1.1 Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình?
Vườn rau dinh dưỡng gia đình là một tập hợp nhiều loại cây rau
được trồng xung quanh nhà nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu
cầu đa dạng về rau ăn hàng ngày, vừa có tác dụng sử dụng tại
chỗ, vừa có tác dụng hỗ trợ, bổ sung nhau về mặt dinh dưỡng.
Việc đa dạng các loài cây rau không chỉ góp phần nâng cao tính
chủ động và chất lượng dinh dưỡng cho hộ gia đình, mà còn
giảm thiểu những rủi do liên quan sâu bệnh hại, cân bằng dinh
dưỡng đất, và phân bổ công lao động của gia đình trong việc
chăm sóc vườn rau
1.2 Tại sao phải xây dựng vườn rau dinh dưỡng?
Giao thông đi lại khó khăn, xa chợ trung tâm, và thói quen phụ
thuộc các loại rau có sẵn (từ vườn, hoặc thu hái tự nhiên), là
các rào cản chính trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn của
các gia đình hai xã dự án. Vì vậy, xây dựng được vườn rau dinh
dưỡng gia đình là việc làm quan trọng giúp người dân chủ động
được nguồn rau an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và tiết kiệm chi
phí.
35 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật Sổ tay vườn rau dinh dưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
Sổ tay vườn rau dinh dưỡng
Biên soạn
Nguyễn Xuân Xanh
Nguyễn Ngọc Sơn
Hà Nội, 4/2016
TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38765607
Fax: 0.4.38766642
Web: www.cares.org.vn
ii
Lời nói đầu
Rau xanh là loại thức ăn cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ăn đủ các loại rau không chỉ tăng sự hấp dẫn trong bữa ăn mà
còn cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên,
đa số các hộ dân còn trồng rau theo thói quen, chưa chú trọng
đến cân bằng dinh dưỡng, đồng thời còn gặp nhiều khó khăn
trong kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Cuốn sổ tay này được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của
địa phương, với mong muốn giúp người dân ứng dụng được hiệu
quả trong sản xuất rau tại nông hộ. Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất
rau rất đa dạng, sinh động và phức tạp, việc ứng dụng các kỹ
thuật cần linh hoạt để phù hợp với từng điều kiện đất đai, thời
tiết và đặc điểm nông hộ.
Biên soạn cuốn sổ tay này là một hoạt động trong khuôn khổ dự
án “Cải thiện sự đa dạng khẩu phần dinh dưỡng trên cơ sở các
giải pháp hệ thống (nông nghiệp & dinh dưỡng) – Nghiên cứu thí
điểm tại huyện Mai Sơn, Sơn La, Việt Nam” do Trung tâm Sinh
thái nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện
dưới sự tài trợ của tổ chức Đa dạng Sinh học Quốc tế (Bioversity
International).
Nếu có câu hỏi, anh/chị vui lòng liên lạc:
Anh Nguyễn Xuân Xanh
Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
ĐT: 0936534212
iii
MỤC LỤC
1. Thông tin chung ....................................................................... 1
1.1 Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình? ........................ 1
1.2 Tại sao phải xây dựng vườn rau dinh dưỡng? ................... 1
1.3 Yêu cầu của vườn rau dinh dưỡng ..................................... 1
2. Kỹ thuật cơ bản ........................................................................ 2
2.1 Quy hoạch vườn rau ........................................................... 2
2.2 Đất trồng rau ........................................................................ 3
2.3 Nước tưới ............................................................................ 6
2.4 Phân bón cho rau ................................................................ 7
3. Ươm cây giống ........................................................................ 9
3.1 Chuẩn bị vườn ươm ............................................................ 9
3.2 Lựa chọn hạt giống ............................................................ 10
3.3 Xử lý hạt trước khi gieo ..................................................... 10
3.4 Gieo hạt ............................................................................. 11
3.5 Chăm sóc cây giống .......................................................... 11
4. Trồng rau ................................................................................ 11
4.1 Bứng cây giống.................................................................. 11
4.2 Thời điểm trồng ................................................................. 11
4.3 Mật độ trồng ....................................................................... 12
4.4 Chăm sóc vườn rau ........................................................... 12
4.5 Phòng trừ sâu bệnh ........................................................... 14
5. Kỹ thuật để giống và bảo quản hạt giống ........................... 16
5.1 Kỹ thuật để giống ............................................................... 16
5.2 Dụng cụ bảo quản hạt giống rau ....................................... 17
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây rau quả ............... 18
6.1 Kỹ thuật trồng cải mèo ....................................................... 18
6.2 Kỹ thuật trồng cà rốt .......................................................... 20
6.3 Kỹ thuật trồng mồng tơi ..................................................... 21
6.4 Kỹ thuật trồng đậu tương .................................................. 23
6.5 Kỹ thuật trồng lạc ............................................................... 25
6.6 Kỹ thuật trồng bí đỏ ........................................................... 27
6.7 Kỹ thuật trồng đu đủ .......................................................... 29
Phụ lục .................................................................................... 32
1
1. Thông tin chung
1.1 Thế nào là vườn rau dinh dưỡng gia đình?
Vườn rau dinh dưỡng gia đình là một tập hợp nhiều loại cây rau
được trồng xung quanh nhà nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu
cầu đa dạng về rau ăn hàng ngày, vừa có tác dụng sử dụng tại
chỗ, vừa có tác dụng hỗ trợ, bổ sung nhau về mặt dinh dưỡng.
Việc đa dạng các loài cây rau không chỉ góp phần nâng cao tính
chủ động và chất lượng dinh dưỡng cho hộ gia đình, mà còn
giảm thiểu những rủi do liên quan sâu bệnh hại, cân bằng dinh
dưỡng đất, và phân bổ công lao động của gia đình trong việc
chăm sóc vườn rau
1.2 Tại sao phải xây dựng vườn rau dinh dưỡng?
Giao thông đi lại khó khăn, xa chợ trung tâm, và thói quen phụ
thuộc các loại rau có sẵn (từ vườn, hoặc thu hái tự nhiên), là
các rào cản chính trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn của
các gia đình hai xã dự án. Vì vậy, xây dựng được vườn rau dinh
dưỡng gia đình là việc làm quan trọng giúp người dân chủ động
được nguồn rau an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và tiết kiệm chi
phí.
1.3 Yêu cầu của vườn rau dinh dưỡng
Một là có cơ cấu các loại rau phù hợp để tận dụng các khoảng
đất trống xung quanh nhà, tạo được nguồn rau sử dụng quanh
năm, và tối ưu hóa lợi thế sinh thái (Ví dụ: hạn chế sâu bệnh
hại, hạn chế mất cân bằng dinh dưỡng đất, điều hòa nhu cầu
lao động cần thiết...).
Hai là, có đủ các thành phần rau nhằm cung cấp đủ các vitamin,
chất khoáng, chất xơ cho bữa ăn của gia đình và mùi vị hấp dẫn
các món ăn. Nếu được thiết kế và quản lý tốt, vườn rau dinh
dưỡng gia đình luôn đảm bảo cho thu hoạch ít nhất 3 loại rau
quả thuộc ba nhóm thực phẩm khác nhau, cần thiết để đảm bảo
chất lượng dinh dưỡng cho các thành viên.
2
Ba là, có đủ lượng rau sử dụng theo nhu cầu của gia đình và
đảm bảo an toàn.
Vườn rau trồng trong vườn nhà cần được chăm sóc chu đáo,
không sử dụng phân tươi, không sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh
độc hại để đảm bảo sản phẩm rau an toàn và đủ lượng cung
cấp cho nhu cầu sử dụng của gia đình.
Xem danh mục các cây rau quả và mùa trồng có thể áp dụng
cho gia đình trong phần phụ lục.
2. Kỹ thuật cơ bản
2.1 Quy hoạch vườn rau
Quy hoạch vườn rau là bước đầu tiên rất quan trọng. Nếu có đủ
đất thì cần chọn khoảng đất tốt nhất trong vườn theo tiêu chuẩn:
thoáng đãng và thuận tiện chăm sóc, thu hoạch. Phần đất này
cần được rào cẩn thận để tránh gia súc, gia cầm. Vườn này có
thể trồng các loại rau cần được chăm sóc và sử sử dụng thường
xuyên như rau cải, rau muống, mồng tơi, đậu đỗ
Vườn rau gia đình cần duy trì thường xuyên 3 nhóm chính
dưới đây:
Nhóm rau có màu xanh đậm (mồng tơi, rau ngót, cải mèo,
rau muống, bí ngô) giàu chất sắt và vitamin giúp bổ máu,
sáng mắt và phòng bệnh nhiễm trùng.
Nhóm rau củ quả chín có ruột màu đỏ hoặc vàng (khoai
lang ruột vàng, cà rốt, đu đủ, bí ngô, dền đỏ) rất giàu vitamin
A và vitamin C giúp phát triển thông minh, tốt cho tim mạch,
sáng mắt và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Nhóm các loại hạt, đậu đỗ (đậu cô ve, đậu ván, lạc, đậu
tương...) có nhiều chất sắt, can xi, chất béo và đạm thực vật
giúp cơ thể cao lớn, xương chắc khỏe.
3
Có thể dùng cây sắn để làm phần cơ bản của hàng rào. Nên
chọn các cây sắn thẳng, có độ cao 1,2 mét, chôn cách nhau
20cm để làm cọc rào. Cọc sắn là loại cọc sống, vừa có tác dụng
làm hàng rào, vừa có thể thu hoạch lá làm rau ăn. Loại cọc này
có thể to ra và tồn tại 3 – 4 năm mới phải thay lớp khác. Cũng
có thể dùng các cây khác như chùm ngây, cây cọc rào hoặc
dùng cọc tre sẵn có tại địa phương. Phần phụ trợ là các tấm
phên tre nứa, thân cây đay lưới nilon có tác dụng chắn không
cho gia súc, gia cầm chui qua. Hàng rào cần để một cửa rộng
khoảng 1 mét, có phên chắn để thuận tiện việc đi lại chăm sóc
Trong trường hợp trồng các loại cây leo thì làm giàn. Có thể tận
dụng phần sân trước nhà, phần đường đi hay bờ ao để làm
giàn.
2.2 Đất trồng rau
Chuẩn bị đất trồng rau
Bộ rễ các loại rau nói chung ăn nông ở tầng đất mặt, do vậy tính
chịu úng, chịu hạn kém và lại rất dễ bị sâu bệnh, cho nên đất
trồng rau nhất thiết phải được chuẩn bị cẩn thận. Đất cần được
cuốc lên, làm nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, rắc vôi bột khử trùng để trừ
các nguồn bệnh trong đất và lên luống trước khi trồng.
Lưu ý: Đất trồng rau không nên làm quá nhỏ sẽ làm bí đất, và
kích thích cỏ dại phát triển. Vụ hè mưa nhiều nên làm luống
khum mui rùa, mặt luống hẹp và cao, trái lại, mùa đông xuân
khô hanh, lên làm phẳng và rộng hoặc hơi trũng lòng khay để
giữ nước, giữ phân. Nếu sử dụng cây rau giống, nên tận dụng
luống có sẵn từ vụ trước (thay vì làm đất lại từ đầu), để tránh
tác động không tốt tới cấu trúc đất.
Kích thước luống rau tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của
từng loại rau. Thông thường, với các loại rau ăn lá như cải mèo,
cải ngồng, mồng tơi, cà làm luống rộng khoảng 1 mét để
thuận tiện chăm sóc.
4
Với những loại rau trồng leo dàn như đậu đũa, đậu cô ve, làm
luống rộng 0,8 – 1 mét trên mặt luống rạch thành hai hàng cách
nhau 0,6 mét để trồng cây theo hàng.
Với cây bầu bí, bộ rễ có khả năng ăn sâu và chịu hạn khá, cây
sinh trưởng mạnh và có khả năng leo giàn nên có thể trồng
thành hốc. Các hốc được đào sâu 30 – 40cm, rộng 40 – 50cm,
bón phân hữu cơ hoai mục. Mỗi hốc có thể trồng 2 – 3 cây,
khoảng cách giữa các hốc từ 2,5 – 3,5m tùy điều kiện đất đai và
mùa vụ trồng, đất tốt, mùa vụ trồng thích hợp thì trồng thưa, đất
xấu, thiếu nước thì trồng dày. Nếu dùng phân chưa hoai mục
thì không bón trực tiếp vào hố trồng cây. Khi đó, đào hố trồng
cây nhỏ hơn và đào hố nhỏ khác cách hố trồng cây 10 - 20 cm,
sâu 15 – 20 cm) bón phân và lấp đất lại.
Các biện pháp cải thiện dinh dưỡng đất
Chất lượng đất (sức khỏe đất) có vai trò quyết định đến sinh
trưởng, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh
hại của cây trồng. Trong điều kiện địa phương, đất vườn nông
hộ thường gặp một số khó khăn như quỹ đất hẹp, đất cằn cỗi,
độ dốc cao, thiếu nước tưới Vì vậy để hoạt động trồng trọt
được hiệu quả cần cải thiện dinh dưỡng đất thường xuyên.
Dưới đây trình bày một số kỹ thuật giúp anh/chị có thể cải thiện
dinh dưỡng đất trong điều kiện địa phương.
Sử dụng lớp bổi. Trong điều kiện địa phương, nguồn phụ
phẩm nông nghiệp như thân lá mía, ngô, đậu đỗ, vỏ quả cà
phê, cỏ ... rất nhiều. Anh/chị nên tận dụng nguồn phụ phẩm
dùng để che phủ đất, tủ gốc cây, che phủ mặt luống trong
quá trình canh tác bằng cách . Việc làm này rất đơn giản
nhưng có ý nghĩa lớn, được ví giống như đắp một tấm chăn
bảo vệ đất và cây trồng với rất nhiều tác dụng như sau:
o Lớp bổi bảo vệ đất khỏi sự xói mòn, rửa trôi khi có mưa
lớn. Giúp cho hạt giống không bị chìm sâu hoặc trôi dạt
do mưa hay nước tưới.
5
o Lớp bổi giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại, bảo vệ cây
trồng khỏi sự phá hoại của một số vật hại như chim, chuột,
ốc sên.
o Lớp bổi giúp giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho
cây trồng phát triển và tiết kiệm nước tưới, đặc biệt là
trong mùa khô.
o Lớp bổi có tác dụng điều hòa nhiệt độ đất, giúp giảm nhiệt
độ trong mùa hè và giữ ấm cho đất vào mùa đông.
o Trong quá trình che phủ đất, lớp bổi hoai mục dần còn có
tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng, chất mùn cho đất,
giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất.
Bón phân hữu cơ. Phân bón hữu cơ chứa đa dạng các
chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Phân hữu cơ có
tỷ lệ mùn cao, có tác dụng cải tạo đất, giữ nhiệt và khí cho
tầng đất mặt, hấp thu phần lớn phân bón vô cơ để cung cấp
dần cho cây trồng.
Địa phương có nguồn phân hữu cơ dồi dào, anh/chị nên chủ
động bón đủ lượng phân hữu cơ cho đất trong quá trình
canh tác để cải thiện dinh dưỡng đất và tăng năng suất, chất
lượng cây trồng. Nên bón lót phân chuồng đã được ủ hoai
mục vào đất trước khi trồng trọt với lượng 2 – 4kg/m2 tùy
thuộc vào loại cây trồng và lượng phân anh/chị chuẩn bị
được. Cách ủ phân hữu cơ được trình bày ở nội dung sau
của tài liệu này.
Luân canh cây trồng. Việc trồng trọt một loại cây trồng liên
tục trên một mảnh đất sẽ làm tích lũy nguồn sâu bệnh hại,
gây thiếu hụt dinh dưỡng đất dẫn đến năng suất, chất lượng
cây trồng giảm. Vì vậy, anh/chị cần xây dựng được công
thức luân canh hợp lý, việc này không chỉ giúp bảo vệ, cải
tạo đất mà còn tạo ra được nguồn rau ăn quanh năm. Việc
luân canh nên chú ý đến cây trồng khác họ để hạn chế
nguồn lây lan sâu bệnh hại.
6
2.3 Nước tưới
Nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng,
năng suất và chất lượng rau. Những lưu ý khi tưới rau:
Phải tưới đồng đều trên mặt luống không để chỗ ít chỗ nhiều,
không để đọng nước trên mặt luống. Khi tưới bằng bình hoặc ô
doa thì hạt nước phải nhỏ, đều không làm dập nát lá hoặc cây
rau.
Khi rau có hoa, không để nước tưới đọng vào trong hoa dễ làm
vỡ hạt phấn gây thối hoa, nhất là đối với các loại rau ăn ngồng
hoa như su lơ, cải ngồng
Thời điểm tưới, lượng nước tưới cần phải căn cứ vào nhu cầu
của cây rau ở từng giai đoạn, điều kiện đất đai, thời tiết cụ thể.
Ví dụ: giai đoạn cây mới trồng, rau chưa bén rễ hồi xanh, rau
cần được tưới 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm và sự phát
triển của cây. Khi cây đã bén rễ hồi xanh chỉ cần tưới 1 – 2 lần/
ngày tùy thuộc vào độ ẩm đất. Về cơ bản, nếu phân hữu cơ
được sử dụng, số lần tưới sẽ ít đi (vì đất tăng khả năng giữ
nước khi có độ mùn cao).
Trong điều kiện mùa hè nhiệt độ cao, nên tránh tưới rau vào
buổi sáng. Các giọt nước đọng lại trên lá rau, gặp trời nắng có
Ví dụ về một số công thức luân canh:
Đậu cô ve (tháng 9 – 12) – Cải thái (tháng 12 – 3) – Rau muống
(tháng 3 - 9)
Su hào (tháng 9 – 11) – Bắp cải (T 12 – 3) – Đậu cô ve (T 3 -
6) – Cải thái (T 7 – 9)
Đậu tương (tháng 9 – 12) – Cải thái (tháng 12 – 3) – Mồng tơi
(tháng 3 - 9)
Bí đỏ (tháng 3 – 10) – Cải thái, bắp cải (tháng 11 – 2)
Mồng tơi ( tháng 3 – 8) – Đậu đũa (tháng 9 – 12) – Cải mèo
(tháng 1 – 2)
7
thể gây chết phần lá phía dưới (và nhiều người dân hiểu nhầm
là do bệnh hại). Nên tưới vào buổi tối.
Cây rau quả có hai thời kỳ mẫn cảm với nước là giai đoạn cây
con và giai đoạn ra hoa kết quả. Thời kỳ cây con nếu thiếu nước
có thể làm chết hoặc yếu cây con. Thời kỳ cây ra hoa, kết quả,
nếu cây bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.
Trong điều kiện khô hạn, thiếu nước có thể tận dụng nước sinh
hoạt (nước vo gạo, nước rửa rau) để tưới rau, chú ý tránh dùng
nước có lẫn hóa chất như xà phòng, nước rửa bát để tưới.
Trong điều kiện quá khó khăn về nguồn nước trong mùa khô,
có thể tận dụng những khu đất ẩm như đất gần giếng nước, đất
gần gốc chuối, dưới tán cây trồng rau, kết hớp với việc sử
dụng lớp bổi ủ gốc để giữ độ ẩm đất, trồng những cây có khả
năng chịu hạn tốt như bí ngô, đậu ván, rau ngót, chùm ngây,
rau lang
2.4 Phân bón cho rau
Rau là cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng
lại cho khối lượng sản phẩm sinh học cao nên cần được bổ
sung phân bón đầy đủ.
Chuẩn bị phân bón
Trong điều kiện địa phương, nguồn phân gia súc, gia cầm, phế
phụ phẩm nông nghiệp như thân lạc, đậu đỗ, rơm rạ nhiều
nhưng phần lớn người dân chưa tận dụng ủ hoai mục mà
thường chỉ bón phân tươi cho rau. Cách làm này không chỉ làm
hạn chế sự sinh trưởng của rau, làm lây lan nguồn bệnh, cỏ dại
mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì vậy, anh/chị nên áp dụng cách xử lý phế phụ phẩm nông
nghiệp dưới đây để tạo được nguồn phân bón hữu cơ để bón
cho rau:
8
Rải lớp phụ phẩm khó phân hủy như rơm rạ, vỏ cà phê, thân
ngô, lạc đậu đỗ (rộng khoảng 1,5m, cao 30 – 40cm).
Rải lớp phân trâu, bò, phân dê hay phân gà, vịt lên trên cao
khoảng 30cm.
Rắc 2 -3 kg vôi bột lên trên
Tưới nước đủ ẩm
Tiếp tục làm các bước tương tự để tạo đống ủ cao khoảng
1,2 – 1,5m
Phủ kín bằng nilon, bạt hoặc trát bùn kín
Sau 1,5 – 2 tháng có thể sử dụng sản phẩm ủ bón cho cây
trồng.
Lưu ý: trong điều kiện không đủ vật liệu làm phân theo kích
thước hướng dẫn trên, có thể làm ở phạm vi nhỏ hơn, và tiếp
tục bổ sung vật liệu. Tuy nhiên thời gian ủ cần kéo dài hơn.
Cách bón phân cho rau
Thông thường bón phân theo hai cách:
Bón lót: thường dùng với các loại phân hữu cơ và một số
phân vô cơ chậm tan như lân, vôi, kali. Không nên bón lót
đạm vì thời gian cây non, nhu cầu đạm rất ít.
Bón lót thường thực hiện khi làm đất. Phân bón được rải
đều trên mặt luống rồi trộn đều vào đất trước khi gieo trồng.
Cũng có thể bón lót theo hốc hoặc theo hàng để tiết kiệm
phân bón.
Tùy vào điều kiện đất đai và cây trồng cụ thể mà bón lót
lượng phân hữu cơ thích hợp. Trong điều kiện địa phương,
nguồn phân hữu cơ dồi dào có thể bón lượng 3 – 4kg/1m2.
Lưu ý: Chỉ được bón phân chuồng đã được ủ hoai mục để
hạn chế mầm bệnh, cỏ dại và tránh nóng cho rễ cây. Nếu
phải sử dụng phân tươi thì không được bón trực tiếp vào
gốc cây rau. Đào rãnh giữa 2 hàng rau, bón phân và lấp đất
lại.
9
Bón thúc: là bón bổ sung vào những lúc cây cần nhiều dinh
dưỡng để tạo sản phẩm hoặc chuyển giai đoạn sinh trưởng.
Thường bón thúc bằng các loại phân dễ tiêu như nước giải,
nước phân chuồng, phân đạm pha loãng để tưới.
Lượng phân bón cần căn cứ vào đặc điểm đất đai, sự sinh
trưởng, phát triển của từng loại cây trồng để ước tính lượng
bón cho phù hợp.
Lưu ý: Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày và
tuyệt đối không được bón trực tiếp phân tươi cho rau. Nếu
bón thúc bằng phân hóa học như đạm, NPK thì cần bón xa
gốc để tránh làm xót cây. Khi bón nên kết hợp vun phủ phân
bón để hạn chế mất phân do rửa trôi hoặc bốc hơi.
3. Ươm cây giống
Cây giống giữ vai trò quyết định đến năng suất rau. Chăm sóc
cây giống gồm các công việc từ chuẩn bị vườn ươm, xử lý hạt
trước khi gieo, chăm sóc và bứng cây đi trồng.
3.1 Chuẩn bị vườn ươm
Trong điều kiện sản xuất rau tại nông hộ, chỉ cần một ô vườn
ươm nhỏ khoảng vài mét vuông có thể đủ trồng. Chọn chỗ đất
tốt, cao, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, bón vôi khử trùng, bón
phân chuồng hoai mục và trộn đều vào lòng luống.
Nếu vào mùa có mưa lớn, ô ươm cây giống nên làm mái bằng
nilon để che mưa, tránh trôi hạt và dập nát cây con. Ở điều kiện
nhiệt độ thấp, ô ươm cây có thể làm vòm nilon để giữ ấm cho
cây.
Lưu ý: cần dùng nilon màu trắng để giúp cây được tiếp xúc với
ánh sáng trong điều kiện mùa đông.
10
3.2 Lựa chọn hạt giống
Hạt giống mang gieo cần biết nguồn gốc rõ ràng. Nếu giống tự
để hoặc trao đổi với các hộ khác cần nhớ thời gian bảo quản và
tìm hiểu đặc điểm giống. Nếu giống mua thì nên mua ở các cửa
hàng có uy tín, xem hướng dẫn trên bao bì hạt giống và thời
hạn sử dụng của hạt giống.
3.3 Xử lý hạt trước khi gieo
Để kích thích khả năng nảy mầm và hạn chế mầm bệnh hại, hạt
giống cần được xử lý trước khi gieo.
Cách đơn giản nhất là xử lý bằng nước nóng. Anh/chị đong 3
bát nước lạnh đổ vào chậu nhỏ, sau đó đổ 2 bát nước sôi vào
sẽ được chậu nước nóng khoảng 45 – 50oC, cho hạt giống vào
ngâm. Thời gian ngâm tùy thuộc đặc điểm từng loại giống. Loại
có vỏ dày (cà rốt, mùi, cần tỏi..), khả năng hút nước chậm nên
cần ngâm lâu từ 24 – 48 giờ. Loại có vỏ mỏng, hút nước nhanh
hơn (bầu, bí, dưa hấu) thì chỉ cần ngâm nước 10 – 12 giờ.
Với hạt các loại cải, vỏ mỏng hơn chỉ cần ngâm 3 - 4 giờ.
Lưu ý:
Với hạt đậu đỗ, vỏ rất mỏng nếu ngâm nước, hạt hút nước
rất nhanh làm nứt vở vỏ hạt dễ làm hạt bị trẩm. Vì vậy, không
xử lý ngâm nước vớ