Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro

CHƯƠNG I KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO I. RỦI RO TRONG KINH DOANH 1. Khái niệm Khái niệm rủi ro - Khái niệm rủi ro: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra, gây tổn thất cho con người. Qua định nghĩa trên cho thấy rủi ro có ba tính chất quan trọng: Một là: Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra: Đó là những sự kiện mà người ta không lường trước một cách chắc chắn, có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai và bất kỳ ở đâu. Mọi rủi ro là bất ngờ, cho dù mức độ bất ngờ có thể khác nhau. Tính bất ngờ của rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người và vào quy luật của nó. Hai là: rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Một khi rủi ro xảy ra là để lại hậu quả cho con người, hậu quả đó có thể nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng. Nhiều khi hậu quả của rủi ro là không đáng kể nên khó nhận thấy, vì vậy nhiều người tưởng rằng rủi ro xảy ra không gây ra tổn thất. Tổn thất tồn tại dưới dạng hữu hình và vô hình, có thể là những tổn thất về vật chất hoặc về tinh thần, sức khỏe, trách nhiệm pháp lý.

doc33 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tham khảo Quản trị rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ RỦI RO CHƯƠNG I KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO RỦI RO TRONG KINH DOANH Khái niệm Khái niệm rủi ro Khái niệm rủi ro: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra, gây tổn thất cho con người. Qua định nghĩa trên cho thấy rủi ro có ba tính chất quan trọng: Một là: Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra: Đó là những sự kiện mà người ta không lường trước một cách chắc chắn, có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai và bất kỳ ở đâu. Mọi rủi ro là bất ngờ, cho dù mức độ bất ngờ có thể khác nhau. Tính bất ngờ của rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người và vào quy luật của nó. Hai là: rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Một khi rủi ro xảy ra là để lại hậu quả cho con người, hậu quả đó có thể nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng. Nhiều khi hậu quả của rủi ro là không đáng kể nên khó nhận thấy, vì vậy nhiều người tưởng rằng rủi ro xảy ra không gây ra tổn thất. Tổn thất tồn tại dưới dạng hữu hình và vô hình, có thể là những tổn thất về vật chất hoặc về tinh thần, sức khỏe, trách nhiệm pháp lý. Ba là: rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Không ai trong chúng ta lại không mong muốn một cuộc sống, một tương lai tốt đẹp, những kỳ vọng với những dự định sự nghiệp thành đạt. Tuy nhiên, có thể coi là rủi ro nếu như mong muốn đó không thực hiện được. Một sự kiện được coi là rủi ro phải đồng thời thỏa mãn ba tính chất trên. Nếu sự kiện xảy ra là do chủ định hoặc đã biết trước chắc chắn sẽ xảy ra hoặc xảy ra nhưng không để lại hậu quả thì sự kiện đó không được coi là rủi ro. Hoặc nếu như một sự kiện xảy ra gây tổn thất nhưng nằm trong kế hoạch dự định của chúng ta cũng không được coi là rủi ro. Chẳng hạn: để có thể xây dựng những công trình mới, chúng ta phải phá bỏ những tòa nhà cũ đương nhiên nó nằm trong kế hoạch và gây tổn thất nhất định cho chúng ta (Nhưng đây không phải là rủi ro) Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. Các đặc trưng của rủi ro: Nguy cơ rủi ro: Trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh và đời sống, hàng ngày chúng ta luôn phải đối mặt với những nguy cơ thất bại, bất trắc, bất lợiđang rình rập đe dọa tính mạng và sản nghiệp của mỗi người. Tổng hợp những nguy hiểm, những hiểm họa có thể tác động gây ra sự cố cho con người được gọi là nguy cơ. Nguy cơ là tình thế có thể gây ra những biến cố bất lợi. Nguy cơ được đặc trưng bởi hai tính chất cơ bản: một là, nguy cơ diễn tả khả năng xảy ra sự cố; hai là, nguy cơ tồn tại ở mức độ cao hay thấp khác nhau tùy thuộc vào yếu tố tác động. Trong thực tế khi đề cập đến nguy cơ người ta thường gắn với sự kiện nào đó: nguy cơ cháy nổ, nguy cơ chiến tranh, nguy cơ phá sản.Để có thể hiểu rõ thêm về nguy cơ rủi ro ta có thể minh họa bằng một ví dụ sau: Giả sử có một ngôi nhà nằm bên bờ một con sông và con sông này nổi tiếng là hay bị tràn bờ, chúng ta có thể sử dụng từ nguy cơ rủi ro để miêu tả tình huống này Kết luận: Nguy cơ rủi ro là một tình huống có thể được tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất ( hay có thể là những lợi ích ) mà các cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được. Tổn thất Rủi ro là sự kiện không may mắn của con người nhưng rủi ro không tự thân phản ánh mức độ nghiêm trọng của nó. Để có thể đo lường và phản ánh mức độ nghiêm trọng của rủi ro cần thiết phải làm rõ hậu quả của rủi ro qua việc xây dựng khái niệm về tổn thất. Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra. Trong thực tế những tổn thất xuất phát từ nguyên nhân chủ đích của con người thường không được quan tâm nhiều và nghiên cứu đầy đủ bởi nó thường được coi là đương nhiên. Ngược lại, chủ yếu người ta quan tâm và nghiên cứu rất nhiều đến những tổn thất không mong đợi có nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, bởi từ đó cũng có thể giúp các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị đề ra các biện pháp phòng chống, hạn chế tổn thất một cách tốt nhất. Phân biệt tổn thất do chủ ý và tổn thất ngoài sự mong đợi là rất khó khăn. Có những tổn thất là do sự cố ý của người này nhưng lại là ngoài sự mong đợi của người khác. VD: Chiến tranh là hành động chủ ý của các thế lực chính trị nhưng lại là rủi ro gây ra tổn thất cho dân thường Mối quan hệ giữu rủi ro và tổn thất: Có thể nói rẳng rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau; rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả. Quan hệ giữa rủi ro và tổn thất được thể hiện một cách khái lược qua sơ đồ sau: Tổn thất Rủi ro Hai vòng tròn này thể hiện rủi ro và tổn thất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Rủi ro là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thất. Bất cứ rủi ro nào cũng để lại tổn thất ở dạng này hay dạng khác. Nhưng qua sơ đồ trên cho thấy không phải tổn thất nào cũng được quy cho những rủi ro. Tóm lại, nghiên cứu rủi ro phải nghiên cứu tổn thất, bởi qua việc nghiên cứu về tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, tác hại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với con người và cuộc sống của họ. Mặt khác nghiên cứu về tổn thất mà không nghiên cứu về rủi ro thì sẽ không biết được thiệt hại đó có nguyên nhân từ đâu để từ đó có biện pháp phòng chống, hạn chế hiệu quả Tần suất rủi ro: là số lần suất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện. Biên độ của rủi ro ( Mức độ nghiêm trọng): thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới doanh nghiệp Đánh giá mức độ của rủi ro, tổn thất phụ thuộc vào một số nhân tố cơ bản sau: + Trị giá tài chính bị thiệt hại, bao gồm của những mất mát về tài sản hữu hình, tài sản vô hình + Khả năng tài chính của chủ thể rủi ro: Cùng một mức độ tổn thất nhưng với những tổ chức có tài chính lớn sẽ ít nghiêm trọng hơn so với tổ chức có khả năng tài chính hạn hẹp + Thái độ của con người, đây là yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của tổn thất. + Đối tượng chịu rủi ro. Ví dụ tai nạn làm giảm sức khỏe -> thần kinh -> chết sẽ nghiêm trọng hơn đối tượng rủi ro khác Khái niệm rủi ro trong kinh doanh Khái niệm: Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình. Một số quan điểm hiện đại về rủi ro. + Rủi ro và cơ hội luôn gắn liền với thực tiễn đời sống và ước vọng của con người. + Rủi ro và cơ hội, may mắn và không may mắn được quan niệm là hai mặt đối lập nhưng lại thống nhất trong một thực thể. + Sự may rủi thường được con người cho là khách quan nằm ngoài dự kiến khó nắm bắt vì vậy họ bị động trước sự tác động của yếu tố này. Song ngày nay người ta cho rằng rủi ro có tính quy luật, có thể dự đoán được, có thể giải thích được, tức là nó mang tính khoa học và con người có thể chủ động tác động tới rủi ro để phòng ngừa và hạn chế, giảm thiểu tác hại của nó. + Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả mọi tình huống. + Rủi ro có tính đối xứng hay không đối xứng tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người đối với rủi ro và hậu quả của nó. Con người nắm được bất định thì sẽ biến rủi thành may. Sự bất định: Là sự nghi ngờ trong tư tưởng về khả năng tiên đoán tương lai của chúng ta. Hoặc bất định là không yên ổn, luôn thay đổi. Do vậy bất định là một quan niệm chủ quan, phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người, đồng thời phụ thuộc vào những thông tin có thể nhận ra kết quả. Sự bất định: có nghĩa là nghi ngờ khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán kết quả tương lai của một loạt những hoạt động hiện tại. Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro hiện diện hầu hết trong mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Con người nắm chắc được sự bất định sẽ biến rủi thành may. Rủi ro và sự bất định có một ảnh hưởng quan trọng đối với các tổ chức ở chỗ chúng đòi hỏi một chi phí. Chi phí của rủi ro chính là những chi phí về tổn thất mà rủi ro nó gây ra. Chi phí bất định nó có thể được thể hiện bởi “sự lo lắng” VD: ngay cả với những người không bao giờ gặp tai nạn về xe cộ thì họ vẫn có sự lo sợ, những đêm mất ngủ và cả những chi phí về bảo hiểm. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi phí cho sự bất định có thể xuất hiện dưới hình thức lo lắng và sợ sệt, những chi phí này được thấy rõ nhất qua việc bố trí không hợp lý nguồn nhân lực của tổ chức. Điều này có nghĩa là tổ chức không sử dụng hiệu quả nguồn lực của họ một cách tốt nhất, bởi vì sự bất định làm lu mờ sự xét đoán của họ. Phân loại rủi ro • Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi ( nó gắn liền với các yếu tố bên ngoài ). Hậu quả của rủi ro sự cố thường rất nghiêm trọng, khó lường, có ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội. Hầu hết các rủi ro sự cố đều xuất phát từ sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên. VD: Rủi ro do kinh tế : Khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 làm cho nhiều doanh nghiệp phá sản Sinh viên tự lấy ví dụ về rủi ro do chính trị, văn hóa xã hội, tự nhiên. - Rủi ro cơ hội: Là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm : + Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định. + Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này mà không chọn quyết định khác. + Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp giữa kết quả thu được với dự kiến ban đầu. Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán. Rủi ro thuần tuý tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói các khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể ( Rủi ro một chiều). Bất cứ ở đâu khi nào mà rủi ro thuận túy xảy ra thì cả tổ chức, cá nhân hoặc xã hội sẽ bịt mất mát, thiệt hại về tài sản cũng như tinh thần. Chẳng hạn như trong kinh oanh ngoại thương, rủi ro thuần túy bao gồm: Tàu bị hỏng, bị mất tích, bị mắc cạn VD: Một cá nhân mua một chiếc xe hơi. Ngay sau khi chiếc xe được mua, anh ta phải đối mặt với vấn đề rủi ro tài sản mới sở hữu của mình. Có thể bị mất cắp, bị hư hỏng, bị hủy hoại và khi rủi ro xảy ra cá nhân này phải chịu những tổn thất. Việc phòng chống rủi ro thuần túy một cách tốt nhất là làm sao để nó đừng xảy ra, nhưng điều này là không thể vì rủi ro là khách quan. Rủi ro suy đoán tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất. Đây là rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đầu cơ. Việc đầu tư cổ phiếu là một ví dụ điển hình: khoản đầu tư này có thể lãi hoặc lỗ, hòa vốn. Khi mua cổ phiếu ai cũng mong muốn và tin tưởng rằng sẽ mang lại cho mình một khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, không phải bao giờ những tính toán, kinh nghiệm của nhà đầu tư cũng đúng. Sai lầm và sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh tế khiến cho giá cổ phiếu giảm sút chính là rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. Hoặc khi thực hiện một hoạt động sản xuất – kinh doanh thì luôn có ba tình huống xảy ra: có thể lãi, hòa vốn hoặc lỗ. Những tác động bất lợi của môi trường kinh doanh cung với những quyết định sai lầm, những sai sót của hệ thống quản trị là nguyên nhân dẫn đến lỗ vốn trong kinh doanh. Lỗ vốn trong kinh doanh, thất bại trong đầu tư chứng khoán nhưng không tiên lượng được là biểu hiện của rủi ro suy đoán. Biện pháp hạn chế rủi ro suy đoán là né tránh rủi ro bằng cách không tham gia cuộc chơi mà trong đó có những rủi ro. Nhưng loại rủi ro này thường xuất hiện trong kinh doanh, nên việc né tránh không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được, bởi né tránh rủi ro tức là phải từ bỏ kinh doanh. Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán. Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thoả hiệp đóng góp (VD : Tài sản, tiền bạc ...) và chia sÎ rủi ro. VD: Đóng bảo hiểm Bảo hiểm ô tô Bảo hiểm ô tô bảo vệ bạn từ những hư hỏng nhỏ đến những khoản đầu tư đáng kể thường xuyên vào chiếc ô tô và/hoặc bảo vệ bạn khi có trách nhiệm đối với tổn thất hoặc thương tích do bạn hoặc người khác khi lái chiếc xe gây ra. Nó cũng giúp bạn thanh toán các chi phí mà bạn hoặc người khác lái chiếc ô tô của bạn phải chịu khi gây tai nạn với một người lái xe máy không được bảo hiểm. Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thoả hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung. VD: Rủi ro chứng khoán là rủi ro không thể phân tán được Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức..., vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Giai đoạn khởi sự: Nhiệm vụ chính của các Công ty trong giai đoạn này là có được khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo các hợp đồng đã ký. Do đó, các vấn đề chính trong giai đoạn này là: Làm thế nào Công ty có đủ lượng khách hàng, có khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đủ tốt để tồn tại? Liệu công ty có thể mở rộng từ một khách hàng chính hoặc quy trình sản xuất thử nghiệm để trở thành một cơ sở kinh doanh lớn hơn?  Công ty có đủ tiềm lực tài chính để trang trải cho các nhu cầu cần thiết trong giai đoạn đầu thành lập hay không? Rủi ro không được thị trường chấp nhận (Do mục tiêu trên giai đoạn này : Thị trường chấp nhận) Giai đoạn trưởng thành: (Mục tiêu : Pmax ; cFmin). Trong giai đoạn trưởng thành các tổ chức luôn mong muốn thu lại doanh thu cao nhất và có lợi nhuận lớn nhất mà chỉ phải bỏ ra chi phí thấp nhất tuy nhiên họ sẽ gặp phải rủi ro nếu tốc độ tăng trưởng của kết quả Pmax không tương hợp với tốc độ phát triển của cFmin Giai đoạn suy vong: Khi mục tiêu và lợi nhuận suy giảm, một số công ty rút lui khỏi thị trường.              Cuối cùng thì mức tiêu thụ của hầu hết các dạng sản phẩm và nhãn hiệu đều suy thoái. Mức tiêu thụ có thể tụt xuống đến số không hay có thể chững lại ở mức thấp. Mức tiêu thụ suy giảm vì một số lý do, trong đó sự tiến bộ về công nghệ, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, và mức độ cạnh tranh nội địa và nước ngoài gia  tăng. Tất cả những điều đó dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, phải cắt giảm giá thêm nữa và thiệt hại về lợi nhuận. Nếu không có biện pháp thích ứng với sự thay đổi này thì các tổ chức có thể gặp phải rủi ro là phá sản. Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô Yếu tố chính trị: Rủi ro pháp lý: Yếu tố kinh tế: Rủi ro văn hoá – xã hội: Rủi ro từ tự nhiên: Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang. Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ như từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm -> nhập nguyên vật liệu à sản xuất à đưa sản phẩm ra thị trường. Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như: nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất... II. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO. 1. Khái niệm : Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường những rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả cña rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực trong tổ chức. 2. Vai trò của Quản trị rủi ro. Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, quản trị rủi ro ngày nay được coi là chức năng tất yếu của quản trị doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản: Nhận dạng và giảm thiểu triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro kinh doanh; tạo dựng môi trường bên trong và môi trường bên ngoài an toàn cho doanh nghiệp Hạn chế, xử lý cách tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong muốn khi rủi ro xảy ra( mà doanh nghiệp không thể né tránh được), giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh 3. Quá trình Quản trị rủi ro. Nhận dạng rủi ro. Nhiệm vụ: Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp sắp xếp phân loại phân nhóm chỉ ra các rủi ro đặc biệt nghiêm trọng. Phân tích và đánh giá rủi ro. Nhiệm vụ: phân tích các rủi ro đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro xảy ra cũng như sác xuất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giải pháp phòng ngừa loại bỏ, hạn chế giảm nhẹ thiệt hại. Kiểm soát và tài trợ rủi ro. Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất. Né tránh rủi ro: Là 1 trong những biện pháp của quản trị giúp cho việc đưa ra các quyết định để chủ động phòng ngừa trước khi rủi ro khi xảy ra và loại bỏ nguyên nhân của chúng Ngăn ngừa rủi ro: là giải pháp mà nhà quản trị xác định trước được khả năng xảy ra của rủi ro và chấp nhận nó với sự chuẩn bị và khả năng hoàn thành công việc kinh doanh trên cơ sở mức chi phí thích hợp để vẫn có được những lợi ích mong muốn. Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy ra hoặc là tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để bớt tổn thất III. NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO. 3 nguyên tắc: 1. Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu à phòng ngừa và khắc phục hậu qủa rủi ro 2. Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị Trong quá trình rủi ro nhà Quản trị rủi ro đóng vai trò là trung tâm 3. Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn với tổ chức hay gắn với doanh nghiệp Mục tiêu là nhằm thực hiện mục đích của bất cứ tổ chức nào bằng các con đường khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. à Quản trị rủi ro gắn với 1 tổ chức nhất định Kết luận : Hoạt động Quản trị rủi ro không tách khỏi một cách độc lập giống như quản trị tác nghiệp (Quản trị bán hàng, quản trị nhân sự ...) mà có mối qian hệ chặtc hẽ đan xen vào các hoạt động quản trị IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG
Tài liệu liên quan