Đặt vấn đề: Gây tê thần kinh trung ương (gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng) ngày càng được áp
dụng rộng rãi. Đây là 2 phương pháp vô cảm có nhiều ưu điểm. Tai biến, biến chứng thần kinh sau gây tê tuy
hiếm nhưng có khả năng để lại hậu quả nặng nề nếu không được cảnh giác phát hiện và xử trí sớm.
Mục tiêu: Báo cáo nhứng trường hợp tai biến, biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp.
Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được phát hiện và xử trí kịp thời nên không để lại di chứng thần kinh vĩnh
viễn. Tất cả bệnh nhân đều phục hồi cảm giác, vận động hoàn toàn sau một thời gian điều trị.
Kết luận: Tai biến, biến chứng nặng, tổn thương thần kinh sau gây tê thần kinh trung ương tuy hiếm
nhưng có thể xảy ra trong thực hành lâm sàng. Do đó, cần theo dõi, phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và can thiệp
kịp thời những tai biến, biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tai biến, biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 319
TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG SAU GÂY TÊ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Thị Ngọc Đào*, Võ Thị Nhật Khuyên*, Nguyễn Văn Chừng*, Nguyễn Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gây tê thần kinh trung ương (gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng) ngày càng được áp
dụng rộng rãi. Đây là 2 phương pháp vô cảm có nhiều ưu điểm. Tai biến, biến chứng thần kinh sau gây tê tuy
hiếm nhưng có khả năng để lại hậu quả nặng nề nếu không được cảnh giác phát hiện và xử trí sớm.
Mục tiêu: Báo cáo nhứng trường hợp tai biến, biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp.
Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được phát hiện và xử trí kịp thời nên không để lại di chứng thần kinh vĩnh
viễn. Tất cả bệnh nhân đều phục hồi cảm giác, vận động hoàn toàn sau một thời gian điều trị.
Kết luận: Tai biến, biến chứng nặng, tổn thương thần kinh sau gây tê thần kinh trung ương tuy hiếm
nhưng có thể xảy ra trong thực hành lâm sàng. Do đó, cần theo dõi, phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và can thiệp
kịp thời những tai biến, biến chứng sau gây tê thần kinh trung ương.
Từ khóa: Gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống, máu tụ ngoài màng cứng, gây tê tủy sống toàn bộ, tổn
thương thần kinh sau gây tê.
ABSTRACT
COMPLICATIONS AFTER CENTRAL NEURAL BLOCKADE
Nguyen Thi Ngoc Dao, Vo Thi Nhat Khuyen, Nguyen Van Chung, Nguyen Anh Tuan.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 319 - 326
Background: Central neural blockade is a common anesthetic method. Servere neurology complications after
central neural blockade is rare but it can produce irreversible nerve injury, threaten to patient life. Early
diagnosis and treatment is very important.
Objective: Reported some cases of servere neurology complications after central neural blockade.
Methods: Case study.
Results: All patients were early diagnosed and treated and they recoveried sensory and movement
completely after duration of treatment.
Conclusions: Although servere neurology injury after central neural blockade is rare, it can cause bad
outcomes. It is very important to monitor, early diagnose and treat.
Keywords: epidural anesthesia, spinal anesthesia, epidural hematoma, total spinal anesthesia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây tê thần kinh trung ương (gây tê tủy
sống, gây tê NMC) là phương pháp vô cảm
được áp dụng rộng rãi trong và sau phẫu thuật.
Gây tê tủy sống được chỉ định cho hầu hết các
phẫu thuật từ dưới rốn trở xuống. Gây tê NMC
được chỉ định chủ yếu để giảm đau sau phẫu
thuật lớn vùng ngực, bụng, chi dưới, giảm đau
sản khoa. Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật
của gây tê NMC đã được chứng minh ở rất
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Hai
phương pháp vô cảm này tương đối an toàn.
Tai biến, biến chứng thần kinh nặng sau gây
tê thần kinh trung ương rất hiếm, chiếm tỉ lệ
1/3600 với gây tê ngoài màng cứng và 1/20000
với gây tê tuỷ sống. Do đó, hai phương pháp vô
∗ Phân môn Gây mê Hồi sức - Bộ môn Ngoại - ĐHYD TP.HCM ** BV Đại học y dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BSCK1 Nguyễn Thị Ngọc Đào, ĐT: 01687528534, Email: ngthngocdaoy26@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 320
cảm này được xem là khá an toàn. Mặc dù hiếm
xảy ra nhưng những tai biến này có thể để lại
những tổn thương thần kinh vĩnh viễn ảnh
hưởng đến sức khỏe và tâm lý của BN, thậm chí
có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn
đoán, điều trị kịp thời cũng như có những biện
pháp dự phòng thích hợp.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cũng
như những báo cáo trường hợp tổn thương thần
kinh nặng sau gây tê thần kinh trung ương. Tại
Việt Nam, tai biến, biến chứng thần kinh nặng
sau gây tê thần kinh trung ương trong thực
hành lâm sàng nhưng chưa được thống kê cũng
như chưa được báo cáo. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm báo cáo những
trường hợp lâm sàng tai biến, biến chứng thần
kinh nặng sau gây tê thần kinh trung ương.
BỆNH ÁN LÂM SÀNG
Bệnh án 1
Bệnh nhân Bùi Minh H. nam, 18 tuổi, chẩn
đoán lõm ngực type IB được tạo hình lồng ngực
bằng PT Nuss đặt 2 thanh nâng. Thăm khám
tiền mê không ghi nhận có bất thường: cao
170cm, cân nặng 52 kg, Mallampati I, ASA I,
không tiền căn bệnh lý rối loạn đông cầm máu,
không dùng thuốc kháng đông, các xét nghiệm
tiền phẫu trong giới hạn bình thường.
Trước mổ bệnh nhân được đặt catheter
NMC đoạn D8-D9 đường giữa, Tuohy 18G, luồn
catheter sâu khoảng 5 cm. Thủ thuật tiến hành
dễ dàng, không chạm mạch, liều test Lidocaine +
Adrenaline cho kết quả bình thường. Lidocaine
1% 8ml được bơm qua catheter NMC 10 phút
trước rạch da, sau đó Marcaine 0.1% và Fentanyl
4mcg/ml truyền liên tục trong và sau mổ qua
bơm truyền sử dụng một lần Coopdech 200ml
với tốc độ 5ml/giờ.
Cuộc mổ tiến hành ổn định dưới gây mê nội
khí quản, kéo dài 85 phút.
Giảm đau MNC được duy trì suốt 72 giờ sau
mổ: giảm đau tốt, BN có thể tập vật lý hô hấp tại
giường trong ngày đầu, tự xoay trở và ngồi dậy
ngày thứ hai, tập đi ngày thứ ba, không có rối
loạn cảm giác- vận động. Một giờ sau khi rút
catheter NMC, không ghi nhận khó khăn, BN
bắt đầu có cảm giác tê tăng dần từ rốn xuống hai
chân, dị cảm kiểu bỏng rát vùng bụng trên kèm
yếu hai chân. Triệu chứng trên tăng dần đến 9
giờ sau: yếu 2chân (P 3/5, T 2/5), tê và dị cảm
nhiều hơn, rối loạn đi tiểu. Lúc đó bác sỹ gây mê
được mời khám, đề nghị chụp CT scan cột sống
ngực và xét nghiệm đông cầm máu khẩn. Hội
chẩn ngoại thần kinh vào giờ thứ 10: yếu hai
chân 2-3/5, tê bụng trên lan xuống chi dưới, chưa
rối loạn cảm giác vùng hội âm, bí tiểu, TQ 14”8
(R1.1), TCK 32”3, CT scan cột sống ghi nhận có
khối máu tụ NMC kéo dài ở D4-D9 và nặng
nhất làm thay đổi tín hiệu tủy ở D6-D7. Hướng
xử trí: Corticoide liều cao tiêm tĩnh mạch và
phẫu thuật mở bản sống lấy máu tụ giải áp.
Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ 12 giờ
sau khi có triệu chứng, mở bản sống D4-D8 lấy
máu tụ; phẫu thuật kéo dài 3,5 giờ. Ngày đầu
sau mổ không có gì thay đổi ngoại trừ cảm giác
tê có giảm chút ít. Ngày 2-3: vận động cải thiện
(3/5), tập đi tiểu bằng cách kẹp sonde tiểu ngắt
quãng. Ngày 4 bệnh nhân có thể ngồi dậy tập
vật lý trị liệu và được rút sonde tiểu. Ngày 5: sức
cơ 4/5, tập đi, tự tiểu, cảm giác phục hồi gần như
hoàn toàn và xuất viện.
Bệnh nhân được hẹn tái khám định kỳ sau
mổ một tuần, một tháng và ba tháng để đánh
giá sự hối phục. Sau một tháng bệnh nhân hồi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 321
phục hoàn toàn và có thể sinh hoạt học tập
bình thường.
Bệnh án 2
Bệnh nhân nữ, 54 tuổi, cao 155, nặng 50,
được chẩn đoán Ung thư trực tràng. Dự kiến
phẫu thuật cắt trực tràng qua nội soi ổ bụng.
Thăm khám tiền mê không ghi nhận bất thường.
Các xét nghiệm tiền phẫu trong giới hạn bình
thường. Bệnh nhân có phân loại ASA II. Dự kiến
phương pháp vô cảm là: gây mê toàn thân sử
dụng mặt nạ thanh quản Proseal và gây tê
NMC.
Bệnh nhân được gây tê NMC đoạn ngực 11-
12 bằng kim Tuohy 18G, test mất sức cản bằng
hơi, luồn catheter 5 cm thuận lợi. Test hút dịch
và test lidocaine 2% (plaine) âm tính. Bơm 10 ml
(lidocaine 2% + Marcain 0.5%). Sau bơm 3 - 4
phút: BN kêu chóng mặt, tê hết hai tay, Khó thở
sau đó ngưng thở và mất tri giác, Đồng tử hai
bên đều 2 mm, nhịp tim bình thường (80 l/min)
và HA vẫn ổn định (100/80 mmHg). Hút
catheter: có dịch não tuỷ.
Xử trí: Bóp bóng giúp thở bằng mặt nạ với
oxy 5 lít/phút và đặt NKQ thở máy hỗ trợ.
Ephedrine 10 mg bolus và 30 mg truyền tĩnh
mạch. Hoãn phẫu thuật chuyển ra phòng hồi
tỉnh theo dõi. Intralipide 10% 500 ml truyền
tĩnh mạch.
Diễn biến sau sự cố: Tỉnh hoàn toàn sau 2 h,
tự thở hoàn toàn sau 4 h, cảm giác và vận động
phục hồi sau 5-6 h.
HA và nhịp tim hoàn toàn bình thường
trong suốt quá trình cấp cứu.
Bệnh nhân được phẫu thuật lại ngày hôm
sau.
Bệnh án 3
Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, được chẩn đoán trĩ
nội độ III huyết khối, được chỉ định cắt trĩ. Thăm
khám tiền mê không ghi nhận bất thường. Các
xét nghiệm tiền phẫu trong giới hạn bình
thường. Bệnh nhân có phân loại ASA I, BN có
cân nặng là 43 kg, chiều cao 158 cm. Phương
pháp vô cảm là gây tê tủy sống.
Gây tê tủy sống đoạn L3-L4 bằng kim 25G,
Bupivacaine 0,5% 10mg và Fentanyl 20 mcg
được bơm vào khoang dưới nhện. Trong quá
trình gây tê BN than tê và đau chân P. Sau gây
tê 5 phút, mức tê đạt đến đoạn ngực 10. Phẫu
thuật kéo dài 30 phút. Sau gây tê 4 giờ BN
phục hồi cảm giác và vận động hoàn toàn chân
T, chân P mất cảm giác và vận động mặt ngoài
cẳng chân, bàn chân rũ, liệt vận động hoàn
toàn cổ cẳng chân P. BN được chỉ định chụp
MRI cột sống thắt lưng và đo điện thần kinh cơ
cẳng chân P. MRI cột sống thắt lưng ghi nhận:
Thoái hóa nhẹ cột sống thắt lưng, không thấy
hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng
cứng vùng ngực – thắt lưng, thoát vị đĩa đệm
L5-S1 có rách bao xơ, không chèn ép rễ thần
kinh. Cấu trúc dạng nang cạnh khớp liên mấu
L5-S1 trái nghĩ nang bao hoạt dịch.
Điện thần kinh cơ: Tổn thương chức năng rễ
S1 bên P, cơ cạnh sống thắt lưng cùng L4, L5, S1
hai bên bình thường, ít nghĩ đến tổn thương các
rễ này. Có hiện tượng mất phân bố thần kinh và
tái phân bố thần kinh ở các cơ thuộc chi phối
thần kinh của đám rối thắt lưng –cùng bên P.
Kết luận: Bệnh đám rối thắt lưng cùng bên P giai
đoạn cấp còn tiến triển.
Bệnh nhân được điều trị triệu chứng với
Corticoid liều cao và tập vật lí trị liệu tích cực.
Sau 3 tháng bệnh nhân đã phục hồi cảm giác,
vận động hoàn toàn và không để lại di chứng gì.
BÀN LUẬN
Tai biến, biến chứng thần kinh nặng sau gây
tê thần kinh trung ương là tai biến hiếm gặp.
Một nghiên cứu hồi cứu của Moen và cs(6) được
thực hiện từ 1990-1999 tại Thụy Điển với
1260000 trường hợp gây tê tuỷ sống và 450000
trường hợp gây tê ngoài màng cứng trong đó có
200000 trường hợp gây tê ngoài màng cứng cho
giảm đau chuyển dạ. Tác giả cho thấy có 127
trường hợp bị tai bị tai biến thần kinh. Trong số
đó có 33 trường hợp máu tụ tủy sống, 32 trường
hợp hội chứng chùm đuôi ngựa, 29 trường hợp
viêm màng não, 13 trường hợp áp-xe NMC, 20
trường hợp miscellaneous. Tổn thương thần
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 322
kinh vĩnh viễn được nhận thấy ở 85 bệnh nhân.
Tai biến thần kinh nặng xảy ra với tỉ lệ 1/3600
với gây tê ngoài màng cứng và 1/20000 với gây
tê tuỷ sống. Tỉ lệ này cao hơn ở phụ nữ trãi qua
phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ có gây tê
ngoài màng cứng (1/1800) và thấp hơn ở sản
phụ (1/25000). Tỉ lệ biến chứng xảy ra cao nhất ở
bệnh nhân trãi qua phẫu thuật chỉnh hình, tổng
quát, mạch máu và niệu. Tác giả cũng đưa ra lý
luận rằng ở nhóm bệnh nhân này có những yếu
tố nguy cơ quan trọng như: lưu catheter NMC,
bất thường về đông cầm máu, nhuyễn xương,
xơ hoá cột sống và ức chế miễn dịch.
Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tai
biến sau gây tê thần kinh trung ương(9).
Những yếu tố liên quan đến BN gồm: Giới
nữ, xơ vưã động mạch, đái tháo đường, lớn tuôỉ,
những bệnh lý về cột sống (loãng xương, viêm
đốt ssosng dạng thấp, viêm xương, những bất
thường cột sống khác), bệnh thần kinh, bất
thường đông máu (bao gồm bệnh lý gan, bệnh
lý chảy máu).
Những yếu tố liên quan đến kĩ thuật:
catheter NMC, chấn thương trong lúc đam kim,
bất thường cảm giác trong lúc chèn, gây tê liên
tục kéo dài, hạ huyết áp.
Tác giả Moen và cs(6) đã chứng tỏ xơ hóa cột
sống và loãng xương là 2 yếu tố nguy cơ quan
trọng. 13 trường hợp liệt hay hội chứng chùm
đuôi ngựa vĩnh viễn sau gây tê tuỷ sống xảy ra ở
BN chỉ có yếu tố nguy cơ là xơ hoá cột sống.
Ngoài ra, những bệnh lý phối hợp làm tăng
nguy cơ tổn thương thần kinh trong lúc gây tê
như(9): u tủy, bất thường mạch máu tủy sống,
thoát vị đĩa đệm, hội chứng Guillain-Barré, xơ
cứng đốt sống, máu tụ tủy sống, ung thư di căn,
Thalassemia, nhiễm trùng, thuyên tắc, do thầy
thuốc (hạ HA, phẫu thuật, tư thế, thuốc).
Máu tụ NMC là một tình trạng tổn thương
đám rối mạch máu NMC làm xuất huyết trong
khoang NMC, khi khối máu tụ đủ lớn sẽ gây
chèn ép tủy sống hoặc chùm đuôi ngựa gây
các khiếm khuyết thần kinh. Máu tụ NMC có
thể xảy ra sau chấn thương, phẫu thuật hoặc
thủ thuật tại cột sống; tuy nhiên có nhiều
trường hợp tự phát không rõ nguyên nhân.
Chèn ép tủy sống cấp do máu tụ có thể gây ra
liệt không hồi phục.
Máu tụ NMC trong gây tê NMC là một biến
chứng rất hiếm. Tần suất gặp theo y văn là
1/190.000-1/80.000, hầu hết dựa vào tổng kết các
báo cáo từng trường hợp; do đó trên thực tế có
thể cao hơn nhiều(4,6).
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây máu tụ NMC
trong giảm đau NMC đã được đề cập, song
được chấp nhận rộng rãi gồm hai yếu tố: gặp
khó khăn trong lúc đặt cũng như rút catheter
NMC và có bất thường cơ chế đông cầm máu
bao gồm bệnh lý lẫn thuốc sử dụng(8). Trong hầu
hết các báo cáo về máu tụ NMC liên quan với
gây mê có đến 1/2 -2/3 các trường hợp có bất
thường về đông cầm máu, cụ thể hơn là có sử
dụng thuốc kháng đông trước hoặc trong quá
trình giảm đau NMC. Heparine và đặc biệt là
Heparine có trọng lượng phân tử thấp (LMWH)
đã được ghi nhận là yếu tố nguy cơ quan trọng
gây máu tụ NMC. Từ đó liên tục có những
khuyến cáo được cập nhật thường xuyên về
cách theo dõi cũng như qui định an toàn cho
việc gây tê NMC ở những bệnh nhân có sử dụng
Heparine và LMWH như sau: ngưng dùng
Heparine ít nhất 2 giờ (12 giờ với LMWH và 24
giờ với LMWH liều cao) trước khi gây tê cũng
như trước khi rút catheter NMC, dùng lại
Heparine/LMWH ít nhất 1- 2 giờ sau gây tê hoặc
rút catheter. Dù không được xem là yếu tố nguy
cơ quan trọng của máu tụ NMC, việc gây tê
NMC ở bệnh nhân có sử dụng Coumarine cũng
nên được thận trọng ngưng trước mổ và kiểm
tra INR. Chưa có báo cáo nào nêu lên mối quan
hệ giữa Aspirin và các loại kháng viêm
nonsteroid khác (NSAIDs) và nguy cơ máu tụ.
Bên cạnh việc tuân thủ những qui định an toàn
trên, việc theo dõi định kỳ xét nghiệm đông máu
ở những bệnh nhân này là rất cần thiết. Các giới
hạn cho phép thực hiện gây tê NMC gồm: PT ≥
50% (INR ≤ 1.5), aPTT ở mức trên của giới hạn
bình thường, số lượng tiểu cầu ≥ 80.000/uL, thời
gian máu chảy < 8 phút(2,5).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 323
Yếu tố nguy cơ thứ hai là việc tiến hành
gây tê khó khăn hoặc chạm mạch. Khoang
NMC là một khoang ảo chứa mỡ, các rễ thần
kinh xuất phát từ tủy sống và đám rối mạch
máu. Tỉ lệ chạm mạch khi gây tê NMC dao
động khoảng 1-10% và cao hơn nhiều ở sản
phụ khoảng 18%(1). Tuy nhiên hầu hết các
trường hợp đều tự giới hạn, ngoại trừ trên
những bệnh nhân có bất thường đông cầm
máu. Dù vậy có nhiều trường hợp máu tụ
NMC ghi nhận không hề có chút khó khăn
trong lúc đặt và rút catheter(5,8). Việc rút
catheter NMC được cho là có nguy cơ ngang
bằng với việc gây tê đặt catheter. Bằng chứng
là các báo cáo tổng hợp cho thấy 30-50% các
trường hợp máu tụ NMC xuất hiện sau khi rút
catheter NMC, thậm chí có trường hợp bị tụ
máu sau khi rút catheter đến 12 giờ(5,6,7,8). Do
đó cần phải tiếp tục theo dõi bệnh nhân ít nhất
12 giờ sau khi rút catheter.
Triệu chứng của máu tụ NMC bao gồm:
khiếm khuyết vận động không tương xứng với
tình trạng giảm đau NMC hiện tại, rối loạn cảm
giác, đau lưng, rối loạn cơ vòng (bí tiểu)(5,9).
Trong đó khiếm khuyết vận động được xem
như là “dấu hiệu sinh tồn” để theo dõi và chẩn
đoán máu tụ NMC, bệnh nhân sẽ bị liệt vận
động tiến triễn hai bên (có thể nặng hơn ở một
bên nào đó). Bất cứ khi nào xuất hiện tình trạng
này mà không thể giải thích được bởi nồng độ
thuốc tê cao, liều bolus gần trước đó hoặc sau
khi rút catheter thì chẩn đoán máu tụ NMC cần
phải được nghĩ đến và loại trừ. Rối loạn cảm
giác thay đổi nhiều dạng: tê bì, tăng đau, bỏng
rát hoặc mất cảm giác hoàn toàn. Tuy nhiên
triệu chứng này thường bị che khuất bởi hiệu
quả giảm đau của catheter NMC nên dễ bị nhiễu
và bỏ sót. Đau lưng cũng là triệu chứng có độ
đặc hiệu không cao, chỉ có khoảng 38% các
trường hợp có than phiền đau, nhưng cần được
lưu ý nếu đau lưng xuất hiện muộn sau gây tê.
Rối loạn cơ vòng thường xuất hiện muộn và dễ
bị nhầm lẫn là biến chứng của thuốc Opioids.
Ngay khi nghĩ đến máu tụ NMC thì phải
khẩn trương và dứt khoát để chẩn đoán ngay.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống là tiêu
chuẩn vàng chẩn đoán cũng như loại trừ máu
tụ NMC và phải thực hiện càng sớm càng tốt.
Nếu như không có sẵn phương tiện để chụp
MRI cần chuyển bệnh nhân đến một cơ sở
khác để chụp ngay(3,7,9).
Cách điều trị duy nhất biến chứng này là
phẫu thuật mở bản sống lấy máu tụ giải ép. Khả
năng phục hồi của người bệnh sau phẫu thuật
phụ thuộc vào các yếu tố sau: tốc độ thành lập
máu tụ, mức độ nặng của các triệu chứng trước
mổ, kích thước khối máu tụ và quan trọng hơn
hết là thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến
khi được can thiệp phẫu thuật. Theo
Vandermulent (1994) tiên lượng tốt nếu phẫu
thuật trước 8 giờ. Gần đây Meikle (2008) cho
rằng khả năng phục hồi là 60% nếu mổ trước 12
giờ và giảm xuống còn 10% nếu mổ sau 24 giờ.
Thời gian hồi phục có thể sớm sau mổ 1- 6 tháng
và có thể chậm hơn nhiều hoặc không hồi phục
nếu can thiệp trễ(7,8,9). Trường hợp của chúng tôi
là một bệnh nhân trẻ, khỏe mạnh (ASA I), không
ghi nhận bệnh lý hoặc sử dụng thuốc ảnh hưởng
cơ chế đông cầm máu, các xét nghiệm đông cầm
máu trước mổ và lúc rút catheter trong giới hạn
bình thường, việc đặt và rút catheter NMC khá
dễ dàng, suốt quá trình theo dõi sử dụng giảm
đau NMC 72 giờ sau mổ đạt hiệu quả rất tốt và
không ghi nhận bất cứ khiếm khuyết thần kinh
nào. Sau mổ bệnh nhân không dùng thuốc
kháng đông nào, ngoại trừ Ketorolac. Như đã
nói ở trên, bản thân NSAIDs không làm tăng
nguy cơ chảy máu, do đó có thể nói bệnh nhân
này không hề có yếu tố nguy cơ gây máu tụ
NMC nào cả. Giống như trường hợp Sorkradis,
bệnh nhân cũng không có bất thường gì cả, dù
có sử dụng LMWH ở liều dự phòng và catheter
NMC được rút 12 giờ sau liều LMWH cuối, chảy
máu bắt đầu xuất hiện hơn 12 giờ sau khi rút(8).
Còn trường hợp của Ousmane máu tụ NMC do
rút catheter chỉ mới 2 giờ sau khi cho LMWH, lại
càng khẳng định rằng cần phải tuân thủ nghiêm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 324
qui định về thời gian khi đặt và rút catheter
NMC ở người đang dùng kháng đông(8).
Trường hợp của chúng tôi mặc dù có chậm
trễ trong việc chẩn đoán (8 giờ sau khi có triệu
chứng) nhưng ngay khi bác sỹ gây mê được
mời khám bệnh đã lập tức yêu cầu chụp MRI
khẩn. Như Butterworth đã nhận xét rằng khi
có bất thường vận động ở bệnh nhân dùng
giảm đau NMC thì phải chụp MRI ngay để
loại trừ, không nên chần chừ suy nghĩ mà
cướp mất cơ hội hồi phục của người bệnh(2).
Việc hồi phục rõ ràng được quyết định bởi thời
gian bằt đầu phẫu thuật, bệnh nhân này được
mổ vào giờ thứ 12 sau khi khởi phát và đã hồi
phục rất tốt. Chức năng cơ vòng bình thường
sau 5 ngày, vận động và cảm giác gần như hồi
phục hoàn toàn sau một tháng.
Một báo cáo tổng kết về việc chẩn đoán và
xử trí máu tụ NMC liên quan gây mê ở Mỹ do
Meikle thực hiện cho thấy rằng: có khoảng 91%
các cơ sở đánh giá vận động- cảm giác sau gây
tê, 57% có phương tiện sẵn sàng chụp MRI trong
24 giờ, 44% các cơ sở tiếp tục theo dõi vận động
sau khi rút catheter (chỉ có 12% theo dõi đến 12
giờ sau rút). Đáng kể là có 33% các trường hợp
không được chẩn đoán và điều trị trong 24 giờ
đầu do các nguyên nhân khác khau: 83% chậm
trễ trong việc thăm khám đánh giá, 8.3% không
có sẵn MRI trong 24 giờ và 8,3% chậm trễ trong
vi