Câu 1. Bằng kiến thức về pháp luật, anh, chị hãy làm rõ quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Câu 2. Hệ thống chính trị Việt Nam vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Anh, chị hãy làm rõ quy định trên.
Câu 3: Anh , chị hãy cho biết pháp luật có vai trò như thế nào đối với quản lý nhà nước và quản lý xã hội? Theo anh chị cần phải làm gì để phát huy tốt vai trò của pháp luật ở nước ta hiện nay?
Câu 4: Anh chị so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật? Liên hệ việc thực hiện pháp luật tại địa phương nơi anh chị cư trú?
Câu 5. Tại sao nói ngành Luật Hiến pháp là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN?
Câu 6: Anh chị hãy cho biết tác hại của việc vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ 2014. Liên hệ thực tế việc thực hiện các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật tại địa phương, nơi anh chị cư trú?
22 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu thi Nhà nước và Pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Bằng kiến thức về pháp luật, anh, chị hãy làm rõ quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị và nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây vừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - Thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới cả về kinh tế lẫn chính trị.
*Quyền lực nhà nước là thống nhất:
Một là, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 ghi: NN CHXHCN VN là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước CH XHCN VN do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa GCCN với GC ND và đội ngũ trí thức.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được Hiến pháp quan niệm Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây.
Theo điều 70 Hiến pháp năm 2013, Nhân dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Dân chủ đại diện là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước cơ bản và phổ biến nhất của nhân dân. Theo đó, nhân dân thông qua các cơ quan đại biểu do mình bầu ra và ủy thác quyền lực như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; rồi đến lượt mình Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, hiểu một cách đầy đủ, cơ quan nhà nước được nhân dân ủy quyền không chỉ là các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp; các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân.
Đồng thời điều 6 quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (điều 29 và điều 120)
Có như vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mới đúng, mới bảo đảm thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hội. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước “đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như Điều 3 Hiến pháp 2013 đã quy định.
Như vậy, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở Nhân dân, chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013.
Hai là, đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với NN và XH. ĐCS VN trở thành đảng cầm quyền, là hạt nhân của hệ thống chính trị.
* Sự phân công:
Hiến pháp năm 2013 đã tiến một bước mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một sự đổi mới quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi quyền.
Một là, đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí chung của quốc gia. Quyền này được phân công cho Quốc hội. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đại diện cho nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy nhất được nhân dân giao quyền biểu quyết thông qua luật. Quyền biểu quyết thông qua luật là quyền lập pháp, chứ không phải là quyền đưa ra các mô hình xử sự cho xã hội. Vì vậy, quyền lập pháp không đồng nghĩa với quyền chỉ làm ra luật. Đồng thời, là người thay mặt nhân dân giám sát tối cao mọi hoạt động của Nhà nước, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp, để góp phần giúp cho các quyền mà nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước không bị lạm quyền, lộng quyền hay bị tha hóa. Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở Điều 70 và Điều 120 của Hiến pháp hiện nay.
Hai là, quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do Chính phủ đảm trách. Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền này là đề xuất, hoạch định, tổ chức soạn thảo chính sách quốc gia và sau khi chính sách quốc gia được thông qua là người tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước mà thực chất là tổ chức thực hiện pháp luật để bảo đảm an ninh, an toàn và phát triển xã hội. Thực tiễn cho thấy, không có một chính phủ thực hiện quyền hành pháp một cách hữu hiệu, thông minh thì không thể có một nhà nước giàu mạnh, phát triển ổn định cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội. Thực hiện quyền này đòi hỏi Chính phủ và các thành viên của Chính phủ cần nhanh nhạy, quyết đoán kịp thời và quyền uy tập trung, thống nhất. Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiến pháp hiện nay.
Ba là, quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho Tòa án thực hiện. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân (khoản 2, Điều 103). Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của quyền tư pháp (khoản 3, Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa án.
Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để Nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân, tính pháp quyền của Nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân và ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước.
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba quyền nói trên là một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền đó ngày càng được coi trọng trong tổ chức quyền lực nhà nước. Vì, xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phát triển vừa thống nhất, vừa hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ ra rằng, việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
* Sự phối hợp
Như đã nói ở trên, trong Nhà nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà “ràng buộc lẫn nhau”, cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau, hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao cho. Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huy dân chủ XHCN.
- Phối hợp thực hiện quyền lập pháp: Hiến pháp năm 2013 quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp”. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là Chính phủ cũng có quyền tham gia vào quy trình lập hiến, lập pháp. Trong quy trình làm luật tại Quốc hội, Chính phủ đóng vai trò trình bày, tiếp nhận các phản hồi và thảo luận để hoàn thiện dự án luật. Quốc hội có quyền đề xuất và quyết định các sửa đổi dự án luật do Chính phủ trình, nhưng Chính phủ có quyền thảo luận các đề xuất, ý kiến của Quốc hội để thuyết phục cho dự án luật do Chính phủ trình. Thậm chí, Chính phủ cũng có thể từ bỏ việc tiếp tục trình dự án luật do ý kiến phản đối của Quốc hội.
- Phối hợp thực hiện quyền hành pháp: Hiến pháp năm 2013 đã không chỉ quy định Chính phủ có thẩm quyền, nhiệm vụ “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” như trước đây, mà còn bổ sung nội dung “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều này”, cùng với thẩm quyền “trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội”. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Chính phủ được quy định tại Hiến pháp năm 2013 cũng đều thể hiện quyền hành pháp của Chính phủ: Thống nhất quản lý về mọi mặt của đời sống xã hội; thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế theo thẩm quyền... Như vậy, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Phối hợp thực hiện quyền tư pháp: Tòa án nhân dân phải có trách nhiệm trong việc phán xử các hành vi vi phạm pháp luật đã được Quốc hội - cơ quan lập pháp thông qua, theo đề nghị của cơ quan hành pháp.
* Sự kiểm soát
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền và giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòi hỏi tự nhiên và chính đáng là phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại có nguy cơ thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một người). C. Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân đã ủy quyền.
Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm, phân chia được một cách quá rạch ròi; vì nó là một thể thống nhất, như nói ở trên. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được nhân dân ủy quyền.
Về kiểm soát quyền lực nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm vụ, quyền hạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến pháp sửa đổi năm 2013 còn tạo lập cơ sở hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119). Đồng thời, Hiến pháp giao cho: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Như vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này tuy chưa hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, nhưng với quy định của Điều 119 đã tạo cơ sở hiến định để xây dựng một cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Kiểm soát quyền lực nhà nước gồm:
+ Giám sát của Quốc hội là hoạt động giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, mà trước hết là Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đảm bảo sự tuân thủ hiến pháp, pháp luật và hiệu lực tham gia hoạt động của các cơ quan này.
+ Giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật và nghị quyết HĐND được thi hành nghiêm chỉnh tại địa phương.
+ Giám sát của MTTQVN và các thành viên của Mặt trận là quyền giám sát của một tổ chức mang tính liên minh chính trị, liên hiệp, phối hợp và thống nhất hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước đại biểu dân cử và CBCC nhà nước thông qua việc động viên nhân dân thực hiện quyền giám sat, thực hiện quyền giám sát với cơ quan nhà nước và tổng hợp ý kiến của nhân dân cũng như của các thành viên để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
+ Quyền giám sát của nhân dân là quyền của nhân dân khi xem xét, đánh giá hoạt động của nhà nước với tư cách của các đại biểu dân cử, trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quyền khiếu nại tố cáo hoặc thông qua hoạt động của các tổ chức thanh tra nhân đân do mình bầu ra.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra:
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
- Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Hiến pháp 2013 bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2) là bước tiến bộ quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế thống nhất, phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời, đây vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới.
Câu 2. Hệ thống chính trị Việt Nam vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Anh, chị hãy làm rõ quy định trên.
Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị xã hội) được xây dựng theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Các tổ chức trong hệ thống này vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, được gắn kết với nhau theo những quan hệ, cơ chế và nguyên tắc nhất định trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù.
Thứ nhất, “Đảng lãnh đạo”
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, do đó giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị và trong xã hội: đảng không chỉ là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị mà còn là lực lượng lãnh đạo toàn hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 4, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là hệ thống các phương pháp, các hình thức, các biện pháp mà Đảng tác động vào Nhà nước để hiện thực hóa ý chí và mục tiêu của Đảng. Về nguyên tắc, mục tiêu cao nhất của Đảng lãnh đạo Nhà nước là tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân bằng Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong quá trình xây dựng xã hội mới, nhằm làm cho mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nói chung, của từng thời kỳ nói riêng được thực hiện có hiệu quả cao. Theo đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước bị quy định bởi đặc tính khách quan và chức năng cơ bản của hệ thống tổ chức nhà nước và tính chất lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phản ánh mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, điều kiện đạt mục tiêu, hay nói rộng ra, đó là mối quan hệ giữa chức năng của hệ thống và cơ chế thực hiện.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh) là tất yếu và quan trọng để các tổ chức này hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phát huy chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây