Tái cấu trúc các công ty cho thuê tài chính Việt Nam

Cho thuê tài chính (CTTC) đã ra đời và phát triển trên thế giới cách đây từ rất lâu và đã trở thành kênh tài trợ vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty CTTC Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế nhất là đối với các công ty CTTC trực thuộc các ngân hàng thương mại (NHTM) và tập đoàn kinh tế. Bài viết này chúng tôi tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty CTTC thuộc Hiệp hội công ty CTTC Việt Nam, qua đó có cái nhìn toàn diện về các công ty này và đề xuất một số giải pháp nhằm tái cấu trúc các công ty CTTC Việt Nam.

pdf13 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái cấu trúc các công ty cho thuê tài chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Tái cấu trúc . . . Kinh tế TÁI CẤU TRÚC CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH VIỆT NAM Đoàn Thanh Hà*, Trần Thanh Vũ** TÓM TẮT Cho thuê tài chính (CTTC) đã ra đời và phát triển trên thế giới cách đây từ rất lâu và đã trở thành kênh tài trợ vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động của các công ty CTTC Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế nhất là đối với các công ty CTTC trực thuộc các ngân hàng thương mại (NHTM) và tập đoàn kinh tế. Bài viết này chúng tôi tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty CTTC thuộc Hiệp hội công ty CTTC Việt Nam, qua đó có cái nhìn toàn diện về các công ty này và đề xuất một số giải pháp nhằm tái cấu trúc các công ty CTTC Việt Nam. Từ khóa: cho thuê tài chính, tái cấu trúc RESTRUCTURING OF FINANCIAL LEASING COMPANY VIETNAM ABSTRACT Leasing has developed in the world for long time and has become a channel which sponsors medium and long term capital for businesses, especially for small and medium enterprises (SMEs) in many countries in the world. However, the activity of leasing companies Vietnam has many shortcomings, especially for leasing companies under the banks and corporations. This article focuses on analyzing and assessing the operation situation of leasing companies under Association Leasing Vietnam, whereby has a comprehensive overview of the company, which has proposed solutions to restructure the leasing companies Vietnam. Keywords: leasing, restructuring * PGS. TS. Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh ** TS. Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. Giới thiệu Khi nợ xấu trong các công ty CTTC tăng cao, nguy cơ mất vốn của ngân hàng ngày càng lớn. Là trung gian tín dụng, nên khi nợ xấu gia tăng các công ty CTTC có nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro vỡ nợ ngày càng lớn, hệ thống các định chế tài chính suy yếu, đe dọa sự bất ổn cho cả nền kinh tế, xã hội của một quốc gia, thậm chí cả khu vực. Trong bối cảnh đó niềm tin của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội và hệ thống các định chế tài chính giảm sút và ảnh hưởng ngược lại cho chính các công ty CTTC và vòng xoáy đó ngày càng lan rộng, hướng giải quyết duy nhất là tái cấu trúc các công ty CTTC. 2. Cơ sở lý thuyết của tái cấu trúc Tái cấu trúc công ty CTTC là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của công ty, bao gồm phục hồi khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng. Theo quan điểm này thì tái cấu trúc công ty CTTC bao gồm tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động và giám sát an toàn. Trong đó, tái cấu trúc tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanh khoản bằng cách cải thiện bảng cân đối của các công ty CTTC thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản. Tái cấu trúc hoạt động hướng đến mục tiêu nâng mức lợi nhuận bằng cách chú trọng hơn đến chiến lược hoạt động, cải thiện hiệu quả, năng lực quản lý và hệ thống kế toán, nâng cao năng lực thẩm định tín dụng. Việc giám sát và các quy tắc an toàn được đặt ra nhằm mục tiêu cải thiện năng lực hoạt động của toàn bộ hệ thống dưới vai trò là trung gian tài chính. Nói cách khác, tái cấu trúc các công ty CTTC là các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của các công ty CTTC nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn định và hiệu quả chức năng trung gian tài chính của các công ty CTTC trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng trung gian tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty CTTC. Nội dung của tái cấu trúc công ty CTTC bao gồm: Tái cấu trúc tài chính; Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh; Tái cấu trúc hoạt động quản trị và Tái cấu trúc sở hữu. 2.1. Tái cấu trúc tài chính Nội dung trọng tâm của tái cấu trúc tài chính của công ty CTTC là tăng quy mô, chất lượng vốn tự có và xử lý nợ xấu cho các công ty CTTC. - Tăng quy mô, chất lượng vốn tự có của các công ty CTTC. Vốn tự có có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty CTTC vì nó không chỉ là yếu tố tạo nền tảng cho hoạt động của các định chế tài chính, bảo bảo đảm sự an toàn cho công ty trước những rủi ro không lường trước mà còn duy trì niềm tin với khách hàng và điều chỉnh hoạt động của công ty. Để tăng quy mô vốn tự có của các công ty CTTC có thể áp dụng các biện pháp như: tăng vốn điều lệ, mua lại sáp nhập, chuyển nợ thành vốn góp. Các biện pháp tăng quy mô vốn tự có phụ thuộc nhiều vào những yếu tố từ bên ngoài, bản thân từng công ty khó có thể chủ động quyết định. Chẳng hạn việc tăng vốn điều lệ đối với công ty cổ phần CTTC phụ thuộc nhiều vào xu hướng của thị trường chứng khoán. Các công ty CTTC cũng có thể tăng vốn tự có về lượng và chất khi tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Phần vốn tự có tăng thêm do trích từ lợi nhuận, công ty không phải trả phí, vì vậy đây là nguồn vốn có chi phí thấp và được coi là có chất lượng. Các công ty CTTC có thể chủ động hoàn toàn khi tăng vốn tự có bằng cách tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. 3Tái cấu trúc . . . - Xử lý nợ xấu. Một trong những nội dung cần thiết trong tiến trình tái cấu trúc tài chính công ty CTTC là phải xác định, nắm chính xác con số nợ tồn đọng của các công ty được tái cấu trúc là bao nhiêu, trên cơ sở đó để có các bước xử lý có hiệu quả. Để xử lý nợ xấu có thể áp dụng các biện pháp như: cấu trúc lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán cho công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp, ... 2.2. Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh Cùng với việc làm sạch và tái cấu trúc bảng cân đối kế toán theo hướng lành mạnh, các công ty CTTC cần phải triển khai các giải pháp củng cố, chấn chỉnh lại hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và đáp ứng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Tái cấu trúc hoạt động của các công ty CTTC bao gồm các nội dung chính: Thứ nhất, tái cấu trúc về sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ của công ty bao hàm toàn bộ các hoạt động mà công ty CTTC cung ứng cho khách hàng liên quan đến hoạt động tài chính, cho thuê, tư vấn, thông qua các kênh phân phối khác nhau nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng mà pháp luật cho phép. Danh mục sản phẩm dịch vụ của công ty càng đa dạng, càng thỏa mãn nhiều nhu cầu của khách hàng, dễ dàng thu hút khách hàng, tăng doanh thu, giúp công ty phát triển ổn định, bền vững. Chính vì vậy, các công ty CTTC cần phải: Tập trung củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả và từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các công ty CTTC theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động cho thuê tài chính và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ tư vấn; Mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động ở khu vực có tiềm năng phát triển và giảm các chi nhánh, điểm giao dịch hoạt động kém hiệu quả. Thứ hai, tái cấu trúc về nhân sự. Nguồn nhân lực ở bất cứ công ty CTTC nào là lợi thế so sánh quan trọng vì chính con người là yếu tố “động nhất” trong mọi quá trình sản xuất. Nguồn nhân lực của công ty CTTC được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là số lượng lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh nguồn nhân lực của một công ty CTTC. Nếu số lượng lao động hợp lý ở mỗi chi nhánh, mỗi điểm giao dịch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng các hoạt động kinh doanh cho các chi nhánh và toàn bộ hệ thống công ty CTTC; Chất lượng nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực của một công ty CTTC được đánh giá qua các chỉ tiêu: trình độ học vấn; trình độ ngoại ngữ; trình độ tin học; các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm chuyên môn. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần trong quá trình chực hiện việc nâng cao năng lực tài chính của công ty CTTC. Nguồn nhân lực đồng đều và chất lượng sẽ giúp triển khai các hoạt động kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả, ngăn ngừa, hạn chế được các rủi ro trong hoạt động về quy trình, nghiệp vụ và pháp lý. Vì vậy, không những trong lĩnh vực tài chính mà hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế đều xem chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định. Đặc biệt, bộ máy quản trị ngân hàng cấp cao lại càng phải có chất lượng vì đây là bộ phận “đầu não” trong việc xây dựng, hoạch định và giám sát thực thi các chiến lược ở cả hệ thống công ty CTTC. Thứ ba, tái cấu trúc về công nghệ. Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong giai 4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đoạn hiện nay. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập, sự cạnh tranh khốc liệt của các định chế tài chính. Theo quy luật, định chế tài chính yếu sẽ bị thất bại, định chế tài chính mạnh sẽ giành thế chủ động trên thị trường. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng bao gồm: Hiện đại về trang thiết bị, máy móc - Đây là những yếu tố cốt lõi để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiện ích và an toàn; Hiện đại hoá công nghệ còn thể hiện ở các quy trình làm việc. Giao dịch một cửa; bộ máy làm việc tách rời nhưng cùng hệ thống, Tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, giảm chi phí nhân lực cho ngân hàng; Hệ thống kiểm tra, giám sát, theo dõi thông tin về khách hàng, hệ thống kế toán, của công ty CTTC đòi hỏi phải có sự chuẩn xác và hợp lý. Giúp cho các công ty CTTC chủ động trong việc dự báo, phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Công ty CTTC thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính, hầu hết các mảng hoạt động của khu vực tài chính đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng công ty nói riêng và hệ thống công ty CTTC nói chung. Do đó, hiện đại hoá công nghệ là một nội dung tất yếu trong lộ trình tái cấu trúc các công ty CTTC. Thứ tư, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động. Thông thường cơ cấu tổ chức hoạt động của các công ty CTTC trước khi tái cấu trúc thường mang tính chồng chéo và thiếu khoa học dẫn đến việc điều hành không có hiệu quả. Bởi vậy, khi tái cấu trúc công ty CTTC, nội dung về hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động công ty CTTC được xem như một tất yếu. Các nội dung cơ bản khi tiến hành tái cấu trúc tổ chức và quản lý công ty CTTC: Rà soát và tái cấu trúc bộ máy tổ chức sao cho vừa tinh gọn vừa đảm bảo thực hiện hoạt động của công ty được tiến hành thông suốt, hiệu quả, phòng ngừa rủi ro hữu hiệu; Phân tách giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát để đảm bảo sự kiểm tra toàn diện và cân bằng về nguồn lực. 2.3. Tái cấu trúc hệ thống quản trị Vấn đề quản trị công ty đối với hoạt động của các định chế tài chính đã được Ủy ban Basel ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2006, bao gồm 14 nguyên tắc cơ bản và chia thành sáu nhóm: Bốn nguyên tắc đầu tiên quy định rõ trách nhiệm chung, trình độ năng lực, thông lệ và cơ cấu riêng của Hội đồng quản trị cũng như cấu trúc công ty; Nguyên tắc thứ 5 quy định ban điều hành phải đảm bảo tất cả các hoạt động của công ty phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi ro đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; Các nguyên tắc từ 6 đến 9 yêu cầu doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro hiệu quả. Các rủi ro cần phải được phát hiện, theo dõi trên phạm vi toàn hệ thống, và cụ thể cho từng bộ phận kinh doanh. Doanh nghiệp cần có mạnh lưới truyền thông nội bộ đối với các rủi ro, Hội đồng quản trị và ban điều hành phải sử dụng kết quả làm việc của bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài một cách có hiệu quả; Nguyên tắc 10 và 11 quy định về chế độ đãi ngộ. Hội đồng quản trị phải chủ động giám sát việc thiết lập và thực thi chế độ đãi ngộ, chính sách đãi ngộ phải gắn liền với quan điểm chấp nhận rủi ro một cách thận trọng; Nguyên tắc 12 và 13 quy định Hội đồng quản trị và Ban điều hành tại các công ty có cơ cấu phức tạp phải nắm vững cơ cấu hoạt động và rủi ro mà công ty phải đối mặt, phải hiểu rõ và tìm biện pháp phân tán rủi ro phát sinh; Nguyên tắc 14 quy định quản trị phải đảm bảo tính 5Tái cấu trúc . . . công khai và minh bạch đối với cổ đông và các bên liên quan. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới luôn biến động khó lường thì quản trị công ty CTTC càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, một trong những trọng tâm của quá trình tái cấu trúc công ty CTTC Việt Nam là nâng cao năng lực quản trị công ty của các công ty CTTC, cải thiện và hướng tới chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty, đảm bảo an toàn, tăng cường tính minh bạch, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. 2.4. Tái cấu trúc sở hữu Trong lĩnh vực tài chính, sở hữu quyết định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và việc tuân thủ quy định pháp luật của từng loại hình công ty. Việc thay đổi cấu trúc sở hữu sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ giữa các đối tác, giúp các công ty CTTC tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả, bền vững cho hệ thống này. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng cách tiếp cận tư duy diễn dịch và tư duy quy nạp để phân tích thực trạng các công ty CTTC Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu định tính với thống kê mô tả, qua đó chứng minh tính tất yếu cần tái cấu trúc và đề xuất những gợi ý chính sách để thực hiện tái cấu trúc các công ty CTTC Việt Nam. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng về tài chính Theo số liệu từ Hiệp hội CTTC tổng dư nợ CTTC đến 31/12/2014 của 8 công ty CTTC của Việt Nam là 13.688 tỷ đồng và tổng vốn điều lệ của 8 công ty là 3.097 tỷ đồng. So với các nước Châu Á, thì hoạt động CTTC của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, hoạt động CTTC đã trở thành một trong những kênh tài trợ vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp để trang bị, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi các doanh nghiệp vay vốn bằng tiền ở các tổ chức tín dụng. Bảng 1. Tình hình tài chính của các công ty CTTC Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Vốn điều lệ 3.097.813 3.097.813 3.097.813 2 Vốn tự có (8.201.470) (9.339.842) (9.939.984) 3 Nguồn vốn huy động 13.405.507 13.152.597 13.194.039 4 Dư nợ 15.540.464 14.687.559 13.688.002 5 Tỷ lệ nợ xấu (%) 52 49 43 6 Lợi nhuận trước thuế (1.620.038) (916.123) (389.444) Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Cũng theo số liệu từ Hiệp hội CTTC thì vốn điều lệ trung bình của một công ty CTTC ở Việt nam là 387 tỷ đồng. Điều đánh nói là qua số liệu cho thấy vốn tự có của các công ty CTTC đang ở mức âm trên 8.201 tỷ đồng năm 2012, 9.339 tỷ đồng năm 2013 và 9.939 tỷ đồng năm 2014, mà điều này tập trung vào công ty CTTC trực thuộc Agribank và công ty CTTC trực thuộc tập đoàn Vinashin. Đây là tín hiệu cho thấy tính kém hiệu quả trong quản lý tài chính và kinh doanh của các công ty này. 6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 2. Thực trạng vốn điều lệ và vốn tự có của các công ty CTTC Đơn vị: Triệu đồng Stt Công ty Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vốn điều lệ Vốn tự có Vốn điều lệ Vốn tự có Vốn điều lệ Vốn tự có 1 CTTC I NHNo 200.000 (537.661) 200.000 (557.849) 200.000 (479.568) 2 CTTC II NHNo 350.000 (8.740.008) 350.000 (9.770.83) 350.000 (10.401.836) 3 CTTC NH đầu tư 447.813 287.544 447.813 243.224 447.813 277.721 4 CTTC NH công thương 800.000 823.149 800.000 901.705 800.000 909.581 5 CTTC NH ngoại thương 500.000 536.543 500.000 576.987 500.000 608.045 6 CTTC SG thương tín 300.000 326.561 300.000 330.000 300.000 334.378 7 CTTC NH Á Châu 200.000 218.492 200.000 218.492 200.000 227.512 8 CTTC Vinashin 300.000 (1.116.090) 300.000 (1.281.56) 300.000 (1.415.817) Tổng cộng 3.097.813 (8.201.470) 3.097.813 (9.339.84) 3.097.813 (9.939.984) Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Xét về hoạt động huy động vốn và dư nợ cho thấy trong thời gian qua mức độ tăng trưởng về các chỉ tiêu này không đáng kể, chưa muốn nói là có sự sút giảm nhất là về chỉ tiêu dư nợ. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong thời gian qua với tác động sụt giảm của nền kinh tế cũng như áp lực từ việc xử lý nợ xấu các khoản đã tài trợ cho thuê, nên các công ty CTTC đã giảm dư nợ cho vay để cấu trúc lại khoản tài trợ và khắc phục những khoản nợ khó đòi. Bảng 3. Thực trạng hoạt động huy động vốn và dư nợ của các công ty CTTC Đơn vị: Triệu đồng Stt Công ty Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vốn huy động Dư nợ Vốn huy động Dư nợ Vốn huy động Dư nợ 1 CTTC I NHNo 825.082 1.148.117 700.942 1.318.120 613.368 1.208.347 2 CTTC II NHNo 6.391.020 6.826.966 5.918.693 5.637.628 5.666.208 4.462.374 3 CTTC NH đầu tư 2.349.898 2.561.076 2.322.996 2.269.768 2.324.709 2.100.749 4 CTTC NH công thương 438.559 1.437.576 651.699 1.566.080 437.421 1.443.362 7Tái cấu trúc . . . 5 CTTC NH ngoại thương 1.027.101 1.346.345 1.226.485 1.612.200 1.706.352 2.004.371 6 CTTC SG thương tín 825.210 964.165 901.159 988.964 991.180 1.236.078 7 CTTC NH Á Châu 658.677 925.245 542.723 972.934 609.436 947.582 8 CTTC Vinashin 889.960 330.974 887.900 321.865 845.365 285.139 Tổng cộng 13.405.507 15.540.464 13.152.597 14.687.559 13.194.039 13.688.002 Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Cùng với các chỉ tiêu về dư nợ có giảm trong thời gian qua thì lợi nhuận trước thuế của toàn ngành công nghiệp CTTC lỗ lên tới 1.620 tỷ năm 2012, có giảm xuống còn 916 tỷ năm 2013 và 389 tỷ đồng năm 2014. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế âm, cũng chỉ tập trung vào 2 công ty trực thuộc Agribank và 1 công ty trực thuộc Vinashin. Điều đáng khích lệ là trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và mức sụt giảm toàn ngành CTTC thì một số công ty CTTC vẫn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, suất sinh lời cao và nợ xấu giảm đáng kể và hầu như không có. Điển hình như trường hợp của công ty CTTC ngân hàng Á Châu và công ty CTTC ngân hàng Sài gòn thương tín. Sở dĩ, có sự thành công này chính là do các công ty đó làm tốt chiến lược kinh doanh và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ và không xẩy ra những rủi ro về vận hành hay rủi ro đạo đức. Bảng 4. Chất lượng khoản vay và hiệu quả hoạt động của các công ty CTTC Đơn vị: Triệu đồng; % Stt Công ty CTTC Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ nợ xấu % Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời (ROE) % Tỷ lệ nợ xấu % Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời (ROE) % Tỷ lệ nợ xấu % Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời (ROE) % 1 CTTC I NHNo 68 8.661 73 (139.6) 72 87.099 2 CTTC II NHNo 96 (880.734) 99 (922.6) 100 (603.382) 3 CTTC NH đầu tư 11 (147.507) 9 27.492 8,48 8 35.581 6 4 CTTC NH công thương 3 101.258 9,23 2 89.778 7,47 2 83.505 8 5 CTTC NH ngoại thương 5 63.958 8,94 4 50.456 6,56 3 53.355 8 8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 6 CTTC SG thương tín 1 81.620 18,75 1 74.793 17,00 1 78.104 20 7 CTTC NH Á Châu 0 70.555 24,22 0 68.896 23,65 5 10.849 4 8 CTTC Vinashin 98 (917.849) 99 (165.27) 100 (134.555) Tổng cộng 52 (1.620.038) 49 (916.12) 43 (389.444) Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Qua số liệu hoạt động của các công ty CTTC Việt Nam, chúng tôi phân các công ty CTTC Việt Nam thành 3 nhóm: Nhóm 1: công ty CTTC thua lỗ kéo dài, có nguy cơ mất an toàn, vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn hoạt động ngân hàng bao gồm: công ty CTTC I Agribank, công ty CTTC II Agribank. Nhóm 2: công ty CTTC thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty n
Tài liệu liên quan