LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng
người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm
sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung
cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, trồng mới cao su vẫn còn hấp dẫn do giá trị gia tăng
của nó cao hơn một số cây trồng khác. Tăng diện tích trồng mới cao su dĩ nhiên là
phải trồng cao su ở những vùng sinh thái mới với những khó khăn hơn về điều kiện
phát triển và chi phí lớn hơn. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có nhiều ưu thế hơn
so với các cây công nghiệp khác như Cà phê, Hồ tiêu, là cây thích ứng rộng với nhiều
loại đất trên vùng đồi như đỏ Bazan, đất sỏi cơm, đất pha cát.; là cây chịu hạn tốt
không cần phải tưới nước, quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất dài (30-40
năm); là cây lấy mủ từ thân nên năng suất, sản lượng tương đối ổn định ít chịu tác
động của khí hậu thời tiết, ít sâu bệnh. Thời gian khai thác 9 - 10 tháng/năm tạo nguồn
thu bền vững cho người nông dân quanh năm. Cao su ít tàn phá đất sau khi hết chu kỳ
kinh doanh. Do đó cây cao su có thể phát triển rộng khắp và mang lại hiệu quả kinh tế
cao trên các vùng đồi các huyện của tỉnh ta.
Để đáp ứng với nhu cầu thực tế, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình “ Trồng
và khai thác cao su” Bộ giáo trình gồm 05 bài
Bài 1: Giới thiệu về cây cao su.
Bài 2: sản xuất cây giống.
Bài 3: Chuẩn bị đất trồng .
Bài 4: Trồng và chăm sóc
Bài 5: Khai thác mủ.
93 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật trồng và khiai thác cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
---o0o---
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ KHIAI THÁC CAO SU
(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
Đơn vị biên soạn:
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
Năm 2012
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
2
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng
người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm
sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung
cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, trồng mới cao su vẫn còn hấp dẫn do giá trị gia tăng
của nó cao hơn một số cây trồng khác. Tăng diện tích trồng mới cao su dĩ nhiên là
phải trồng cao su ở những vùng sinh thái mới với những khó khăn hơn về điều kiện
phát triển và chi phí lớn hơn. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có nhiều ưu thế hơn
so với các cây công nghiệp khác như Cà phê, Hồ tiêu, là cây thích ứng rộng với nhiều
loại đất trên vùng đồi như đỏ Bazan, đất sỏi cơm, đất pha cát...; là cây chịu hạn tốt
không cần phải tưới nước, quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất dài (30-40
năm); là cây lấy mủ từ thân nên năng suất, sản lượng tương đối ổn định ít chịu tác
động của khí hậu thời tiết, ít sâu bệnh. Thời gian khai thác 9 - 10 tháng/năm tạo nguồn
thu bền vững cho người nông dân quanh năm. Cao su ít tàn phá đất sau khi hết chu kỳ
kinh doanh. Do đó cây cao su có thể phát triển rộng khắp và mang lại hiệu quả kinh tế
cao trên các vùng đồi các huyện của tỉnh ta.
Để đáp ứng với nhu cầu thực tế, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình “ Trồng
và khai thác cao su” Bộ giáo trình gồm 05 bài
Bài 1: Giới thiệu về cây cao su.
Bài 2: sản xuất cây giống.
Bài 3: Chuẩn bị đất trồng .
Bài 4: Trồng và chăm sóc
Bài 5: Khai thác mủ..
Giáo trình này sẽ được sử dụng từ 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Giáo viên
dạy nghề dựa trên cơ sở của giáo trình để soạn giáo án cho phù hợp. Dù đã cố gắng
nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập. Vì vậy trong quá trình sử dụng đề
nghị các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
3
Bài 1
GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAO SU
I/ Nguồn gốc, lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam
Cây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam
Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Cây Cao su được nhập vào
nước ta năm 1897, trải qua 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su được dùng
làm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ của
cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng
mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu , cây cao su còn có vị trí quan trọng
trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái.
Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư sau Thái Lan,
Indonesia và Malaysia. Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu năm 2005 đạt 587.000 tấn,
trị giá 804 triệu USD, năm 2006 đạt 690.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD và là mức cao nhất
từ trước đến nay. Với kết quả này, cao su đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có
giá trị xếp thứ hai sau gạo trong năm 2005, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ cây cao su là rất lớn.
Hiện nay với khuynh hướng mở rộng diện tích trồng cao su trên hầu khắp các tỉnh
miền Trung, nhiều Công ty cao su mới tại các tỉnh từ Tuy Hoà đến Nghệ An đã được
thành lập. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền với công nghệ sơ chế mủ đơn giản và
hoàn thiện đã và đang được khuyến khích phát triển tại nước ta. Lợi ích của sự
đẩy mạnh phát triển này nhằm tận dụng nguồn tiềm năng đất đai sẵn có, nhân lực dồi
dào và sự ổn định dân cư trong các vùng đồi, núi. Chủ trương của chính phủ diện
tích cao su của nước ta có thể nâng lên đến 700.000 ha trong đó những vùng chủ yếu
để mở rộng diện tích là Tây Nguyên và duyên hải miền Trung Việt Nam.
II/Tình hình phát triển cây cao su ở Quảng Trị và định hướng phát triển cao
su ở Quảng Trị đến năm 2015
Quảng Trị là tỉnh thuộc miền Trung, có điều kiện khí hậu, đất đai, nhân lực... rất
thuận lợi để phát triển cây co su. Chính vì thế mà trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của tỉnh thì cây cao su được đặc biệt quan tâm và được xem là cây công
nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh. Trong những năm qua diện tích trồng cao su có xu
hướng tăng được thể hiện qua bảng.
Tình hình sản xuất cao su ở Quảng Trị
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
trồng ( ha)
Diện tích thu
hoạch (ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2008 13713.6 8227.3 13554.1
2009 14558.9 8580.3 13163.7
2010 16288.9 9107.1 14429.0
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
4
2011 18091.7 9697.3 12630.2
Tính đến cuối năm 2009 tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh là 14.240ha (cả
đại điền và tiểu điền),; trong đó có 10.323 ha là cao su tiểu điền, còn lại là diện tích
cao su đại điền do Công ty cao su Quảng Trị và Công ty cổ phần Nông sản Tân Lâm
quản lý. Trong đó diện tích cao su đã đưa vào kinh doanh: 8.620 ha, sản lượng: 14.345
tấn. Doanh thu ước đạt 502 tỷ đồng ( tính theo đơn giá 35 tr. đ/tấn ).
Vùng có diện tích trồng cao su lớn như huyện Vĩnh Linh năm 2011 toàn huyện có
diện tích 6861 ha, huyện có diện tích trồng cao su lớn thứ 2 đó là Gio Linh với diện tích
năm 2011 là 6220,4 ha. Bên cạnh đó trong những năm trở lại đây diện tích trồng cao su
tiểu điền cũng phát triển rất đáng kể và phát triển ở các huyện Cam Lộ, Triệu Phong,
Hướng Hóa
Từ năm 2011 huyện Hướng Hóa đã trồng được 172 ha cao su tiểu điền, chủ yếu tại xã
Thanh và xã Thuận. Theo kế hoạch, trong năm 2012, huyện Hướng Hóa sẽ tiếp tục mở rộng diện
tích trồng cao su thêm 1.500 ha, trong đó 500 ha cao su tiểu điền và 1.000 ha cao su đại điền.
Là đơn vị tiên phong trong phong trào phát triển cao su tiểu điền, ngay từ năm
1994, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đã đưa cây cao su vào trồng trên diện tích rộng.
Với những chính sách tạo thuận lợi cho người dân trong việc cấp đất, giúp các hộ được
vay vốn bù lãi suất, mở các lớp tập huấn về chăm sóc, khai thác cây cao su. Đến nay,
toàn huyện có hơn 6.000 ha, trong đó 4500 ha đã đưa vào khai thác, cho sản lượng hơn
7.000 tấn mủ, đạt giá trị hơn 180 tỷ đồng, chiếm 50% giá trị kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn.
Thực tế cho thấy, với hơn 14.500 ha cao su tiểu điền được trồng, đã thực sự làm thay
đổi cuộc sống của hàng vạn hộ gia đình ở Quảng Trị. Tỉnh xác định đây là loại cây mang lại
lợi ích nhiều cho người dân và phấn đấu đến năm 2015 nâng diện tích trồng cao su tiểu điền
lên 20.000ha. Để đạt được chỉ tiêu này, Sở NN và PTNT cho biết: trước hết, ngành sẽ tổ
chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong đó chú trọng chuyển những diện tích
đất trồng rừng và các loại cây khác hiệu quả thấp sang trồng cao su. Bên cạnh đó, tiếp tục có
chính sách hỗ trợ sản xuất, quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là
chính sách về tín dụng, cho vay ưu đãi vốn trong thời gian từ khi trồng cho đến khi đưa cao
su vào khai thác.
Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường
Cao su là một trong những cây công nghiệp dài ngày, đã được Bộ nông nghiệp &
PTNT ra quyết định công nhận là cây đa mục tiêu. Đối với Quảng Trị cây cao su là cây
công nghiệp dàI ngày chủ lực có nhiều tiềm năng lợi thế, đã được khẳng định trong mấy
chục năm qua. Cao su là cây có lợi ích tổng hợp cả về nông nghiệp, lâm nghiệp và hiệu quả
kinh tế, là cây tạo việc làm ổn định, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
- Về nông nghiệp: Cao su là cây công nghiệp dài ngày có nhiều ưu thế hơn so
với các cây công nghiệp khác như Cà phê, Hồ tiêu, là cây thích ứng rộng với nhiều
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
5
loại đất trên vùng đồi như đỏ Bazan, đất sỏi cơm, đất pha cát...; là cây chịu hạn tốt
không cần phải tưới nước, quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất dài (30-40
năm); là cây lấy mủ từ thân nên năng suất, sản lượng tương đối ổn định ít chịu tác
động của khí hậu thời tiết, ít sâu bệnh. Thời gian khai thác 9 - 10 tháng/năm tạo nguồn
thu bền vững cho người nông dân quanh năm. Cao su ít tàn phá đất sau khi hết chu kỳ
kinh doanh. Do đó cây cao su có thể phát triển rộng khắp và mang lại hiệu quả kinh tế
cao trên các vùng đồi các huyện của tỉnh ta.
- Về lâm nghiệp: Cao su là một loại cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất
lý tưởng, vì thời gian đứng trên đất dài 30 - 40 năm, mật độ dày nên giử ẩm, chống xói
mòn tốt, thảm thực vật dưới tán cây cao su không đáng kể nên hầu như không có cháy
rừng, mặt khác với tính chất là cây nông nghiệp nên trình trạng chặt phá rừng ít xảy ra.
Đặc biệt gỗ cao su là một trong những loại gỗ cho công nghiệp mộc dân dụng, có giá
trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước hiện nay.
- Về hiệu quả kinh tế: Vào thời điểm hiện nay có thể nói Cao su là cây đang tạo
ra “vàng trắng”, giá trị và lợi nhuận thu được từ cây cao su rất cao. Với năng suất bình
quân toàn tỉnh hiện nay khoảng 1,5 tấn mũ khô/ha, giá 30 - 40 triệu đồng/tấn, chi phí
thực tế 20 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ 30-50 triệu đồng/ha/năm. Mặt khác mỗi
ha cao su khi đi vào kinh doanh sẽ tạo việc làm ổn định cho ít nhất là 1 lao động trong
thời gian 9 - 10 tháng/năm, với thu nhập từ 80.000 - 120.000 đồng/ngày. Ngoài ra sau
khi hết chu kỳ kinh doanh mũ, bán gỗ cao su ít nhất cũng được 100 triệu đồng/ha.
Về công nghiệp chê biến sản phẩm cao su
Số lượng nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh hiện có 7 cơ sở chế biến mũ
cao su, của các đơn vị sau :
Công ty cao su Quảng Trị : công suất 10.000 tấn/năm ( Gio Linh );
Công ty CPNS Tân lâm : Công suất 1.000 tấn/năm ( Tân Lâm. C.Lộ ) ;
Công ty TNHH Trường Anh : Công suất : 3.000 tấn/năm ( V.Long, VLinh )
Công ty cao su Bến Hải : Công sất 4.500 tấn/năm ( V.Long, V.Linh ).
Công ty cao su Trần Dương : Công suất 500 tấn/năm ( V.Long, V.Linh )
Công ty cao su Trường Sơn : Công suất 3.000 tấn/năm ( V.Hà, V.Linh )
Cơ sở thu mua chế biến mũ Crếp của ông Tín (Vỉnh thuỷ): công suất 500
tấn/năm
Tổng công suất chế biến: 22.500 tấn/năm. Với công suất này về cơ bản đã
đảm bảo việc tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên một số vùng cần có sự
chuẩn bị để xây dựng thêm cơ sở chế biến mới, đó là Cam Lộ, Triệu Phong,
Hướng Hoá.
III/Chi phí trồng cho 1 ha cao su (Mật độ trồng 555 cây/ha)
1/Chi phí đầu tư trồng mới đến hết thời kỳ kiến thiết cơ bản từ năm 1 đến năm 7,
tổng chi phí khoảng 127.600.000đ gồm:
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
6
- Chi phí nhân công : 50.400.000đ
- Chi phí vật tư : 47.200.000đ
- Chi phí máy làm đất : 2.300.000đ
- Chi phí quản lý chung : 27.700.000đ
2/Thời gian thu hồi vốn:
Tính mức bình quân hiện nay trong điều kiện bình thường, số cây cao su mở
miệng cạo năm 1 đạt trên 80% tổng số cây:
Năm 1: Khai thác 440 cây x bình quân mủ khô 1,8 kg x đơn giá 60.000đ =
48.000.000đ
Năm 2: Khai thác 499 cây x bình quân mủ khô 2,5 kg x đơn giá 60.000đ =
75.000.000đ
Năm 3: Khai thác 527 cây x bình quân mủ khô 2,8 kg x đơn giá 60.000đ =
88.000.000đ
Đây là thu nhập tính ở giá bình quân hiện tại là 60.000đ/kg mủ khô
Tùy từng thời điểm giá thuê nhân công cạo, qua năm thứ 3 là thu hồi được vốn.
IV/ Các giai đọan cơ bản trong đời sống của cây cao su.
Cây cao su Hévea brasiliensis, ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên quán
Amazon (Nam Mỹ), với mật độ cây thưa thớt (1 cây cho 1 hay vài ha), với chu kỳ sống
trên 100 năm, nên có dạng cây rừng lớn (đại mộc).
Cây cao su cổ thụ ở Peru, Nam Mỹ
Khi được nhân trồng trên sản xuất, do việc tính toán hiệu quả của cây trên
việc sử dụng đất và vốn đầu tư nên cây cao su được đặt trong các điều kiện sống khác
hẳn với tình trạng hoang dại, cụ thể:
Từng cá thể cây cao su được dành một khoảng không gian sống rất hạn hẹp
18-25 m2/cây (mật độ 400 – 555 cây/ha);
Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn từ 30 -35 năm, được chia ra làm 2 thời kỳ:
*Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): là khoảng thời gian từ lúc trồng đến khi
đưa vào khai thác mủ (cạo mủ), thường từ 5 – 7 năm tùy theo điều kiện sinh thái và
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
7
chăm sóc. Cuối thời gian này, trong điều kiện tăng trưởng tốt, cây thường cao khoảng
8 – 10 mét,vanh thân đo ở chiều cao 1 mét cách đất đạt 50 cm và tán lá đã che phủ
hầu như toàn bộ diện tích. Thời gian kiến thiết cơ bản phổ biến là từ 7 - 8 năm
*Thời kỳ kinh doanh: Cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có
vanh thân đạt ≥ 50cm. Giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 đến 30 năm. Sản lượng
mủ thấp ở những năm cạo đầu tiên, sau đó tăng nhanh ở các năm cạo thứ 3 và thứ 4.
Đến năm thứ 5 - 6 năng suất gần như đã ổn định ở mức cao. Sau giai đoạn cây ở tuổi
cạo trên 20 năm, năng suất giảm nhanh do: gãy đổ do gió bão, bệnh, làm giảm mật độ
vườn cây, đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút.
V/ Đặc điểm thực vật học của cây cao su
5.1. Rễ cây cao su
Có 2 loại, rễ cọc và rễ bàng.
* Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ): đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đổ
ngả và đồng thời hút nước, muối khoáng từ các lớp đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát
triển rất sâu, nhất là khi gặp đất có cấu trúc tốt, sâu trên 10 mét
Rễ cọc của cây cao su sau trồng 5, 10 và 15 ngày
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
8
Rễ cọc của cây cao su sau trồng 1 năm, ăn sâu 80 – 100 cm
*Rễ bàng (rễ hấp thu): đây là hệ thống rễ phát triển rất rộng. Phần lớn rễ bàng
cây cao su tập trung ở lớp đất mặt, cụ thể: 80 - 85% số lượng rễ bàng tập trung ở tầng
đất 0- 30 cm, còn lại là ở tầng đất 30 – 40 cm. Trên đất tốt, khi cây cao su được 3 tuổi,
rễ cọc ăn sâu 1,5 mét, rễ bàng ăn rộng 6 – 9 mét.
* Sự phát triển của hệ thống rễ cây cao su:
Cây từ 1 – 3 năm tuổi: hệ thống rễ bàng tập trung ở tầng gốc cây
Trên 3 tuổi: hệ thống rễ bàng phát triển vào giữa hàng cây
Khi cây trên 7 tuổi: mật độ rễ bàng tập trung ở giữa hàng cao su nhiều hơn ở
xung quanh gốc cây.
Sự tăng trưởng của hệ thống rễ cây cao su
Tuổi cây Chiều dài rễ cọc (cm) Chiều dài rễ bàng (cm)
1 tháng 35 10
3 tháng 75 20
6 tháng 130 60
1 năm 200 180
2 năm 250 200
4 năm 360 350 – 500
6 năm 380 650
12 năm 450 bình quân 800
24 năm > 500 Tối đa 1000 - 1500
Bộ rễ cây cao su sau trồng 30 năm
5.2. Lá cây cao su
Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Từ lúc còn là giai
đoạn mầm đến khi ổn định, sự hình thành tầng lá cao su gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chồi mầm đang ngủ
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
9
Giai đoạn 2: Chồi mầm phát triển, vươn dài ra thành một đoạn thân, các vảy lá
ở chồi phát triển thành lá non, màu tím sậm
Giai đoạn 3: Lá non màu xanh nhạt, phiến lá mỏng, lá mọc rủ
Giai đoạn 4: Lá có màu xanh đậm, phiến lá dày bình thường, đạt kích
thước cố định, lá xòe ngang ra (tầng lá ổn định)
Lá cao su tập trung lại thành tầng. Để hình thành một tầng lá, trong điều kiện khí
hậu VN: mùa mưa cần từ 25 – 35 ngày; mùa nắng cần 40 – 50 ngày có thể hơn mới có
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
10
1 tầng lá. Cây cao su từ 3 năm tuổi trở lên có đặc điểm tương đối cố định. Toàn bộ tán
lá vàng úa và rụng trụi, sau đó cây tạo lại tán lá non đó là giai đoạn rụng lá sinh lý còn
gọi là rụng lá mùa đông. Thời điểm qua đông cho cao su VN thường xảy ra trùng vào
dịp tết nguyên đán (tháng 1-2 dl). Thời gian rụng lá kéo dài khoảng 1 tháng tùy thuộc
vào giống cây. Sau khi rụng trụi lá, lá non bắt đầu xuất hiện. Sau 1 – 1,5 tháng tán lá
non sẽ ổn định. Ở VN thường nghỉ cạo vào giai đoạn này vì lúc này cây tập trung chất
dinh dưỡng để tạo ra một khối lượng lớn chất xanh nên cần ngưng cạo mủ để không
ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý của cây.
5.3. Hoa cây cao su
Cây cao su từ 5 – 6 tuổi trở lên bắt đầu có hoa, và mỗi năm ra hoa một lần vào
lúc cây ra lá non tương đối ổn định, khoảng tháng 2 – 3 dương lịch trong điều kiện
khí hậu Việt Nam.
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu: hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên cùng
một cây. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa đực và hoa cái, với tỷ lệ 1 hoa cái và 60 hoa đực.
Hoa cao su hình chuông, màu vàng nhạt, hoa cái mọc ở đầu mỗi phát hoa, có kích thước lớn
hơn, hoa đực thường tụ thành nhóm 3 -7 hoa và có kích thước nhỏ hơn.
Chùm hoa cây cao su
5.4. Quả và hạt của cây cao su
Quả cao su hình tròn hơi dẹp có đường kính 3 – 5 cm, quả nang gồm 3 ngăn, mỗi
ngăn chứa một hạt.
Vỏ quả lúc còn non có màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già vỏ quả khô có màu
nâu nhạt. Quả chín tự tách vỏ, hạt cao su bắn ra ngoài. Quả cao su hình thành, phát
triển, cho đến khi quả chín kéo dài 19 – 20 tuần.
Hạt cao su hình tròn hơi dài hoặc hình bầu dục. Hạt cao su có hai mặt rõ rệt, mật
bụng phẳng, mặt lưng cong lồi lên. Lớp vỏ ngoài hạt láng, có màu nâu đậm hoặc màu
vàng đậm và trên có các vân màu đậm hơn. Vỏ hạt cứng, ở đầu hạt có lỗ nảy mầm.
Quả cao su còn non, có màu xanh
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
11
Quả cao su chín, tách vỏ lộ hạt ra
Hạt cao su
5.5. Thân cây cao su
Thân cây cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao. Cây lâu năm có thể cao tới 20-30
mét và đường kính thân tới 1 mét.
Hình dạng của thân ở cây thực sinh và cây ghép có khác nhau: phần sát gốc ở cây
ghép thì bình thường nhưng ở cây thực sinh lại có dạng chân voi.
Khi cây cao su còn non, điểm sinh trưởng ở đỉnh ngọn hoạt động mạnh phát
sinh trên thân thành từng tầng lá rõ rệt (năm thứ 1 & 2 sau trồng).
Cấu tạo của thân còn có phần quan trọng là vỏ thân, vì đó là bộ phận sản sinh ra
nhựa mủ, quyết định đến năng suất sản lượng cao su.
Đoạn thân kinh tế của cây cao su là đoạn thân có chứa lớp vỏ thân khai thác
mủ, tính từ mặt đất đến chảng ba của cành cấp 1, khoảng 2,5 đến 3,0 mét tùy thuộc
từng vùng sinh thái khác nhau.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
12
VI/ Yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su
6.1. Các yếu tố khí hậu thích hợp trồng cao su
a.Nhiệt độ
Nhiệt độ tối thích cho cây cao su là từ 25 – 30 độ C. Nhiệt độ trên 40 độ C và
dưới 10 độ C đều ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và năng suất cho mủ của cây cao
su. Ở nhiệt độ 25 độ C là nhiệt độ tối thích để cây cao su cho năng suất mủ cao nhất.
b.Lượng mưa
Lượng mưa tối thiểu để cây cao su sinh trưởng phát triển bình thường là từ 1500mm –
2500mm. Số ngày mưa thích hợp là khỏang 100 – 150 ngày/năm và phân bố đều trong năm.
Mưa buổi sáng có ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ như:
- Không cạo mủ được khi mưa từ 5 – 6 giờ sáng và kéo dài đến 11 – 12 giờ trưa
phải nghỉ cả ngày.
- Làm chậm trể việc cạo mủ vì phải đợi khô thân cây khi nước mưa không còn
chảy vào chén thì mới có thể cạo được
- Trút mủ sớm: mưa sau khi cạo, cần tranh thủ trút ngay số mủ đó, việc trút mủ
sớm gây thất thu một phần sản lượng
- Mất mủ tạp: mưa ngay sau khi trút xong mủ nước, phần mủ chảy dài sẽ bị trôi
mất nên không thu được mủ tạp
c.Gió
Yêu cầu gió nhẹ, tốc độ gió dưới 6m/s, nếu > 6m/s sẽ làm ảnh hưởng tới sinh
trưởng của cây, > 17m/s sẽ là cây bị gãy thân, cành và có thể làm trốc gốc.
6.2. Các yếu tố đất đai thích hợp trồng cao su
Độ cao so với mặt biển: dưới hoặc bằng 700 mét;
Mạch nước ngầm trên 1,5 mét
Độ dày tầng đất: tối thiểu 80 cm, không bị úng, không có đá kết von, đá bàn,
và là loại đất thịt pha sét;
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
13
BÀI 2
SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
I/ GIỐNG VÀ VƯỜN NHÂN GỖ GHÉP
1. Một số giống cao su khuyến cáo trồng ở địa bàn Tỉnh Quảng Trị
- Dòng vô tính RRIM 600
Thân hình trụ, thẳng, vỏ mềm dễ cạo, tầng lá dạng nón, lá màu xanh vàng, bóng, lá
hình trứng, bìa lá gợn sóng. Cuống lá dài, mọc ngang so với thân