Tài liệu thi môn Đường lối chính sách

Câu 1: Vì sao đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng đề tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức? Liên hệ trách nhiệm của địa phương, đơn vị và bản thân đồng chí trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực. ( Cô Thúy hướng dẫn) Câu 2: Tại sao phải tăng cường giáo dục quyền con người trong xã hội? Liên hệ việc giáo dục quyền con người ở địa phương. ( Cô Phụng Hướng dẫn) Câu 3: Vì sao nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước là yếu tố quan trọng, then chốt để thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ tổ quốc? Liên hệ vai trò, trách nhiệm của đơn vị địa phương cơ sở trong việc thực hiện chiến lược bảo vệ tổ quốc? ( Thầy Tuyến hướng dẫn) Câu 4. Tại sao nói xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh? Liên hệ vai trò trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và bản thân trong việc thực hiện xây dựng văn hóa trong công sở nhằm (phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII? (Cô Thúy Hướng dẫn) Câu 5: Vì sao trong hoạt động đối ngoại, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời quan tâm đúng mức đến nghĩa vụ quốc tế của Đảng với tư cách một đảng cộng sản cầm quyền. (Cô phụng hướng dẫn)

docx19 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu thi môn Đường lối chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Vì sao đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng đề tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức? Liên hệ trách nhiệm của địa phương, đơn vị và bản thân đồng chí trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực. ( Cô Thúy hướng dẫn) Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp. Tức là, công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi về xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là trình đô văn minh cao hơn. Hiện đại hóa theo ý nghĩa về kinh tế - xã hội, là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay. Đối với một nước đang phát triển, hiện đại hóa là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” Dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Đặc diểm nguồn nhân lực Việt Nam Năm 2018, dân số nước ta ước tính khoảng 94 triệu người; trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,61 triệu người, chiếm 59,5%. Nước ta vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định. Trong tổng số 54,61 triệu người thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có 9,99 triệu người được đào tạo, chiếm 18,29% tổng lực lượng lao động. Ngược lại, tính đến năm 2014 cả nước có khoảng 43,76 triệu người (chiếm 81,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Như vậy, nguồn lực lao động của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Lao động có tay nghề cao thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Do đó để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức. chúng ta cần tiến hành các giải pháp sau: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò quyết định tốc độ và chất lượng của sự phát triển KTXH. Để đẩy mạnh CNH HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức cần phải cham lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, phải ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, thực sự coi đó là quốc sach hàng đầu Để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN cần chú ý các giải pháp cụ thể: Cải cách toàn diện giáo dục và đào tạo, coi đó là nhiệm vụ cấp bách. Phải chuyển trọng tâm của việc giáo dục từ trang bị tri thức sang bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo, thích nghi sự phát triển. Xây dựng xã hội học tập dưới nhiều hình thức và biện pháp, tạo cơ hội và khuyến khích mọi người dân tham gia học tập, nâng cao tính chủ động cho người học trên cơ sở gắn kết những yêu cầu đẩy mạnh CNH HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Nâng cao chất lượng toàn diện cho người lao động, Trong thời gian tới phải tạo ra đội ngũ nhân lực có lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, có tinh thần trách nhiệm và ý thực cộng đồng khi thực hiện các công việc được giao; phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phương pháp và kỹ năng thực hành đảm bảo năng suất, chất lượng hiệu quả công việc được giao, có sự năng động, sáng tạo trong công việc, có ý thưc tự giác học hỏi dám đương đầu với những thách thức và có sức khỏe tốt. Văn kiện Đại hội XII xác định: “thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giaiỉ pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo theo hướng mở, hội nhập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lới sống và ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công daan.. Phát triển giáo dục đại học theo hướng hình thành cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học theo định hướng thực hành Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ: Văn kiện Đại hội XII xác định: Khoa học và công nghệ có vai trò là động lực, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của toàn bộ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đảng ta xác định, khoa học, công nghệ cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nến tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển nền kinh tế tri thức cần phải: Xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai dường lối, chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đạt hiệu quả cao với tốc độ nhanh Đẩy mạnh viêc nghiên cứu khoa học để đánh giá chính xác nguồn tài nguyên quốc gia, nắm bắt tri thức mới và các công nghệ cao cùng với những thành tựu mới nhất về khoa học của thế giới; hướng mạnh vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế thị trường Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỷ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Khuyến khích du học sinh ra nước ngoái học tập và có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm việc hay lập nghiệp. Phát triển nhanh thị trường khoa học công nghệ để đảm bảo mọi tri thức công nghệ được mua bán và trao đổi, chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh bình đẳng. Có cơ chề khuyến khích các doanh nghiệp đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ chất lượng cao. Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học công nghệ. Mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là một đòi hỏi thiết yếu. Thông qua kinh tế đối ngoại mở rộng thị trường đồng thời tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Tiếp tục hoàn thiên các cơ chế chính sách đối ngoại, nhất là cơ chế, chính sách hợp tác về khoa học và công nghệ, hợp tác đầu tư, hợp tác giáo dục và đào tạo và phải đảm bảo các hình thức hợp tác vừa có hiệu quả kinh tế cao, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vừa giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia, dân tộc. ð Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực hay còn gọi là phát triển nền kinh tế tri thức trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển, là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở nền tảng cho quá trình CNH-HĐH đất nước. Liên hệ trách nhiệm của địa phương, đơn vị và bản thân đồng chí trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực Trí thức trẻ là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, việc phát triển đội ngũ trí thức tại chỗ hoặc thu hút trí thức là một hướng đi đúng đắn góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đam Rông. Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Chương trình hành động số 66-CTr/TU ngày 24/10/2008 thực hiện Nghị quyết số 27- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) Về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Các cấp ủy và chính quyền huyện Đam Rông xác định, đội ngũ trí thức là nguồn nhân lực chủ chốt cho sự phát triển của huyện, nên trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, huyện đã cụ thể hóa cơ chế, chính sách hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Để tạo nguồn trí thức tại chỗ, trong 10 năm qua, Đam Rông đã cử 59 người tham gia học cử tuyển tại các trường Đại học. Trong đó, tập trung vào các ngành địa phương đang cần như: Kế toán, Luật, Lâm sinh, Khoa học cây trồng, Y tế... Song song với đó, cấp ủy và chính quyền huyện Đam Rông đã thực hiện tốt chính sách huy động đội ngũ trí thức trẻ về công tác và tham gia một số dự án ở huyện; điều động một số trí thức từ xã lên huyện, từ khối Đảng sang khối Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, có chính sách hỗ trợ đối với trí thức ở địa phương khác về công tác trên địa bàn. Huyện cũng đã thành lập hội khuyến học cấp huyện và cấp xã để tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư cho con em học tập, xây dựng các quỹ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, cho sinh viên vay vốn trong thời gian học. Đồng thời, thành lập Hội Cựu giáo chức của huyện nhằm tập hợp đội ngũ giáo viên đã nghỉ hưu tham gia các hoạt động, góp phần phát triển giáo dục trên địa bàn. Huyện phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng và các trường đại học như Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm TP. HCM, Đại học Luật để mở các lớp học trên địa bàn, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tham gia học tập. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức đã có những chuyển biến căn bản. Theo thống kê của Ban Tổ chức Huyện ủy Đam Rông, từ năm 2008 đến nay, đã có 455 đồng chí được cử đi học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị. 248 cán bộ, công chức, viên chức được đi đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ trí thức của Đam Rông hiện có 1.599 người. Trong đó, trí thức là người đồng bào DTTS chiếm 213 người, đạt trên 13%. 65% đội ngũ trí thức trên địa bàn huyện Đam Rông tập trung trong ngành giáo dục. Công tác đào tạo nghề cho bà con nhân dân được chú trọng. Trong 10 năm, Phòng LĐTBXH huyện đã phối hợp với các cơ quan hữu quan mở 837 lớp đào tạo nghề cho 7259 lượt học viên. Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nghề thủ công. Tuy nhiên, việc thực hiện phát triển nguồn nhân lực tại địa phương vẫn còn vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định Số lượng trí thức được đào tạo đông nhưng chưa mạnh. Cơ cấu đội ngũ trí thức còn những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính. Đội ngũ kế cận còn yếu. Trình độ của đội ngũ trí thức còn nhiều hạn chế về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, ngoại ngữ. Còn một số trí thức xem việc công tác tại huyện là tạm thời để làm bàn đạp chuyển đi các địa phương khác. Vẫn còn không ít trí thức, nhất là trong vùng đồng bào DTTS mang mặc cảm tự ti, không có tính phấn đấu vươn lên Học viên được đào tạo nghề nhiều nhưng không phát huy được kiến thức đã học sau khi đã kết thúc đào tạo. Do đó, những giải pháp quan trọng hàng đầu đặt ra đối với địa phương hiện nay là Cần tiếp tục quan tâm đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Trong đó, tập trung phát triển đội ngũ trí thức trẻ; khuyến khích sự sáng tạo, mạnh dạn trong đề xuất, nghiên cứu; tạo môi trường thuận lợi cho trí thức có cơ hội cống hiến. Thực hiện hiệu quả chính sách đãi ngộ, trọng dụng đối với trí thức, kịp thời tôn vinh những trí thức có đóng góp lớn cho địa phương. Đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Chú trọng hướng nghiệp trong học đường, hướng nghiệp phải dựa vào chương trình chính khóa ở bậc THCS nhằm giúp cho học sinh định hướng tương lai phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế gia đình. Nâng cao công tác đào tạo nghề tại địa phương. Thực hiện tín dụng ưu đãi cho các người học nghề sau khi ra trường để họ có điều kiện tự phát triển kinh tế. Câu 2: Tại sao phải tăng cường giáo dục quyền con người trong xã hội? Liên hệ việc giáo dục quyền con người ở địa phương. ( CÔ Phụng Hướng dẫn) Quyền con người: là quyền của tất cả mọi người, đó là những nhu cầu xuất phát từ nhân phẩm vốn có của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các khái niệm nhân phẩm, bình đẳng, tự do, không phân biệt đối xử, nhận đạo, khoan dung, tính trách nhiệm...là những khái niệm gắn liền với quyền con người, tạo thành nền tảng thúc đẩy sự phát triển quyền con người. Dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, cộng đồng quốc tế đã ghi nhận hơn 40 quyền cơ bản của con người và thiết lập được các cơ chế quốc tế, khu vực, quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người Ngay sau khi ra đời, Nhà nước Việt Nam đã xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm quyền con người. Hiến pháp 2013 ghi nhận 36 điều về quyền con người và nêu rõ “ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và Pháp luật”. Quyền con người là giá trị chung của nhân loại: Lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn của nhân quyền đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Quyền con người luôn gắn liền với các hình thái kinh tế- xã hội, vừa là sản phẩm của văn minh nhân loại, vừa là sản phẩm của cuộc đấu tranh chông áp bức bóc lột. Sự phát triển của xã hội là nhằm phục vụ con người, hiện thực hóa các quyền con người. Khi được tôn trọng và bảo vệ, nhân quyền góp phần quan trọng trong sự phát triển của xã hội, bồi đắp những giá trị hiện có và tạo lập ra những giá trị mới. Nhân quyền nhằm đảm bảo và hướng tới tự do, tự do làm nảy sinh mọi sáng tạo và chính những sáng tạo này lại phục vụ cuộc sống con người Ngày nay, các nguyên tắc và quy định chung của Luật nhân quyền quốc tế được thừa nhân và được xác định là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia. Mọi quốc gia đều coi trọng việc nội luật hóa các chuẩn mực nhân quyền và thực hiện trên thực tế. Là giá trị chung của tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa – đều có quyền hưởng thụ và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao quý này Quyền con người là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa: Nhân quyền là giá trị to lớn của nhân loại, là sản phẩm của cuộc đấu tranh chống mọi áp bức dân tộc, giai cấp. Nhân quyền đã tạo được bước tiến lớn lao và là động lực thúc đẩy mọi quá trình phát triển, tuy nhiên chỉ mới tạo lập được sự bình đẳng về mặt xã hội, giúp tất cả mọi người được bình đẳng về cơ hội để đạt tới tự do, chứ chưa khắc phục được bất bình đẳng về mặt sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân phối của cải xã hội. Điều này được thể hiện rõ nhất tại các nước tư bản, với các văn kiện nhân quyền nổi tiếng như Luật về các quyền của Anh (1689), Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ(1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp(1789)Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, nhân quyền chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản, các giai cấp khác bị tước bỏ nhân quyền, bị đối xử bất công, bị áp bức và bóc lột. Chế độ XHCN là xã hội luôn ý thức rõ việc nhận diện đầy đủ những biểu hiện và nguồn gốc của bất công và tìm phương thức, biện pháp để xóa bỏ những bất công ấy. Đó là cách thức để tạo ra môi trường, điều kiện cho việc thực hiện hóa đầy đủ các quyền con người. Mục tiêu mà những người cộng sản theo đuổi là xóa bỏ nguồn gốc sâu xa nhất của mọi vi phạm nhân quyền - đó là áp bức dân tộc, giai cấp sinh ra bởi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Đồng thời xác định rõ việc đảm bảo tối đa quyền con người là thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu hường tới của nhà nước do những người cộng sản lãnh đạo. Quyền con người gắn liền với nghĩa vụ công dân: Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người ghi nhận: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ”. Các văn kiện nhân quyền khác cũng đều nhấn mạnh, mỗi cá nhân trong khi được hưởng thụ các quyền cần tôn trọng tự do của người khác và tôn trọng trật tự xã hội, lợi ích của công cộng. Điều 15 và Điều 16, Hiến pháp năm 2013 của nước ta tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng, chỉ ra được cách giải quyết những mối quan hệ cơ bản nhất của nhân quyền, khắc phục được cách hiểu phiến diện và đòi hỏi cực đoan về nhân quyền. ð Giáo dục nhân quyền nhằm nâng cao tri thức để người dân có thể tự bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Giáo dục nhân quyền cũng nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa nhân quyền. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương phổ cập giáo dục nhân quyền rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt coi trọng giáo dục nhân quyền cho học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào trong các tôn giáo. Nhà nước cũng chú trọng giáo dục nhân quyền cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp nhằm hạn chế những vi phạm, nâng cáo trách nhiệm của những người đại diện nhà nước trong việc đảm bảo nhân quyền Liên hệ việc giáo dục quyền con người tại đơn vị. Đam Rông là huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa với trên 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Địa hình đồi núi hiểm trở, trình độ dân trí của nhân dân còn thấp nên ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý, giáo dục. Trong những năm qua, công tác giáo dục quyền con người đã dc các cấp bộ đoàn toàn huyện quan tâm, chú trọng. Ban thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo các Đoàn cơ sở và Đoàn trực thuộc phối hợp các ban, ngành, đoàn thể địa phương tập trung tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các nội dung về quyền con người được quy định trong các bộ luật: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự Ngoài ra, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến đời sống thiết thực của nhân dân ở địa phương như: Chứng thực, đăng ký và quản lý hộ tịch, hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng tử; các quy trình về đăng ký kinh doanh, đất đai, đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quy định về mức thu lệ phí. Phối hợp với Công an huyện tổ chức tuyên truyền Luật trẻ em, Luật an toàn giao thông tại các trường học thông qua buổi chào cờ hàng tuần. Xây dựng các mô hình giúp bà con nhân dân và đoàn viên thanh niên tiếp cận sâu và rộng hơn với quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người thông qua Câu lạc bộ “Tuổi trẻ với Pháp luật”, mô hình “Tủ sách pháp luật” Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được các cấp bộ Đoàn thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như tuyên truyền miệng, trực quan, phát tờ rơi, qua mạng xã hội. Ban Thường vụ Huyện đoàn thường xuyên đăng tải các quy định mới liên quan tới thanh thiếu nhi, các nội dung chính sách giáo dục ý thức và lợi ích của việc tôn trọng, tuân thủ quyền con người; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt việc tốt trong xây dựng, thi hành và bảo vệ quyền con người; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm nhân quyền. Xây dựng lực lượng thanh niên cốt cán, tích cực tham gia tuyên truyền bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, từ bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện toàn dân xây dựng đời sống mới. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện giáo dục quyền con người cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Đó là : Việc giáo dục quyền con người ở một số bản làng vùng sâu vùng xa chưa được coi trọng, nên vẫn còn xuất hiện hành vi vi phạm quyền con người thông qua việc thực hiện các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi, giải quyết tranh chấp cộng đồng.
Tài liệu liên quan