Hóa học phân tích, hiểu theo nghĩa rộng, không những chỉ là khoa học
về các phương pháp phân tích định tính và định lượng các chất mà còn là khoa
học về các phương pháp kiểm tra những quátrình hóa lý và kỹ thuật hóa học.
Phân tích định tính (PTĐT) nhằm xác định sự hiện diện của các cấu tử
(ion, nguyên tố hay nhóm nguyên tố) trong mẫu phân tích và đồng thời đánh
giá sơ bộ hàm lượng của chúng: đa lượng, vi lượng, vết, PTĐT phần lớn dựa
vào sự chuyển chất phân tích thành mộtchất mới nào đó có những tính chất
đặc trưng như có màu, có cấu trúc tinh thể hoặc vô định hình, có trạng thái vật
lý nhất định
Phân tích định lượng (PTĐL) có nhiệm vụ xác định chính xác hàm lượng
của những cấu tử trong mẫu. Phương pháp PTĐL dựa trên phép đo các thuộc
tính hóa học, vật lý hoặc hóa lý của các chất hoặc của các phản ứng hóa học.
Các phương pháp PTĐL bao gồm PPHH, PPVL, PPHL.
56 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hóa phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa phân tích
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA PHÂN TÍCH
I. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA HÓA PHÂN TÍCH
Hóa học phân tích, hiểu theo nghĩa rộng, không những chỉ là khoa học
về các phương pháp phân tích định tính và định lượng các chất mà còn là khoa
học về các phương pháp kiểm tra những quá trình hóa lý và kỹ thuật hóa học.
Phân tích định tính (PTĐT) nhằm xác định sự hiện diện của các cấu tử
(ion, nguyên tố hay nhóm nguyên tố) trong mẫu phân tích và đồng thời đánh
giá sơ bộ hàm lượng của chúng: đa lượng, vi lượng, vết, … PTĐT phần lớn dựa
vào sự chuyển chất phân tích thành một chất mới nào đó có những tính chất
đặc trưng như có màu, có cấu trúc tinh thể hoặc vô định hình, có trạng thái vật
lý nhất định…
Phân tích định lượng (PTĐL) có nhiệm vụ xác định chính xác hàm lượng
của những cấu tử trong mẫu. Phương pháp PTĐL dựa trên phép đo các thuộc
tính hóa học, vật lý hoặc hóa lý của các chất hoặc của các phản ứng hóa học.
Các phương pháp PTĐL bao gồm PPHH, PPVL, PPHL.
Vai trò chủ yếu của hóa phân tích là PTĐL. Tuy nhiên trong thực tế
muốn xác định hàm lượng một mẫu chưa biết thành phần rất phức tạp, vì sự có
mặt của ion hay nguyên tố này thường cản trở việc xác định cấu tử khác. Do
đó, dù có yêu cầu hay không, với một mẫu chưa biết thành phần phải tiến
hành phân tích định tính trước để có thể chọn được phương pháp PTĐL thích
hợp và cho kết quả chính xác. Các phương pháp phân tích định tính và định
lượng cho phép xác định hàm lượng các nguyên tố riêng rẽ trong các chất phân
tích được gọi là phương pháp phân tích nguyên tố, để xác định các nhóm chức
được gọi là phân tích nhóm chức.
Dựa vào các PPPT, người ta đã tìm ra những định luật hóa học quan
trọng như định luật thành phần không đổi, định luật tỉ lệ bội, định luật tác dụng
đương lượng, xác định các nguyên tử khối của một số nguyên tố, thành lập
được công thức hóa học của rất nhiều hợp chất …. Hóa học phân tích tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển các môn khoa học tự nhiên như địa hóa học,
địa chất học, khoáng vật học, vật lý học, sinh vật học, y học, hóa kỹ thuật,
công nghiệp luyện kim,… và hóa học phân tích còn là cơ sở cho việc kiểm
nghiệm hóa học trong nghiên cứu, sản xuất (kiểm tra nguyên liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm), xây dựng các phương pháp kiểm tra tự động các quá trình
kỹ thuật.…
Vai trò của hóa phân tích ngày càng cao cũng có nghĩa là các yêu cầu
đối với ngành và người làm công tác phân tích ngày càng khắt khe hơn. Với
ngành phân tích, phải luôn luôn phát triển hầu theo kịp đà phát triển của các
ngành khác. Với người phân tích, do có sự tương quan giữa các ngành khoa học
tự nhiên nên người phân tích phải có kiến thức về các môn toán, lý, hóa đại
cương, hóa vô cơ, hóa lý và tin học để có thể nắm vững nguyên tắc của các
1
Hóa phân tích
phương pháp và có thể đi sâu vào các phương pháp mới dựa trên các căn bản
sẵn có. Ngoài ra, trong phần thực nghiệm, người phân tích cần có những đạo
đức như cẩn thận, kiên nhẫn, chính xác, sạch sẽ, trung thực và có khả năng
phán đóan kết quả phân tích.
II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH (PPPT)
Có nhiều cách phân lọai các phương pháp phân tích, trong đó phổ biến
nhất là cách phân loại dựa vào bản chất (hay đặc điểm) của phương pháp hoặc
dựa vào hàm lượng của cấu tử trong mẫu phân tích.
II.1. Phân loại theo bản chất của phương pháp
Khi phân loại theo bản chất của phương pháp, hóa phân tích bao gồm
các phương pháp sau:
Phương pháp hóa học (PPHH)
Dùng phản ứng hóa học để chuyển cấu tử khảo sát thành hợp chất mới
mà với tính chất đặc trưng nào đó của hợp chất mới, ta có thể xác định được sự
hiện diện và hàm lượng của cấu tử khảo sát.
Ví dụ: trong môi trường ammoniac, với hàm lượng thích hợp Ni2+ tham
gia phản ứng hóa học với dimetyl glyoxim (DMG) cho xuất hiện kết tủa màu
đỏ son. Như vậy, khi cho dung dịch DMG tác dụng với dung dịch phân tích:
- Nếu dung dịch (DD) có xuất hiện tủa đỏ son, kết luận có Ni2+ trong
DD phân tích (định tính).
- Tách và cân tủa ta xác định được hàm lượng Ni2+ trong mẫu (định
lượng).
Phương pháp vật lý (PPVL)
Phương pháp vật lý là các PPPT dùng để phát hiện hoặc xác định thành
phần của chất cần nghiên cứu mà không cần phải sử dụng các phản ứng hóa
học. Các phương pháp này có thể là các phương pháp dựa trên việc nghiên cứu
các tính chất quang, điện, từ, nhiệt hoặc các tính chất vật lý khác. PPVL có 1
số ưu điểm so với các PPHH như có thể tách được các nguyên tố khó bị tách
bởi PPHH, dễ áp dụng cho các quá trình tự động hóa.
Phương pháp hóa lý (PPHL)
Phương pháp hóa lý là PPPT dự trên sự kết hợp giữa PPVL và PPHH:
sau khi thực hiện phản ứng hóa học giữa cấu tử khảo sát và thuốc thử, dựa vào
việc khảo sát lý tính của hợp chất thu được hay DD tạo ra để định tính hoặc
định lượng mẫu.
Mặc dù xuất hiện khá lâu sau PPPT hóa học, các phương pháp hóa lý
lại được phát triển và hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh, được sử dụng ngày
càng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học và trong cả
phòng thí nghiệm nhà máy, xí nghiệp. Nguyên tắc chung của phương pháp là
dùng biện pháp thích hợp tác động lên đối tượng nghiên cứu và ghi nhận sự
thay đổi các tham số hóa lý của đối tượng nghiên cứu sau khi tác động. Để
quan sát và ghi nhận các tham số hóa lý đòi hỏi phải sử dụng các dụng cụ và
2
Hóa phân tích
thiết bị khá tinh vi, phức tạp. Vì lý do này, các PPPT vật lý và hóa lý thường
được gọi là PPPT dụng cụ hoặc gọi theo thói quen là PPPT hóa lý. Các PPPT
dụng cụ thường được chia thành các nhóm sau đây: (1) PPPT phổ nghiệm; (2)
PPPT điện hóa; (3) PPPT sắc ký và (4) là các PPPT khác.
Các phương pháp phổ nghiệm (PPPN)
Các PPPN là các PPPT mà kết quả khảo sát có thể biểu diễn dưới dạng
phổ. Thuộc nhóm phương pháp này gồm có các phương pháp quang phổ
(quang học) dựa trên sự nghiên cứu của các phổ phát xạ, hấp thu và tán xạ ánh
sáng. Phương pháp này còn bao gồm phương pháp khối phổ (phương pháp
nghiên cứu các chất bằng cách đo chính xác khối lượng phân tử của chất đó)
và phương pháp phổ cộng hưởng từ dựa trên sự tương tác của nguyên tử, phân
tử chất khảo sát với từ trường.
Ngoài các phương pháp trên, nhóm các phương pháp phân tích phổ còn
bao gồm PPPT dựa trên việc đo chiết suất khúc xạ của vật chất; PPPT hàm
lượng các chất dựa trên sự đo lượng ánh sáng và phương pháp hấp đục là
phương pháp dựa trên sự đo lượng ánh sáng do một huyền phù không màu hấp
thu.
Các phương pháp điện hóa (PPĐH)
Ngày nay đã có tới khoảng ba mươi PPPT điện hóa khác nhau mà cơ sở
của phương pháp dựa trên các quy luật, hiện tượng có liên quan đến phản ứng
điện hóa xảy ra trên ranh giới tiếp xúc giữa các cực và DD phân tích, hoặc dựa
vào tính chất điện hóa của DD tạo nên môi trường giữa các điện cực, hoặc dựa
trên các ứng dụng của phản ứng điện hóa. Nhiều tác giả đề nghị chia các
PPPT điện hóa thành 2 nhóm lớn: (1) nhóm các phương pháp dựa trên các quá
trình điện cực và (2) nhóm các phương pháp không dùng các phản ứng điện
cực.
Các phương pháp thuộc nhóm một được chia thành hai phân nhóm:
- Phân nhóm gồm các phương pháp trong đó các phản ứng điện cực ở
trạng thái cân bằng bao gồm phương pháp đo thế và chuẩn độ điện thế
với dòng bằng không.
- Phân nhóm dựa trên sự điện phân (dòng khác không), bao gồm phương
pháp volt – amper, chuẩn độ điện thế với dòng không đổi, phương điện
khối lượng dòng không đổi hoặc thế không đổi, phương pháp cực phổ cổ
điển, cực phổ dòng xoay chiều, phương pháp điện hóa hòa tan….
Các phương pháp không dùng phản ứng điện cực bao gồm các phương pháp
điện dẫn và chuẩn độ điện dẫn, phương pháp xác định hằng số điện môi tương
đối, phương pháp điện dẫn cao tần và chuẩn độ điện dẫn cao tần…
Các phương pháp sắc ký (PPSK)
Sắc ký là quá trình tách dựa trên sự chuyển dịch của hỗn hợp phân tích
qua lớp chất bất động ở trạng thái rắn hoặc trạng thái lỏng tẩm trên chất mang
rắn (được gọi là pha tĩnh) và sự chuyển dịch đó được thực hiện bằng một chất
3
Hóa phân tích
lỏng hoặc chất khí có khả năng di chuyển (gọi là pha động). Các PPPT sắc ký
cụ thể bao gồm nhóm sắc ký hấp phụ (rắn-khí, rắn-lỏng); nhóm sắc ký phân
bố (lỏng - lỏng; lỏng - khí), sắc ký trao đổi ion và sắc ký rây phân tử. Quá trình
tách sắc ký có thể xảy ra trên cột hoặc trên mặt phẳng như giấy, bản mỏng.
Phương pháp sắc ký được sử dụng rộng rãi để tách những chất vô cơ và
hữu cơ giống nhau về thành phần và tính chất, đặc biệt là có thể tách được các
nguyên tố đất hiếm và những nguyên tố phóng xạ với hiệu quả khá cao. Ngoài
khả năng tách, PPSK còn được dùng để định tính và định lượng rất nhiều loại
mẫu thuộc lĩnh vực khoa học và lĩnh vực công nghiệp khác.
Các PPPT hóa lý khác
Ngoài các nhóm phương pháp trên, thuộc nhóm PPPT dụng cụ còn có PPPT
phóng xạ dựa trên sự đo bức xạ của các nguyên tố có hoạt tính phóng xạ, các
PPPT nhiệt, PPPT nhiệt điện, PP đo độ dẫn nhiệt, PP chuẩn độ nhiệt lượng và
một số PPPT khác.
Ưu điểm của các PPPT dụng cụ là độ nhạy cao, tốc độ phân tích nhanh,
lượng mẫu phân tích bé… khi so sánh nó với PPPT hóa học:
Chỉ tiêu so sánh Phương pháp hóa học Phương pháp dụng cụ
Lượng mẫu Lớn (kém nhạy) Nhỏ (nhạy)
Tính chọn lọc Không cao Cao
Thời gian Chậm Nhanh
Độ chính xác Chính xác (*) Chính xác (*)
Dụng cụ Đơn giản, rẻ tiền Tối tân, đắt tiền
Người phân tích Trình độ kỹ thuật cao
(*) Nếu hàm lượng cấu tử trong mẫu khảo sát không quá bé, độ chính xác của
bất kỳ PPPT nào cũng không thể vượt quá độ chính xác của PPPT hóa học.
Phương pháp vi sinh
Dùng để định lượng vết cấu tử dựa trên hiệu ứng của chúng với tốc độ
phát triển của vi sinh vật.
Phương pháp phân tích động học
Phương pháp định tính và định lượng các nguyên tố dựa vào việc sử
dụng các phản ứng xúc tác. Vì tốc độ của các phản ứng hóa học phụ thuộc vào
nồng độ của các chất phản ứng nên đo tốc độ phản ứng có thể xác định nồng
độ của chất phản ứng. PPPT động học có độ nhạy đặc biệt cao, gấp nhiều lần
độ nhạy so với các PPPT khác (10-5 – 10-6 μg/ml).
Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp kể trên còn một số phương pháp khác chủ yếu
dùng cho PPĐL.
4
Hóa phân tích
Phương pháp nghiền
Mẫu phân tích và thuốc thử rắn được nghiền trong cối sứ, nguyên tố cần
tìm được phát hiện dựa vào sự tạo thành các hợp chất đặc trưng có màu sắc
hay có mùi khác nhau. Ví dụ, nghiền mẫu ban đầu với KSCN, nếu thấy xuất
hiện màu đỏ máu tức mẫu chứa các hợp chất của Fe3+.
Phương pháp nhỏ giọt
PPPT dựa trên sự mao dẫn và hấp phụ. Các phản ứng được thực hiện
trên các tấm sứ, thủy tinh hoặc giấy lọc. Khi sử dụng giấy lọc, chất lỏng thấm
vào giấy còn hợp chất màu được tạo thành bị hấp phụ ở một phần nhỏ của
giấy lọc làm tăng độ nhạy của phản ứng. Ví dụ, để xác định ion Mn2+, người ta
chấm 1 giọt DD phân tích lên tờ giấy lọc và cho vết ẩm bão hòa với hơi
ammoniac. Thêm 1 giọt DD benzidine trong acid acetic. Mn(OH)2 tạo thành
được oxy hóa thành Mn(OH)3 và Mn(OH)4 nhờ oxy của không khí. Ở pH = 5,
các hợp chất này oxy hóa benzidine và tạo thành màu xanh của xanh
benzidine.
Phương pháp thử nghiệm ngọn lửa
Một số kim loại phát ra từ bức xạ có màu đặc trưng khi được đốt trên
ngọn lửa xanh của đèn khí. Ví dụ:
Na: lửa vàng Ca: lửa đỏ gạch
K: lửa đỏ tím Ba: lửa đỏ lục
Phương pháp soi tinh thể dưới kính hiển vi
Dùng kính hiển vi có thể phân biệt được các dạng tinh thể của các hợp
chất sau như:
Phân biệt SrCrO4 với BaCrO4
Phân biệt CuSO4 với BaSO4
nhờ tinh thể của chúng có cấu trúc khác nhau đặc trưng.
Phương pháp điều chế ngọc borax hay phosphate
Một số oxyt kim loại có thể tạo hợp chất với borax hay phosphate có
màu đặc trưng dưới ngọn lửa tính oxy hóa/khử hay ở trạng thái nóng/nguội.
Ví dụ:
Cu-Borax dạng ngọc màu xanh đậm khi nguội
Mn-Borax màu tím ở ngọn lửa oxy hóa
II.2. Phân loại theo lượng mẫu phân tích hay kỹ thuật phân tích
Tùy hàm lượng của cấu tử trong mẫu và PPPT, lượng mẫu phân tích
cũng khác nhau. Ta phân biệt:
Phân tích thô
Dùng dụng cụ cỡ 50-500ml và tách chất rắn khỏi chất lỏng bằng cách
lọc. Lượng mẫu sử dụng từ 1-10g hay 1-10ml.
Phân tích bán vi lượng
Dùng dụng cụ <1ml và thường tách chất rắn khỏi chất lỏng bằng ly
tâm. Lượng mẫu sử dụng từ 10-3-1g hay 10-1-1ml.
5
Hóa phân tích
Phân tích siêu vi lượng
Phân tích dưới kính hiển vi điện tử và môi trường đặc biệt với lượng
mẫu sử dụng <10-6g hay < 10-3ml.
Phân tích bán vi lượng ngày càng phát triển vì dùng ít mẫu, kỹ thuật
tương đối đơn giản, có thể dùng trong phòng thí nghiệm hay nơi sản xuất. Phân
tích vi lượng đòi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt hơn.
II.3. Phân loại theo hàm lượng chất khảo sát
Phân tích đa lượng
Bao gồm phân tích lượng lớn với hàm lượng chất khảo sát 0.1-100% và
phân tích lượng nhỏ (hàm lượng chất khảo sát 0.01 -0.1%).
Phân tích vi lượng
Còn gọi là PPPT vết, khi hàm lượng chất khảo sát < 0.01%
Ngoài các cách phân loại nói trên, người ta còn phân loại các PPPT
theo trạng thái chất khảo sát. Theo cách phân loại này, ta có phân tích lối ướt
(mẫu phân tích ở dạng DD) hoặc phân tích lối khô (mẫu phân tích ở trạng thái
rắn).
III. CÁC LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC DÙNG TRONG HÓA PHÂN TÍCH
Những biến đổi hóa học kèm theo sự thay đổi thành phần hóa học, cấu
tạo của các chất và được dùng trong hóa phân tích để PPĐT hoặc PTĐL gọi là
những phản ứng phân tích. Ngoài hai nhiệm vụ chính nói trên, những phản ứng
phân tích còn được sử dụng để hòa tan, chuyển dạng oxy hóa hoặc dạng khử,
tách các nguyên tố hoặc hợp chất của chúng, che các nguyên tố ngăn cản sự
xác định và giải che các nguyên tố đang ở dưới dạng bị che….
III.1. Các loại phản ứng dùng trong hóa phân tích
Các loại phản ứng dùng trong hóa phân tích có thể chia thành hai nhóm chính:
Phản ứng oxy hóa khử
Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng trao đổi điện tử giữa đôi oxy
hóa/khử, thường được dùng trong hóa phân tích để:
3+ - 2+
1. Định tính: 2 Fe + 2 I → 2 Fe + I2 ↑
I2 xuất hiện làm xanh giấy tẩm tinh bột
2. Hòa tan:
3 Cu + 8 HNO3 → 3 Cu(NO3)2 + 2 NO↑ + 4 H2O
NO + ½ O2 → NO2 ↑ khói nâu
3. Định lượng:
- 2+ + 2+ 3+
MnO4 + 5 Fe + 8 H → Mn + 5 Fe +4 H2O
- 2+
(sử dụng dung dịch MnO4 có nồng độ biết trước để xác định DD Fe có nồng
độ chứa biết và ngược lại).
Phản ứng oxy trao đổi tiểu phân
Phản ứng oxy trao đổi tiểu phân là tên gọi dùng chung cho phản ứng
acid-bazơ, phản ứng tạo tủa và phản ứng tạo phức.
6
Hóa phân tích
Phản ứng acid-bazơ: Phản ứng trao đổi H+ giữa đôi acid/bazơ dùng trong hóa
phân tích để:
1. Xác định tính acid hay bazơ của DD bằng cách đo pH
2. Hòa tan mẫu:
CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
3. Định lượng:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Phản ứng tạo tủa: Phản ứng trao đổi ion để tạo thành hợp chất ít tan, được sử
dụng để:
1. Định tính:
Ag+ + I- → AgI↓ vàng
2. Tách nhóm:
+ 2+ 2+
Ag , Pb , Hg2 + HCl → AgCl↓ , PbCl2 ↓ , Hg2Cl2 ↓
3. Định lượng:
2- 2+
SO4 + Ba → BaSO4 ↓
Phản ứng tạo phức: Phản ứng kết hợp ion để tạo phức chất dễ tan, được sử
dụng để:
1. Định tính:
3+ - (3-n)+
Fe + n SCN → [Fe(SCN)n] đỏ máu
2. Định lượng:
2+ 2- 2- +
Ca + H2Y → CaY + 2 H
3. Hòa tan:
+ -
AgCl↓ + 2 NH4OH → [Ag(NH3)2] + Cl + 2 H2O
4. Che cấu tử dưới dạng phức bền:
2+ 2+ - 2-
- Loại Ni : Ni + 4 CN → [Ni(CN)4]
- Để tránh tạo tủa CuS vì:
2+
[Cu(NH3)2] + H2S → CuS
5. Giải che (trả các ion bị che về trạng thái tự do):
+ 2- - 2+
2 Ag + [Ni(CN)4] → 2 [Ag(CN)2] + Ni
Ngoài các acid và bazơ, DD của nhiều muối cũng có tính acid hoặc kiềm. Nếu
dung môi là nước, giữa những ion của muối với những ion của nước sẽ xảy ra
phản ứng tương tác gọi là thủy phân. Quá trình thủy phân thường là quá trình
thuận nghịch. Ví dụ:
2+ -
Ba(CH3COO)2 + 2 H2O ⇋ CH3COOH + Ba + 2 OH
+ -
NH4Cl + H2O ⇋ NH4OH + H + Cl
Al2S3 + 6 H2O ⇋ 2 Al(OH)3 + 3 H2S
Theo nghĩa rộng, sự thủy phân là phản ứng tương tác giữa những chất
khác nhau (muối, hydrua, hợp chất chứa oxy,...) với những ion của nước, kèm
theo sự phá hủy cân bằng điện ly của nước và làm thay đổi pH của DD. Trong
hóa phân tích, các phản ứng thủy phân được sử dụng để:
7
Hóa phân tích
1. Tạo tủa hidroxid: một số thuốc thử như (NH4)2CO3, (NH4)2S, CH3COONa dễ
bị thủy phân tạo thành ion hidroxyl tự do, tạo cho DD có các giá trị pH xác
định. Người ta sử dụng các hidroxyl tự do sinh ra để tạo tủa hidroxid nhiều
cation bằng DD nước của các muối thủy phân kể trên.
2. Tách các chất ra khỏi nhau dựa vào mức độ thủy phân khác nhau của các
chất khác nhau.
3. Phát hiện các muối anion bị thủy phân tạo thành ammoniac tự do.
4. Phát hiện các ion mà muối của chúng khi thủy phân tạo thành các hợp chất
không tan. Ví dụ: BeCl2 khi thủy phân tạo thành BeO2Cl2 ↓
III.2. Yêu cầu đối với thuốc thử dùng trong hóa phân tích
Độ tinh khiết
Độ tinh khiết là khái niệm dùng biểu diễn hàm lượng hợp chất X trong thuốc
thử. Tùy vào hàm lượng này, người ta phân biệt:
1. Hóa chất kỹ thuật với X ≤ 99.0%
2. Hóa chất tinh khiết (P) với 99.0% ≤ X ≤ 99.9%
3. Hóa chất tinh khiết phân tích (PA) với 99.90% ≤ X ≤ 99.99%
4. Hóa chất tinh khiết hóa học với 99.990% ≤ X ≤ 99.999%
5. Hóa chất tinh khiết quang học hay đặc biệt với
99.999% ≤ X ≤ 99.9999%
Tính chọn lọc
Thuốc thử phải có tính chọn lọc (hay đặc hiệu) cao đối vơ