Tài liệu ôn thi môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM. Ý nghĩa? Câu 2: Phân tích làm rõ quan điểm: Trong giai đoạn hiện nay, đôc lập dân tộc gắn liền với CNXH vẫn là con đường duy nhất đúng đắn. Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Liên hệ tại địa phương, cơ quan, đơn vị. Câu 4: Tư tưởng HCM về Nhà nước? Liên hệ địa phương. Câu 5: Đạo đức cách mạng, phong cách HCM? Liên hệ địa phương. Câu 6: Tư tưởng HCM về công tác cán bộ? Liên hệ địa phương, đơn vị.

docx25 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi môn tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM. Ý nghĩa? “Tư tưởng HCM là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi ” 1. Thời kỳ tiếp nhận chủ nghĩa yêu nước và hình thành ý chí cứu nước (từ 1890-1911) Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung được tiếp nhận các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước-nhân văn Việt Nam trong môi trường gia đình, quê hương. Ngoài vốn Nho học và Quốc học, Nguyễn Sinh Cung còn có những hiểu biết nhất định về nền văn hoá phương Tây, đặc biệt là nền văn hoá, văn minh Pháp. Chứng kiến sự đau khổ của một dân tộc nô lệ, sự bất công, áp bức giai cấp, những cuộc đấu tranh bất khuất của cha ông cùng với tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa dân tộc và nhân văn trong cách mạng tư sản Pháp “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” đã hình thành nên ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc của Nguyễn Tất Thành. Trước đòi hỏi mới về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã quyết định lên tàu Amiral La Touche De Tréville đến nước Pháp bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bằng trí tuệ và sự mẫn cảm, NTT đã quyết định đi theo con đường mới, tìm mẫu hình mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và con người VN. 2. Thời kỳ từ 1911 - 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - Nguyễn Tất Thành đã đi và sống ở nhiều nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Phi, Châu Mỹ, trực tiếp tìm hiểu đời sống của nhân dân lao động các nước tư bản, tận mắt chứng kiến cuộc sống bị bóc lột, đàn áp của nhân dân các nước thuộc địa Người rút ra những kết luận quan trọng về nguồn gốc của áp bức dân tộc và giai cấp, nhận thấy tính không triệt để của CM DC TS và các cuộc CM này đã trở nên cũ đối với lịch sử phát triển của nhân loại. - 7/1920, khi đọc Những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy lời giải đáp cho con đường giải phóng dân tộc. Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. - 12/1920 Người đã biểu quyết việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức, tư tưởng của NAQ và cách mạng Việt Nam, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, đồng thời xác lập cơ sở lý luận cho CM VN, theo lý luận chủ nghĩa Mac-Lenin. 3. Thời kỳ 1921 – 1930: Tư tưởng HCM được hình thành về cơ bản Trong giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản thông những hoạt động thực tiễn và lý luận của Người. 1925-1927 Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho những thanh niên ưu tú của Việt Nam tại Quảng Châu – Trung Quốc nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào cách mạng VN. 6/1925 Người thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên và phát hành báo Thanh Niên. Người viết các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) tố cáo tội ác, chỉ rõ thủ đoạn, âm mưu của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa,  hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin, thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Đường kách mệnh (1927) tập hợp những bài giảng của Người cho lớp huấn luyện cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1925 – 1927, vạch ra con đường cách mạng Việt Nam; trong đó, xác định đường lối, mục tiêu, lý tưởng, động lực cách mạng, vai trò của lý luận cách mạng và nhiều vấn đề quan trọng khác, tạo tiền đề về tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930) Năm 1930 Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức CS. ĐCSVN ra đời. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, kẻ thù trước mắt của CMVN; xây dựng lực lượng CM, phương pháp cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng. Cương lĩnh đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức của cách mạng Việt Nam 4. Thời kỳ 1930 – 1969: Tư tưởng HCM được thực hiện và phát triển ở VN. Tư tưởng HCM gặp khó khăn, thử thách (1930-1940) XD Đảng cộng sản VN với đường lối CMVS qua các văn kiện đầu tiên là Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng là sự sáng tạo của HCM khi vận dụng CN Mác-Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của VN. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt được tình hình thực tiễn và bị chi phối bởi các quan điểm tả khuynh của QTCS, Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng (10/1930) đã chỉ trích, phê phán xung quanh các vấn đề về MQH dân tộc – giai cấp, vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất, tên Đảng và ra nghị quyết thủ tiêu các văn kiện này; đồng thời quyết định đổi tên Đảng CSVN thành ĐCS Đông Dương. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì quan điểm của mình. Tại ĐH VII (7/1935), Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả khuynh”, biệt phái trong phong trào cộng sản quốc tế, và từ thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng đã từng bước điều chỉnh và đề ra những chủ trương theo quan điểm đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc. Tháng 9/1939, QT cộng sản đã đồng ý để NAQ về công tác ở Đông Dương. Ngày 28/1/1941 người về đến VN và từ đây trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. Tư tưởng HCM được thực hiện đúng đắn ở VN (1941-1945) Tháng 5/1941, HCM triệu tập và chủ trì Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII. Tại hội nghị này, những quan điểm của HCM về đường lối cách mạng VN, chủ yếu là vấn đề giải quyết mối quan hệ dân tộc – giai cấp, đặt quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, đoàn kết oàn dân trong xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc và phương pháp cách mạng HCM được khẳng định. Với quan điểm đúng đắn đó, Mặt trận Việt Minh được Đảng ta tổ chức đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên cả nước, đồng thời tạo ra cơ sở chính trị vững chắc cho sự ra đời của lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là những nhân tố căn bản đưa tới thành công của Cm tháng tám năm 1945. Tư tưởng HCM phát triển trong điều kiện mới (1945-1969). Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của Đảng, của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng HCM được phát triễn đáp ứng tình hình, nhiệm vụ cách mạng mới. Đó là những quan điểm về xây dựng NN dân chủ, về những vấn đề chính trị đối nội, đối ngoại; về xây dựng nền KT, văn hóa, con người mới, quan điểm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ chống thực dân pháp xâm lược, bảo vệ thành quả của cách mạng. ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) là sự phát triển của tư tưởng HCM trong xây dựng đảng qua cương lĩnh, điều lệ và về đường lối cách mạng VN từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN. Đường lối đúng đắn đó đã dẫn dắt nhân dân ta tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) giải phóng nửa đất nước và mở đầu qua trình sụp đổ của CN thực dân cũ trên thế giới. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước ta bị chia làm hai miền với 2 nhiệm vụ khác nhau. Tư tưởng HCM được PT đáp ứng tình hình, nhiệm vụ mới với việc hình thành đường lối vừa thực hiện cách mạng XHCN ở Miền bắc, vừa tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1960). Những quan điểm HCM về xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh cách mạng ở miền Nam đã dẫn dắt nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp chống mỹ cứu nước. Trước khi mất, HCM đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng chỉ rõ sự tất thắng của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; tổng kết những bài học của CM VN; chỉ ra những phương hướng lớn để xây dựng đất nước sau chiến tranh nhằm thực hiện cho được mục tiêu xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Đó là di sản tư tưởng vô cùng quý báu của Đảng và nhân dân ta.Thực hiện di chúc của người, Đ ta đả lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên cnxh.   Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là những quan điểm tư tưởng vừa có ý nghĩa lịch sử nhưng đồng thời có giá trị, ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới hiện nay. Ý nghĩa: Là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách...Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng của Người giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và đảm bảo quyền con người.Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn dân tộc ta đi tới thắng lợi TTHCM là sản phẩm của thời đại và đã trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc Việt Nam. TTHCM trường tồn, bất diệt và là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những tinh hoa văn hoá của dân tộc, của loài người - trong đó chủ yếu là CNML, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng VN và thế giới. Tư tưởng HCM vừa lấy lý luận của CNML làm gốc, đồng thời kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạnh Việt Nam, đã loại bỏ những yếu tố không phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta; đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả. TTHCM là hệ thống những quan điểm lý luận, tư tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN, định hướng cho sự phát triển của dân tộc, soi đường cho Đảng và nhân dân trên con dường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Câu 2: Phân tích làm rõ quan điểm: Trong giai đoạn hiện nay, đôc lập dân tộc gắn liền với CNXH vẫn là con đường duy nhất đúng đắn. “Tư tưởng HCM là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi ”. Có thể nói, trong hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc ấy, quan điểm về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một trong những quan điểm mang giá trị to lớn đối với CM VN. Cho đến ngày nay tư tưởng ấy của Người vẫn còn nguyên giá trị. 1. Tính tất yếu của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam a) Hoàn cảnh lịch sử đất nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: + Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến. + Hàng loạt các phong trào kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra ở khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, tiêu biểu là phong trào Cần Vương. Thông qua chương trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đưa vào Việt Nam phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến sự xuất hiện của giải cấp công nhân, giai cấp tư sản. Cùng với sự biến đổi về cơ cấu xã hội, một số trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam như Phong trào Đông Du, Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy TânTuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa theo ý thức hệ phong kiến và ý thức hệ dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại do 3 nguyên nhân chính. Đó là: Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn; Chưa có được một tổ chức chính trị thống nhất để lãnh đạo cách mạng; Chưa xác định được lực lượng cách mạng đúng đắn. + Như vậy, cách mạng Việt Nam thời kỳ này, lâm vào khủng hoảng đòi hỏi phải có một đường lối, phương pháp cách mạng mới, đặc biệt là phải có lực lượng lãnh đạo mới, có thể tập hợp được lực lượng của cả dân tộc để tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. b) Sự lựa chọn của Hồ Chí Minh: +Trước đòi hỏi mới về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành lên tàu L’Admiral Latoche Tresvill, đi tìm đường cứu nước, nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng thế giới. + Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu cuộc CMT10 Nga năm 1917, đánh giá đây là cuộc cách mạng triệt để, cuộc CM đến nơi đến chốn vì sau khi CM thành công thì CN, ND và những người lao động được hưởng quyền dân chủ một cách thực sự. Đây là mô hình cách mạng mà NAQ tiến tới. + Tháng 12/1920 tại đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội pháp, NAQ bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng CS Pháp. Kể từ lúc này, NAQ từ người yêu nước trở thành người cộng sản, đồng thời xác lập cơ sở lý luận cho CM VN, theo lý luận chủ nghĩa Mac-Lenin. Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con dường nào khác con dường cách mạng vô sản” Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, Đảng ta thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định con đường cách mạng Việt Nam: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Trên sơ sở này, năm 1959, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn là cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Tính đúng đắn của con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam: Trải qua quá trình đấu tranh Người luôn khẳng định: Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải được phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới dành được thắng lợi hoàn toàn. Chủ nghĩa xa hội là con đường duy nhất có thể giải phóng triệt để con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Từ khi có Đảng lãnh đạo, hàng loạt các phong trào cách mạng đã diễn ra khắp cả nước như Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ 1936-1939, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1939-1945. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân và đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nền độc lập mà nhân dân ta dành được chưa được bao lâu thì đất nước ta, nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược lần thứ 2 và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954. Sau hiệp định Giơnevơ 1954 đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền: Miền Bắc được giải phóng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đảng ta lúc này thực hiện một lúc hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam. Trải qua quá trình gian khổ Miền Nam đấu tranh chống giặc ngoại xâm, Miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương chắc cho tiền tiến lớn Miền Nam. Với chiến thắng lịch sử 30/4/1975 kháng chiến chống Mỹ cứu của nhân dân ta dành thắng lợi đã đưa nước ta bước sang một thời kỳ mới: cả nước độc lập dân tộc, thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước là một nhiệm vụ khó khăn. Vấn đề nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975-1985 còn có những sai lầm nhất định. Nhưng Đảng ta đã sớm nhận ra và khắc phục sai lầm, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ đại hội lần thứ VI (1986) đến nay đã thu được những kết quả bước đầu khả quan, giữ vững ổn định chính trị, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. 3. Tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay: Để đạt được những thành tựu to lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại đặc biệt là âm mưu lật đổ các nước đi theo con đường XHCN của các thế lực thù địch: - Khi Liên Xô và các Đông Âu sụp đổ, một số quan điểm cho rằng Việt Nam cần từ bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sự sụp đổ của CNXH ở liên xô là sự sụp đổ của 1 mô hình về CNXH, chứ bản chất tiến bộ, tốt đẹp của CNXH thì không ai có thể phủ nhận. Thông qua việc tổng kết những bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và các Đông Âu, Đảng ta đã có những bước điều chỉnh phù hợp, đưa đất nước dần bước qua thời kì khó khăn, tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Các thế lực thù địch với âm mưu diễn biến hòa bình, đẩy mạnh phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống CNXH; phê phán, đả kích chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng và đẩy nước ta đi chệch quỹ đạo XH XHCN. - Yêu cầu đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Trước những khó khăn thách thức, đối với nước ta, chủ nghĩa xã hội vẫn còn là con đường đúng đắn, phù hợp với xu thế lịch sử. - Sau đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. - Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Về tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Năm 2003, sau 16 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam mới chỉ đạt 471 USD/năm thì đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.300 USD, đến năm 2017 ước tính đạt 2.385 USD. (Số liệu Tổng cục Thống kê) - Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng tăng trưởng có mặt được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất có bước được nâng lên. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có cải thiện đáng kể. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư ph
Tài liệu liên quan