắn (Lyon và cộng sự, 2000; Rauch và cộng sự, 2009; Schindehutte và cộng sự, 2008). Theo Corbett (2005), người có nĕng lực cá nhân càng cao sẽ càng có khả nĕng thực hiện các nhiệm vụ và vai trò kinh doanh, đồng thời, họ cũng có nhiều niềm tin hơn nếu tham gia kinh doanh trong tương lai. - Sự nhạy bén: Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng tinh thần khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp – người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế. Kết quả của những hành động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc góp phần tái tạo những tổ chức đã “già cỗi”. Kirzner (1973) mô tả những người khởi nghiệp kinh doanh là những người có đủ khả nĕng nhạy bén để phát hiện được các cơ hội lợi nhuận mà trước đó chưa bị phát hiện ra để tận dụng các cơ hội đó, trong khi Ardichvili et al. (2003) nhận định mỗi cá nhân khác nhau có sự nhạy bén trước cơ hội kinh doanh khác nhau, khác biệt đó dựa trên kiến thức và kinh nghiệm, khả nĕng nắm bắt thông tin và mạng lưới quan hệ xã hội của mọi người. Rõ ràng, sự nhạy bén có vai trò quan trong cấu thành nĕng lực doanh nhân và có mối quan hệ thuận chiều đối với ý định khởi nghiệp. - Nhận diện cơ hội kinh doanh: Cơ hội kinh doanh là những ý tưởng kinh doanh mới, khả thi, mang lợi ích hấp dẫn khiến doanh nhân nhận thấy đáng để triển khai thực hiện chúng (Nguyễn Viết Lộc, 2011). Hubert et al. (1997) cho rằng nhận diện cơ hội kinh doanh là dịp để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng và có tiềm nĕng sinh lợi. Learned (2002) cho rằng không phải bất cứ ai cũng có tiềm nĕng để mở một doanh nghiệp riêng. Hay Shapero (1981) nhận định một người khởi nghiệp tiềm nĕng là người đón lấy cơ hội để thành lập công ty riêng mình ngay khi cơ hội xuất hiện. Như vậy, người có nĕng lực cá nhân càng cao thì khả nĕng nhận diện cơ hội kinh doanh càng cao, từ đó quyết định trực tiếp đến ý định khởi nghiệp trong tương lai. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng doanh nhân hay người có ý định kinh doanh nên có khả nĕng nhận diện cơ hội tốt, sự nhạy bén và tự hiệu quả, biết cách tìm kiếm thông tin nhanh, đúng để nắm bắt cơ hội kinh doanh (Baron và Shane, 2008; Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015; Krueger & cộng sự, 2000). Nhận thấy các biến quan sát đã nêu đều có tác động đến ý định khởi nghiệp thông qua biến Nĕng lực cá nhân, tác giả đưa ra giả thuyết H2 như sau:Giả thuyết H2: Nĕng lực cá nhân có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3.1.1. Mô tả vùng nghiên cứu và thời gian thu dữ liệu Số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với phương pháp phỏng vấn trực tiếp (tay đôi) trên các đáp viên cư trú tại 9 quận/huyện bao gồm: Bình Thủy, Cái Rĕng, Cờ Đỏ, Ô Môn, Ninh Kiều, Phong Điền, Thới Lai, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh, tạo nên sự đa dạng vùng nghiên cứu. Các đáp viên đều là doanh nhân đang kinh doanh trên địa bàn. Khảo sát được tiến hành từ tháng 9 nĕm 2018 đến tháng 5 nĕm 2019. 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 1. Cơ cấu mẫu Quận/Huyện Số đáp viên Tỷ trọng (%) Bình Thủy 9 6,1 Cái Rĕng 13 8,8 Cờ Đỏ 29 19,6 Ô Môn 28 18,9 Ninh Kiều 9 6,1 Phong Điền 1 0,7 Thới Lai 23 15,5 Thốt Nốt 20 13,5 Vĩnh Thạnh 26 10,8 Tổng 148 100 (Nguồn: theo tính toán của Ngô Quang Hiền (2019)) 3.1.2. Cỡ mẫu Trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của các doanh nhân Cần Thơ, tác giả đề xuất 25 biến quan sát, do đó số lượng quan sát tối thiểu cần thiết để đạt điều kiện tiến hành nghiên cứu là 25 x 5 = 125 quan sát. Tuy nhiên, thực tế khảo sát đã thu được tổng số 148 quan sát trên 5 tỉnh thành. 3.1.3. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp tiếp cận đối tượng khảo sát theo kiểu thuận tiện, nghĩa là khi tiếp cận với đối tượng khảo sát tại địa bàn nếu được sự cho phép hoặc đồng ý của đối tượng thì phỏng vấn viên sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn, ngược lại thì phỏng vấn viên sẽ tiếp tục tiếp cận đáp viên kế tiếp. Đáng chú ý là đáp viên phải là người có quan tâm đến khởi nghiệp. Cuộc khảo sát đã thu được 148 quan sát trên tổng số 160 quan sát, 12 quan sát không đạt yêu cầu đã được loại ra khỏi cỡ mẫu. 3.1.4. Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được chia làm 3 phần chính: (1) Phần sàn lọc và thông tin chung gồm 6 câu hỏi thang đo định danh giúp sàn lọc và lựa chọn đáp viên phù hợp cho yêu cầu nghiên cứu, (2) Phần ý định khởi nghiệp gồm 3 câu hỏi thang đo định danh khảo sát mức độ muốn khởi nghiệp và lý do có hoặc không có ý định khởi nghiệp của đáp viên, (3) Phần nhận thức về khởi nghiệp kinh doanh sử dụng thang đo likert 5 mức độ tương ứng: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý để đo lường 9 nhóm câu hỏi lớn là (I) Kiến thức, kỹ nĕng khởi nghiệp, (II) Tố chất doanh nhân (gồm 9 nhóm nhỏ là Chấp nhận rủi ro, Tiên phong, Lạc quan, Sáng tạo, Nhu cầu thành tựu, Thái độ khởi nghiệp, Kiểm soát hành vi, Khả nĕng chịu đựng sự mơ hồ và Ý định khởi nghiệp), (III) Quan hệ xã hội (Người tư vấn, góp ý kiến trong công việc, Liên kết mạnh và Liên kết yếu), (IV) Môi trường bên ngoài (Tính nĕng động của thị trường, Tính đa dạng của thị trường, Độ “mở” của thị trường và Nguồn vốn hỗ trợ), (V) Tự chủ, (VI) Tìm kiếm thông tin, (VII) Sự nhạy bén, (VIII) Tự hiệu quả, (IX) Khai thác cơ hội kinh doanh. 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kiểm định Cronbach’s Alpha là phương pháp kiểm định nhằm phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation). Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp (biến “rác”) trong mô hình nghiên cứu. 29 Tác động đến khởi sự ... Công thức tính hệ số cronbach’s Alpha là: α = Nρ/[1+ρ(N-1)] (3.1) Trong đó, ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Mô hình phân tích nhân tố khám phá có dạng: X I = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + + AinFin + ViUi (3.2) trong đó: X i là biến thứ i chuẩn hóa A ij là hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F là các nhân tố chung V i là hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố i đối với biến i U i là nhân tố đặc trưng của biến i n là số nhân tố chung 3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA Theo Kline (2011), để thành lập được mô hình CFA cần thỏa mãn 2 điều kiện sau sau: (1) Nếu CFA có 1 cấu trúc nhân tố, cần có tối thiểu 3 biến đo lường (indicators).(2) Nếu CFA có từ 2 cấu trúc nhân tố trở lên, mỗi cấu trúc cần có tối thiểu 2 biến đo lường. Trong CFA, phải xác định 5 thành phần: (1) Cấu trúc ẩn (latent construc), (2) Các biến đo lường (measured variable), (3) Các hệ số tải (loadings), (4) mối liên hệ giữa các cấu trúc ẩn và (5) sai số (errors) cho từng biến đo lường. Các cấu trúc ẩn được biểu diễn bằng hình elip hoặc hình tròn, các biến đo lường được biểu diễn bằng hình vuông hoặc chữ nhật. Mối quan hệ tương quan (correlational) được biểu diễn bằng mũi tên 2 đầu. Mỗi biến đo lường đều có số dư, là phần mà biến cấu trúc không giải thích được sự biến thiên của biến đo lường. 3.3.4. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Mô hình SEM được xác định thông qua hệ số bậc tự do df. Với bậc tự do là sự khác biệt giữa tổng số dữ liệu quan sát đầu vào (data points) và tổng số các thông số ước lượng trong SEM. Công thức tính: df = 1/2[(p + q)(p + q +1)] – t (3.3) trong đó: p là số các biến chỉ báo nội sinh q là số các biến chỉ báo ngoại sinh p+q là số biến quan sát t là số các thông số ước lượng ½[(p+q)(p+q+1) là số quan sát hay hiệp phương sai trong ma trận (data points) Mô hình có df = 0 và chỉ có một lời giải khả dĩ cho mỗi ước lượng thông số được gọi là mô hình xác định (Just Identifition). Mô hình có df < 0 và có vô số các giá trị ước lượng thông số gọi là mô hình kém xác định (Under Identification) Mô hình có df > 0 và có hơn một lời giải khả dĩ (nhưng có một lời giải tối ưu hay tốt nhất đối với mỗi ước lượng thông số) được gọi là ô hình quá xác định (Over Identification). Sự xác định là một yêu cầu về cấu trúc hay toán học để có thể tiến hành phân tích SEM, vậy nên df càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, nếu df rơi vào trường hợp kém xác định, cần điều chỉnh lại bằng cách thu thập thêm dữ liệu hoặc xác định lại mô hình. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập Sau khi được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, 19 biến độc lập được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA dựa trên cơ sở lý thuyết, thu được kết quả như sau: 4.1.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 (phép xoay promax) Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 với hệ số KMO đạt 0,786, thỏa điều kiện 0,5 < KMO = 0,786 < 1, chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity là 866,320 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quan sát có mối tương quan chặt chẽ với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tiếp theo, khi cĕn cứ vào trị 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật số Eigenvalue, tác giả thấy rằng cả 5 nhóm nhân tố được giữ lại đều có trị số Eigenvalue > 1 đồng thời, giá trị tổng phương sai trích là 59,938% > 50% là đạt yêu cầu, chứng tỏ 5 nhóm nhân tố này được giải thích bởi 59,938% độ biến thiên của các quan sát. Kết quả này cho thấy phân tích nhân tố khám
Tài liệu liên quan