PHẦN I: LÝ THUYẾT
Câu 1:
“Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Hãy phân tích khái niệm này và phân biệt hai khái niệm Lãnh đạo và Quản trị.
Trả lời:
“Lãnh đạo quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra”. Đó là một quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia
tự nguyện của cấp dưới để thực hiện một cách tốt nhất các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo cũng là
quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu
của tổ chức. Sự thành công của doanh nghiệp, tổ chức chỉ có thể đạt được một cách tốt nhất khi và
chỉ khi các thành viên các thành viên tự nguyện đóng góp công sức của mình. Chính vì vậy, quá
trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội chính là quá trình kết hợp một cách tổng lực các phương
pháp gây ảnh hưởng như vật chất và tinh thần, trực tiếp và gián tiếp, cũng như chính thống và phi
chính thống để giúp lãnh đạo tập hợp được sức lực và trí tuệ của mọi người.
Khái niệm và Phân biệt Lãnh Đạo & Quản Trị
1. Lãnh đạo
• Khái niệm: Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nhằm đạt được
mục tiêu đề ra.
• Nhà lãnh đạo làm việc để sáng tạo ra những chủ trương đường lối, chính sách để nhà quản
trị hiện thực hóa những chủ trương, đường lối và chính sách đó. Đồng thời cải tiến, khời xướng
một đường lối mới. Đối mặt với hiện trạng để hoàn thiện nó.
Nhà lãnh đạo là người mà các thành viên khác luôn kỳ vọng những gì tốt đẹp nhất, hoàn hảo
nhất, là “phao cứu sinh” cho những hoàn cảnh, trạng thái bế tắc.
- Tạo sự khác biệt và truyền cảm hứng cho người khác
- Tạo ra những giá trị mới trong hệ thống
- Thể hiện sức hấp dẫn bởi nghị lực và niềm tin sắt đá
- Hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo
- Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi
31 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Ôn tập môn Nghệ thuật lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Câu 1:
“Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Hãy phân tích khái niệm này và phân biệt hai khái niệm Lãnh đạo và Quản trị.
Trả lời:
“Lãnh đạo quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra”. Đó là một quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia
tự nguyện của cấp dưới để thực hiện một cách tốt nhất các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo cũng là
quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu
của tổ chức. Sự thành công của doanh nghiệp, tổ chức chỉ có thể đạt được một cách tốt nhất khi và
chỉ khi các thành viên các thành viên tự nguyện đóng góp công sức của mình. Chính vì vậy, quá
trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội chính là quá trình kết hợp một cách tổng lực các phương
pháp gây ảnh hưởng như vật chất và tinh thần, trực tiếp và gián tiếp, cũng như chính thống và phi
chính thống để giúp lãnh đạo tập hợp được sức lực và trí tuệ của mọi người.
Khái niệm và Phân biệt Lãnh Đạo & Quản Trị
1. Lãnh đạo
• Khái niệm: Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nhằm đạt được
mục tiêu đề ra.
• Nhà lãnh đạo làm việc để sáng tạo ra những chủ trương đường lối, chính sách để nhà quản
trị hiện thực hóa những chủ trương, đường lối và chính sách đó. Đồng thời cải tiến, khời xướng
một đường lối mới. Đối mặt với hiện trạng để hoàn thiện nó.
Nhà lãnh đạo là người mà các thành viên khác luôn kỳ vọng những gì tốt đẹp nhất, hoàn hảo
nhất, là “phao cứu sinh” cho những hoàn cảnh, trạng thái bế tắc.
- Tạo sự khác biệt và truyền cảm hứng cho người khác
- Tạo ra những giá trị mới trong hệ thống
- Thể hiện sức hấp dẫn bởi nghị lực và niềm tin sắt đá
- Hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo
- Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi
Nội dung cốt lõi:
- Quyền lực và sự ảnh hưởng
- Phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo
- Lãnh đạo theo tình huống
- Người lãnh đạo mới về chất
2. Quản trị
• Khái niệm: Quản trị là những cách thức, những thủ đoạn để đưa một tổ chức với những
nguồn lực hữu hạn đạt đến một mục tiêu được đề ra của tổ chức đó.
• Chức năng của quản trị:
- Hoạch định:
+ Đánh giá nguồn lực và thực trạng của tổ chức.
+ Chức năng xác định mục tiêu cần đạt được.
+ Đề ra chương trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất định.
+ Đưa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trường.
- Tổ chức:
+ Chức năng tạo dựng một môi trường nội bộ thuận lợi để hoàn thành mục tiêu.
+ Xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân, tạo sự
phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức.
- Lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con người sao cho tổ chức đạt đến mục tiêu. Nó bao gồm
việc chỉ định đúng tài nguyên và cung cấp một hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Lãnh đạo yêu cầu kĩ năng
giao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi người. Một trong những vấn đề quyết định trong công tác
lãnh đạo là tìm được sự cân bằng giữa yêu cầu của nhân sự và hiệu quả sản xuất.
- Kiểm tra là chức năng để đánh giá chất lượng trong tiến trình thực hiện và chỉ ra sự
chệch hướng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra từ kế hoạch của tổ chức. Mục đích của chức năng
này là để đảm bảo hiệu quả trong khi giữ vững kỉ luật và môi trường không rắc rối. Kiểm tra bao
gồm quản lý thông tin, xác định hiệu quả của thành tích và đưa ra những hành động tương ứng kịp
thời.
• Nhà quản trị: là người thực hiện mục tiêu thông qua người khác qua các công việc: hoạch
định, hướng dẫn, điều khiển, ủy quyền, là quá trình tiến đến mục tiêu bằng cách hướng dẫn,
động viên người khác thực thi công việc được phân công.
Nhà quản trị thực hiện trách nhiệm của mình thông qua các hình thức:
- Hướng dẫn công việc thay cho việc thực hiện
- Đánh giá và phát triển đội ngũ nhân viên
- Nhà quản trị sử dụng quyền lực của mình trên công việc và đăng ký thực hiện nó, nhân viên
phải trông đợi để có được kết quả tốt và môi trường là việc an toàn.
- Nhà quản trị là trung tâm của các mối quan hệ.
- Động viên nhân viên- xây dựng văn hóa tổ chức
Câu 2:
Hãy phân tích các tiêu chuẩn về hiệu quả lãnh đạo được tiếp cận bởi các phương pháp khác nhau:
Mức độ thành công của nhóm (tổ chức) thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể (doanh số, thị phần,
lợi nhuận, )
Thái độ của người dưới quyền đối với người lãnh đạo (yêu quý, kính trọng, tin tưởng, tuân
thủ,)
Sự đóng góp của người lãnh đạo đối với sự phát triển của nhóm (tổ chức) theo đánh giá của
người dưới quyền và của bên ngoài.
Trả lời:
Các nhà lãnh đạo hiệu quả tạo ra tinh thần làm việc bằng cách làm những việc đúng đắn và
khiến cho những người khác cũng làm như vậy. Họ luôn chính trực, có tầm nhìn về mục đích,
hướng vào các cơ hội, vào khách hàng, vào công nghệ và đối thủ cạnh tranh. Hình thành và thực
thi một mục đích đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có đủ hiểu biết về các kỹ năng và nhiệm vụ điều hành.
Thử thách là để phát triển thế mạnh của mỗi người và để những người bình thường làm được
những điều phi thường.
Hiệu quả lãnh đạo được đo lường bởi các tiêu chí:
1. Mức độ thành công của nhóm
- Mục tiêu: Nhiệm vụ của người lãnh đạo là xác định mục tiêu cụ thể và người quản lý sẽ
lập kế hoạch chi tiết. Khi kế hoạch được hoàn thành thì chuyển tải thông tin kế hoạch đến cấp trên
và cấp dưới, đồng thời truyền cảm hứng cho cấp dưới hướng đến mục tiêu đó. Trong suốt quá trình
thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến các công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết phải ra
và thực thi các quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình.
Người quản lý phải đạt được các mục tiêu của tổ chức cùng với hoặc thông qua các cá nhân,
do vậy để tạo ra chất lượng công việc cao, người quản lý cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi,
tìm hiểu và thoả mãn các nhu cầu của người lao động.
- Hiệu quả kinh tế: Nhà lãnh đạo thường là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý,
trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Nhà lãnh
đạo duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính
hiệu quả tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự
hài lòng của nhân viên và khách hàng.
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả lãnh đạo sẽ tạo dựng được bầu không khí ôn hòa và giữ cân
bằng các mối quan hệ của thành viên trong nhóm, liên kết họ thành một khối. Đồng thời, tạo môi
trường cho tất cả các thành viên phát huy tối đa khả năng của mình để phục vụ mục tiêu chung.
2. Thái độ của các thành viên trước yêu cầu của người lãnh đạo
- Nhiệt tình: Việc liên tục thay đổi để làm mới doanh nghiệp yêu cầu nhà lãnh đạo và nhân
viên cần duy trì lòng trung thành của mình đối với tổ chức, để làm được việc này, nhà lãnh đạo cần
duy trì lòng nhiệt tình của chính bản thân một cách có hệ thống để làm gương, cũng như tạo ra
những điều kiện cần thiết để nhân viên noi theo.
- Trách nhiệm: Người lãnh đạo cần truyền tải thông tin rõ ràng để các thành viên trong tổ
chức hiểu được mục tiêu chung của tổ chức mình và cam kết cố gắng đạt được những mục tiêu đó
bằng lòng tin, sự gắn kết với nhau và trách nhiệm của mỗi người.
- Ý thức tổ chức kỷ luật tự giác
3. Mức độ đóng góp của người lãnh đạo đối với sự phát triển của nhóm/ tổ chức
Theo đánh giá khách quan của các thành viên
Theo sự đánh giá khách quan của những người bên ngoài tổ chức
Ví dụ thực tiễn minh họa cho 3 nội dung trên
Bill Gates là người cầm lái vĩ đại, ông đưa ra mục tiêu tối hậu là “ chiếm lĩnh thị trường”.
Mục tiêu này được thể hiện trong mọi quyết định,trong mọi cuộc họp, trong mọi khâu từ phân tích,
thiết kế đến sản xuất. Mục đích chung này đã cổ vũ mọi nhân viên Microsoft gắn kết với nhau tạo
nên một lực lượng hùng mạnh.
Bill kiểm soát công ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của một giám đốc điều hành ở một
công ty lớn nào khác. Ở Microsoft, sáng thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời
các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi tiết của từng dự án. Bill đặc biệt rất
quan tâm về các hiệu suất công việc. Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua các phó
chủ tịch công ty. Hàng năm, toàn thể công ty Microsoft được chở tới tụ tập ở những nơi có sân
khấu biểu diễn bằng những chuyến xe buýt để vui vẻ nói chuyện với nhau về những vấn đề lớn
nhất của công ty như mục tiêu chiến lược và chiến thuật thực hiện của Microsoft do Bill Gates trực
tiếp diễn giảng. Các thành viên của nhóm cũng thoải mái thảo luận xem xét sắp tới nhóm mình sẽ
đi về đâu. Nó tuy là những cuộc họp nhưng “không buồn ngủ” vì Bill nói chuyện rất vui và sâu sắc.
Sau những buổi vui như vậy, mọi người đều hiểu hơn về tầm nhìn xa trông rộng của Bill Gates.
Câu 3:
Quá trình lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mà kết quả của nó được thể hiện bởi nhân viên:
a) Sự nhiệt tình, tích cực tham gia một cách tự giác
b) Sự tuân thủ, phục tùng một cách miễn cưỡng
c) Sự kháng cự, chống đối, ngầm phá hoại.
Hãy phân tích những kết quả này và cho biết ý kiến nhận xét của anh (chị) về kết quả tốt
nhất (a) do những nguyên nhân cơ bản nào tác động?
Trả lời:
Khái niệm
Ảnh hưởng là sự tác động của chủ thể đến đối tượng trong đó chủ thể là nguồn gốc, tác nhân
của ảnh hưởng ( điều này có nghĩa là nguồn gốc của sự ảnh hưởng chính là chủ thể, ví dụ như một
nhà lãnh đạo mà có tác động ảnh hưởng đến người khác), còn đối tượng là bên nhận sự tác động
ảnh hưởng ấy (có thể là một nhân viên hoặc một ai đó hoặc là một chủ thể khác)
Chủ thể và đối tượng có thể là một hay một nhóm người , một tổ chức (chẳng hạn như Hội
đồng quản trị, toàn thể nhân viên là 1 nhóm, bí thư hoặc chủ tịch hội đồng chủ tịch là một cá nhân)
hay một thực thể vật chất nào đó (chằng hạn như lương tháng 13, sự thăng chức từ phó phòng lên
trưởng phòng). Do đó, một thực thể vật chất cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng.
Như vậy sự ảnh hưởng, tác nhân và chính sự ảnh hưởng ấy có thể là con người cũng có thể
không phải là con người hay chỉ là một thực thể nào đó đều có thể gây ra tác động ảnh hưởng
hoặc bị ảnh hưởng.
Kết quả của ảnh hưởng có thể tạo ra:
− Sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm
− Tuân thủ, phục tùng theo bổn phận
− Chống đối, kháng cự
Nếu như sự tác động ảnh hưởng đó đúng mục tiêu và phù hợp với mục tiêu của tổ chức thì nó
sẽ được hưởng ứng nhiệt tình, nhưng ngược lại nếu sự tác động ảnh hưởng đó mà đem lại mục tiêu
cá nhân cho người lãnh đạo thì sẽ bị chống đối. Có rất nhiều nhà lãnh đạo lạm dụng chức quyền
của mình để gây ảnh hưởng đến người khác vì mục tiêu cá nhân. Cho nên nhà quản trị và nhà lãnh
đạo khác nhau ở chỗ: quyền lực của nhà lãnh đạo có thể thực hiện vì mục tiệu của tổ chức cũng có
thể thực hiện mục t iêu của cá nhân mà người khác rất khó có thể biết., trong khi đó quyền lực hay
tác động của nhà quản trị rất dễ phổ biến vì bị kiểm soát bởi các thế lực lãnh đạo, nếu nhà quản trị
làm sai đường lối, chính sách của lãnh đạo ngay lập tức sẽ bị kiểm tra, bị khiển trách hoặc thậm chí
bị tù tội.
Có nhiều nhà lãnh đạo thực hiện mục tiêu cá nhân nhưng thông qua nghị quyết của HĐQT,
thông qua nghị quyết của tập thể người lao động, nhà lãnh đạo đã nhân danh một tập thể của một
tổ chức để thực hiện, chính vì thế nhà quản trị và nhân viên ra sức thực hiện đúng đường lối ấy,
nhưng thành công đó nhằm mục tiêu vinh danh nhà lãnh đạo chứ không phải của nhà quản trị và
nhân viên.
Nguyên nhân cơ bản về kết quả sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm đó là:
+ Người lãnh đạo tài giỏi và có đạo đức: có khả năng ảnh hưởng đến người khác, chi phối
được chiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả..
+ Nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn bằng cách kết nối hiện tại với tương lai mang lại tương lai
tốt hơn cho tổ chức, cho mục tiêu của tổ chức.
+Nhà lãnh đạo phải tạo được mối quan hệ tốt trong tổ chức: kỳ vọng và tin tưởng vào nhân
viên dưới quyền của mình, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực của mình.
+ Uy tín của nhà lãnh đạo
Câu 4:
Phân tích khái niệm: “Quyền lực là năng lực tiềm năng của chủ thể trong quá trình gây ảnh hưởng
đối với đối tượng, được thể hiện bởi ba đặc trưng:
a) Quyền lực là năng lực (tiềm năng) của người lãnh đạo được sử dụng để gây ảnh hưởng đến
người khác.
b) Quyền lực nằm trong nhận thức của đối tượng
c) Quyền lực trong tổ chức có thể tăng hoặc giảm
Trả lời:
Quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc tác động ảnh hưởng đến đối tượng, tuy nhiên
việc sử dụng quyền lực trong một số trường hợp lại gây ra những hậu quả không tốt nên không ít
người luôn né tránh không muốn sử dụng quyền.
Những nguyên tắc sử dụng quyền lực
− Quyền lực được sử dụng làm phương tiện đạt mục đích của chủ thể và kết quả của hành vi
này có thể là tốt đẹp, cao quý nhưng cũng có thể hết sức xấu xa, tồi tệ. Quyền lực không là gì cả,
không phải là một bông hoa hay một thành tích, một huân chương để cài lên trên áo, mà quyền lực
chỉ là một phương tiện, một công cụ cần thiết của người lãnh đạo được sử dụng để làm phương tiện
đạt mục đích của chủ thể và kết quả hành vi này có thể là tốt đẹp, cao quý nhưng cũng có thể hết
sức xấu xa, tồi tệ. Nếu ai đó lầm tưởng mình đang đứng trên quyền lực thì không phải là một nhà
lãnh đạo thực thụ
VD: Nhà lãnh đạo có thể sử dụng quyền lực của mình để thực hiện mục tiêu chung của tổ
chức của doanh nghiệp đem lại kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp của mình, nhưng ngược lại nhà
lãnh đạo cũng có thể sử dụng quyền lực của mình để thực hiện những mục tiêu của cá nhân , áp đặt
và buộc nhân viên phải tuân theo quyết định của mình để thực hiện mục tiêu cá nhân mang lại lợi
ích riêng cho nhà lãnh đạo trong khi b iết rõ nhân viên không đồng ý hoặc biết rõ quyết định đó sẽ
gây thiệt hại và tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
− Quyền lực chỉ có hiệu quả khi nó được sử dụng phù hợp với phong cách và mục đích của
lãnh đạo.
− Sự hiểu biết nguồn gốc quyền lực và ứng dụng: quyền lực có nguồn gốc từ đâu và ứng dụng
quyền lực như thế nào: Bản thân nhà lãnh đạo phải hiểu biết rằng nếu quyền lực ấy không có thật
thì không hiệu quả hay là do cấp trên tạo ra thì quyền lực ấy cũng chỉ mang tính chất tạm thời, mập
mờ. Quyền lực chỉ có hiệu quả và bền vững khi do chính bản thân nhà lãnh đạo tạo ra.
VD: Trong một tổ chức, nhà lãnh đạo thật sự giỏi dang và đạo dức thì sự nhận thức của nhân
viên cấp dưới sẽ là vô điều kiện, được mọi người tôn trọng bởi vì nhà lãnh đạo này nhận biết được
quyền lực mình đang có là từ đâu và ứng dụng nó như thế nào để mang lại lợi ích và mục tiêu cho
tổ chức chứ không phải cho cá nhân của mình.
Ngược lại cũng trong một tổ chức cũng có một số nhà lãnh đạo có quyền lực trong tay nhưng
khi đưa ra quyết định nào đó thì không được nhân viên cấp dưới tôn trọng hoặc không tán thành
bởi vì quyền lực nhà lãnh đạo này có được là do dựa vào sự quen biết, hoặc bỏ tiền để mua chứ
mua quyền. Những nhà lãnh đạo này chưa biết vượt lên trên quyền hành mình đang nắm giữ, chưa
có kinh nghiệm chuyên môn, chưa được đào tạo kỹ năngdo đó quyền lực chỉ mang tính tạm thời
và bị coi thường
− Cảm nhận về quyền lực và nhận thức quyền lực
VD: Nhà lãnh đạo khi đã có quyển lực trong tay cần phải cảm nhận và nhận thức quyền lực
ấy vì lãnh đạo xuất phát từ trái tim thông qua những mối quan hệ tốt với mọi người trong tổ chức,
với nhân viên của mình chứ không phải cứng nhắc tuân theo những quy định hay là dựa vào quyền
lực nắm trong tay mà đe dọa hoặc áp đạt mọi người phải theo mình để đạt được mục đích
− Quyền lực là vô hạn: sử dụng quyền lực nhân danh ai đó ngay cả khi người đó không hiện
hữu (vắng mặt, hay đã chết) để đưa ra quyết định nào đó.
VD: Bác Hồ là một vĩ nhân, vị lãnh tụ có một không hai của Việt nam, tuy Bác đã mất nhưng
danh tiếng của Bác đã lan rộng trên khắp thế giới cho tới ngày nay. Trong cuộc tấn công tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ, thiên tài quân sư thế giới Võ Nguyên Giáp đã phải dựa vào quyển lực và
uy tín của Bác Hồ để đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn trong trận chiến lịch sử có ý nghĩa
quyết định đến vận mệnh dân tộc và sinh mạng của hàng vạn người lính.
− Quyền lực là hành động
− Người có nhiều khả năng ảnh hưởng thì quyền lực càng cao: mọi ý kiến quyết định của
người lãnh đạo có uy tín đều rất có giá trị và có sức cảm hóa cao độ. Sức cảm hóa chính là uy tín
của người lãnh đạo.
VD:
+ Khi một người lãnh đạo có uy tín thì bất kỳ một mệnh lệnh nào, một ý muốn nào của nhà
lãnh đạo cũng trở thành chân lý theo đúng nghĩa của nó, khi đó những người dưới quyền và cấp
dưới sẽ đem hết nghị lực, khả năng, sang kiến để thực hiện những mệnh lệnh đó.
+ Khi người lãnh đạo không có uy tín, mọi mệnh lệnh khi đưa ra sẽ bị nhân viên dưới quyền
nghi ngờ, đem ra bàn tán và sẽ không được thực hiện ngay, thậm chí có thể chờ đợi một mệnh lệnh
khác để bãi bỏ mệnh lệnh đó
Câu 5:
Trình bày nội dung các cơ sở của quyền lực – những yếu tố tạo ra sức mạnh ảnh hưởng đến các đối
tượng tiếp nhận hành vi lãnh đạo thông qua 3 dạng thức:
Quyền lực vị trí
Quyền lực cá nhân
Quyền lực chính trị
Trả lời:
Khái niệm
Quyền lực là năng lực tiềm năng của chủ thể trong việc tác động ảnh hưởng đến đối tượng.
Tuy nhiên, việc sử dụng quyền lực trong một số trường hợp lại gây ra những hậu quả không tốt nên
không ít người luôn né tránh không muốn sử dụng quyền lực.
Cơ sở của quyền lực
Quyền lực vị trí (do vị trí mang lại quyền lực)
Quyền lực vị trí là thứ do một tổ chức hoặc từ phía trên giao cho. Nhà quản lý có được thứ
quyền lực này nhiều hay ít là do sự tin cậy mà họ đạt được với tổ chức hoặc cấp trên ấy.
− Quyền hạn do hệ tổ chức quy định chính thức
− Quyền được kiểm soát các nguồn lực của tổ chức
− Quyền thưởng/ phạt
Nhà lãnh đạo có quyền đưa ra phần thưởng mà nguời khác mong đợi nhằm khuyến khích
họ trong chuyên môn và hiệu quả công việc. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng có quyền đưa ra
những hình phạt nhằm làm cho đối tượng bị tác động phải tuân thủ theo những quy tắc đã được
đặt ra.
− Kiểm soát và phân phối thông tin:
Để đáp ứng được yêu cầu cần thiết vai trò của một nhà lãnh đạo thì nguồn thông tin đối
với nhà lãnh đạo vô cùng quan trọng. Dù trong một cuộc họp chung của tòan công ty hay gặp
riêng một a i, một nhà lãnh đạo luôn phải thể hiện được khả năng lắng nghe và chọn lọc thông tin
của mình. Họ cần biết lắng nghe từ nhiều chiều và nhận định ra được vấn đề cần giải quyết.
Bên cạnh đó, khi nhà lãnh đạo tiếp cận được nhiều thông tin hữu ích, nên chia sẽ thông
tin này với nhân viên của mình. Nó có thể gây ảnh hưởng đến nhân viên bằng cách thay đổi hành
vi và thái độ của họ.
− Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức
Quyền lực cá nhân
Quyền lực cá nhân là mức độ cấp dưới tôn trọng, quý mến và phục tùng cấp trên. Nguồn
gốc của quyền lực này có thể xuất phát từ:
Tài năng chuyên môn, kinh nghiệm của bản thân.
Là một lãnh đạo không thể không có kiến thức chuyên môn. Trước khi trở thành nhà lãnh
đạo, bất kỳ ai cũng đã từng lãnh đạo một hay hầu hết các bộ phận chức năng như: bộ phận bán
hàng; marketing; tài chính; sản xuất hay R&D. Tùy theo từng mức độ quản lý khác nhau thì trình
độ chuyên môn cần phải đáp ứng được cũng khác nhau. Vì vậy nhà lãnh đạo phải dành thời gian
để đầu tư và đi sâu hơn vào chuyên môn của mình, biết học hỏi và tự tin để trở thành một lãnh đạo
giỏi. Nhờ có quyền chuyên môn mà nhà lãnh đạo có thể biết được các nhân viên cấp dưới mình
làm việc có hiệu quả hay không để từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Điều đó sẽ góp phần
quan trọng giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao của sự thành công. Ngược lại nếu một nhà lãnh
đạo mà chuyên môn hạn chế thì sẽ không làm cho nhân viên cấp dưới mình phục tùng được.
− Sự thân thiện, lòng trung thành
− Sự thu hút, hấp dẫn
Nhà lãnh đạo phải hấp dẫn được người khác bằng trí tuệ