Tài chính doanh nghiệp - Chương 6: Dự báo và hoạch định tài chính doanh nghiệp
Tầm quan trọng và nội dung hoạch định TCDN Dự báo doanh thu Lập báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến Lập bảng cân đối kế toán dự kiến Lập kế hoạch lưu chuyển tiền
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 6: Dự báo và hoạch định tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO
Chương 6:
Dự báo và hoạch định
tài chính doanh nghiệp
Chương 6
Tầm quan trọng và nội dung hoạch định TCDN
Dự báo doanh thu
Lập báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến
Lập bảng cân đối kế toán dự kiến
Lập kế hoạch lưu chuyển tiền
Tầm quan trọng và nội dung
của hoạch định TCDN
Tầm quan trọng hoạch định TCDN
Nội dung hoạch định TCDN
Tầm quan trọng hoạch định TCDN
Khái niệm:
Hoạch định TCDN (lập kế hoạch tài chính) là tập
hợp những dự định về việc tổ chức huy động và
sử dụng vốn, nhằm đạt được mục tiêu của DN
trong tương lai.
Nói cách khác, hoạch định tài chính là việc lập
hồ sơ tổng hợp các dự báo về tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Tầm quan trọng hoạch định TCDN
Hoạch định tài chính giúp người quản lý doanh
nghiệp hình dung được tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong tương lai
Hoạch định tài chính xác định mục tiêu tài chính
cần đạt được trong tương lai, đồng thời cụ thể
hoá các mục tiêu dài hạn thành các mục đích,
phương tiện để đạt được mục đích trong từng
thời gian ngắn trong tương lai
Tầm quan trọng hoạch định TCDN
Là cơ sở để người lãnh đạo và quản lý doanh
nghiệp thực hiện tốt hơn việc điều hành hoạt
động kinh doanh, trên cơ sở nhận thức những
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
Là cơ sở quan trọng để huy động các nguồn tài
trợ, đặc biệt là đối với các khoản vay
Nội dung hoạch định TCDN
Hoạch định tài chính bao gồm:
Kế hoạch tài chính dài hạn
Kế hoạch tài chính ngắn hạn (kế hoạch tác
nghiệp)
II. Lập kế hoạch doanh thu
Phương pháp dự báo bình quân di động
Phương pháp dự báo san bằng số mũ giản đơn
Phương pháp Brown
(Tự đọc)
III. Lập báo cáo KQKD dự kiến
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu kết hợp
với chi tiêu theo kế hoạch
PP tỷ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp này dựa trên giả thuyết tất cả các
chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập đều có một tỷ lệ
ổn định so với doanh thu và không thay đổi so
với quá khứ. Các số liệu quá khứ được sử dụng
là tỷ lệ phần trăm trung bình của những năm
gần nhất (thông thường là 2 năm)
PP tỷ lệ phần trăm doanh thu
Ưu điểm: khá đơn giản
Nhược điểm: kém linh hoạt và độ chính xác
không cao. Mặt khác, không phải tất cả các
khoản mục trong báo cáo thu nhập đều quan hệ
tỷ lệ thuận với doanh thu
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh
thu kết hợp với chi tiêu theo kế hoạch
Các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh
thu như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng...
được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu.
Các khoản mục ít chịu ảnh hưởng của doanh
thu được xác định dựa vào nhu cầu chi tiêu theo
kế hoạch để xác định như: Chi phí quản lý
doanh nghiệp, lãi vay dài hạn
IV. Lập bảng cân đối kế toán dự kiến
Phương pháp dự kiến theo các chỉ tiêu tài chính
đặc trưng
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu kết hợp
với các giới hạn về tỷ số tài chính
Phương pháp dự kiến theo các chỉ
tiêu tài chính đặc trưng
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào các chỉ
tiêu tài chính đặc trưng được lựa chọn là các chỉ
tiêu trung bình ngành, hoặc của đơn vị tiên tiến
trong ngành mà doanh nghiệp lấy làm mục tiêu
phấn đấu
Phương pháp dự kiến theo các chỉ
tiêu tài chính đặc trưng
Để lập bảng cân đối kế toán dự kiến, trước hết
phải dự báo doanh thu (doanh thu thuần) của kì
kế hoạch. Tiếp đó, lựa chọn hệ thống chỉ tiêu tài
chính đặc trưng và mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu để dự báo các chỉ tiêu trong bảng cân đối
kế toán kì kế hoạch
Phương pháp dự kiến theo các chỉ
tiêu tài chính đặc trưng
Ưu điểm: đơn giản.
Nhược điểm: bảng cân đối kế toán được lập chỉ
ở dạng đơn giản nhất và chưa có mối liên hệ với
kế hoạch tài trợ vốn của doanh nghiệp
PP tỷ lệ phần trăm doanh thu kết hợp
với các giới hạn về tỷ số tài chính
Bước 1: Dự tính các khoản mục trong bảng cân
đối kế toán
Bước 2: Xác định phương án tài trợ
Bước 3: Hoàn chỉnh bảng cân đối kế toán cho kì
dự báo
Bước 1
Tất cả các khoản mục thuộc phần tài sản và các
nguồn phát sinh tự động tính theo tỷ lệ % nhất định
trên doanh thu, hoặc doanh thu thuần
Phần lợi nhuận giữ lại: Xác định dựa vào số liệu kì
trước và phần tăng thêm được lấy từ báo cáo kết
quả kinh doanh dự báo.
Các khoản mục còn lại thuộc phần nguồn vốn được
giữ nguyên so với kì trước.
So sánh tổng tài sản và nguồn vốn để xác định nhu
cầu ngân quỹ cần được bổ sung
Bước 2
Căn cứ vào các giới hạn về tỷ số tài chính (xác
định trên cơ sở tham khảo các chỉ số tài chính
của ngành và tình hình cụ thể của doanh
nghiệp) để xác định giới hạn của các nguồn tài
trợ và lựa chọn phương án tài trợ phù hợp.
Bước 3
Hoàn chỉnh bảng cân đối kế toán cho kì
dự báo
V. Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ
Tầm quan trọng lập kế hoạch lưu chuyển
tiền tệ
Phương pháp lập kế hoạch lưu chuyển
tiền tệ
Tầm quan trọng lập kế hoạch LCTT
Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là việc dự kiến
trước các khoản thu và chi bằng tiền của doanh
nghiệp trong một thời gian nhất định (1năm) và
tìm biện pháp cân bằng thu chi bằng tiền của
doanh nghiệp
Tầm quan trọng lập kế hoạch LCTT
Tiền là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển hoá
thành các loại tài sản khác
Khả năng thanh toán của DN, đặc biệt là KNTT
nhanh phụ thuộc rất lớn vào khả năng về tiền
của DN
Trong HĐKD của DN thường nảy sinh sự không
ăn khớp về thời gian giữa thu và chi bằng tiền,
dẫn đến sự mất cân đối thu chi tiền tệ vào
những thời kì nhất định
Phương pháp lập kế hoạch LCTT
Yêu cầu
Trình tự lập
Yêu cầu
Bao quát và dự kiến toàn bộ các khoản
tiền doanh nghiệp có thể thu được và các
khoản tiền chi trong kỳ
Dự kiến thời điểm nhận được các khoản
thu và phát sinh các khoản chi bằng tiền
Trình tự lập
Bước 1: Dự đoán dòng tiền vào trong kì
Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra trong kì
Bước 3: Xác định số tiền dư thừa hay thiếu hụt
và tìm biện pháp cân bằng thu chi
Bước 1
Dự đoán dòng tiền vào trong kì
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính
Bước 2
Dự đoán dòng tiền ra trong kì, bao gồm:
Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính
Bước 3
Xác định số tiền dư thừa hay thiếu hụt và
tìm biện pháp cân bằng thu chi
Bước 3
So sánh dòng tiền vào với dòng tiền ra, từ
đó xác định dòng tiền thuần trong kì.
Dòng tiền
thuần trong kì =
Dòng tiền vào
trong kì -
Dòng tiền ra
trong kì
Bước 3
Kết hợp số tiền tồn đầu kỳ để xác định số
tiền tồn cuối kỳ
Số tiền tồn
cuối kì =
Số tiền
tồn đầu kì +
Dòng tiền
thuần trong kì
Bước 3
Đối chiếu với số dư tiền cần thiết và xác định số
tiền dư thừa hay thiếu hụt để tìm biện pháp cân
bằng thu chi.
Số dư thừa
(thiếu hụt)
=
Số tiền tồn
cuối kì -
Số dư tiền
cần thiết
Bước 3
Trường hợp thiếu (-): Cần cân nhắc sử dụng
các biện pháp thích hợp đi tới sự cân bằng (tăng
khả năng thu hồi nợ, thắt chặt các khoản chi tiêu
bằng tiền, vay )
Trường hợp dư thừa (+): Chủ động xem xét các
khả năng sử dụng tiền thích hợp để tăng thêm
mức sinh lời