Tài liệu hƣớng dẫn sử dụng cổng thông tin em chọn nghề gì

Mục tiêu cuối cùng của chƣơng trình Hƣớng nghiệp 2011- 2013 mà Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Bỉ tại Việt Nam (VVOB Việt Nam) đang hỗ trợ hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An đó là giúp học sinh đƣa ra những quyết định hợp lí (đƣợc suy tính kĩ) khi chọn các hƣớng đào tạo và hƣớng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tất cả các bên liên quan đã và đang tham gia chƣơng trình đều hiểu rằng công nghệ thông tin có thể nâng cao và hỗ trợ công tác hƣớng nghiệp, nhƣng nhìn chung công nghệ thông tin hoặc một cổng thông tin trực tuyến về hƣớng nghiệp không thể thay thế những đối tƣợng khác nhau có trách nhiệm hƣớng nghiệp cho học sinh, đó là các nhà quản lí và giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp, phụ huynh, các nhà tƣ vấn, v.v. . Hƣớng nghiệp không chỉ là việc cung cấp thông tin mà theo nhƣ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) “Vấn đề không chỉ là cung cấp thông tin cho mọi ngƣời, Internet cũng có thể làm đƣợc việc đó. Vấn đề là cung cấp sao cho đủ thông tin. Để các thông tin về nghề nghiệp có giá trị, mọi ngƣời cần phải có hành động cụ thể, có nghĩa là phải tìm kiếm, hiểu và đối chiếu thông tin với nhu cầu của mình, và biến thông tin đó thành hành động của bản thân (Watts, 2002, tr. 5)’1.

pdf39 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hƣớng dẫn sử dụng cổng thông tin em chọn nghề gì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla Măng, Vƣơng quốc Bỉ CHƢƠNG TRÌNH HƢỚNG NGHIỆP TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG CỔNG THÔNG TIN EM CHỌN NGHỀ GÌ www.emchonnghegi.edu.vn (Dành cho giáo viên) Hà nội, tháng 12 năm 2012 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 3 PHẦN I - SỰ THÔNG THẠO VỀ THÔNG TIN SỐ VỚI CÔNG TÁC HƢỚNG NGHIỆP ......................................................................................................................... 6 1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ THÔNG THẠO THÔNG TIN SỐ (Digital Information Literacy) ....................................................................................................................... 6 2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN ....................................................................... 6 3. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET ...................................................... 7 4. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN (Evaluation Information) ......................................... 14 5. CÔNG BỐ THÔNG TIN (Create Information) .................................................. 16 6. VĂN HÓA SỬ DỤNG THÔNG TIN (Ethical Use of Information) .................. 19 7. VAI TRÕ CỦA SỰ THÔNG THẠO THÔNG TIN SỐ VỚI CTHN ................. 20 PHẦN 2 - GIỚI THIỆU VỀ CỔNG THÔNG TIN HƢỚNG NGHIỆP ................. 21 1. CẤU TRÖC CỔNG THÔNG TIN ...................................................................... 21 2. TIÊU CHÍ CÁC ĐƢỜNG LINK ĐƢỢC LỰA CHỌN ĐƢA VÀO CỔNG TT 24 3. CÁCH THỨC ĐÓNG GÓP ĐƢỜNG LIÊN KẾT/LINKS CHO CỔNG TT ..... 25 PHẦN 3 - SỬ DỤNG VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN HIỆU QUẢ .............................. 27 1. KHUNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH ............................. 27 2. MỘT SỐ LÍ THUYẾT VỀ HƢỚNG NGHIỆP .................................................. 28 3. SỬ DỤNG VÀ CHIA SẺ CÔNG THÔNG TIN EM CHỌN NGHỀ GÌ ............ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 39 3 LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu cuối cùng của chƣơng trình Hƣớng nghiệp 2011- 2013 mà Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Bỉ tại Việt Nam (VVOB Việt Nam) đang hỗ trợ hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An đó là giúp học sinh đƣa ra những quyết định hợp lí (đƣợc suy tính kĩ) khi chọn các hƣớng đào tạo và hƣớng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tất cả các bên liên quan đã và đang tham gia chƣơng trình đều hiểu rằng công nghệ thông tin có thể nâng cao và hỗ trợ công tác hƣớng nghiệp, nhƣng nhìn chung công nghệ thông tin hoặc một cổng thông tin trực tuyến về hƣớng nghiệp không thể thay thế những đối tƣợng khác nhau có trách nhiệm hƣớng nghiệp cho học sinh, đó là các nhà quản lí và giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp, phụ huynh, các nhà tƣ vấn, v.v. . Hƣớng nghiệp không chỉ là việc cung cấp thông tin mà theo nhƣ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) “Vấn đề không chỉ là cung cấp thông tin cho mọi ngƣời, Internet cũng có thể làm đƣợc việc đó. Vấn đề là cung cấp sao cho đủ thông tin. Để các thông tin về nghề nghiệp có giá trị, mọi ngƣời cần phải có hành động cụ thể, có nghĩa là phải tìm kiếm, hiểu và đối chiếu thông tin với nhu cầu của mình, và biến thông tin đó thành hành động của bản thân (Watts, 2002, tr. 5)’1. Do vậy, tháng 1 năm 2012, VVOB Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (Hội LHPN) của hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An đã quyết định xây dựng cổng thông tin hƣớng nghiệp em chọn nghề gì (www.emchonnghegi.edu.vn). Cổng TT này bao gồm các đƣờng liên kết/link tới các trang web có thông tin về cơ hội việc làm, giáo dục và đào tạo, nghề nghiệp v.v. và các thông tin và tài liệu của chƣơng trình hƣớng nghiệp 2011 – 2013 mà VVOB Việt Nam đang cùng với hai tỉnh hợp tác thực hiện. Cổng thông tin này đƣợc xây dựng với mục đích giúp những nhà quản lí và các giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp, phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm hiểu các thông tin liên quan tới công tác hƣớng nghiệp để chọn hƣớng học, chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, giá trị sống, yêu cầu về nghề nghiệp và xu hƣớng tuyển dụng của thị trƣờng lao động v.v. Cổng thông tin này cũng hƣớng tới tăng cƣờng tính sở hữu và chia sẻ của ngƣời dùng đó là đóng góp đƣờng liên kết/ link, thông tin và báo cáo các đƣờng liên kết/link hỏng. Để các đối tƣợng ngƣời dùng có cùng cách hiểu và sử dụng hiệu quả cổng thông tin www.emchonnghegi.edu.vn, tài liệu “Hƣớng dẫn sử dụng cổng thông tin em chọn nghề gì” này đƣợc biên soạn gồm 3 phần: 1 Watts, A.G. (2002). Chính sách và Thực hiện chính sách giáo dục hướng nghiệp. Bài phát biểu tại Hội thảo thường niên của Viện Hướng nghiệp tại Ashford, Kent, ngày 5-7/9/2002. 4 Phần I: Sự thông thạo về thông tin số với công tác hƣớng nghiệp , đề cập và làm rõ khái niệm về sự thông thạo thông tin số, kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, công bố và sử dụng thông tin số đúng cách. Phần II: Giới thiệu về cổng thông tin em chọn nghề gì, đề cập tới cấu trúc, nội dung, cách thức đóng góp nội dung cho cổng thông tin www.emchonnghegi.edu.vn. Phần III: Sử dụng và chia sẻ thông tin hiệu quả trên cổng thông tin em chọn nghề gì, đề cập tới cách thức sử dụng cổng thông tin cho những đối tƣợng cụ thể là các nhà quản lí và giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp, học sinh, và phụ huynh dựa trên “Khung năng lực hƣớng nghiệp” yêu cầu đối với cán bộ quản lí và giáo viên hƣớng nghiệp, “Khung phát triển nghề nghiệp” của học sinh và các hoạt động hƣớng nghiệp cho cấp trung học. Tài liệu đƣợc biên soạn lần đầu, nên sẽ khó không tránh khỏi sai sót, mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về tổ chức VVOB Việt Nam theo địa chỉ: Nguyễn Thị Châu, Điều phối viên chƣơng trình Hƣớng nghiệp, Email: ntchau.vvobvn@gmail.com Tổ chức VVOB Việt Nam xin chân thành cám ơn PGS.TS Lê Huy Hoàng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã hợp tác biên soạn tài liệu. Chúng tôi cũng xin đƣợc cám ơn các cán bộ quản lí của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, Hội LHPN và toàn thể các thầy cô giáo của hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An đã nhiệt tình tham gia góp ý cho tài liệu. TỔ CHỨC VVOB VIỆT NAM 5 TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ CĐ Cao đẳng CTHN Công tác hƣớng nghiệp ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HN Hƣớng nghiệp HS Học sinh KPTNN Khung phát triển nghề nghiệp PH Phụ huynh TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TT Thông tin VVOB Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Bỉ 6 PHẦN I - SỰ THÔNG THẠO VỀ THÔNG TIN SỐ VỚI CÔNG TÁC HƢỚNG NGHIỆP 1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ THÔNG THẠO THÔNG TIN SỐ (Digital Information Literacy) Sự thông thạo về thông tin (TT) nói chung (information literacy) đƣợc hiểu là năng lực nhận ra sự cần thiết, cách định vị, đánh giá và sử dụng TT một cách hiệu quả (American Library Association, 2006). Sự thông thạo về TT số (digital information literacy) là một trƣờng hợp cụ thể của nó và là một thuộc tính rất quan trọng của con ngƣời trong thế kỷ 21. Theo đó, có thể hiểu: Sự thành thạo về TT số là năng lực cho phép con người tìm kiếm, đánh giá và sử dụng TT số một cách có hiệu quả và có đạo đức. Nó liên quan tới những hiểu biết về sự khác biệt giữa TT số và TT trong các tài liệu in; Liên quan tới các kĩ năng sử dụng công cụ để tìm kiếm TT số; Và liên quan tới cách sắp xếp, tổ chức TT trong môi trường thông tin số (21st Century Digital Information Fluency project and model). 2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN 2.1 Tên miền (domain name) Để quản lí các máy chủ đặt tại những vị trí vật lí khác nhau trên hệ thống mạng nhƣng thuộc cùng một tổ chức, cùng lĩnh vực hoạt động ngƣời ta nhóm các máy này vào một tên miền (domain). Trong miền này nếu có những tổ chức nhỏ hơn, lĩnh vực hoạt động hẹp hơn thì đƣợc chia thành các miền con (sub domain). Tên miền dùng dấu chấm (.) làm dấu phân cách. Cấu trúc miền và các miền con giống nhƣ một cây phân cấp. Dƣới đây là một số miền thông dụng và ý nghĩa của nó: Bảng 1: Một số tên miền thƣờng gặp Tên miền Viết tắt của Ý nghĩa thông lệ Sử dụng cho mục đích hƣớng nghiệp com commerce các tổ chức thƣơng mại Căn cứ vào ý nghĩa của tên miền, sẽ giúp việc định vị lĩnh vực khi tìm kiếm cũng như độ tin cậy về thông tin tìm thấy org organization các tổ chức phi lợi nhuận net network các trung tâm hỗ trợ về mạng gov government các tổ chức thuộc chính phủ edu education các tổ chức giáo dục mil military các tổ chức quân sự int international các tổ chức đƣợc thành lập bởi các hiệp ƣớc quốc tế 7 2.2 Trang web (Web page) Là một trang TT hiển thị trên trình duyệt khi đọc một tệp tin có nội dung đƣợc viết theo quy định của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (hypertext markup language). 2.3 Website Nơi chứa các trang web đƣợc cấu trúc và liên kết với nhau 2.4 URL (Uniform Resource Locator) Đƣờng dẫn chỉ tới một tập tin trong một máy chủ trên Internet. Chuỗi URL thƣờng bao gồm: Tên giao thức, tên máy chủ và đường dẫn đến tập tin trong máy chủ đó. Ví dụ: 3. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET Có hai phƣơng thức có thể tìm thấy thông tin trên Internet đó là tìm kiếm dựa vào thƣ mục (directories) và tìm kiếm dựa vào bộ máy tìm kiếm (search engines). 3.1 Tìm kiếm theo thƣ mục TT đƣợc tổ chức dƣới dạng cây thƣ mục theo chủ đề và có thứ bậc một cách rõ ràng và khoa học nhất có thể. Khi đó ngƣời dùng chỉ cần nhắp vào các đƣờng liên kết/links liên quan tới chủ đề quan tâm để tìm kiếm. Phƣơng thức tìm kiếm này thƣờng dùng trong các trƣờng hợp: 1/ Tìm kiếm TT khái quát và tổng quan về chủ đề nào đó; 2/ Tìm kiếm một vài trang web có ý nghĩa trong khi số lƣợng trang web có TT cùng loại rất nhiều; và 3/ Khi mà chủ đề tìm kiếm rất khó xác định trong một vài từ khóa. Ví dụ: 8 3.2 Tìm kiếm dựa vào máy tìm kiếm 3.2.1 Ba bước tìm kiếm thông tin Tìm kiếm đƣợc thực hiện bởi máy tìm kiếm dựa trên từ khóa trong một cơ sở dữ liệu web do một robot dò tìm và thu thập thông tin trên internet. Tìm kiếm TT theo cách này phù hợp khi chủ đề tìm kiếm đƣợc miêu tả bằng những thuật ngữ xác định hay có không nhiều các trang web đề cập tới chủ đề. Ví dụ: Hiện tại, với việc tìm kiếm thông tin cho công tác hướng nghiệp (CTHN) thì cách tìm kiếm thông tin này được sử dụng chủ yếu. Dƣới đây là một số kỹ thuật tìm kiếm TT thông qua trang google.com, một trong những bộ máy tìm kiếm nổi tiếng và thông dụng nhất hiện nay. Quá trình tìm kiếm theo 3 bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1: Biểu đạt chính xác nhu cầu tìm kiếm Trong bƣớc này, cần xác định rõ TT cần tìm kiếm là gì thông qua việc xác định đầy đủ các đặc điểm của TT, “ngƣời dùng” 2cần tìm và phát biểu thành một mệnh đề. 2 Người dùng là chỉ những người đang thao tác để tìm kiểm thông tin. 9 Ví dụ: Cần tìm kiếm TT về giá case máy tính sử dụng chíp core i5 thế hệ 2 tại các cửa hàng máy tính ở Hà Nội; Hay tìm kiếm TT về cơ sở đào tạo nghề điện công nghiệp tại Nghệ An và Quảng Nam. Bƣớc 2: Xác định từ khóa và từ đồng nghĩa Trên cơ sở mệnh đề cần tìm kiếm, phát hiện ra các từ, cụm từ quan trọng (từ khóa) cần xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Trong ví dụ ở bƣớc 1, các từ khóa quan trọng ở ví dụ 1 là case, máy tính, core i5 thế hệ 2, Hà nội; Ở ví dụ 2 là đào tạo nghề, điện công nghiệp, nghệ an, quảng nam. Với mỗi từ, cụm từ quan trọng, xác định các từ đồng nghĩa với nó tránh trƣờng hợp bỏ sót kết quả tìm kiếm (các từ đồng nghĩa có thể có trong ví dụ trên là computer, cây, thủ đô, dạy nghề). Bƣớc 3: Sử dụng từ khóa và từ đồng nghĩa Sau khi xác định đƣợc các từ khóa và từ đồng nghĩa, có thể sử dụng chúng theo những cách sau đây để tạo thành câu lệnh tìm kiếm để nhập vào ô tìm kiếm. 3.2.2 Sử dụng dấu và toán tử trong tìm kiếm o Sử dụng dấu “”  Cú pháp: “cụm từ”  Ý nghĩa: Kết quả trả về đầy đủ và chính xác “cụm từ”  Ví dụ: “công tác hướng nghiệp”; Sẽ trả về kết quả có đầy đủ cả cụm từ “công tác hƣớng nghiệp” xuất hiện trong tên bài viết hoặc nội dung bài viết o Sử dụng dấu “+”  Cú pháp: Từ khóa + từ bắt buộc  Ý nghĩa: Kết quả trả về phải có “từ bắt buộc”  Ví dụ: công tác hƣớng nghiệp + “nghệ an”; Sẽ trả về kết quả liên quan tới các từ công tác hƣớng nghiệp và chắc chắn có cụm từ “nghệ an” 10 o Sử dụng dấu “ –”  Cú pháp: từ khóa-từ loại bỏ  Ý nghĩa: Kết quả trả về không đƣợc có “từ loại bỏ”  Ví dụ: hƣớng nghiệp – “trung tâm”; Sẽ trả về kết quả có từ hƣớng nghiệp nhƣng không xuất hiện cụm từ “trung tâm” o Sử dụng dấu “*”  Cú pháp: cụm từ*  Ý nghĩa: Dùng trong trƣờng hợp mới biết một phần của từ khóa và dùng để thay thế cho nhiều ký tự  Ví dụ: “chỉ số vƣợt”*; Sẽ cho kết quả là “chỉ số vƣợt khó”, “chỉ số vƣợt qua”, “chỉ số vƣợt trội” 11 o Sử dụng toán tử AND  Cú pháp: từ khóa 1 AND từ khóa 2  Ý nghĩa: Kết quả trả về đồng thời phải xuất hiện “từ khóa 1” và “từ khóa 2”  Ví dụ: “hƣớng nghiệp” AND “quảng nam”; Sẽ cho kết quả xuất hiện cả hai cụm từ “hƣớng nghiệp”, “quảng nam” o Sử dụng toán tử OR  Cú pháp: từ khóa 1 OR từ khóa 2  Ý nghĩa: Kết quả trả về có thể là “từ khóa 1”, “từ khóa 2” hoặc cả hai từ khóa trên.  Ví dụ: “hƣớng nghiệp” AND “quảng nam” OR “nghệ an”; Sẽ cho kết quả xuất hiện đồng thời hoặc “hƣớng nghiệp” và “quảng nam”, hoặc “hƣớng nghiệp” và “nghệ an” hoặc xuất hiện cả ba cụm từ trên. Một số yêu cầu với câu lệnh tìm kiếm  Xác định đầy đủ, chính xác theo nhu cầu tìm kiếm;  Sử dụng danh từ và đối tƣợng làm từ khóa;  Đặt những thuật ngữ quan trọng nhất lên đầu trong danh sách các từ khóa dùng để tìm kiếm;  Sử dụng ít nhất 3 từ khóa trong câu lệnh tìm kiếm;  Khi có thể, kết hợp các từ khóa thành cụm từ;  Những từ có thể xuất hiện trong nội dung tìm kiếm nên là từ khóa; 12  Viết câu lệnh tìm kiếm và kiểm tra lại trƣớc khi gõ vào ô tìm kiếm. 3.3 Một số kỹ thuật tìm kiếm nâng cao với google 3.3.1 Tìm trong tiêu đề trang - Cú pháp: intitle:từ khóa - Ý nghĩa: tìm các trang web có tiêu đề chứa “từ khóa” - Ví dụ: intitle:“hướng nghiệp”; Sẽ cho kết quả chỉ những trang có tiêu đề bài viết xuất hiện thuật ngữ “hƣớng nghiệp” 3.3.2 Tìm trong địa chỉ trang web - Cú pháp: inurl:từ khóa - Ý nghĩa: tìm các trang web có địa chỉ chứa “từ khóa” - Ví dụ: inurl: “huongnghiep”; Sẽ trả về kết quả là những trang web có cụm từ “huongnghiep” xuất hiện trong địa chỉ trang web. 3.3.3 Tìm kiếm định nghĩa - Cú pháp: Define:từ khóa - Ý nghĩa: tìm các định nghĩa cho khái niệm “từ khóa” 13 - Ví dụ: Define: “career guidance”; Sẽ trả về kết quả các định nghĩa trên mạng về cụm từ cần định nghĩa “career guidance” 3.3.4 Giới hạn vùng tìm kiếm theo tên miền - Cú pháp: từ khóa SITE:tên miền - Ý nghĩa: Kết quả trả về là các website có địa chỉ chƣa “tên miền” - Ví dụ 1: “career guidance” site:vn; Sẽ trả về kết quả là các trang web của Việt Nam có nội dung hay bài viết về “career guidance”. - Ví dụ 2: “career guidance” site:edu; Sẽ trả về kết quả là các trang web có tên miền “edu” có nội dung hay bài viết về “career guidance”. 3.3.5 Tìm kiếm tệp tin trên internet - Cú pháp: từ khóa FILETYPE:xxx - Ý nghĩa: trả về các tệp tin có phần mở rộng của tệp tin là “xxx” 14 - Ví dụ: “giáo dục hướng nghiệp” filetype:pdf; Sẽ cho kết quả là các tệp tin về giáo dục hƣớng nghiệp và có thể tải xuống đƣợc. 4. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN (Evaluation Information) Trong bối cảnh TT đƣợc cung cấp trên Internet mọi lúc, mọi nơi và với bất kỳ ai và tồn tại dƣới nhiều định dạng khác nhau thì tìm thấy TT mới chỉ là giai đoạn ban đầu. Để có thể sử dụng một TT đã tìm thấy trong công việc một cách hữu ích, cần thiết phải xem xét, đánh giá TT đó một cách cẩn thận trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Dƣới đây là một số phƣơng diện cần xem xét và đánh giá thông qua danh mục những câu hỏi. Tự trả lời các câu hỏi đó có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng của TT cần tìm kiếm. 1. Phương diện tính mới của TT - Nội dung TT có gì khác so với những TT “ngƣời dùng” đã biết; - TT mới tác động nhƣ thế nào đến những gì “ngƣời dùng” đã biết; - TT này có quan trọng với “ngƣời dùng” hay không. 2. Phương diện tác giả của TT - TT đƣợc cung cấp bởi ngƣời đại diện cho một tổ chức hay một cá nhân độc lập; - Có TT đầy đủ về học vấn và uy tín của tác giả không; - Có thể liên hệ với tác giả không; - Tác giả có yêu cầu về bản quyền không; - Nếu đó là TT của một tổ chức thì cần xem xét các vấn đề: đó là tổ chức nào, sứ mạng, thƣơng hiệu và danh tiếng của tổ chức đó ra sao; - Tên miền của địa chỉ có chứa các cụm từ .edu, .gov, .org hay không. 3. Phương diện tính cập nhật của TT - Lần cuối TT đƣợc xuất bản hay cập nhật khi nào; - Nội dung TT có cập nhật với những vấn đề hiện tại không. 4. Phương diện tính chính xác và khách quan của TT 15 - Quan điểm của tác giả trong nội dung bài viết là gì và có đƣợc chứng minh bằng các luận điểm và ví dụ kèm theo hay không; - Có thể kiểm chứng lại TT không; - So sánh với các nguồn khác, TT này nhƣ thế nào; - TT có đƣợc trích dẫn bởi các nguồn khác không; - Có thể tìm thấy ít nhất hai nguồn TT khác cùng khẳng định TT đó hay không; - Có sai sót về nội dung, chỉnh tả và ngữ pháp không; - Mục đích của việc cung cấp TT đó của tác giả là gì; - Đối tƣợng sử dụng TT đó là ai; - Có danh mục tham khảo và trích dẫn hay không; 5. Phương diện phạm vi TT - Mức độ chi tiết của TT nhƣ thế nào; - Phạm vi đề cập của chủ đề là rộng hay hẹp; - Nội dung đƣợc đề cập ở mức độ giới thiệu hay chuyên sâu. 6. Phương diện hình thức thể hiện TT - TT đƣợc thể hiện dƣới định dạng nào (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hay sự kết hợp); - TT đƣợc trình bày ở đâu (website, diễn đàn, blog, groups, wiki). 7. Phương diện mức độ rõ ràng của TT - TT có đƣợc trình bày rõ ràng không; - TT có đƣợc cấu trúc tốt hay không; - Giao diện có thân thiện với ngƣời sử dụng hay không. 8. Phương diện trích dẫn của TT - TT có đƣợc các nguồn khác trích dẫn không - Có nhiều ngƣời biết, tin tƣởng và chia sẻ địa chỉ TT này không. Nhìn chung, những bài viết thể hiện rõ tác giả, là người có uy tín, có thông tin liên hệ với tác giả; được đăng tải ở những trang web của các tổ chức có uy tín; xuất hiện trong các tên miền như gov, edu, org, mil; nội dung được viết rõ ràng, văn phong khoa học, sáng sủa, có trích dẫn và những ví dụ rõ ràng là những thông tin có thể tin cậy được. Các thông tin có được qua tìm kiếm, cần được lưu trữ lại cẩn thận và khoa học (có đủ tên tác giả, nguồn tài liệu v.v.) để khi sử dụng dễ dàng cho việc trích dẫn tránh vô tình trở thành người vi phạm luật bản quyền khi sử dụng thông tin của người khác. 16 5. CÔNG BỐ THÔNG TIN (Create Information) Hiện nay, trên Internet, có nhiều công cụ cho phép cá nhân đăng tải TT một cách dễ dàng và khá tự do. Dƣới đây là một vài công cụ trong số đó. 5.1 Sử dụng google sites Điều kiện để tạo trang web cá nhân trên google sites là cần có tài khoản gmail. Dùng trình duyệt mở địa chỉ đăng nhập với TT tài khoản gmail. Trình tự tạo trang web cá nhân với google sites đƣợc thực hiện nhƣ sau: 1. Chọn nút lệnh “Create”; 2. Lựa chọn mẫu trang web (template), điền tên trang web và một vài thông tin khác; 3. Nhắp chọn “Create” thêm một lần nữa; 4. Nhắp chọn “Edit” để biên tập nội dung trang web. Ví dụ về sử dụng google site để công bố thông tin Công cụ này có thể được sử dụng để tạo website cho một tổ chức, cá nhân với những mục đích khác nhau như quảng bá thông tin, phục vụ cho mục đích dạy học của giáo viên và học sinh. Với những người làm CTHN, có thể tạo một trang để phục vụ cho các hoạt động thông tin, tư vấn hướng nghiệp của mình. 5.2. Sử dụng blog Blog là một dạng website thƣờng dùng với để đăng tải TT cá nhân với nhiều mục đích khác nhau nhƣ nhật ký, cung cấ
Tài liệu liên quan