Tài liệu chuyên khảo Tâm lý học trẻ em

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM Ba vấn đề chính của chƣơng này là: 1. Những quan điểm nghiên cứu về hoạt động của trẻ em. 2. Hoạt động và sự phát triển tâm lý của trẻ em. 3. Khả năng tƣơng tác với hiện thực của trẻ em.

pdf133 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu chuyên khảo Tâm lý học trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM Ba vấn đề chính của chƣơng này là: 1. Những quan điểm nghiên cứu về hoạt động của trẻ em. 2. Hoạt động và sự phát triển tâm lý của trẻ em. 3. Khả năng tƣơng tác với hiện thực của trẻ em. 15 Bài một. NHỮNG QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM I.Quan điểm của tâm lý học Xô Viết Khái niệm hoạt động “Hoạt động” vừa là khái niệm công cụ vừa là đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học trẻ em-2. Ngƣời giáo viên mầm non cần tƣờng minh về khái niệm này. Biểu hiện của sự tƣờng minh này là ngƣời giáo viên nắm đƣợc nội hàm của khái niệm “hoạt động”, biết cách sử dụng khái niệm này trong quá trình nghiệp vụ của mình. Theo Kruteski 1 V.A., hoạt động là sự tích cực của con người nhắm tới việc đạt được những mục tiêu đã đề ra một cách có ý thức, nhằm thỏa mãn nhu cầu, hứng thú hoặc nhằm thực hiện các yêu cầu của xã hội hay quốc gia. Vengher L.A và Mukhina V.C 2 có cách nhìn từ góc độ khác, cụ thể hơn, thích hợp cho việc ứng dụng khái niệm này vào nghiệp vụ giáo dục trẻ em, đó là: “hoạt động là tập hợp những hành động đáp ứng lại với những kích thích nhất định”. Cần lƣu ý rằng, trong đời sống của trẻ em thì phần lớn những kích thích này đến từ môi trƣờng xung quanh trẻ- đặc biệt là từ những ngƣời thân quen, những đồ vật hay đồ chơi. Nhƣ vậy, môi trƣờng xung quanh này cần đƣợc tổ chức bởi ngƣời lớn sao cho trẻ có thể hoạt động theo hƣớng tiến tới đạt các mục tiêu phát triển đã định. Hoạt động được cấu thành từ những hành động, bao gồm những hành động thực hành (hành động bên ngoài) và những hành động tâm lý (hành động bên trong) của trẻ em. Nhờ đƣợc hành động thực hành mà ý tƣởng và hành động tâm lý của trẻ 1 [21, 68-69]. 2 [23, 20-22] 16 đƣợc hình thành. Một số nghiên cứu tâm lý của Vengher L.A và Mukhina V.C. nhằm khảo sát cùng một dạng hoạt động của trẻ ở các độ tuổi khác nhau, kết quả cho thấy có sự chuyển vào trong của các hành động thực hành bên ngoài. Diễn tiến của quá trình nhƣ sau: - Ban đầu, trẻ thƣờng tự lay hoay để giải quyết vấn đề, thực hiện và thay đổi nhiều giải pháp cho đến khi đạt kết quả mong đợi. - Sau đó, khi đã rút kinh nghiệm qua những lần chƣa đạt, trẻ có thể quan sát, giải quyết ngầm trong đầu và thực hiện thao tác hầu nhƣ chính xác ngay lần đầu. Trẻ sau 3 tuổi thƣờng có thể thử ngầm bên trong đầu nhƣ thế. Hoạt động của trẻ em có những tính chất đặc trưng, có cấu trúc của hoạt động nói chung. Những đặc tính của hoạt động đƣợc đúc kết là có sản phẩm, có tính xã hội và có tính sáng tạo (Nemov P.C., 1990), có chủ định (Krutestki, V.A., 1980). Tuy nhiên, mỗi dạng hoạt động cụ thể của trẻ lại có thêm những tính đặc trưng khác. Để tổ chức và điều khiển đƣợc hoạt động của trẻ em, giáo viên cần biết cấu trúc của hoạt động và các giai đoạn của hoạt động. Trong cấu trúc của hoạt động tìm thấy: mục đích, động cơ hoạt động, các hành động, ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ thầm). Mỗi hoạt động thƣờng diễn ra theo các bước sau đây: a/ xác định mục đích (hoặc một chuỗi các mục đích) của hoạt động, xác định những hành động sẽ thực hiện; b/ chọn cách hành động: dựa vào mục đích và phƣơng tiện hoạt động, là bƣớc định hƣớng hành động; c/ thực hiện chuỗi hành động đã xác định ở giai đoạn (b) trên những phƣơng tiện đã xác định ở khâu (c), khâu này đƣợc gọi là bƣớc thực hiện hành động; d/ kiểm tra, điều chỉnh hoạt động, đây là bƣớc kiểm tra hành động, có thể tiến hành đồng thời với bƣớc (c) hay sau bƣớc (c). Mỗi bƣớc có thể đƣợc thực hiện tỉ mỉ hay nhanh gọn do có bỏ qua công đoạn nào đó. Riêng đối với hoạt động của trẻ em, nhà giáo dục cần lƣu ý hướng dẫn 17 bước định hướng hành động – là bƣớc (b) - vì ở đó tiềm tàng khả năng tập trẻ lập kế hoạch hành động, là một năng lực quan trọng của lĩnh vực nhận thức. Hoạt động của cá nhân quyết định sự phát triển tâm lý của cá nhân: Sự phát triển toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ phụ thuộc phần lớn vào hoạt động cá nhân, hầu nhƣ các nghiên cứu tâm lý trẻ em trong tâm lý học Xô Viết đều trực tiếp hoặc gián tiếp minh chứng vai trò quyết định của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển tâm lý của cá nhân đó. Những dấu hiệu cho thấy một hoạt động đang phát triển: Một hoạt động đƣợc đánh giá đang phát triển nếu có những dấu hiệu sau đây : -So với trƣớc kia thì chủ thể hành động có chủ định hơn, chủ thể tập trung chú ý lâu hơn, có thể tự hoạt động -Chủ thể có những hành động phức hợp hơn hoặc hành động đƣợc chuyển vào trong.. -Xuất hiện một số tiền đề của dạng hoạt động mới. Ngƣời giáo viên cần theo dõi sự phát triển của hoạt động ở trẻ. Nhìn chung, lý thuyết về hoạt động của trẻ em trong tâm lý học Xô Viết rất đa diện và được minh chứng, với nền tảng này giáo viên có thể tổ chức, triển khai và đánh giá hoạt động của trẻ trong các độ tuổi. Ngày nay, với đà hội nhập văn hóa thế giới, khả năng vận dụng lý thuyết tâm lý học độ tuổi càng rộng mở, mỗi nhà giáo dục cần được trang bị cơ sở lý luận đa chiều để có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục. Nhằm mục đích đó, chúng ta cần tìm hiểu quan điểm của hai nhà tâm lý kiệt xuất có ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục mầm non thế giới- Montessori M. và Piaget J. 18 II. Quan điểm của M. Montessori 2.1. Trẻ hoạt động tự do trong môi trường được tổ chức sẵn Theo Montessori, trẻ em đƣợc phát triển tâm lý phần lớn thông qua sự trải nghiệm khi hoạt động trong một môi trƣờng đƣợc ngƣời lớn tổ chức sẵn. Hoạt động của trẻ em nhất thiết phải mang tính thực tiễn và có định hướng vào thực tại. Do vậy, môi trƣờng đƣợc tổ chức không nhằm phát triển óc tƣởng tƣợng cho trẻ; trẻ em cần có tâm thế “làm việc chứ không phải chơi” 3 . Tuy vậy, Montessori xem sự tự do, nhu cầu và hứng thú của trẻ em là quan trọng nhất. Quan điểm này có thể đƣợc thể hiện qua 10 nguyên tắc dạy học của Montessori, trình bày ở sơ đồ 1.1 sau đây: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ về “Mƣời nguyên tắc dạy học của Montessori” Nhƣ vậy, trẻ đƣợc ngƣời lớn tạo cơ hội hoạt động theo nhu cầu và trình độ nhận thức của mình, “làm việc” với nhịp độ của mình, hầu nhƣ ngƣời lớn không hối thúc để trẻ đƣợc tiến lên từng bƣớc, nhờ vậy trẻ đƣợc thoải mái trong hoạt 3 “Work- not play” 10 nguyên tắc DH của Montes- sori HĐ theo nhu cầu hứng thú Nhiều cơ hội HĐ cảm giác- VĐ Chỉ nhận 1 yêu cầu ở bài học mới Được hướng dẫn cách làm khi cần Tự do về tư thế, tâm thế Có môi trường HĐ hấp dẫn, lô gic Nhiều cơ hội thực hành kỹ năng sống Thỏa thích tìm hiểu đồ vật an toàn Được cấp phương tiện HĐ thích hợp Không bị ngắt ngang khi tư duy- chú ý 19 động nhận thức. Vai trò của ngƣời thầy là tổ chức môi trƣờng hoạt động theo chủ đích, sau đó quan sát hoạt động của trẻ, phát hiện kịp thời nhu cầu phát sinh ở trẻ trong hoạt động để đáp ứng bằng cách thay đổi môi trƣờng, chỉ làm mẫu khi trẻ hoặc khi giáo viên cảm nhận là rất cần thiết. 2.2. Hoạt động nhận thức qua các giác quan dẫn tới sự phát triển trí tuệ cho trẻ em từ 0- 6 tuổi Từ sơ sinh tới 6 tuổi, theo Montessori, là giai đoạn nhận thức thế giới đồ vật xung quanh một cách nhanh nhạy. Thuật ngữ “trí tuệ thấm hút” 4 đƣợc sử dụng trong lý thuyết của Montessori để ví khả năng tiếp nhận thế giới đồ vật xung quanh của trẻ nhỏ nhƣ một miếng xốp thấm hút nƣớc. Sự nhận thức này chủ yếu qua các giác quan, tức là thực hiện các quá trình cảm giác và tri giác khi tiếp cận với môi trƣờng. Hơn thế, Montessori chỉ ra rằng trẻ nhỏ có thể bắt đầu tự phân tích, thậm chí tự tổng hợp khi đƣợc hoạt động với những đồ vật đặc biệt, nhờ vậy trẻ có thể phát hiện đƣợc một số thuộc tính đặc trƣng nổi trội của chúng. Từ lập luận nhƣ thế, Montessori cho rằng chính giáo dục qua các giác quan sẽ dẫn tới giáo dục trí tuệ. Montessori khẳng định rằng chỉ sau 6 tuổi trẻ mới học tập thông qua sự lập luận trừu tƣợng, trí tƣởng tƣợng, tham gia hoạt động nhóm và giai đoạn vào nhiều mối quan hệ với ngƣời xung quanh. III. Quan điểm của J. Piaget 3.1. Sự phân chia các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em Piaget đƣa ra học thuyết về sự hình thành và phát triển nhận thức ở trẻ em (1967), có giá trị lớn lao cho việc định hƣớng phát triển các dạng hoạt động cho trẻ. Dƣới đây là bảng mô tả ngắn gọn những biểu hiện nhận thức ở trẻ trƣớc 7 tuổi: 4 Absorbent mind 20 Bảng 1.1. Hai giai đoạn phát triển trí tuệ ở trẻ em trƣớc 7 tuổi Giai đoạn cảm giác- vận động (từ sơ sinh đến 2 tuổi) Biểu hiện: -Phân biệt đƣợc “tôi”- không phải tôi”. -Biết tìm kiếm vật vừa “biến mất” do bị giấu đi. -Chƣa thể đặt mình vào vị trí ngƣời khác để nhìn nhận sự vật. -Biết phân nhóm theo 1 dấu hiệu. Giai đoạn tiền thao tác (từ 2 đến 7 tuổi) Biểu hiện: - Sử dụng ngôn ngữ và một số biểu tƣợng - Hiểu đƣợc sự bảo toàn lƣợng (khi không thêm không bớt thì lƣợng không thay đổi). - Biết phân nhóm theo vài dấu hiệu. Riêng từ 2- 7 tuổi có 2 tiểu giai đoạn: a/ Từ 2- 4 tuổi (tiền khái niệm): có thể tham gia hoạt động có yếu tố tƣợng trƣng giả vờ; có thể chỉ cần hình dung (nhớ lại, liên tƣởng thay cho các hành động); ngôn ngữ rất phát triển; nhƣng chƣa thể liên hệ các sự kiện lại nên chƣa biết dự đoán. Trẻ có thể chơi giả vờ, đóng vai, b/ Từ 4- 7 tuổi (tiền khái niệm): chủ yếu vẫn nhận thức cảm tính, tự khám phá cái mới bằng cách thử-sai; nhƣng chƣa có khái niệm về sự vật hiện tƣợng, tức là chƣa biết lý giải các mối quan hệ giữa chúng, chƣa phân biệt những thuộc tính đặc trƣng của sự vật hiện tƣợng, cũng chƣa thể phát hiện cũng chƣa biết giải thích những qui luật, nguyên tắc ... 3.2.Sự kiến tạo nhận thức và trí tuệ của trẻ em trong hoạt động: Piaget đánh giá cao về tính tích cực tƣơng tác của trẻ với thế giới xung quanh, cho thấy chính trong quá trình tƣơng tác này trẻ phát hiện những vấn đề và đƣợc đặt vào tình huống phải giải quyết chúng. Kết quả là nhận thức và trí tuệ của trẻ đƣợc hình thành, phát triển. Theo Piaget, trong quá trình hoạt động của 21 trẻ chúng ta thƣờng quan sát thấy những đặc điểm, diễn biến phát triển nhận thức sau đây:  Khi tiếp xúc với đối tƣợng mới, trẻ nhỏ có xu hƣớng thử làm những động tác tìm hiểu, nếu chƣa thỏa mãn nhu cầu hoặc chƣa đạt kết quả mong đợi thì thử cách làm kháccho tới khi đạt, còn trẻ lớn hơn thì thƣờng quan sát, suy nghĩ trƣớc khi bắt tay vào làm.  Trẻ nhỏ thƣờng nhìn sự vật bằng góc nhìn của mình, chƣa thể đặt mình vào vị trí của ngƣời khác để nhìn sự vật- hiện tƣợng. Piaget xem đó là trẻ chưa thể xuất tâm 5 . Thí dụ: Trẻ cho rằng búp bê thấy những ngọn núi này y hệt nhƣ với mình thấy Hình 1.1. Test “Ba quả núi” của J. Piaget (Nguồn: Piaget, J. (1951). Egocentric thought and sociocentric thought. J. Piaget, Sociological studies) Nhƣ nhiều nhà nghiên cứu cùng thời, Piaget chủ yếu sử dụng phƣơng pháp quan sát để nghiên cứu sự phát triển nhận thức của trẻ em trong hoạt động, đã giải thích rằng kiến thức ở trẻ trƣớc 7 tuổi thƣờng mang tính cảm tính vì chủ yếu dựa trên những trải nghiệm qua các giác quan, tuy vậy thời kỳ này rất quan trọng vì tạo đƣợc vốn biểu tƣợng ban đầu ở trẻ về các sự vật hiện tƣợng xung quanh. Điểm khác biệt của lý thuyết Piaget về sự phát triển nhận thức của trẻ em là ông tìm ra cơ chế đồng hóa và điều ứng: khi tiếp cận sự vật hiện tƣợng mới, trẻ nhập thông tin mới vào vốn biểu tƣợng đã có và nhìn nhận thông tin mới này dựa trên vốn biểu tƣợng 5 decentration 22 có liên quan, Piaget gọi là sự đồng hóa; ngƣợc lại - khi trẻ hành động khảo sát chúng và lĩnh hội đƣợc điều mới thì chính điều mới này làm biến đổi biểu tƣợng đang có ở trẻ, Piaget gọi là sự điều ứng.  Mặt khác, Piaget khẳng định, trong các quá trình hoạt động, bằng con đƣờng đồng hóa và điều ứng, ở trẻ sẽ có sự chuyển hóa nhận thức- từ “nhận thức trực giác” sang “tri thức khoa học” và nếu đƣợc liên tục rèn luyện hoạt động nhƣ thế thì trẻ có thể có “tri thức đƣợc xã hội chấp nhận” 6 . Tóm tắt bài một Có thể đúc kết từ quan điểm của Tâm lý học Xô Viết, của Montessori và Piaget nhƣ sau: Về hoạt động của trẻ em: a/Hoạt động của trẻ em mang tính có chủ định, có sản phẩm, tính văn hóa- xã hội, tính sáng tạo nhƣ hoạt động của ngƣời lớn b/Hoạt động của trẻ em có những đặc thù, thể hiện chủ yếu ở tính thoải mái cho trẻ, có định hƣớng vào thực tại; trẻ em cần đƣợc giáo dục thái độ nghiêm túc trong nhiều dạng hoạt động, trẻ hoạt động không chỉ để đƣợc vui chơi. c/Chính trong quá trình hoạt động trẻ đƣợc tƣơng tác với thế giới xung quanh nên kích thích đƣợc tâm lý phát triển. Sự phát triển tâm lý là kết quả của quá trình nhập tâm hoặc quá trình thích nghi. Về môi trường hoạt động của trẻ em: Môi trƣờng hoạt động là yếu tố mang cả tính vật chất lẫn tính thần, có ảnh hƣởng quan trọng lên sự phát triển tâm lý của trẻ em. Trong các học thuyết của Montessori, Piaget và Vygotsky đều đặt ra vấn đề vai trò kích thích nhận thức ở trẻ em từ phía môi trƣờng, nhấn mạnh môi trƣờng hoạt động cần phải đƣợc ngƣời lớn tổ chức. 6 Social agreable knowledge 23 Bài hai. HOẠT ĐỘNG & SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM Ngƣời giáo viên mầm non không chỉ cần hiểu đƣợc vai trò của hoạt động đối với sự phát triển tâm lý mà còn phải định hƣớng việc tổ chức hoạt động cho trẻ nhằm giáo dục hiệu quả và phát triển tâm lý cho các em. Muốn làm đƣợc nhiệm vụ này, giáo viên mầm non cần xác định đƣợc mối quan hệ giữa hoạt động với sự phát triển tâm lý của trẻ; nắm đƣợc cơ chế phát triển tâm lý trẻ trong các lĩnh vực; từ đây, định hƣớng đƣợc việc tổ chức các hoạt động của trẻ. I.Mối quan hệ của hoạt động với sự phát triển tâm lý trẻ: Hoạt động và sự phát triển tâm lý trẻ em có mối quan hệ lẫn nhau; có những vấn đề đƣợc đặt ra, nhƣ: -Hoạt động có tác động nhƣ thế nào tới sự phát triển tâm lý trẻ em? -Sự phát triển tâm lý trẻ em có tác động nào tới hoạt động? Cách đặt vấn đề này tƣơng tự nhƣ khi chúng ta tự hỏi: “Chúng ta cần gì ở ngƣời bán hàng? Ngƣời bán hàng cần gì ở chúng ta?”; rõ ràng là hai câu trả lời sẽ không hẵn giống nhau, thậm chí rất khác nhau; với cách xem xét từ cả hai phía nhƣ thế thì chúng ta sẽ nắm vấn đề rõ hơn và đầy đủ hơn. Hoạt động có tác động nào tới sự phát triển tâm lý trẻ em 7 ? Chỉ trong hoạt động tất cả các quá trình tâm lý mới đƣợc hình thành, diễn ra và đƣợc điều khiển bởi chính chủ thể hay bởi nhà giáo dục. Tùy thuộc vào hoạt động, trẻ em đƣợc phát triển tâm lý rất khác nhau; nhà giáo dục cần biết những nội dung lý thuyết tâm lý sau đây: -Hoạt động tác động tới sự phát triển nhận thức cảm tính ở trẻ em: 7 {18} 24 + Trong môi trƣờng sống tự nhiên những hoạt động tri giác mùi thơm, mùi nấu nƣớng, mùi trái câythì trẻ sơ sinh sẽ sớm nhạy khứu giác và có cảm xúc tích cực; + Những hoạt động có yêu cầu trẻ tri giác một số bộ phận (chƣa đủ cấu thành chỉnh thế) hoặc từ những bộ phận rời rạc, sẽ có tác động phát triển kỹ năng tri giác tổng thể; + Những hoạt động đƣợc tổ chức tự nhiên chƣa gạn lọc các yếu tố phụ, thí dụ cho xem ảnh chụp với hình thể chính và phông nền xung quanh, sẽ tập trẻ tri giác hình thể chính và tự bỏ qua phông nền, kết quả là trẻ có thể tập trung chú ý vào đối tượng có ý nghĩa dù xung quanh có nhiều yếu tố gây nhiễu 8 , là kỹ năng rất quan trọng cho việc học và lao động trong các môi trƣờng tự nhiên trong tƣơng lai; + Những hoạt động giao tiếp bằng lời nói những hoạt động quan sát 2 hay vài bức hình có thể hiện luật xa gần hay luật khuất, luật phối cảnhcũng sẽ tác động tốt lên sự phát triển kỹ năng tri giác tính ổn định của đối tƣợng, kiểu nhƣ: dù ở xa thấy nhỏ lại nhƣng vẫn là đối tƣợng đó nên kích thƣớc của nó thực ra vẫn nhƣ cũ; + Một dạng hoạt động khác rất quan trọng cho việc nâng cao năng lực tri giác của trẻ em và tạo tiền đề cho tƣ duy logic, đó là những hoạt động với vài nhóm đối tượng nhằm tập tri giác tính đối xứng, tính tƣơng tự, tính “đơn vị là nhóm”, tính liên tục,nhƣ hình minh họa dƣới đây: O O 1 7 O O O O 2 5 O 3 8 A B O O 6 9 Tính cân đối O (Trẻ ưu tiên tri giác hình A) (Trẻ tri giác 3 nhóm (Tính tương tự Thay vì tri giác 9 chấm tròn) Trẻ tri giác cả sự giốngkhác nhau giữa những chữ số) Hình 2.1. Một số hoạt động nhằm phát triển tri giác nhìn ở trình độ cao hơn bình thƣờng 8 Godefroid khẳng định trong các nghiên cứu của mình rằng hiệu quả tác động vẫn đảm bảo không chỉ trong các trường hợp với thị giác, mà cả ở các giác quan khác nữa. O O O O O O O O 25 Riêng đối với vị giác, trẻ nhận biết trễ hơn, so với các cảm nhận từ những giác quan khác, các nghiên cứu của Godefroid cho thấy cần tổ chức hoạt động học một cách có hệ thống cho trẻ về các vị của thức ăn, trong một quá trình lâu dài. -Hoạt động tác động tới sự phát triển chú ý ở trẻ em: bằng cách xây dựng những hoạt động đặc biệt, giáo viên mầm non có thể tác động phát triển năng lực chú ý ở trẻ vào đối tƣợng nhận thức; có thể sử dụng những hoạt động sau đây: + Hoạt động quan sát sự vật hiện tƣợng lạ, mới; + Hoạt động với những đối tƣợng và nội dung có ý nghĩa với trẻ; + Hoạt động có âm thanh thú vị (tiếng động, tiếng kêu của con vật, âm nhạc vui,). -Hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ: ngay trong thai kỳ, sau 5.5 tháng, thai nhi đã có thể hoạt động thính giác sơ đẳng- đặc biệt là nghe đƣợc tiếng nói của mẹ- đây là một tiền đề quan trọng cho việc học sớm ở trẻ sau sinh; hoạt động giao tiếp và hoạt động kể chuyện, chia sẻ bằng lời nói, sử dụng ký tự để biểu đạt, càng mang ý nghĩa tối cần với trẻ sau khi ra đời. -Hoạt động nhằm phát triển động cơ 9 : đó là những hoạt động nhƣ: + Những hoạt động yêu cầu trẻ chọn cách thực hiện thích hợp, là sự thích hợp với cảm xúc, tâm trạng, ý tƣởng của mình (Bolles, 1974); + Những hoạt động vừa sức, thích hợp năng lực và kinh nghiệm của trẻ (Deci, 1975); + Những hoạt động cho phép trẻ tự tổ chức hoạt động cho mình (hay cho nhóm của mình), tự theo dõi tiến trình hoạt động của mình (Fisher, 1978); 9 Những hoạt động này cho thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ phần lớn theo “cơ chế lựa chọn”, là một cơ chế mà nhiều nhà nghiên cứu phƣơng Tây theo. 26 + Hoạt động nhằm giúp trẻ trải nghiệm “mình có lợi” khi làm việc tốt thay cho những hoạt động thƣởng vật chất nhƣ kẹo, bánh, quà, sẽ phát triển đƣợc ở trẻ những động cơ bên trong (Deci, 1975); + Đặc biệt đƣa trẻ vào những hoạt động chọn cách làm trong những tình huống giả định kiểu nhƣ “nếu sau này,” thì sẽ kích thích trẻ đề ra những trù liệu cho tƣơng lai gần (Nuttin, 1980). -Hoạt động nhằm phát triển tính tich cực của cảm xúc: + Một mặt, những hoạt động kể chuyện, đọc truyện; xem hoạt hình; chơi đóng kịch,đều giúp trẻ tích lũy kiến thức về những sự cố có thể xảy đến, những giải pháp, những kết quả hoặc hậu quả; do vậy khi rơi vào tình huống bất ngờ, tiêu cực,trẻ ít hoảng hốt, có kinh nghiệm ứng phó; nhờ vậy trẻ giảm đƣợc cảm xúc tiêu cực đối với tình huống xấu. + Mặt khác, những hoạt động nhƣ trên, nhƣng với nội dung truyện/nội dung vở kịch,mang tính tích cực thì trẻ càng lạc quan và tăng khả năng cảm xúc tích cực hoặc giữ đƣợc trạng thái cảm xúc đúng mực. -Hoạt động nhằm phát triển trí nhớ: nên tổ chức hàng ngày những hoạt động nhƣ: + Hoạt động yêu cầu trẻ ghi nhớ, lặp lại ngay, hỏi lại trẻ sau thời đoạn ngắn (với lƣợng thông tin ít và nội dung thông tin có ý nghĩa với trẻ); + Hoạt động sử dụng thẻ chữ hoặc thẻ chữ số để ghi lại thông tin cũng giúp phát triển trí nhớ cho trẻ, đặc biệt là dạng trí nhớ ngắn hạn; + Hoạt động “nói ra, nói to lên” những thông tin vừa nhận đƣợc hoặc lặp lại nó; + Hoạt động thực hành với đối tƣợng cần ghi nhớ (cầm trong tay để khảo sát, dùng hình vẽ hoặc ký hiệu mô tả lại cảm nhận từ việc khảo sát đó,); + Hoạt động có nội dung là sự kiện thực tiễn thƣờng xảy ra trong đời sống của trẻ;là những hoạt động phát triển trí nhớ cho trẻ rất