Bài viết này tôi xin được phép thực hiện theo nhiều yêu cầu từ những độc giả của VietSun, họ đọc những bài viết truớc đây và đã yêu cầu tôi qua E-mail, FaceBook nên viết thêm một chủ đề g. đó để hỗ trợ cho công việc làm của họ tại văn phòng. Với tất cả chúng ta, mỗi khi chuyển nơi làm việc mới, hoặc vừa t.m được một công việc sau khi ra trường, luôn tạo cho chúng ta nhiều áp lực. Một nguời thành công trong công việc khi họ biết cách hòa đồng cùng đồng nghiệp, họ làm việc có trách nhiệm và theo đúng quy định của công ty. Có những bạn trẻ có điểm tốt nghiệp hoặc điểm trung bình cuối khóa (GPA) rất cao, nhưng họ đã không thành công khi ra đời. Một lý do khá quan trọng là họ thiếu nghệ thuật giao tiếp nơi làm việc. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, tôi xin lạm bàn một vài yếu tố chính trong giao tiếp văn phòng có thể tạo thêm uy tín hoặc gây cản trở bước đường tiến thân của chúng ta. Sau đây là những điểm chúng ta nên chú .:
Sử Dụng Điện Thoại Cầm Tay
• Thật khó chịu khi trong văn phòng bỗng nghe tiếng điện thoại cầm tay reng những tiếng chuông kỳ lạ. Có những tiếng chuông nghe như ma hú, tiếng nói tục tĩu, hoặc tiếng nhạc dâm dật. Cần chú . để điều chỉnh tiếng chuông đúng mực, giản dị. Tốt hơn hết là trong thời gian làm việc tại văn phòng, điện thoại cầm tay nên để ở chế độ rung, không kêu. Tiếng chuông điện thoại không nghiêm túc có thể làm mất đi sự nể trọng của các đồng nghiệp.
• Không nói chuyện nhiều trên điện thoại khi ở trong wash room/rest room. Người cẩn thận trong hành xử là không bi bô nói nhiều nơi phòng vệ sinh. Có những truờng hợp nhân viên nói xấu lẫn nhau trên điện thoại trong nhà vệ sinh công cộng, và phía bên kia có nguời nghe được, gây ra những hiềm khích không đáng có.
• Khi xử dụng điện thoại cầm tay, nên tìm một nơi thuận tiện, tránh những nơi đông nguời.
• Trước buổi họp, nên tắt ngay điện thoại. Hành động này luôn tạo cho nguời đối diện một cảm tình vì quý vị đã tỏ ra tôn trọng họ.
Sử Dụng Thư Điện Tử/E-mail
Ngày nay có hơn 74.9% nguời dân Canada nói riêng và trên toàn Bắc Mỹ nói chung xử dụng thư điện tử/ E-mail trong các giao tiếp (theo Statistic Canada, 2009: Internet Usage and Population Growth). Chúng ta cũng cần chú ý những điểm sau:
• Thư điện tử/ E-mail giao tiếp trong văn phòng cần ngắn gọn và ghi rõ chủ đề (subject) của từng thư gởi đi.
• Coi kỹ lại văn phạm và đánh vần. Nguyên tắc này áp dụng với cả thư điện tử viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Với thư viết bằng tiếng Việt, nên cài đặt chương trình đánh máy có dấu rõ ràng.
• Cuối thư nên ghi rõ tên họ nguời gởi cùng chức vụ (nếu có). Một lá thư không có tên nguời gởi sẽ bị cho là thiếu lịch sự, giống như thư viết mà không có chữ k. Chúng ta cần thận trọng điểm này.
• Thư viết gởi cho cấp trên càng quan trọng hơn, quý vị nên chú ý cẩn thận bởi vì "văn là nguời", một lá thư văn phạm nghèo nàn, sai chính tả sẽ đánh mất niềm tin ở cấp trên.
• Đừng đem những E-mail có tính cách truyền giáo hay dạng phát tán (chain mails) từ bên ngoài vào trong văn phòng và đừng bao giờ gởi cho các đồng nghiệp những thông tin không liên quan đến công việc.
Tinh Thần Tập Thể
Trong công việc hàng ngày, chúng ta nhiều lúc phải làm những dự án chung theo nhóm từ hai nguời trở lên. Nếu ứng xử không khéo, rất dễ gây ra những hiểu lầm và xích mích.
• Không nên trốn tránh trách nhiệm chung và công việc đã nhận trách nhiệm.
• Khi đuợc khen tặng, đừng quên nhắc đến tất cả những cộng sự cùng tham gia dự án. Thật là lố bịch khi cả nhóm cùng làm chung, nhưng khi được khen thuởng thì người đứng đầu huyên thuyên nhận những lời khen và quên rằng nếu không có những cộng sự đắc lực, họ sẽ không bao giờ thành công được như hôm nay.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Giao tiếp nơi công sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ
Bài viết này tôi xin được phép thực hiện theo nhiều yêu cầu từ những độc giả của VietSun, họ đọc những bài viết truớc đây và đã yêu cầu tôi qua E-mail, FaceBook nên viết thêm một chủ đề g. đó để hỗ trợ cho công việc làm của họ tại văn phòng. Với tất cả chúng ta, mỗi khi chuyển nơi làm việc mới, hoặc vừa t.m được một công việc sau khi ra trường, luôn tạo cho chúng ta nhiều áp lực. Một nguời thành công trong công việc khi họ biết cách hòa đồng cùng đồng nghiệp, họ làm việc có trách nhiệm và theo đúng quy định của công ty. Có những bạn trẻ có điểm tốt nghiệp hoặc điểm trung bình cuối khóa (GPA) rất cao, nhưng họ đã không thành công khi ra đời. Một lý do khá quan trọng là họ thiếu nghệ thuật giao tiếp nơi làm việc. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, tôi xin lạm bàn một vài yếu tố chính trong giao tiếp văn phòng có thể tạo thêm uy tín hoặc gây cản trở bước đường tiến thân của chúng ta. Sau đây là những điểm chúng ta nên chú .:
Sử Dụng Điện Thoại Cầm Tay
• Thật khó chịu khi trong văn phòng bỗng nghe tiếng điện thoại cầm tay reng những tiếng chuông kỳ lạ. Có những tiếng chuông nghe như ma hú, tiếng nói tục tĩu, hoặc tiếng nhạc dâm dật... Cần chú . để điều chỉnh tiếng chuông đúng mực, giản dị. Tốt hơn hết là trong thời gian làm việc tại văn phòng, điện thoại cầm tay nên để ở chế độ rung, không kêu. Tiếng chuông điện thoại không nghiêm túc có thể làm mất đi sự nể trọng của các đồng nghiệp.
• Không nói chuyện nhiều trên điện thoại khi ở trong wash room/rest room. Người cẩn thận trong hành xử là không bi bô nói nhiều nơi phòng vệ sinh. Có những truờng hợp nhân viên nói xấu lẫn nhau trên điện thoại trong nhà vệ sinh công cộng, và phía bên kia có nguời nghe được, gây ra những hiềm khích không đáng có.
• Khi xử dụng điện thoại cầm tay, nên tìm một nơi thuận tiện, tránh những nơi đông nguời.
• Trước buổi họp, nên tắt ngay điện thoại. Hành động này luôn tạo cho nguời đối diện một cảm tình vì quý vị đã tỏ ra tôn trọng họ.
Sử Dụng Thư Điện Tử/E-mail
Ngày nay có hơn 74.9% nguời dân Canada nói riêng và trên toàn Bắc Mỹ nói chung xử dụng thư điện tử/ E-mail trong các giao tiếp (theo Statistic Canada, 2009: Internet Usage and Population Growth). Chúng ta cũng cần chú ý những điểm sau:
• Thư điện tử/ E-mail giao tiếp trong văn phòng cần ngắn gọn và ghi rõ chủ đề (subject) của từng thư gởi đi.
• Coi kỹ lại văn phạm và đánh vần. Nguyên tắc này áp dụng với cả thư điện tử viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Với thư viết bằng tiếng Việt, nên cài đặt chương trình đánh máy có dấu rõ ràng.
• Cuối thư nên ghi rõ tên họ nguời gởi cùng chức vụ (nếu có). Một lá thư không có tên nguời gởi sẽ bị cho là thiếu lịch sự, giống như thư viết mà không có chữ k.. Chúng ta cần thận trọng điểm này.
• Thư viết gởi cho cấp trên càng quan trọng hơn, quý vị nên chú ý cẩn thận bởi vì "văn là nguời", một lá thư văn phạm nghèo nàn, sai chính tả sẽ đánh mất niềm tin ở cấp trên.
• Đừng đem những E-mail có tính cách truyền giáo hay dạng phát tán (chain mails) từ bên ngoài vào trong văn phòng và đừng bao giờ gởi cho các đồng nghiệp những thông tin không liên quan đến công việc.
Tinh Thần Tập Thể
Trong công việc hàng ngày, chúng ta nhiều lúc phải làm những dự án chung theo nhóm từ hai nguời trở lên. Nếu ứng xử không khéo, rất dễ gây ra những hiểu lầm và xích mích.
• Không nên trốn tránh trách nhiệm chung và công việc đã nhận trách nhiệm.
• Khi đuợc khen tặng, đừng quên nhắc đến tất cả những cộng sự cùng tham gia dự án. Thật là lố bịch khi cả nhóm cùng làm chung, nhưng khi được khen thuởng thì người đứng đầu huyên thuyên nhận những lời khen và quên rằng nếu không có những cộng sự đắc lực, họ sẽ không bao giờ thành công được như hôm nay.
Than Thở Chuyện Cá Nhân, Gia Đình
• Khi đem những vấn đề rắc rối của cá nhân hay gia đ.nh ra tâm sự hoặc khóc lóc với đồng nghiệp hoặc cấp trên, thoạt đầu quý vị sẽ nhận đuợc đôi lời an ủi. Nhưng nếu cứ tiếp diễn liên tục, mọi người sẽ khó chịu vì cuộc sống của ai cũng có những nỗi niềm lo lắng riêng, các đồng nghiệp không phải là những là cố vấn tâm lý để có thể lắng nghe chúng ta ngày này qua ngày khác. Nên tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu thấy cần thiết.
• Một số truờng hợp, vì thấy nhân viên đang trong tâm trạng căng thẳng chuyện cá nhân như thất tình, vợ chồng hục hặc, nên giám đốc đã không dám giao những trách nhiệm quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc những cơ hội thăng tiến trong công việc như tăng lương, tiến chức sẽ không đến với quý vị dễ dàng.
Những Đề Tài Dễ Gây Tranh Cãi
• Tôn giáo: Canada là quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc. Mỗi dân tộc theo một tôn giáo khác nhau. Hiện nay ở Canada có hầu như tất cả mọi tôn giáo. Cần tránh những lời nói xúc phạm tôn giáo khác, hoặc tự tôn tôn giáo của mình mà dè bỉu đức tin của người khác
• Chinh trị: Canada hiện nay có ba chính đảng lớn là Consevative, Liberal và NDP. Green Party cũng có ghế trong quốc hội và nhiều những đảng phái khác mang những niềm tin và sứ mệnh khác nhau. Cần thận trọng tránh mang những nhận định cá nhân nhằm vào một đảng phái nào đó, bởi vì không phải ai cũng có cùng quan điểm giống mình. Thông thường, mỗi khi tới mùa tranh cử chính trị, thường xảy ra các cuộc cãi vã giữa các nhân viên làm chung trong cùng một văn phòng chỉ vì quan điểm khác nhau.
• Tránh tranh cãi về một chính sách của chính phủ hay một đuờng lối vì điều này cũng dễ đưa đến cãi vã, mích lòng. Tinh thần ủng hộ hoặc không ủng hộ Hoàng Gia Anh Quốc tại Canada cũng là một đề tài chính trị dễ gây xích mích.
• Cẩn thận khi nói câu chúc Happy Chinese New Year, nhất là đối với những nguời gốc Việt, gốc Hàn Quốc, Nhật Bản... Câu chúc đúng nhất là Happy Lunar New Year. Ngày nay, một câu chúc sai dễ gây ra những ngộ nhận là bị cho là kỳ thị chủng tộc. Lời chúc Merry Christmas cũng là một ví dụ tương tự khác, không phải ai cũng ăn mừng Chúa giáng sinh, chúng ta không thể đặt nhận định chủ quan của m.nh vào một ai.
Kể Chuyện Cuời
• Tránh những chuyện cuời có tính dung tục hoặc xúc phạm đến nguời tàn tật, văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết của một dân tộc.
• Ở các môi truờng làm việc ngày nay đều có các quy định về sách nhiễu tình dục (sexual harrassment) hoặc kỳ thị (discrimination). Rất nhiều các trường hợp chỉ vì vui miệng kể những câu chuyện tục mà bị cảnh cáo về hai lĩnh vực trên, hoặc thậm chí bị đuổi việc.
Ăn Uống Tại Nơi Làm Việc
• Tránh mang những thức ăn quá nặng mùi vào văn phòng
• Tránh ăn tại bàn làm việc, nếu chỗ làm có phòng ăn riêng th. nên ăn tại ph.ng ăn
• Không nhai kẹo cao su quá ồn hoặc thổi thành bong bóng kêu lách tách
• Thỉnh thoảng cũng nên tham gia những buổi ăn trưa bên ngoài cùng các đồng nghiệp để tạo thêm tình thân và hiểu nhau.
• Tại các buổi tiệc do nơi làm việc tổ chức tại nhà hàng hoặc club, tư gia, quý vị nên tránh uống quá nhiều ruợu, việc uống quá nhiều ruợu có thể đánh mất sự kiềm chế. Có truờng hợp vì say ruợu mà gây gổ và đánh nhau thật đáng tiếc.
Trang Phục
• Tùy vào yêu cầu của công việc và tình hình chung của toàn văn phòng mà quý vị chọn cho mình một phong cách ăn mặc thật phù hợp với môi truờng chung.
• Tránh ăn mặc quá hở hang hoặc quá diêm dúa tạo nên sự khác nguời.
• Ngày thứ Sáu, thông thuờng các công ty có biệt lệ ăn mặc giản dị hơn các ngày trong tuần
• Tránh xài nuớc hoa nặng mùi hoặc có khi phải bỏ hẳn thói quen này, nếu nơi làm việc có quy định không xử dụng mùi hương và hóa chất.
(Xem thêm bài "Tìm Việc Làm: Chuẩn Bị và Tự Tin" do tôi viết đăng trên VietSun số April/ May 2010)
Tránh tụ tập nói xấu đồng nghiệp, cấp trên, gây bè phái
• Trong truờng hợp có người đến kể cho quý vị nghe về những điều theo họ là xấu xa từng xảy ra trong văn phòng trước đây. hái độ đúng nhất là nghe, im lặng và quan sát. Đừng hùa theo những nhận định ấy một cách vội vã.
• Cần chú ý thận trọng với những nguời thích tạo ra hiềm khích và hay kéo bè phái. Trong các môi truờng làm việc nào cũng có dạng nguời này. Cần chú ý giữ một khoảng cách vừa phải. Nên nhớ những ai từng đến gặp m.nh để kể xấu một nguời đồng nghiệp thì sớm muộn gì họ cũng sẽ lôi quý vị ra để làm đề tài với nguời khác.
Trên đây là một số điểm cơ bản mà trong phạm vi một bài viết ngắn chúng tôi xin đuợc phép thảo luận. Hy vọng có thể giúp ích đuợc phần nào cho các quý vị đang làm việc văn phòng, các quý vị đang tham gia các khóa huấn luyện để trở lại nghề cũ ở Canada và các bạn trẻ chuẩn bị buớc vào đời. Nghệ thuật ứng xử luôn luôn đa dạng và khác nhau. Cá nhân tôi luôn mong nhận được những góp. khác từ các độc giả. Nếu quý vị thấy những đề tài nào cần thiết trong đời sống và muốn đề nghị cá nhân tôi viết bài, xin liên lạc e-mail về VietSun Magazine. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị tại cột báo này kỳ sau.
Kỹ năng giao tiếp trong công sở
Với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp. Theo nhiều kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không phải do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp với cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói cùng thứ tiếng và có chung một nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau là một bí quyết để thành công khi giao tiếp nơi công sở.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp ở nơi làm việc:
Chú ý vào "nội dung trao đổi" chứ không phải "người phát ngôn"
Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt. Nếu bạn đã có thành kiến về một đồng nghiệp thì bạn thường không chịu chú ý lắng nghe thông tin mà họ chia sẻ.
Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối thoại qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện. Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận thông tin của họ hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng "quan trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai"!
"Tại sao" chứ không chỉ là "cái gì"?
Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ và tìm hiểu vì sao người ta trao đổi vấn đề đó với bạn. Ví dụ: sếp bạn ra thông báo kể từ đầu năm nay, công ty áp dụng giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ đến 9 giờ và không quá 9 giờ. Nếu chỉ chăm chăm vào nội dung thông tin, bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng nếu tự đặt câu hỏi "tại sao" bạn sẽ hiểu thêm và thấy được lợi ích của quy định này. Giờ làm việc như vậy sẽ giúp bạn linh động về thời gian làm việc hơn và thử nghĩ xem, lỡ có bị kẹt xe thì bạn cũng sẽ tránh được việc đi làm trễ giờ.
Lắng nghe rồi mới đánh giá
Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan điểm của người phát ngôn trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.
Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được
Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.
Thông tin đơn giản và dễ hiểu
Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp.
Tiếp nhận phản hồi
Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau
Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn.
Bí quyết để nói chuyện với người mình không thích
Chúng ta thường có thói quen nói chuyện với người mình thích và cảm thấy vô cùng khó chịu, ngột ngạt nếu phải “tiếp chuyện” với một người mà mình không ưa?
1. Hợp tác vui vẻ
Dường như để tạo dựng bất kỳ một mối quan hệ nào cũng cần sự đồng thuận từ hai phía! Nếu chỉ mình bạn hoặc họ cố gắng để hợp tác thì không bao giờ bạn đạt được mục đích của cuộc nói chuyện đó! Vậy nên trước khi nói chuyện với họ bạn hãy bỏ qua những định kiến, những suy nghĩ không tốt về người đó! Có như vậy, bạn mới hợp tác vui vẻ được!
Thay vì dồn hết tâm trí suy nghĩ nên đối phó với người kia ra sao trong cuộc gặp gỡ, về những câu nói của họ, ánh nhìn và những cái bắt tay thì bạn nên lập cho mình bản kế hoạch đầy đủ và cụ thể cho buổi nói chuyện! Khi dồn tâm trí sang một góc nhìn mới bạn sẽ không còn bị những định kiến choán hết tâm trí của mình!
Rất khó để nói chuyện với người không thích, nhưng đừng vì định kiến, cái nhìn riêng của bạn làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn! Bạn không cần phải thích họ, chỉ cần vui vẻ nói chuyện với họ là được!
2.Hãy tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình
Chắc bạn không muốn bị những người kia coi thường phải không? Nếu ngay đến cả cảm xúc của mình bạn cũng không làm chủ đươc thì làm sao bạn có thể vượt qua được những thử thách lớn hơn! Không ai trong chúng ta có thể lựa chọn hoàn cảnh mình gặp phải nhưng ai cũng có thể lựa chọn cách đối phó với hoàn cảnh đó! Vậy nên, trước khi tỏ thái độ khó chịu với một người nào đó, bạn hãy nghĩ nếu là mình, bạn cảm thấy thế nào khi họ xử sự với bạn như thế!
Đừng bao giờ nghĩ rằng: không thích thì thế nào cũng được! Hãy giữ cho mình chút tự trọng cuối cùng, đừng để người khác nhìn bạn với ánh mắt khó chịu và tức giận! Bởi việc gì cũng có giới hạn của nó, nếu họ tôn trọng bạn thì bạn đừng dội gạo nước lạnh lên đầu họ, bởi chúng ta sống còn có trước có sau! Và nếu một ai đó diễu cợt bạn, thì bạn hãy tôn trọng chính mình và chứng minh cho họ thấy bạn khác họ!.Hãy mỉm cười với những ai nói chuyện với bạn, bởi đó là cách nhanh nhất để tạo ra sự thân thiện và vui vẻ cho những cuộc gặp gỡ!
3.Nếu không nói được những lời tốt đẹp thì đừng nói gì cả!
Đôi lúc dù không cố ý, chúng ta làm người khác tổn thương vì những câu nói của mình! Đã bao giờ bạn bị những người xung quanh kêu gọi im lặng chưa? Đó là lúc lời nói của bạn đi quá giới hạn cho phép! Nó khiến ai đó bị tổn thương!
Vậy nên nếu không nói được những lời tốt đẹp thì đừng gieo tổn thương cho nhau! Hãy im lặng và kết thúc cuộc nói chuyện dù nó không đạt được mục đích. Đừng cố gắng thỏa mãn cảm xúc của mình mà cố nói hết những gì bạn nghĩ! Làm như thế chỉ khiến bạn và người đó xa cách hơn mà thôi!
Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều thú vị, những người chúng ta không thích có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và không phải bao giờ chúng ta cũng sẵn sàng để đối mặt! Vậy nên, hãy luyện cho mình thái độ điềm tĩnh, khách quan khi tiếp xúc với những người xung quanh để một khi đối mặt với những người bạn không thích, bạn sẽ dễ dàng thích nghi được với họ!
Những hành vi, cử chỉ cần tránh khi giao tiếp
1.“Khoa chân múa tay” không ngừng
Nói cùng với hành động của tay là điều tự nhiên và đôi khi nó thể hiện sự nhiệt tình, hứng khởi. Tuy nhiên, nó có thể mang lại hiệu ứng ngược nếu bạn quá lạm dụng và không làm đúng cách.
“Cử chỉ của tay chỉ nên giới hạn trong khung cơ thể. Nếu tay bạn vươn quá ngang vai, người nghe sẽ nghĩ rằng bạn đang mất bình tĩnh”. Ngoài ra, tay vận động không ngừng cũng khiến người nghe bị xao nhãng. 5 hành vi cử chỉ cần tránh khi giao tiếp
2.Chạm tay lên mặt
Bạn nên tránh chạm tay xung quanh mặt: “Người ta cho rằng chạm tay lên mặt đồng nghĩa với việc bạn đang che giấu điều gì đó. Nhiều người tin vào điều này, vì thế bạn nên chú ý”. (Cho dù bạn không tin, nhưng người khác tin như vậy thì sao, bởi đó là quyền của họ!). Ngoài ra, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện thay vì nhìn vào môi vì hành động đó có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái.
3.Tư thế ngồi cứng nhắc
Ngồi thẳng là tư thế đúng nhưng bạn cũng không nên quá cứng nhắc, ngồi nghiêm và quá thẳng. Hãy thoải mái nếu bạn không muốn bị mang tiếng là người cứng nhắc và bảo thủ. Để biết mình có ngồi đúng tư thế hay không, hãy chụp lại ảnh, từ đó có điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra, tư thế, dáng vẻ tùy thuộc vào trang phục cũng là vấn đề đáng quan tâm.
4.Khoanh tay
Khoanh tay trước ngực là hành động thể hiện sự kiêu căng và bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin. “Học theo những người có sức lôi cuốn, bạn nên đặt tay một cách thoải mái ở trên bàn và để người khác có thể nhìn thấy chúng”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên. - Bạn cũng nên hơi hướng người về phía trước một chút để thể hiện rằng mình thực sự chú ý và quan tâm tới những gì người khác nói. Ngược lại, khoanh tay thể hiện sự “thủ thế”, nghi ngại và không có hứng thú. (Bạn cũng có thể dựa vào tư thế này của họ để biết mình có được sự cảm tình (hài lòng) từ họ hay không). - “Nếu họ ngả người ra phía sau hay khoanh tay và tựa vào ghế, bạn nên cân nhắc lại câu chuyện của mình và giải thích thêm về vấn đề đó”.
5.Phán đoán tâm lý qua ánh mắt
Ngoài ngôn ngữ cử chỉ, bạn có thể dựa vào ánh mắt để phán đoán tâm lý của người giao tiếp với bạn. Từ đó bạn sẽ biết mình có đang đi đúng hướng hay không để có thể điều chỉnh chính mình và đạt được kết quả như ý.
- Dấu hiệu tích cực khi ánh mắt nhìn trực tiếp vào mắt bạn: Liên lạc qua ánh mắt là một dấu hiệu tốt. Nó cho thấy bạn đã tạo sự kết nối và vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý; - Nháy mắt đồng bộ với bạn: Đây cũng là biểu hiện của sự tương tác tích cực. Khi có cảm tình với bạn, họ sẽ nháy mắt chậm và thậm chí theo nhịp cùng với những cái nháy mắt của bạn; - Nghiêng đầu và nhìn sang bên cạnh, nhìn sang bên phải và xuống dưới: có nghĩa là anh/ cô ấy thật sự lắng nghe những gì bạn nói. (Có thể bạn nói điều gì đó thú vị khiến họ phải suy nghĩ về nhận xét của bạn).
- Dấu hiệu cho thấy quan hệ giao tiếp đang đi chệch hướng nếu ánh mắt của họ hướng lên trên: Ánh mắt hướng lên trên cho thấy họ đang tìm cách che giấu một sự thật nào đó (như thất vọng về điều bạn vừa nói chẳng hạn); - Liếc về một phía: Nếu người nghe có dấu hiệu này tức là lời bạn vừa nói không làm họ hài lòng (có thể họ đang cảm thấy khó chịu); - Liên lạc qua ánh mắt căng thẳng và lâu (đôi khi họ thở dài): Đó là do họ cảm thấy buồn tẻ và mệt mỏi trước những phát biểu của bạn.
Liên lạc qua ánh mắt là sự tương tác hai chiều trong giao tiếp, và người khác cũng có thể đọc được suy nghĩ, đoán được tâm lý của bạn. Nếu trong đầu bạn nghĩ rằng: “Cuộc nói chuyện này thật tẻ nhạt, mình muốn nhanh chóng kết thúc cho rồi!”, - nó có thể biểu hiện qua ánh mắt của chính bạn và họ cũng sẽ thấy được. Do đó, hãy nhận biết để lưu ý về những suy nghĩ của mình và bạn nên cẩn trọng các hành vi cử chỉ khi giao tiếp để tránh bị hiểu lầm.
Bất mí tuyệt chiêu tạo thiên cảm trang giao tiếp
Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn!
Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình? "Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin", hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào cũng thích hợp và tôn lên bạn