Tài liệu học tập - Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam

Bộ giáo dục đào tạo,Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009 - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006 - Các Văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam

ppt333 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu học tập - Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Người biên soạn GVC, Ths: Hoàng Thị HằngTài liệu học tập - Bộ giáo dục đào tạo,Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009 - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006 - Các Văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam tài liệu tham khảoĐại học quốc gia Hà Nội, một số chuyên đề đường lối cách mạng của Đảng CSVN,NXB lý luận Chính trị, 2009.Hướng dẫn giảng dạy môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam,kết cấu chương trình (3 tín chỉ)Tín chỉ IChương mở đầu: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng CSVNChương I: Sự ra đời của Đảng CSVN và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).Tín chỉ IIChương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975).Chương IV: Đường lối công nghiệp hoá.Tín chỉ IIIChương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị.Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội.Chương VIII: Đường lối đối ngoại.Chương mở đầu đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng CSVN I. Đối tượng nghiên cứu 1. Khái niệm đường lối.Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị ...của Đảng 2. Đối tượng nghiên cứu môn học - Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa 2. Nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.2.2. Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới3. Phương pháp nghiên cứua. Cơ sở phương pháp luận - Dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Các quan điểm của Đảng.b. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử và lôgíc. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh...4. Ý nghĩa của việc học tập môn họcTrang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.. Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng CSVN.II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐảngI. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng CSVN1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó.b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.c. Tác động của cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản.a. Sự chuyển biến của xã hội tư bản và hậu quả của nó.Từ cuối thế kỷ XIX, CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (ĐQCN).Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các dân tộc thuộc địa.b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.Chủ nghĩa Mác ra đời vào giữa thể kỷ XIX, khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đòi hỏi phải có lý luận khoa học dẫn đường. Về sau Lênin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin.Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về CMVSSự ra đời của Đảng CS là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột.Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng CS là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích giành chính quyền và xây dựng xã hội mới.Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân, của toàn thế nhân dân lao động.Chủ nghĩa Mác – Lênin đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cộng sản và cuộc đâu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa.NAQ đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện VN , sáng lập ra Đảng CSVN.c. Tác động của CM Tháng Mười Nga và Quốc tế cộng sảnÝ nghĩa của CM Tháng Mười Nga: - Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận trở thành hiện thực. - Mở đầu một thời đại mới: thời đại chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước và các dân tộc bị áp bức. - Là động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng CS trên thế giới....Ảnh hưởng của CM Nga đối với các dân tộc thuộc địa - CM Tháng Mười nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức - Thức tỉnh nhân dân châu Á đấu tranh GPDT. NAQ: “CM Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”Tháng 3/1919, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa to lớn:Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.Tại ĐH II QTCS (1920), sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin được công bố: chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường CMVS.NAQ: “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”2. Hoàn cảnh trong nướcXã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân pháp.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.Phong trào yêu nươc theo khuynh hướng vô sảna. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân pháp. * Chính sách cai trị của thực dân PhápVề chính trị: tước bỏ mọi quyền lực của chính quyền PK Việt Nam, kấu kết với phong kiến VN để áp bức bóc lột nhân dân ta; thực hiện chính sách chia để trị..Về kinh tế: Đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa...nền kinh tế VN bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và lệ thuộc vào tư bản Pháp.Về văn hoá: Thực hiện nền văn hoá, giáo dục thực dân với chính sách “ngu dân”....Tình hình giai cấp và mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt nam- Giai cấp địa chủ VN có sự phân hoá: + Một bộ phận cấu kết với thực dân Pháp tăng cường áp bức bóc lột nông dân. + Một bộ phận có lòng yêu nước. Giai cấp nông dân: + Là lực lượng đông đảo nhất. + bị thực dân, PK áp bức bóc lột nặng nề. + có tinh thần đấu tranh chống ĐQ, PK.Giai cấp Công nhân VNRa đời trước giai cấp tư sản VN, từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, sống tập trung ở các thành phố, vùng mỏ.Có quan hệ mật thiết với nông dânBị đế quốc, PK áp bức, bóc lột nặng nề.Sau khi ra đời đã sớm tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất trong cả nước. Có đủ điều kiện để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cách mạng VNGiai cấp tư sản VN (TS công nghiêp, TS thương nghiệp, một bộ phận TS kiêm địa chủ)Ngay sau khi ra đời dã bị tư sản Pháp và Hoa kiều chèn ép.Thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.Không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta thành côngTầng lớp tiểu tư sản Việt Nam (học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do)Đời sống bấp bênh và dễ bị phá sản.Có lòng yêu nước căm thù đế quốc, thực dân.Chịu ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ từ bên ngoại vào.* Là lực lượng có tinh thần cách mạng cao, nhạy cảm với thời cuộc, đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh cách mạng.Sự thay đổi trong tính chất và mâu thuẫn của XH Việt NamTính chất của xã hội Việt nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.Mâu thuẫn cơ bản của XH Việt Nam: - Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với thức dân Pháp. - Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK. (Trong đó mâu thuẫn giữa toàn thế nhân dân VN với TD Pháp là mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu) Yêu cầu cơ bản của lịch sử cách mạng VNMột là, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho nhân dân.Hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, đem lại quyền dân chủ và ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầub. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng PK và TS từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: + Phong trào Cần Vương (1885-1896) + Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).Nguyên nhân thất bại của PT yêu nước theo khuynh hướng pk: + Hệ tư tưởng pk đã lỗi thời. + Giai cấp pk Việt Nam không còn vai trò lịch sửPhong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản- Xu hướng bạo động: Phan Bội Châu- Xu hướng cải cách: Phan Châu trinh.- Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907)Phong trào “tẩy chay Khách trú” (1919)Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn (1923)...Các tổ chức đảng phái theo khuynh hướng TS ra đờiĐảng lập hiến (1923)Đảng thanh niên (3/1926)Đảng Thanh niên cao vọng (1926)Việt Nam nghĩa đoàn ( thành lập năm 1925 đến năm 1928 đổi thành Tân Việt cách mạng Đảng)Việt Nam quốc dân Đảng (1927)Nhân xétCác cuộc đấu tranh diễn ra sôi nổi hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc trên các lập trường giai cấp khác nhau, phương thức và biên pháp khác nhau nhưng cuối cùng đều thất bại.Các tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia TS ra đời đã thể hiện được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành ĐLDT và dân chủ nhưng hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, nên chưa tập hợp được lực lượng rộng rãi (đặc biệt là công nhân và nông dân) Ý nghĩa của pt yêu nước theo khuynh hướng TSLà sự tiếp nối trền thống yêu nước kiên cường bất khuất của dân tộc.Là cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhân chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM.( một trong 3 nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng CSVN).Sự thất bại của phong trào đặt ra yêu cầu của lịch sử là phải tìm một con đường cứu nước mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng thành công. c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng CM vô sản NAQ tìm đường cứu nước (1911-1920): Tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.cuộc hành trình tìm đường cứu nước của NAQ+ Tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: CM Mỹ, CM Pháp, CM Nga ( chỉ có cách mạng Nga là cách mạng triệt để nhất)+ 7/1920: Đọc sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thộc địa (LêNin)và tìm thấy con đường GPDT: “Muốn cứu nước GPDT không có con đường nào khác con đường CMVS”+ 12/1920: Bỏ phiếu tán thành gia nhập QTCS và tham gia sáng lập ĐCS Pháp (Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động CM của NAQ)NAQ tại Đại hội Tua - Pháp (12/1920) NAQ chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng CSVN.Tuyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN...6/1925: thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, XB báo “thanh niên”.1925-1927: Hội VNCMTN mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ CMVN.1928: Hội VNCMTN thực hiện PT “Vô sản hoá”.1927: Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh”Nội dung tác phẩm “Đường cách mệnh”Tính chất và nhiệm vụ CMVN: là cách mạng GPDT mở đường tiến lên CNXH.Lực lượng CM: CM là việc chung của dân chúng, phải đoàn kết toàn dân, trong đó “công nông là gốc cách mệnh...”CM muốn thắng lợi thì phải có một Đảng lãnh đạo...ĐK quốc tế: “cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới...”Phương pháp CM: phải giác ngộ, tổ chức quần chúng ĐCM có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với CMVNSự phát triển của PT yêu nước theo khuynh hướng CMVSTừ đầu thế kỷ XX phong trào công nhân diễn ra từ rất sớm...Từ 1919-1925: PTCN có bước phát triển so với trước chiến tranh thế giới thứ nhất...Từ 1926-1929: PT có sự chuyển biến mạnh mẽ:+ Số lượng các cuộc đấu tranh diễn ra nhiều hơn (40 cuộc đấu tranh).+ Mang tính chất chính trị rõ rệt.+ Có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành, các địa phương.+ Có sức lôi cuốn pt dân tộc theo khuynh hướng CMVS (đặc biệt là pt nông dân).Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt NamTháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập ở Bắc kỳ (Trần Văn Cung: BT).Ngày 17/6/1929: Đông Dương Cộng sản Đảng.Mùa thu 1929: An Nam Cộng sản Đảng.Tháng 9/1929: Đông Dương Cộng sản liên đoàn.(Các tổ chức CS mặc dù thống nhất về tư tưởng: giương cao ngọn cờ chống ĐQ,PK nhưng hoạt động phân tán, chia rẽ. Phải thống nhất về tổ chức.II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng1. Hội nghị thành lập Đảng.Ngày 27/10/1929, QTCS gửi những người Cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở ĐD: yêu cầu khắc phục sự chia rẽ; chỉ rõ phương thức để tiến tới thành lập Đảng là phải bắt đầu từ việc xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí nghiệp; chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng CSĐD với PTCS quốc tế.NAQ từ Xiêm đến Trung Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng (Tại Hương cảng, TQ từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/ 1930).Thành phần tham dự Hội nghị: 1 đại biểu QTCS, 2 đại biểu Đông Dương CS Đảng, 2 đại biểu An Nam CS Đảng.Hội nghị thành lập Đảng CSVN (2/1930)Nội dung Hội nghị (thảo luận 5 điểm lớn):Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ,hợp tác để thống nhất các nhóm CS ở Đông Dương.Định tên Đảng là Đảng CSVN.Thảo Chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng, gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và điều lệ vắn tắt của ĐCSVN. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước.Cử một Ban TW lâm thời (gồm 9 người). (Ngày 24/2/1930), Đông Dương Cộng Sản Liên đoàn gia nhập Đảng CSVN)2. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng(xác định những vấn đề cơ bản của CMVN)Phương hướng chiến lược của CMVN: TSDQCM và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản.Nhiệm vụ CMTSDQ: về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.Lực lượng CM:- Thu phục đại bộ phận thợ thuyền,dân cày.- Liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt..., lôi kéo họ về phía VS.Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ, tư bản AN Nam (tuỳ theo thái độ của họ để lợi dụng, trung lập, hoặc đánh đổ)Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản, đội tiên phong là ĐCS.Quan hệ quốc tế: Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới...3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng CSVN và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐảngTạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị và hành động của phong trào CM.Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở nước ta.Là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với PT công nhân và PT yêu nước VN.Là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử CMVN:- Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của CMVN.- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của phong trào CMVS thế giới.CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN:1. Những chuyển biến của tình hình thế giới và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.2. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở nư­ớc ta theo khuynh hư­ớng phong kiến và tư­ sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?.3. Tại sao trong quá trình tìm đường cứu nước (1911-1920) Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản?4. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.? Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) I. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939.II.Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945.I. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939. 1. Trong những năm 1930-1935.Hội nghị BCHTW tháng 10 năm 1930 và Luận cương chính trị của Đảng.Hội nghị BCHTW từ ngày 14 đến ngày 30 tháng 10/1930 (đ/c Trần Phú chủ trì, tại Hương cảng - TQ):Thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng.Thảo luận luận cương chính trị của Đảng, điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng.Đổi tên Đảng thành Đảng CSĐD.Bầu BCHTW chính thức và cử đ/c Trần Phú làm Tổng bí thư.Đ/C Trần Phú (Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng)Nội dung của Luận cương chính trịMâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt ở ĐD. Phương hướng chiến lược của CMĐD. Nhiệm vụ của CMTSDQ:Lực lượng CM: Phương pháp CM:Quan hệ quốc tế: Về vai trò lãnh đạo của Đảng.Ý nghĩa và hạn chế của Luận cươngKhẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược CM đã nêu ra trong CCVT, SLVT.Hạn chế: + Không nêu được mâu thuẩn chủ yếu của XH Việt Nam. + Không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. + Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của TTS,TSDT và một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ. không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai.Nguyên nhân của hạn chếChưa tìm ra và nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở VN.Nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa (chịu ảnh hưởng khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản lúc đó)b. Chủ trương khôi phục Đảng và phong trào cách mạng.Vừa mới ra đời Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.Phong trào CM 1930-1931 đã đem lại cho cách mạng những thành quả to lớn.Lo sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào, thực dân Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng và tiêu diệt Đảng CSĐD, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.Đảng và quần chúng đã vượt qua thử thách, từng bước khôi phục Đảng và phong trào cách mạng.Xô Viết Nghệ Tinh 1930-1931Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6/1932)Con đường cách mạng của quần chúng công nông là con đường võ trang bạo động chống đế quốc, phong kiến và tiến lên CNXH.Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành quyền lợi thiết thực hàng ngày, tiến lên đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn.Yêu cầu trước mắt của quần chúng nhân dân là:+ Đòi các quyền tự do dân chủ...+ Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù chính trị, bỏ chính sách đàn áp, giải tàn Hội đồng đề hình.+ Bỏ thuế thân, thuế ngụ cơ và các thứ thuế vô lý khác.+ Bỏ độc quyền về rượu, thuốc phiện, muối. * Củng cố, phát triển tổ chức Đảng và các đoàn thể cách mạng.Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (3/1935) tại Ma Cao, TQKhẳng định thắng thợi của cuộc đấu tranh khôi phục Đảng và phong trào CM.Đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt của CM:+ Củng cố và phát triển Đảng.+ Đẩy mạnh cuộc vân động thu phục quần chúng.+ Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô, cách mạng Trung Quốc.ĐH Bầu BCHTW mới, cử Đ/C Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư. 2. Trong những năm 1936-1939a. Hoàn cảnh lịch sử.Tình hình thế giới.Chủ nghĩa phát xiat xuất hiện, tập đoàn phát xít Đức, Ý, Nhật liên kết với nhau thành “trục” nhằm tiêu diệt Liên Xô và ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.Đại hội lần thứ VII QTCS họp vào tháng 7/1935 tại Mátxcơva (Đoàn đại biểu của Đảng CSĐD do đ/c Lê Hồng Phong dẫn đầu tham dự Đại hội) Nội dung Đại hội lần thứ VII QTCSXác định kẻ thù nguy hiểm trứơc mắt của g/c công nhân và nhân dân lao động thế giới: chưa phải là CNĐQ nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.Nhiệm vụ trước mắt của g/c công nhân và nhân dân lao động thế giới: chưa phải là đánh đổ CNTB giành CQ, mà là đấu tranh đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hoà bình.Lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít (đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt)* Tình hình trong nướcBọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ và đàn áp khủng bố phong trào CM của nhân dân ta.Nguyện vọng chung, trước mắt của các giai cấp, tầng lớp nhân dân ta là: đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ, cơm áo và hoà bìnhHệ thống tổ chức Đảng v
Tài liệu liên quan