Câu 1: Vị trí, vai trò tổ chức cơ sở Đảng? Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nơi đồng chí công tác?
Câu 2: Nội dung, thủ tục của công tác quản lý đảng viên của tổ chức cơ sở đảng. Liên hệ việc thực hiện nội dung trên tại chi bộ, cơ quan nơi đ/c công tác
CÂU 3: TRÌNH BÀY NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÁN BỘ CƠ SỞ? LIÊN HỆ CƠ QUAN, CHI BỘ.
Câu 4: Trình bày nội dung và tính chất của sinh hoạt chi bộ. Liên hệ việc thực hiện các nội dung và tính chất trên tại chi bộ nơi đồng chí công tác?
Câu 5: Trình bày nội dung công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng. Liên hệ việc thực hiện nội dung trên tại chi bộ, cơ quan nơi đc công tác.
Câu 6: Hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng? Liên hệ việc thực hiện nội dung trên tại chi bộ, cơ quan nơi đ/c công tác.
19 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu thi môn Nghiệp vụ công tác Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Vị trí, vai trò tổ chức cơ sở Đảng? Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nơi đồng chí công tác?
Vị trí, vai trò tổ chức cơ sở Đảng:
- Điều 21 - Điều lệ Đảng khóa XI quy định: Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp.
Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.Tổ chức cơ sở đảng là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ thống tổ chức 4 cấp của Đảng, là cơ sở để xây dựng lên toàn bộ hệ thống tổ chức của đảng, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng tới từng đảng viên, từng đơn vị cơ sở và từng người dân.
Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân.
Tổ chức cơ sở đảng cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ đảng như: kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá đảng viên; nơi thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của đảng; nơi suất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng. Tổ chức cơ sở đảng do đó có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nội bộ đảng.
Tổ chức Cơ sở đảng còn là tổ chức cầu nối Đảng với quần chúng nhân dân, là mắt khâu trọng yếu để duy trì mối lien hệ Đảng với dân - nền tảng sức mạnh của Đảng, bởi đây là tổ chức Đảng gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng.
TCCSĐ tuy là một bộ phận trong hệ thống chính trị ở cơ sở nhưng là tổ chức lãnh đạo tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị đó, là tổ chức đảm bảo cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng.
Nói về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chi bộ là nền móng của đảng, Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Người còn nhấn mạnh “đối với đảng ta, xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng”
Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn coi xây dựng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng.
Liên hệ:
Hiện tôi đang sinh hoạt tại chi bộ Cựu chiến binh – Huyện đoàn trực thuộc Đảng ủy khối Đảng – Đoàn thể huyện Đam Rộng. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên chính thức và 1 đảng viên dự bị.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ủy khối Đảng – Đoàn thể có chuyển biến tích cực. Các chi bộ trực truộc Đảng ủy được kiện toàn, từng bước bảo đảm yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Ðảng. Công tác kết nạp đảng viên được quan tâm. Qua 10 năm đã kết nạp được 66 đảng viên, trong đó 100% có trình độ từ đại học trở lên; 83% đảng viên đã qua đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chăm lo. Đa số các đảng viên có bản lính chính trị vững vàng. Đội ngũ cán bộ, công chức được trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, năng lực, trình độ chuyên môn ngày càng tốt hơn. Năng lực, trình độ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy cơ sở được nâng lên. Chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy chuyển biến tích cực; các chi bộ đã giữ vững, phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, dân chủ trong Ðảng và trong xã hội được mở rộng. Công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên theo đúng kế hoạch năm đề ra
Bên cạnh những kết quả đạt được, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số chi bộ trực thuộc còn chưa cao; chưa đủ sức phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra trông nội bộ. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên. Một số cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị chưa thật sự vững vàng, vai trò tiên phong, gương mẫu còn hạn chế, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu. Năng lực, trình độ của một số cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, nội dung, chế độ sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chậm đổi mới
Nguyên nhân cơ bản là do một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt sâu sắc, toàn diện về vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở đảng cũng như yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện chưa cụ thể, chưa sát tình hình thực tế đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, người đứng đầu các cấp chưa được coi trọng, thiếu quyết liệt, thường xuyên
Ðể củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu tình hình mới cần thực hiện tốt một số nội dung:
Đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỉ luật, tăng cường đoàn kết trong Đảng. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên. Thực hiện nghiêm túc nghị quyết hội nghị lần 5 BCH TW khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; quy định của bộ chính trị về xử lý đảng viên vi phạm; Quy đinh 47-QĐ/TW những điều đảng viên không được làm; Nghị quyết hội nghị BCHTW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến’, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn các chi bộ hoạt động yếu. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy. Ðổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng ở cơ sở, trọng tâm là nâng cao chất lượng ban hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kế hoạch công tác hằng năm của cấp ủy.
Câu 2: Nội dung, thủ tục của công tác quản lý đảng viên của tổ chức cơ sở đảng. Liên hệ việc thực hiện nội dung trên tại chi bộ, cơ quan nơi đ/c công tác.
1.Ý nghĩa của công tác quản lý đảng viên
Làm tốt công tác quản lý đảng viên, tổ chức đảng nắm được lý lịch gia đình, nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập và công tác cũng như sinh hoạt hang ngày của đảng viên.
Quản lý cả đội ngũ đảng viên (ĐV) để phát hiện mđược những ĐV có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, năng lực và nhiệt tình công tác để bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cũng như giới thiệu để các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể bầu cử giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý quan trọng của Đảng, NN, đoàn thể.
QL chặt chẽ đội ngũ ĐV đúng nguyên tắc, thủ tục sẽ phát hiện được những phần tử cơ hội chui vào Đảng, kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém, vi phạm, khuyết điểm của ĐV để bồi dưỡng, giáo dục hoặc kỷ luật nghiêm minh, góp phần nâng cao chất lượng Đv, bảo vệ nội bộ Đ tong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính tị tong giai đoạn cách mạng hiện nay.
2.Nội dung quản lý đảng viên
*Quản lý hồ sơ đảng viên
Hồ sơ đảng viên là hệ thống các văn bản theo quy định của TW, lưu giữ những thong tin về lịch sử chính trị, quan hệ gia đình, quan hệ XH, quá trình công tác, phẩm chất, ăng lực, trình độ của đảng viên. Vì vậy, HSĐV phải đầy đủ, rõ rang, chinh xác, thống nhất, bí mật, được cấp có thẩm quyến xác nhận và được cơ quan của cấp ủy quản lý.
Theo quy định số 29-QĐ/TW ngày 25-7-2016 và hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20-9-2016 của BCHTW về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, thì việc QLHH đảng viên bao gồm: HS khi được kết nạp vào Đ, HS khi đảng viên được công nhận chính thức. Định kỳ phải bổ sung, hoàn chỉnh HSĐV. Các tài liệu tong HSĐV (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp theo quy định riêng) được ghi vào mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa ào túi HS để QL; bản mục lục các tại liệu trong HsĐV phải được cấp ủy QLHSĐV kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.
Yêu cầu QLHSĐV: HSĐV không tẩy xóa, khi có đủ căn cứ pháp lý, được câp ủy có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thi cấp ủy được giao QLHS mới được sửa chữa vào HSĐV và đóng dấu của cấp ủy vào nời sửa chữa. HSĐV phải được tổ chức Đảng quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật. HSĐV do cấp ủy nơi ĐV đang sinh hoạt đảng chính thức QL, kể cả ĐV là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý. Cấp ủy QL cán bộ lập hồ sơ cán bộ để QL theo phân cấp.
Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cấp ủy nơi ĐV chuyển đi làm đầy đủ thủ tục, niêm phong Hs, giao cho Đv trực tiếp mang theo để báo cáo với cấp ủy nơi đảng viên chuyển đến; tương hợp đặc biệt thì tổ chức đảng chuyển đi.
HSĐV từ trần hoặc bị đưa ra khỏi Đảng thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức CSĐ QL
Sắp xếp, bảo quản HSĐV: hệ thống sổ theo dõi, QLHSĐV gồm: Sổ danh sách ĐV đang sinh hoạt tại chi bộ, sổ ĐV đã a khỏi đảng, sổ đảng viên đã từ trần, sổ theo dõi giao nhận HSĐV và mượn đọc HSĐV. HSĐV được sắp xếp theo yêu cầu dễ thấy và dễ bảo quản theo từng loại HSĐV ở mỗi cấp QL. Nơi lưu giữ HSĐV phải có phương tiện chống mối mọt, Định kỳ 6 tháng phải đối chiếu danh sách D(V với số lượng HSĐV, kịp thời phat hiện những tài liệu trong HSĐV bị hư hỏng. Khi thay đổi cán bộ QL phải có biên bản giao nhận đúng quy định.
*QL hoạt động của ĐV
Trong công tác QLĐV, QL hoạt động đảng viên là nội dung quản lý khó khăn và phức tạp nhất. Vì, mỗi ĐV có điều kiện sống, hoàn cảnh công tác và các mối quan hệ XH rất khác nhau, hoạt động của họ diễn ra hang ngày, một số ĐV thường thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, Chi bộ nơi ĐV tham gia sinh hoạt, là nơi có trách nhiệm trực tiếp QLĐV. Nhựng nội dung QLHĐ của đảng viên bao gồm hoạt động công tác và hoạt động quan hệ XH.
Hiện nay, do điều kiện sinh sống một số đảng viên đi làm ăn xa, do đó không thường xuyên sinh hoạt đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Để đảm bảo cho đảng viên vừa có công ăn việc làm, tổ chức đảng QL được đảng viên của mình, các đảng bộ cân có quy định rõ việc giữ mối liên hệ giữa đảng viên và chi bộ Đảng.
Đối với những ĐV là người có đạo tham gia hoạt động tôn giáo, phải phát huy những gia trị văn hoa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo; tuyên truyền vận động đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo hiểu và thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của NN về tôn giáo và công tác tôn giáo; nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ TQ; phát hiện và đấu tanh chống lại những hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động tái pháp luật, đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng, PL của NN có hại đến lợi ích nhân dân và đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc.
Đối với những đảng viên đang học tập hoặc công tác nước ngoài dài hạn cần được quản lý chặt chẽ. Những đảng viên lấy chồng, lấy vợ người nước ngoài hoặc có con kết hôn với người nước ngoài cũng phải tuân thủ Quy định 127-QĐ/TW ngày 03-11-2004 của BCHTW và Hướng dẫn số 41-HD/BTCTW ngày 13-4-2005 của BTCTW, thường xuyên báo cáo với tổ chức đảng về những thay đổi của mình. Đồng thời, tổ chức đảng các cấp cũng cần QL chặt chẽ các đối tượng này nhất là về quan hệ cá nhân, diễn biến tư tưởng.
* Quản lý tư tưởng đảng viên
Tư tưởng chính tị vững vàng, phẩm chất đạo đức và lối sống tong sang, lành mạnh là yêu cầu đầu tiên cần phải có của người đảng viên. Trở thành đảng viên của ĐCS, có nghĩa là trở thành người chiến sĩ tiên phong trong hoạt động chính trị của đảng. Vì vậy, người đảng viên phải gương mẫu, có tính đảng cao, phải là người tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, kiên trì CN Mác-Lênin, TTHCM, kiên định mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.
QLĐV về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống là lĩnh vực QL rất trừu tượng, những biểu hiện này chỉ có thể nhận biết qua ngôn ngữ, hành vi và kết quả hoạt động thực tiễn của người đảng viên. Vì vậy, QLĐV về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống là hướng cho đảng viên suy nghĩ và hành động phù hợp với quan điểm và đường lối của Đảng, phù hợp với thực tế khách quan và truyền thống văn hóa của dân tộc, đồng thời, thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua sinh hoạt đảng, sinh hoạt tư tưởng mà định hướng, tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống cho đảng viên.
Liên hệ thực tiễn:
Hiện tôi đang sinh hoạt tại chi bộ Cựu chiến binh – Huyện đoàn trực thuộc Đảng ủy khối Đảng – Đoàn thể huyện Đam Rộng. Chi bộ hiện có 10 Đảng viên chính thức và 1 đảng viên dự bị.
Hằng năm, chi bộ đều ban hành Nghị quyết và kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Các đảng viên đều phải đăng ký mức độ hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Cấp ủy thường xuyên theo dõi, kiểm tra, động viên đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ những đảng viên gặp khó khăn trong công tác.
Việc quản lý, đánh giá đảng viên thông qua sinh hoạt chi bộ vào ngày mùng 3 hàng tháng. Việc đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, công tác chuẩn bị nội dung của cấp ủy được thực hiện nghiêm túc, trong đó tập trung đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, dự kiến những nhiệm vụ cần tập trung trong tháng tới để đảng viên theo dõi, thảo luận.
Chi bộ quán triệt tới đảng viên nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, rèn luyện về phẩm chất đạo đức và lối sống, thực hiện đúng những quy định của Đảng đối với đảng viên. Cấp ủy thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng của đảng viên để có định hướng kịp thời và biện pháp xử lý. Đối với những đảng viên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, lối sống, chi bộ nhắc nhở hoặc yêu cầu viết tường trình và thông qua sinh hoạt thường kỳ của chi bộ để góp ý cho đảng viên khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Việc quản lý đảng viên tuy có sự gắn kết giữa cơ quan và nơi cư trú nhưng quản lý đảng viên chủ yếu về mặt hành chính, chưa chú ý nắm bắt diễn biến tư tưởng của đảng viên, các mối quan hệ xã hội và sinh hoạt của đảng viên, nhất là ngoài giờ làm việc và các sinh hoạt tôn giáo.
Việc phối hợp với các cấp ủy địa phương và quần chúng tham gia giám sát, quản lý đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thực hiện, còn mang tính hình thức, cách làm chiếu lệ.
Một số cấp ủy nơi đảng viên cư trú khi nhận xét còn cả nể, có hiện tượng bao che những biểu hiện ra rời quần chúng, mất đoàn kết trong khu dân cư của Đảng viên.
*Giải pháp:
- Quán triệt trong chi bộ và đảng viên những quy định, hướng dẫn liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của đảng viên về chế độ sinh hoạt, đóng đảng phí, chuyển sinh hoạt đảng (chính thức, tạm thời), miễn công tác và miễn sinh hoạt đảng.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên; sâu sát, gần gũi đảng viên, nhất là đảng viên mới, đảng viên trẻ; tạo môi trường rèn luyện, thử thách đảng viên trẻ; qua đó nâng cao bản lĩnh chính trị của đảng viên; kịp thời giải đáp những thắc mắc của đảng viên, nắm bắt, uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc và có biện pháp giải quyết kịp thời tư tưởng của đảng viên, giúp đỡ đảng viên vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phát huy trách nhiệm của đảng viên chính thức giới thiệu quần chúng vào Đảng, thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng, việc tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ của đảng viên trong thời gian dự bị và kể cả sau khi chuyển chính thức.
- Làm tốt công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên, chú trọng đến chất lượng nguồn, phải đảm bảo là quần chúng thật sự tiêu biểu, ưu tú, động cơ vào Đảng đúng đắn, trong sáng, đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, hướng dẫn của Trung ương.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảng viên việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết, Điều lệ Đảng, nhiệm vụ và quyền của đảng viên trong sinh hoạt đảng.
CÂU 3: TRÌNH BÀY NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÁN BỘ CƠ SỞ? LIÊN HỆ CƠ QUAN, CHI BỘ.
Xây dựng quy hoạch cán bộ cơ sở là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ của TCCSĐ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, có kế hoạch, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của TCCSĐ, trong quan hệ với nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành và toàn Đảng.
Có quy hoạch cán bộ mới xây dựng được kế hoạch cán bộ. Kế hoạch cán bộ là những công việc được đề ra một cách hệ thống với những nội dung, những dự định thực hiện trong một thời gian nhất định, với những cách thức, trình tự và thời gian tiến hành một cách cụ thể. Kế hoạch cán bộ gồm: kê hoạch đòa tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộchúng đều phụ thuộc vào chất lượng quy hoạch cán bộ
Trên cơ sở chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và quy hoạch cán bộ của cấp ủy cấp trên, TCCSĐ cần tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ của mình. Cần tập trung vào những điểm sau đây:
Một là, lập dự án xây dựng tổng thể đội ngũ cán bộ của tổ chức cơ sở đảng gồm:
Xác định mục tiêu quy hoạch cán bộ của TCCSĐ
Quán triệt cơ cấu cán bộ trong quy hoạch cán bộ: cơ cấu chất lượng, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giai cấp, dân tộc và giới tính phải hợp lý và được thể hiện trong quy hoạch cán bộ cơ sở
Tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch. Xác định đúng tiêu chuẩn chức danh cán bộ làm cơ sở đánh giá, lựa chọn đúng cán bộ để đưa vào quy hoạch và đào tạo theo tiêu chuẩn cán bộ
Xác định nguồn cán bộ và con đường hình thành của cán bộ trong quy hoạch. Cần có kế hoạch tạo nguồn cán bộ, chú trọng đến những cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chứa có thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới còn trẻ tuổi; những công dân, nông dân, trí thức, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, con em gia đình có công với cách mạng có triển vọng, có thành tích xuất sắc; các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ tuổi
Hai là, dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ cơ sở theo kế hoạch trình tự, hợp lý trong thời gian nhất định, cần chú trọng đến những điểm sau:
Xác định rõ phạm vi và đối tượng quy hoạch gồm: quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ hay quy hoạch từng loại cán bộ, quy hoạch cán bộ Đảng, chính quyền hay cán bộ đoàn thểcác chức danh trong quy hoạch phải được xác định rõ ràng.
Gắn quy hoạch cán bộ với các khâu trong công tác cán bộ, như xác định tiêu chuẩn, đánh giá, tuyển chọn, sử dụng, quản lý và chính sách đãi ngộ cán bộ.
Như vậy, quy hoạch cán bộ cơ sở phải xuất phat từ: nhiệm vụ chính trị của cơ sở; thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách thích hợp. đặc biệt chú trọng tạo được nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Cần tập trung vào cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang, cán bộ khoa học và chuyên gia, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Quy hoạch cán bộ của TCCSĐ gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Liên hệ:
Vớ