Tài liệu Tài ăn nói của người đàn ông

Chương I Những nguyên tắc chung của giao tiếp 1. Cần biết cách nói chuyện Sau khi nói chuyện trên trời dưới biển, vui cùng bạn bè, thì bỗng nhiên nghĩ ra mình vẫn có vài câu thú vị chưa nói ra, lúc này lòng cảm thấy tiếc nuối. Trong đầu bạn bỗng nảy sinh câu hỏi: “Mình có biết nói chuyện không?”. Câu hỏi này thoạt đầu nghe có vẻ ấu trĩ nhưng thực ra lại hết sức phức tạp. “Người biết cách nói chuyện” là người giỏi ăn nói, người có thể bày tỏ tư tưởng, tình cảm, hình tượng sinh động, nói thoải mái, đơn giản, rõ ràng, làm cho người nghe hiểu được lời nói của họ. Đồng thời, họ còn có thể đoán biết ý đồ của đối phương trong khi nói chuyện xã giao, nhằm tăng thêm sự hiểu biết về đối phương, tạo dựng tình bạn hữu nghị, thân thiết tốt đẹp. Những người giỏi ăn nói chắc chắn là những người dám nói, có những câu nói thú vị và những từ ngữ diệu kỳ. Qua đó, có thể thấy, biết ăn nói và có dám nói hay không là điều rất quan trọng, chúng ta không nên bỏ qua. Trong công việc và sự nghiệp, những người biết ăn nói thường tận dụng triệt để khả năng giao tiếp, trò chuyện của mình để thuyết phục người khác nhằm làm cho công việc thuận lợi, suôn sẻ. Có thể nói rằng, người biết nói chuyện sẽ có mối quan hệ giao tiếp tốt. Đó cũng là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng nền tảng cơ bản cho sự nghiệp thành công của mình. Để có thể trở thành người biết ăn nói, những phương cách sau giúp bạn có thể tham khảo và thử làm theo: - Một là, cần chú ý đến phản ứng của người nghe. Nói chuyện là một nghệ thuật. Chúng ta cần nhận rõ được biện pháp kỳ diệu ấy thì mới giành được thành công. Khi nói chuyện bạn cần phải biết rõ về đối phương, suy nghĩ đến phản ứng của người nghe, thẳng thắn, chân thành, cởi mở, tinh tế trong lời nói. Thời gian nói chuyện không quá lâu, không nên chỉ để một người nói từ đầu đến cuối. Khi nói chuyện không nên chỉ để ý bản thân mình, mà mặc kệ người nghe. Mục đích của nói chuyện là làm sáng tỏ một số vấn đề khiến cho đối phương cảm thấy thích thú. Do đó, nói chuyện cần phải rõ ràng, thẳng thắn và dễ hiểu. Nói chuyện lịch sự bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như: Phát âm tốt, tốc độ nói vừa phải, ngôn từ phong phú, câu nói rõ ràng mang chút hài hước, thể hiện tình cảm và tư thế đúng đắn. Bạn có thể đạt được điều đó qua học tập và rèn luyện. - Hai là, nói chuyện bằng tình cảm chân thành Nếu người nói chỉ dùng những lời hoa mỹ, chỉ theo đuổi vẻ đẹp bề ngoài mà “trồng cây không thành trái” thì sẽ thiếu mất tình cảm chân thành và thắm thiết. Đó chỉ là tình cảm “mô phỏng, nhân tạo”. Tuy có thể lừa dối được đôi tai của người nghe nhưng không bao giờ giành được trái tim của người nghe. Người nói chuyện thẳng thắn, chân thành, tấm lòng cởi mở, nói giọng thân thiết, nội dung đầy đủ từng câu từng chữ rõ ràng sẽ giành được hiệu quả cao, làm nảy sinh tình cảm và làm rung động lòng người. - Ba là, tránh nói từ “tôi” quá nhiều Một số người khi nói chuyện luôn mồm nói đến từ “tôi”. Như trong bữa tiệc, chủ nhân phát biểu 5 phút đã nhắc đến từ “tôi” 30 lần, làm người nghe cảm thấy vô cùng khó chịu: Nào là nhà của tôi, xe của tôi, vườn hoa của tôi, con chó của tôi Khi nói chuyện bạn không để ý đến phản ứng và thái độ của người nghe, chỉ chăm chăm nhắc đến mình thì e rằng sẽ làm cho người ta có ác cảm và chán ghét. Nói chuyện cũng giống như là lái xe, luôn luôn phải chú ý đến những biển hiệu giao thông, tức là phải thường xuyên chú ý đến thái độ và phản ứng của người nghe. Nếu như “đèn đỏ” đã bật mà xe vẫn chạy thì xảy ra tai nạn là điều tất nhiên. Do đó, bạn nên nói nhiều đến từ “bạn”. Nói như vậy không có hại cho mình mà giành được thiện cảm của đối phương, tăng cường được tình cảm bạn bè của đôi bên.

doc184 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tài ăn nói của người đàn ông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Những nguyên tắc chung của giao tiếp 1. Cần biết cách nói chuyện Sau khi nói chuyện trên trời dưới biển, vui cùng bạn bè, thì bỗng nhiên nghĩ ra mình vẫn có vài câu thú vị chưa nói ra, lúc này lòng cảm thấy tiếc nuối. Trong đầu bạn bỗng nảy sinh câu hỏi: “Mình có biết nói chuyện không?”. Câu hỏi này thoạt đầu nghe có vẻ ấu trĩ nhưng thực ra lại hết sức phức tạp. “Người biết cách nói chuyện” là người giỏi ăn nói, người có thể bày tỏ tư tưởng, tình cảm, hình tượng sinh động, nói thoải mái, đơn giản, rõ ràng, làm cho người nghe hiểu được lời nói của họ. Đồng thời, họ còn có thể đoán biết ý đồ của đối phương trong khi nói chuyện xã giao, nhằm tăng thêm sự hiểu biết về đối phương, tạo dựng tình bạn hữu nghị, thân thiết tốt đẹp. Những người giỏi ăn nói chắc chắn là những người dám nói, có những câu nói thú vị và những từ ngữ diệu kỳ. Qua đó, có thể thấy, biết ăn nói và có dám nói hay không là điều rất quan trọng, chúng ta không nên bỏ qua. Trong công việc và sự nghiệp, những người biết ăn nói thường tận dụng triệt để khả năng giao tiếp, trò chuyện của mình để thuyết phục người khác nhằm làm cho công việc thuận lợi, suôn sẻ. Có thể nói rằng, người biết nói chuyện sẽ có mối quan hệ giao tiếp tốt. Đó cũng là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng nền tảng cơ bản cho sự nghiệp thành công của mình. Để có thể trở thành người biết ăn nói, những phương cách sau giúp bạn có thể tham khảo và thử làm theo: - Một là, cần chú ý đến phản ứng của người nghe. Nói chuyện là một nghệ thuật. Chúng ta cần nhận rõ được biện pháp kỳ diệu ấy thì mới giành được thành công. Khi nói chuyện bạn cần phải biết rõ về đối phương, suy nghĩ đến phản ứng của người nghe, thẳng thắn, chân thành, cởi mở, tinh tế trong lời nói. Thời gian nói chuyện không quá lâu, không nên chỉ để một người nói từ đầu đến cuối. Khi nói chuyện không nên chỉ để ý bản thân mình, mà mặc kệ người nghe. Mục đích của nói chuyện là làm sáng tỏ một số vấn đề khiến cho đối phương cảm thấy thích thú. Do đó, nói chuyện cần phải rõ ràng, thẳng thắn và dễ hiểu. Nói chuyện lịch sự bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như: Phát âm tốt, tốc độ nói vừa phải, ngôn từ phong phú, câu nói rõ ràng mang chút hài hước, thể hiện tình cảm và tư thế đúng đắn. Bạn có thể đạt được điều đó qua học tập và rèn luyện. - Hai là, nói chuyện bằng tình cảm chân thành Nếu người nói chỉ dùng những lời hoa mỹ, chỉ theo đuổi vẻ đẹp bề ngoài mà “trồng cây không thành trái” thì sẽ thiếu mất tình cảm chân thành và thắm thiết. Đó chỉ là tình cảm “mô phỏng, nhân tạo”. Tuy có thể lừa dối được đôi tai của người nghe nhưng không bao giờ giành được trái tim của người nghe. Người nói chuyện thẳng thắn, chân thành, tấm lòng cởi mở, nói giọng thân thiết, nội dung đầy đủ từng câu từng chữ rõ ràng sẽ giành được hiệu quả cao, làm nảy sinh tình cảm và làm rung động lòng người. - Ba là, tránh nói từ “tôi” quá nhiều Một số người khi nói chuyện luôn mồm nói đến từ “tôi”. Như trong bữa tiệc, chủ nhân phát biểu 5 phút đã nhắc đến từ “tôi” 30 lần, làm người nghe cảm thấy vô cùng khó chịu: Nào là nhà của tôi, xe của tôi, vườn hoa của tôi, con chó của tôi Khi nói chuyện bạn không để ý đến phản ứng và thái độ của người nghe, chỉ chăm chăm nhắc đến mình thì e rằng sẽ làm cho người ta có ác cảm và chán ghét. Nói chuyện cũng giống như là lái xe, luôn luôn phải chú ý đến những biển hiệu giao thông, tức là phải thường xuyên chú ý đến thái độ và phản ứng của người nghe. Nếu như “đèn đỏ” đã bật mà xe vẫn chạy thì xảy ra tai nạn là điều tất nhiên. Do đó, bạn nên nói nhiều đến từ “bạn”. Nói như vậy không có hại cho mình mà giành được thiện cảm của đối phương, tăng cường được tình cảm bạn bè của đôi bên. - Bốn là, tránh thái độ “công kích” Khi nói chuyện bạn không nên bộc lộ những riêng tư của người khác và càng không nên công kích họ. Đó là nguyên tắc cơ bản khi nói chuyện. Điều quan trọng là phải tôn trọng, thành thật với người ta. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương để nghĩ cho họ. Bạn cũng cần phải biết chừng mực, tránh bất cứ điều gì làm tổn thương đối phương trong khi nói chuyện. Dù đối phương có khuyết điểm bạn cũng không nên luôn nói về khuyết điểm của đối phương, cách lịch sự nhất là hãy lựa lời khéo léo phê bình, và biết dừng đúng lúc. Tóm lại, dù nội dung nói chuyện như thế nào chỉ cần bạn tôn trọng người ta thì cũng sẽ được người ta tôn trọng lại. - Năm là, không nên lạnh nhạt khi nói chuyện Khi nói chuyện với mọi người, bạn chỉ chú ý đến một người mà thờ ơ với những người khác thì không thể nào chấp nhận được, làm như vậy chẳng khác nào muốn đuổi khách. Bạn nên nhớ, không nên bỏ qua bất cứ ai, hãy nhìn bao quát từng người quanh bạn, để ý đến biểu lộ tình cảm của họ cũng như phản ứng của họ đối với mỗi lời nói của bạn. Khi nói chuyện, thường có một số người vô tình bị bạn lạnh nhạt. Nếu người bị bạn lạnh nhạt lại đúng là một nhân vật quan trọng liên quan đến tương lai sự nghiệp của bạn thì sẽ có hậu quả như thế nào? Do đó, không nên lạnh nhạt với bất cứ ai, cho dù lời nói và cử chỉ của họ có làm mình chán ghét đến đâu. Bạn cần phải suy nghĩ về cảm giác của mình nếu bị mọi người lạnh nhạt. Bạn cần phải làm cho người khác thấy rằng những gì bạn nói chứa đựng nhiều sự việc, vì thế họ sẽ thích thú chứ không phải ngồi im một chỗ ở đó. - Sáu là, tránh nói chen ngang. Những người có thói quen nói chen ngang khi người khác đang nói là những người hay làm trò cười cho thiên hạ, đó là một biểu hiện bất lịch sự. Không có gì tồi tệ bằng việc ngắt lời người khác. Do đó, cần phải tôn trọng một số nguyên tắc sau: - Không nên nói chen ngang bằng cách sử dụng lời nói của người khác đang nói. - Không nên nói chen ngang với những ý kiến không liên quan; - Không nên nói chen ngang những chuyện vặt vãnh vớ vẩn. - Tóm lại, cố gắng không nên ngắt lời của người khác, trừ phi người đó nói quá dài, quá lâu, quá hoang đường. 2. Câu đầu tiên – quan trọng khi giao tiếp Trong giao tiếp, không tránh được tình huống làm quen với những người bạn mới. Lần đầu gặp mặt sẽ là ấn tượng đầu tiên của người ta đối với bạn, câu nói ban đầu hay hoặc dở đều liên quan nhiều đến quan hệ sau này. Để nói hay câu nói đầu tiên thì tình cảm phải thân mật, tỏ ra quan tâm, xoá bỏ tình cảm xa lạ. Người ta đã nêu ra hai kiểu sau giúp bạn có thể tham khảo: - Kiểu 1: Tôn kính và ngưỡng mộ Bạn thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ với người mới gặp lần đầu là cách bày tỏ nhiệt tình, lịch sự. Khi bày tỏ bằng cách này bạn cần phải chú ý biết giữ lấy chừng mực, không được tâng bốc quá đáng. Cần phải thể hiện sự tôn trọng tuỳ từng nơi và từng lúc. - Kiểu 2: Chào hỏi Nếu có thể sử dụng những câu chào hỏi theo từng đối tượng và thời gian khác nhau thì hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Đối với những người lớn tuổi thì nên nói những câu chào hỏi bày tỏ sự kính trọng, với những người đồng trang lứa thì nên nói những câu chào hỏi thể hiện sự thân thiết. Vào những dịp lễ tết thì có thể chào nhau bằng câu “chúc mừng năm mới” để cho người ta có cảm giác mới mẻ. Chào nhau theo thời gian cũng rất phù hợp, như là chào buổi sáng, chào buổi tối Nói hay câu đầu tiên là sự mở đầu tốt đẹp nhất. Bạn cần phải nói cho hay, nói cho tâm đầu ý hợp, nói cho vui vẻ. Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp bạn cũng cần chú ý hai vấn đề sau: - Thứ nhất, hai bên cần phải xác định được những chủ đề nói chuyện thú vị chung. Có người cho rằng, vốn không quen biết nhau thì lần đầu tiên gặp nhau cần gì phải có những chủ đề nói chuyện thú vị chung. Suy nghĩ như vậy hoàn toàn sai. Sinh sống trên trái đất trong cùng một thời đại, chỉ cần giỏi tìm kiếm điểm chung thì lo gì không có ngôn ngữ chung. Chỉ cần hai bên để ý, tìm tòi thì dễ dàng nhận thấy có những quan điểm giống nhau trong cùng một vấn đề, có cùng sở thích và có cùng mối quan tâm. Một số người thường rất câu nệ, lúng túng trong lần gặp đầu tiên là do họ chưa tìm thấy được chủ đề nói chuyện thú vị chung. - Thứ hai, chú ý tìm hiểu tình hình hiện tại của đối phương. Muốn đối phương có cảm tình với mình, để lại ấn tượng sâu sắc không bao giờ phai mờ thì cần phải tìm hiểu những vấn đề đối phương quan tâm nhất trong thời gian gần đây và nắm được tâm lý của họ thông qua lời nói và nét mặt. Chẳng hạn như, biết được con cái đối phương thi trượt đại học nên gia đình họ không vui thì bạn cần phải an ủi, động viên. Nếu con cái người ta quyết định năm sau thi tiếp, bạn có thể nói cho họ biết kinh nghiệm tự học thi đại học của mình, về những gì cần chú ý và giới thiệu những sách tham khảo hay. Trong trường hợp này, không nên nói về danh dự khi được trúng tuyển, dù con cái bạn thi được vào những trường đại học danh tiếng thì cũng không nên lan truyền, khen ngợi, không được vui vẻ ra mặt để tránh làm cho đối phương cảm thấy chán nản. 3. Sự tích luỹ hàng ngày của khả năng ăn nói Người ta cho rằng những người giỏi ăn nói là người có tài mồm mép. Họ cho rằng sở dĩ như vậy là vì họ biết ăn nói, còn mình luôn là người không giỏi ăn nói. Họ thấy những người giỏi ăn nói cái gì cũng nói được, nói cái gì nghe cũng lọt tai, chỉ vì mồm mép họ lanh lợi. Cách suy nghĩ như vậy thật phiến diện và nông cạn. Tuy nhiên, khả năng ăn nói có được là do được rèn luyện, nhưng nền tảng thực tế của tài ăn nói được xây dựng do họ giỏi suy ngẫm, giỏi quan sát, nhiều sở thích, kiến thức phong phú và có trái tim đồng cảm. Không có những nền tảng trên thì dù mồm mép có lanh lợi đến đâu cũng không trở thành người có tài ăn nói. Nhìn chung, người có tài ăn nói cần phải thường xuyên giành nhiều thời gian, sức lực để quan sát và suy ngẫm. Họ không ngừng mở rộng hứng thú, liên tục tích luỹ kiến thức của mình, rèn luyện tính đồng cảm và trách nhiệm. Chủ đề nói chuyện của họ luôn đa dạng thực tế. Nhà viết kịch nổi tiếng Trung Quốc, Tào Ngu, đã nói: “Ngày nào đó, tôi say mê ngôn ngữ thì mới coi như đi vào cánh cửa chính để rồi mới chính thức đi vào trong phòng và trở thành người giàu có”. Như vậy, chúng ta cần phải học tập và rèn luyện ngôn ngữ như thế nào? Dưới đây, chúng tôi có nêu ra một số biện pháp rất hiệu quả trong quá trình nói năng và giao tiếp: - Một là, khả năng thâm nhập cuộc sống Cuộc sống là nguồn phong phú nhất của ngôn ngữ. Muốn làm cho ngôn ngữ của mình phong phú hơn thì không nên đóng cửa, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tìm ngôn ngữ trong cuộc sống, ngôn ngữ sẽ có gốc. Trong thời kỳ cải cách mở cửa, mọi việc đều thay đổi rất nhiều, cho dù là nông thôn hay thành thị thì người dân cũng nói rất nhiều về những thông tin mới mẻ như sàn nhảy, hàng hoá, nhà cửa Chúng ta cần phải học tập và tìm hiểu kịp thời những ngôn ngữ đi cùng với thời đại này. Ngôn ngữ thực sự tồn tại trong quần chúng nhân dân. Chúng ta nói chuyện thường dùng các phó từ “rất”, như “rất đỏ”, “rất đẹp” Phần lớn những từ ngữ mà mọi người sử dụng rất nhiều và phong phú, rất linh hoạt. Chúng ta cần chú ý đến những điều này. - Hai là, kiến thức phong phú Kiến thức không phong phú sẽ làm cho ngôn ngữ không đầy đủ, đó là một nguyên nhân quan trọng làm thiếu hụt vốn từ vựng. Từ ngữ cũng là một trong những thứ vũ khí phản ứng nhạy cảm nhất của cuộc sống xã hội. Sự xuất hiện của từ mới đã phản ánh được sự vật mới không ngừng nảy sinh, phản ánh được tốc độ phát triển của xã hội hiện nay trong làn sóng cải cách, phản ánh được những chuyển biến hàng ngày trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Chúng ta cần phải kịp thời nắm bắt được từ ngữ mới và học cách vận dụng chúng vào trong cuộc sống hàng ngày. - Ba là, chịu khó đọc nhiều sách Mỗi người muốn học tập ngôn ngữ nói, nâng cao kỹ xảo nói chuyện thì nên đọc nhiều sách hay và nổi tiếng. Khi hiểu được cái tinh vi của ngôn ngữ thì sẽ khơi dậy được cảm giác nhạy bén, đọc thuộc lòng những tác phẩm hay nổi tiếng sẽ cho ta vốn từ vựng phong phú, và khi nói sẽ nói được lưu loát. Chỉ cần chúng ta chú ý đọc, nắm bắt được tư tưởng thì lâu dần sẽ thấm nhuần được hương vị của tác phẩm. Nếu thường xuyên sử dụng, không ngừng học tập, không ngừng học hỏi thì sẽ biết cách nói cho hay. 4. Những sai lầm khi nói chuyện Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta để ý một chút sẽ thấy nhiều người hay mắc một số lỗi trong khi nói chuyện. Tuy lỗi đó không mang tính quyết định nhưng nếu như không để ý thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của buổi nói chuyện. Người ta đã thống kê và phân tích các lỗi trong khi nói chuyện. Dưới đây là những lỗi mà mọi người thường hay mắc phải: - Thứ nhất, khách sáo khi giao tiếp Trong khi nói chuyện, nhiều người thích sử dụng quá nhiều những lời nói khách sáo không cần thiết. Một số người thích nói thêm câu: “Tất nhiên rồi” vào bất cứ lúc nào, hoặc có người thích nói nhiều lần câu “nói thẳng ra là”, “nói thực là” cũng có người thích hỏi người khác “anh hiểu gì không?” hoặc là “anh nghe rõ không?”, còn có những người lại thích hỏi “anh xem đúng hay không?” hoặc là “anh cảm thấy thế nào?” Có thể bản thân bạn không nhận ra được những lỗi đó, cách tốt nhất là nhờ bạn bè nhắc nhở để khắc phục những lỗi này. - Thứ hai, khi nói có những tạp âm vô nghĩa Có nhiều người về bản chất nói chuyện rất hay, nhưng hay thêm nhiều tạp âm vô nghĩa vào trong câu nói. Nào là tiếng mũi “hừ, hừ” hoặc là ho nhẹ như trong họng bị mắc vật gì, nếu không thì khi mở đầu mỗi câu thường kéo dài bằng từ “ườm” như là sợ người ta không nghe được những gì mình nói. Chỉ cần bạn có quyết tâm thì sẽ loại bỏ được những lỗi này. - Thứ ba, trích dẫn nhiều ngạn ngữ Ngạn ngữ là những câu nói khôi hài và có sức thuyết phục, nhưng nếu bạn sử dụng ngạn ngữ quá nhiều thì không hay. Sử dụng ngạn ngữ quá nhiều sẽ làm cho người ta có cảm giác bạn ăn nói ngọt sớt, không những không làm tăng tính thuyết phục mà còn làm người nghe cảm thấy khó chịu. Chỉ khi nào bạn sử dụng ngạn ngữ một cách thích hợp thì mới làm cho lời nói sinh động. Sử dụng ngạn ngữ thì cũng phải đúng lúc, đúng chỗ. - Thứ tư, thích dùng lặp từ Một số người không hiểu vì lười nhác không muốn động não tìm ra những từ chuẩn xác hay là do nguyên nhân nào khác mà đặc biệt thích sử dụng một từ để bày tỏ những ý nghĩa khác nhau, cho dù bản thân từ này có nhiều hàm nghĩa hay không. Như có người thích dùng từ “vĩ đại” thì trong mọi lời nói của mình cái gì cũng trở nên vĩ đại “anh thật vĩ đại”, “chậu hoa này vĩ đại quá”, “trưa nay ăn một bữa vĩ đại” làm cho người ta cảm thấy giả tạo. Do đó, chúng ta cần phải nhớ thật nhiều từ vựng để bày tỏ ý nghĩ của mình được chuẩn xác và phong phú. - Thứ năm, nói những chuyện nhỏ nhặt Nhiều người trong khi giao tiếp thường nói những chuyện vụn vặt đến mức lẩm cẩm. Nói về kinh nghiệm thường rất sinh động và đặc sắc, mà rất nhiều người thích nghe, nhưng nhiều người khi nói về kinh nghiệm thì không biết phân biệt chủ thứ, cảm thấy kinh nghiệm của mình chỗ nào cũng thú vị, nên phải nói hết. Kết quả làm người nghe rối bời, không hiểu đầu đuôi ra sao. Nói về kinh nghiệm hay kể chuyện đều phải biết nắm lấy trọng điểm, biết được hứng thú của người nghe, ít dùng ngôn ngữ đối thoại. Với những chi tiết quan trọng thì cần nói tỉ mỉ hơn. Còn các vấn đề khác chỉ cần nói dăm ba câu là được. - Thứ sáu, không nên dùng biện pháp khoa trương Biện pháp khoa trương có hiệu quả làm cho người ta phải chú ý, nhưng chúng ta không nên dùng biện pháp khoa trương nếu không người ta sẽ khó tin những lời nói của bạn. Trong cuộc sống hiện thực, không phải lúc nào cũng nói những thông tin “vô cùng quan trọng” hay kể những câu chuyện hấp dẫn Không nên đâu đâu cũng dùng “rất, vô cùng, nhất” Nếu bạn nói hàng ngàn cái “rất” thì người nghe sẽ không động lòng vì họ cho rằng bạn chỉ là người luôn thích khoa trương. Ngoài những lỗi trên thì chúng ta cần chú ý đến thanh điệu, tư thế tay, biểu lộ tình cảm ở mặt trong khi nói chuyện, cố gắng phối hợp chúng một cách hài hoà. Điều đó sẽ làm tăng sự lôi cuốn khi nói chuyện. 5. Khéo léo đặt những câu hỏi trong giao tiếp Trong nói chuyện xã giao, chúng ta cần phải học cách thường xuyên nêu câu hỏi với đối phương. Nêu câu hỏi có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường trao đổi, lấy thông tin và tìm hiểu đối phương. Một người biết nêu câu hỏi không chỉ nắm được tiến trình nói chuyện mà còn khống chế được hướng nói chuyện, đồng thời còn có thể cởi mở tấm lòng, lay động trái tim của đối phương. Nêu câu hỏi nhằm đạt được mục đích như mình muốn thì cần phải làm được một số yêu cầu sau: - Yêu cầu 1: Cách nêu câu hỏi thông thường Bất cứ người nào cũng có thể sử dụng thích hợp cách nêu câu hỏi thông thường. Cách nêu câu hỏi này có thể làm cho đối phương tích cực trả lời, thoả mãn tâm lý khẳng định và khao khát được xã hội đánh giá. Nếu khi hỏi kèm theo khuôn mặt tươi cười thì hiệu quả sẽ cao hơn. - Yêu cầu 2: Nêu câu hỏi chọn lựa Nêu câu hỏi có sự lựa chọn, không nên nêu câu hỏi mà biết rõ đối phương không thể hoặc không muốn trả lời. Nêu câu hỏi không nên giới hạn câu trả lời cũng không nên tuỳ ý khuấy động cách suy nghĩ của đối phương. - Yêu cầu 3: Nêu câu hỏi chân thành Không nên làm ra vẻ tài giỏi, khinh thường người khác, cần phải khiến đối phương cảm thấy tình cảm chân thành và tin tưởng. Bạn nên tạo không khí nói chuyện và tâm lý tin cậy, thẳng thắn và chân thành, như vậy nói chuyện mới vui vẻ. - Yêu cầu 4: Nêu câu hỏi liên tiếp Nếu lần đầu tiên nêu câu hỏi chưa được trả lời thì nên liên tục nêu câu hỏi sẽ có hiệu quả tốt. Bạn có thể hỏi “bạn nghĩ cách này như thế nào?”, “tại sao lại như vậy?”. Tuy nhiên, im lặng một cách đúng lúc để bày tỏ bạn đang chờ đợi câu trả lời của người ta, để người ta sẽ nói tỉ mỉ về những gì bạn cần biết trong không khí thoải mái. - Yêu cầu 5: Nêu câu hỏi tuỳ thời điểm Nêu câu hỏi cũng phải cần chú ý đến thời cơ. Người ta thường nói “tư tưởng làm cho con người nói ra những lời nên nói và có thể nói đúng lúc, đúng chỗ”. Thời cơ, nói chính xác là hoàn cảnh nói. Nó bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh ngôn ngữ và hoàn cảnh tâm lý của hai người. Khi đối phương đang bận rộn thì không nên nêu những câu hỏi không liên quan, khi đối phương buồn hoặc chán nản thì không nên nêu những câu hỏi làm khơi dậy vết thương lòng của họ. Nói chung là trước khi định nói thì cần phải suy nghĩ thật kỹ. Từ đó, bạn mới có được những câu trả lời hài lòng. - Yêu cầu 6: Nêu câu hỏi tuỳ từng đối tượng Mỗi người ở những lứa tuổi khác nhau có những cá tính, công việc, và hoàn cảnh sống, kiến thức, kinh nghiệm xã hội khác nhau. Do vậy, khi nêu câu hỏi cần phải dựa vào tình hình cụ thể của từng đối tượng. Với những đối tượng khác nhau thì nội dung và phương thức nêu câu hỏi cũng khác nhau. - Yêu cầu 7: Nêu câu hỏi vào đề Nêu câu hỏi loại này sẽ khéo léo dẫn dắt đối phương nói những lời trong lòng. Nói chung, nêu câu hỏi là chìa khoá để nói chuyện với đối phương. Nêu câu hỏi cần phải nêu thật hình tượng, thiết thực, không được cứng nhắc. Nêu câu hỏi là chính, nói rõ vấn đề là phụ. Nói cách khác, nói rõ vấn đề là để phục vụ cho nêu câu hỏi. 6. Trả lời khôn khéo khi nói chuyện Khi trả lời câu hỏi của đối phương, đầu óc cần bình tĩnh, không bị khống chế bởi người hỏi. Nếu bạn trả lời được thì trả lời, nếu không muốn trả lời thì có thể tìm cách nói tránh. Người ta đã nêu ra những cách trả lời câu hỏi như sau: - Một là, trả lời đúng vấn đề Đây là cách trả lời thường được sử dụng nhiều nhất. Nếu bạn trả lời không đúng vấn đề thì có thể để lại ấn tượng không tốt hoặc có thể ảnh hưởng đến quan hệ đôi bên. Vì vậy, bạn cần tập trung tinh thần khi nghe người khác nói và trả lời đúng vấn đề. - Hai là, trả lời sát câu hỏi Tận dụng khéo léo câu hỏi của đối phương thì khi trả lời câu hỏi sẽ có được những hiệu quả cao. Nếu mượn từ ngữ, giọng điệu của câu hỏi để trả lời vượt qua ngoài dự kiến của người ta thì đó là cách trả lời lý tưởng nhất. - Ba là, trả lời giả định Nhiều khi đối phương nêu câu hỏi có thể không rõ ràng, hoang đường, thậm chí có phần ngốc nghếch, làm cho chúng ta khó trả lời. Khi ấy, chúng ta có thể phân tích rõ ràng, trả lời và hỏi bằng cách giả định điều kiện. - Bốn là, trả lời đảo ngược Bạn trả lời câu hỏi bằng cách đảo lộn trật tự cấu trúc câu của đối phương thì có thể trở thành một câu hoàn toàn khác với ý nghĩa của câu hỏi. Nếu bạn biết tận dụng tốt thì sẽ có hiệu quả cao. - Năm là, trả lời hà
Tài liệu liên quan