Tài liệu phục vụ Hội nghị “Hậu khủng hoảng tài chính thế giới và phát triển bền vững” Đà Nẵng 7-10/3/2010

Hàng loạt những thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng ít nhất cho đến trung hạn đối với phát triển và biến đổi kinh tế nước ta. Đó là: - Nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường chủ yếu như Hoa kỳ, EU và Nhật bản đang và sẽ tiếp tục giảm xuống; thêm vào đó, các hàng rào kỹ thuật sẽ cao hơn và khắt khe hơn. Vì vậy, xuất khẩu của nước ta vào các thị trường nói trên sẽ khó khăn hơn, và khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng như trước đây. - Dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, trong đó, có nước ta sẽ tiếp tục giảm nhiều so với những năm qua, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp và vốn vay thương mại. Dòng vốn đầu tư gián tiếp vẫn tiếp tục biến động, không ổn định trong những năm tiếp theo. Vì vậy, không chỉ số vốn đăng ký mới giảm xuống, mà còn việc thực hiện một số lượng không nhỏ các dự án đã đăng ký cũng gặp nhiều khó khăn; một số trong đó sẽ định hoãn hoặc chấm dứt hoạt động. Vốn kiều hối cũng sẽ có xu hướng giảm. Việc quản lý duy trì cân bằng cán cân thanh toán sẽ khó khăn hơn; rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có thể gia tăng hơn. Những tác động của khủng hoảng đến kinh tế, xã hội Việt Nam là: - Mặc dù không nằm trong vòng xoáy của khủng hoảng toàn cầu, nhưng trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự suy giảm đáng kể, năm 2008 là 6,18%, năm 2009 còn 5,32% từ mức 8,46% của năm 2007. Xét theo ngành kinh tế, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2008 chỉ đạt 6,33%, năm 2009 chỉ tăng 5,52%; khu vực dịch vụ năm 2008 tăng 7,20%, năm 2009 chỉ tăng 6,63%, thấp hơn nhiều so với những năm trước. - Bội chi ngân sách cao (7% GDP) do phải tài trợ cho gói giải pháp ngăn chặn suy giảm, kích thích kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nợ chính phủ tăng mạnh (năm 2008 nợ của Chính phủ khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP).

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu phục vụ Hội nghị “Hậu khủng hoảng tài chính thế giới và phát triển bền vững” Đà Nẵng 7-10/3/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu phục vụ Hội nghị “Hậu khủng hoảng tài chính thế giới và phát triển bền vững” Đà Nẵng 7-10/3/2010 1. Hệ quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đến kinh tế, xã hội Việt Nam Hàng loạt những thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng ít nhất cho đến trung hạn đối với phát triển và biến đổi kinh tế nước ta. Đó là: - Nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường chủ yếu như Hoa kỳ, EU và Nhật bản đang và sẽ tiếp tục giảm xuống; thêm vào đó, các hàng rào kỹ thuật sẽ cao hơn và khắt khe hơn. Vì vậy, xuất khẩu của nước ta vào các thị trường nói trên sẽ khó khăn hơn, và khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng như trước đây. - Dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, trong đó, có nước ta sẽ tiếp tục giảm nhiều so với những năm qua, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp và vốn vay thương mại. Dòng vốn đầu tư gián tiếp vẫn tiếp tục biến động, không ổn định trong những năm tiếp theo. Vì vậy, không chỉ số vốn đăng ký mới giảm xuống, mà còn việc thực hiện một số lượng không nhỏ các dự án đã đăng ký cũng gặp nhiều khó khăn; một số trong đó sẽ định hoãn hoặc chấm dứt hoạt động. Vốn kiều hối cũng sẽ có xu hướng giảm. Việc quản lý duy trì cân bằng cán cân thanh toán sẽ khó khăn hơn; rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có thể gia tăng hơn. Những tác động của khủng hoảng đến kinh tế, xã hội Việt Nam là: - Mặc dù không nằm trong vòng xoáy của khủng hoảng toàn cầu, nhưng trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự suy giảm đáng kể, năm 2008 là 6,18%, năm 2009 còn 5,32% từ mức 8,46% của năm 2007. Xét theo ngành kinh tế, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2008 chỉ đạt 6,33%, năm 2009 chỉ tăng 5,52%; khu vực dịch vụ năm 2008 tăng 7,20%, năm 2009 chỉ tăng 6,63%, thấp hơn nhiều so với những năm trước. - Bội chi ngân sách cao (7% GDP) do phải tài trợ cho gói giải pháp ngăn chặn suy giảm, kích thích kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nợ chính phủ tăng mạnh (năm 2008 nợ của Chính phủ khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP). - Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2009 giảm 9,7% so với năm 2008 (ước đạt 56,6 tỷ USD). - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 21,48 tỷ USD, chỉ bằng 30% so với năm 2008 (tính chung cả cấp mới và tăng vốn). Thực hiện giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 giảm 22% so với năm 2008. - Số lượt khách du lịch quốc tế vào Việt Nam khoảng 3,6 triệu lượt, giảm 15% so với 2008. - Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt khoảng 1,5 tỷ USD, gây sức ép lên tỷ giá. Về mặt xã hội, thực tế khảo sát tại một số tỉnh của Viện chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn- Bộ NN&PTNT tiến hành tháng 5/2009 (do Ủy ban Kinh tế đặt hàng khảo sát) về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên lao động, việc làm và đời sống người dân nông thôn cho thấy: - Khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến đời sống, thu nhập, việc làm của cư dân nông thôn Tỷ lệ lao động mất việc làm tổng hợp theo tỉnh và theo từng nguồn việc làm (đơn vị: %) Tỉ lệ lao động di cư mất việc Tỉ lệ lao động XK trở về trước hạn Tỉ lệ lao động mất việc làm việc tại các doanh nghiệp Tỉ lệ lao động tại trang trại mất việc làm Tỉ lệ lao động tại xí nghiệp, xưởng SX mất việc làm Chung 21,7 17,2 36,9 85,3 8,7 An Giang 19,5 29,3 40,5 85,9 5,6 Bình Thuận 21,5 18,7 44,4 88,7 10,5 Lạng Sơn 21,1 21,3 34,1 44,0 7,4 Nam Định 22,5 15,1 34,1 85,3 11,9 - Tìm kiếm việc làm mới cho lao động mất việc rất khó khăn, tỷ lệ tìm được việc làm mới rất thấp, việc làm phi nông nghiệp tại nông thôn trở thành cứu cánh cho lao động mất việc làm. Tỷ lệ lao động trở về địa phương tìm được việc làm theo tỉnh (đơn vị: %) Tỉ lệ lao động trở về địa phương tìm thấy việc làm Tỉ lệ lao động trở về tìm thấy việc làm trong ngành NLN nghiệp Tỉ lệ lao động trở về tìm thấy việc làm trong lĩnh vực CN và dịch vụ tại địa phương Chung 11,3 5,3 6,1 An Giang 8,6 3,5 5,1 Bình Thuận 20,0 7,2 12,8 Lạng Sơn 30,7 13,5 17,2 Nam Định 7,9 4,4 3,5 - Khủng hoảng kinh tế đã làm cho đại đa số người dân nông thôn phải cắt giảm chi tiêu cả về sinh hoạt và đầu tư. Thực trạng chi tiêu của hộ gia đình theo tỉnh và theo nội dung chi (đơn vị: %) Giảm chi tiêu dùng thịt cá Giảm chi mua sắm đồ dùng đắt tiền Giảm chi xây dựng nhà cửa Tỉ lệ xã đánh giá chi tiêu dùng thịt cá của hộ giảm Mức độ giảm chi tiêu* (%) Tỉ lệ xã đánh giá chi tiêu cho mua sắm đồ dùng đắt tiền của hộ giảm Mức độ giảm chi tiêu* (%) Tỉ lệ xã đánh giá xây dựng tại địa phương giảm Mức độ giảm* (%) Chung 68,4 18,5 65,2 23,6 52,3 25,9 An Giang 73,9 18,0 65,2 26,6 46,7 16,9 Bình Thuận 66,0 20,8 74,5 29,5 58,5 34,8 Lạng Sơn 64,9 15,8 53,0 19,3 45,0 28,9 Nam Định 71,2 20,2 73,4 22,4 59,8 22,3 - Suy giảm kinh tế đã làm giảm đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là các hộ sản xuất quy mô lớn, tập trung nhiều ở các xã đồng bằng, trung du, xã khá. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lên sản xuất nông nông nghiệp của một số tỉnh Tỉnh Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên đầu tư của trang trại Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên việc giảm giá bán SP NN Tỉ lệ xã đánh giá có sản phẩm nông nghiệp của địa phương không bán được Tỉ lệ xã đánh giá đầu tư cho trang trại giảm Mức độ giảm* (%) Tỉ lệ xã đánh giá SP NN phải bán giá thấp hơn Mức độ giảm giá bán SP NN* (%) Chung 42,3 21,0 71,6 16,6 14,0 An Giang 20,7 18,7 53,3 21,7 0,0 Bình Thuận 52,8 27,1 72,6 21,2 16,0 Lạng Sơn 19,8 15,3 71,3 12,7 16,3 Nam Định 71,7 20,4 80,4 16,2 17,4 - Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất mạnh lên hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tỉ lệ số cơ sở sản xuất TTCN và CN nhỏ hoặc phải ngừng sản xuất hoặc phải giảm qui mô hoạt động tương đối cao ở các xã nông nghiệp. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lên sản xuất TTCN và công nghiệp nhỏ của các tỉnh khảo sát Tỉnh Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên hoạt động sản xuất TTCN và CN nhỏ Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên việc giảm giá bán SP TTCN và CN nhỏ Tỉ lệ xã đánh giá có sản phẩm TTCN của địa phương không bán được Tỉ lệ cơ sở SX TTCN và CN nhỏ ngừng hoạt động năm 2009 Tỉ lệ cơ sở SX TTCN và CN nhỏ giảm hoạt động năm 2009 so với 2008 Tỉ lệ xã đánh giá SP TTCN phải bán giá thấp hơn so với trước suy giảm kinh tế Mức độ giảm giá bán SP TTCN* (%) Chung 15,4 8,0 36,0 14,6 5,7 An Giang 17,9 2,6 34,8 12,5 1,1 Bình Thuận 7,4 14,2 41,5 17,3 6,6 Lạng Sơn 6,3 17,9 14,9 14,7 4,0 Nam Định 15,1 15,2 56,5 14,0 9,2 2. Các biện pháp ứng phó với khủng hoảng của Chính phủ Việt Nam Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30/2008/NQ-CP với 5 nhóm chính sách cụ thể về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có gói giải pháp kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội với quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng. Các cấp, các ngành đã tập trung triển khai gói kích thích kinh tế, coi đó là chính sách trọng tâm của năm 2009 để thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ước thực hiện cả năm 2009, quy mô gói kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội cả năm khoảng 100.600 tỷ đồng. Gói kích thích kinh tế thực hiện cụ thể trên bốn nhóm như sau: Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ-TTg, số tiền hỗ trợ lãi suất ước thực hiện cả năm khoảng 10.000 tỷ đồng. Thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp và đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Tổng số thu ngân sách nhà nước được miễn, giảm, giãn cả năm 2009 khoảng 20.000 tỷ đồng. Tăng vốn đầu tư phát triển ước thực hiện cả năm đạt khoảng 60.800 tỷ đồng. Các khoản chi nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội khoảng 9.800 tỷ đồng để tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu và thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên nhằm bảo đảm an sinh xã hội phát sinh ngoài dự toán. Tận dụng gói kích cầu, nhiều doanh nghiệp đã cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án, vì vậy, từ tháng 5/2009, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Kinh nghiệm rút ra từ thực tế của Việt Nam là: (1) Nhận định, đánh giá đúng tình hình, chuyển hướng chính sách kịp thời. Từ đó đề ra gói giải pháp kích thích kinh tế đồng bộ, toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng thực hiện các chương trình giảm nghèo, bảo trợ xã hội như: hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; ban hành cơ chế, chính sách để đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và công nhân khu công nghiệp thuê, phát triển nhà ở giá thấp để bán cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị; hỗ trợ cho người nghèo đón Tết, ban hành chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn; ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. (2) Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc của các cấp các ngành quyết liệt, tích cực, có sự phối hợp, thống nhất hành động từ cấp trung ương đến địa phương. (3) Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền kịp thời, công khai để tạo tâm lý xã hội tích cực và đồng thuận. 3. Vai trò của cơ quan lập pháp trong ứng phó với khủng hoảng kinh tế và giai đoạn hậu khủng hoảng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã thường xuyên theo dõi, nắm sát tình hình cuộc khủng hoảng. Các cơ quan của Quốc hội đã có những khuyến nghị hợp lý, kịp thời gửi Chính phủ về những giải pháp ứng phó với khủng hoảng kinh tế. Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Quốc hội đã thảo luận và ra Nghị quyết điều chỉnh mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để phù hợp tình hình mới, cụ thể là: Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế. Xem xét, quyết định điều chỉnh 4 chỉ tiêu gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, bội chi ngân sách nhà nước, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và chỉ số giá tiêu dùng. Hoạt động tích cực của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã góp phần vào thành công chung trong việc ngăn chặn suy giảm, phục hồi kinh tế, ổn định xã hội Việt Nam. Về vai trò của cơ quan lập pháp trong ứng phó với khủng hoảng kinh tế: Có rất nhiều vấn đề Việt Nam cần phải đối mặt trong thời kỳ hậu khủng hoảng, đặc biệt trong trung và dài hạn. Trong thời điểm hiện tại, các thách thức liên quan việc triển khai các bước đi tiếp theo sau khi kết thúc các biện pháp kích thích kinh tế như thế nào, làm sao để không phá vỡ các thành quả đã đạt được, duy trì được đà tăng trưởng nhanh và bền vững mà không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, vấn đề tỷ giá hối đoái, không để lạm phát cao quay trở lại… là những vấn đề được quan tâm. Quan điểm của Quốc hội Việt Nam là cần quan tâm nhiều hơn tới chất lượng tăng trưởng, phòng ngừa với những rủi ro, thách thức xuất hiện cùng với quá trình tăng trưởng nhanh như ô nhiễm môi trường, quá trình đô thị hóa, vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo… Quốc hội thông qua Nghị quyết số 36/2009/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 với mục tiêu tổng quát: “Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006 - 2010.” Triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã xác định những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải thực hiện trong năm 2010, đó là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình kinh tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội… Các chính sách tài khóa, tiền tệ đang được thực hiện theo hướng tiếp tục ngăn chặn suy giảm kinh tế, nhưng cũng phải đảm bảo để duy trì sự ổn định vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao quay trở lại, giảm bớt nợ xấu trong trung và dài hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những biện pháp nhằm thắt chặt dần chính sách tiền tệ, ổn định thị trường ngoại hối. 4. Những thách thức đặt ra trong xây dựng pháp luật đối với mục tiêu phát triển bền vững thời kỳ hậu khủng hoảng Quốc hội Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng chính sách và xây dựng luật pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra mang tính dài hạn đặt ra cho nền kinh tế, trong đó, tập trung vào: (1) hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, trong đó thực hiện đầy đủ các cam kết, tích cực hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế để cùng vượt qua khó khăn hiện nay; (2) cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức canh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất lao động; (3) đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục; (4) tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; (5) chú trọng phát triển nguồn nhân lực; (6) tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đối khí hậu và phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Những năm qua, Quốc hội Việt Nam tập trung sửa đổi, bổ sung luật kinh tế then chốt đối với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhằm cải thiện môi trường và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh, thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt là tiến hành những cải cách luật pháp nhằm thực hiện những cam kết trong Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) và hiệp định gia nhập WTO. Trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, Quốc hội sẽ xem xét một số dự án Luật trong lĩnh vực kinh tế như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi); Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật đầu tư công; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật thuế nhà, đất; Luật thuế bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã; Luật khoáng sản (sửa đổi); Luật thuế bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã; Luật chứng khoán (sửa đổi); Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật kiểm toán độc lập. Chương trình xây dựng pháp luật rất nặng nề như vậy đặt ra những thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường năng lực lập pháp, cụ thể trên các nội dung sau: - Cải tiến cơ cấu tổ chức để soạn thảo, thẩm định và thông qua quyết định chính sách, pháp luật, cách thức hoạt động và vận hành của tổ chức bộ máy soạn thảo, thậm định chất lượng chính sách, pháp luật. Tạo điều kiện hình thành và phát triển những tổ chức có năng lực, chuyên trách, độc lập đánh giá và kiểm soát chất lượng dự án pháp luật chính sách; - Cải tiến quy trình soạn thảo, thẩm định chất lượng và thông qua các dự án luật, pháp lệnh (sử dụng các công cụ kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình soạn thảo, có phương pháp luận và bộ tiêu chí thống nhất áp dụng để thẩm định chất lượng dự án pháp luật chính sách, tăng cường năng lực cho ĐBQH chuyên trách và đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc cả về số lượng và chất lượng). 5. Một số khuyến nghị Đối với khu vực, Việt Nam khuyến nghị cần tăng cường phối hợp chính sách và hành động của các nền kinh tế thành viên để bảo đảm quá trình phục hồi kinh tế không bị đảo ngược, đồng thời tiếp tục thúc đẩy đầu tư, thương mại, đón đầu giai đoạn phục hồi. Trước những thay đổi của kinh tế thế giới, đề nghị tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các thành viên đang phát triển để phát triển năng lượng sạch, giảm tác động của biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; tập trung phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm an ninh lương thực, chống bảo hộ mậu dịch, chống phân biệt đối xử trong thương mại, đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển… Xuất phát từ kinh nghiệm của Việt Nam, từ những khuyến nghị của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, Việt Nam cho rằng: Thứ nhất, cần đề cao vai trò điều tiết và giám sát của Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời với đó là phải tăng cường năng lực điều hành quản lý vĩ mô của Chính phủ. Thiết lập cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan Nhà nước. Thứ hai, cần xây dựng một hạ tầng tài chính vững mạnh (bao gồm các chuẩn mực, quy tắc, quy định về kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp; các hệ thống thanh toán; khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động của thị trường tài chính nói chung, giám sát tài chính nói riêng) nhằm bảo đảm cho các định chế tài chính hoạt động tốt và thị trường tài chính vận hành trôi chảy. Thứ ba, công tác hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền, đối thoại nhằm củng cố, duy trì niềm tin trong xã hội là rất quan trọng. VỤ KINH TẾ
Tài liệu liên quan