Mục tiêu: Đánh giá kết quả tái tạo hố chũm bằng san hô bột kết hợp với keo sinh học tự than. Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng, mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Qua 30 ca được phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ 07/2011 đến 09/2012. Trong thời gian nghiên cứu chưa ghi nhận thải ghép. Thính lực cải thiện sau phẫu thuật trung bình 8,89dB. Thành sau ống tai sau phẫu thuật: trơn láng 93,4%, sần sùi 3,3%, lộ san hô 3,3%. Kết quả: Tốt 83,33%, Trung bình: 16,67%, Xấu: 0%. Kết luận: Tái tạo hố chũm bằng san hô bột kết hợp với keo sinh học cho kết quả tốt về mặt cấu trúc và chức năng
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái tạo hố chũm bằng san hô bột kết hợp với keo sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 172
TÁI TẠO HỐ CHŨM BẰNG SAN HÔ BỘT
KẾT HỢP VỚI KEO SINH HỌC
Phan Gia Duy Linh*, Lê Hoàng Phong**, Phạm Ngọc Chất***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tái tạo hố chũm bằng san hô bột kết hợp với keo sinh học tự than.
Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Qua 30 ca được phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ 07/2011 đến 09/2012. Trong
thời gian nghiên cứu chưa ghi nhận thải ghép. Thính lực cải thiện sau phẫu thuật trung bình 8,89dB. Thành sau
ống tai sau phẫu thuật: trơn láng 93,4%, sần sùi 3,3%, lộ san hô 3,3%. Kết quả: Tốt 83,33%, Trung bình:
16,67%, Xấu: 0%.
Kết luận: Tái tạo hố chũm bằng san hô bột kết hợp với keo sinh học cho kết quả tốt về mặt cấu trúc và chức
năng.
Từ khóa: Tái tạo hố chũm, lấp hố chũm, san hô, Keo sinh học tự thân.
ABSTRACT
RECONSTRUCTION OF MASTOID CAVITY
WITH POWDERED CORAL AND FIBRIN GLUE
Phan Gia Duy Linh, Le Hoang Phong, Pham Ngoc Chat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 172 - 176
Objective: To Evaluate the results of the roconstruction of mastoid cavity with powdered coral and fibrin
glue.
Study design: Clinical trial, case series report.
Results: The study has been performing in HCMC ENT Hospital on 30 patients from 07/2011 to 09/2012.
No transplant rejection in research-time. Air conduction with an average improvement of 8,89dB.
Appearance of the posterior wall of the external auditory canal: Smooth: 93,4%, not smooth: 3,3%, coral exposure:
3,3%. Result: Good: 83,33%, Average: 16,67%, Bad 0%.
Conclusion: The reconstruction of mastoid cavity with powdered coral and fibrin glue has shown good
results.
Key words: Reconstruction of mastoid cavity, mastoid obliteration, coral, autologous fibrin glue.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chọn lựa kỹ thuật điều trị
cholesteatoma nhiều nhất vẫn là khoét rỗng đá
chũm (KRĐC). Sau KRĐC để lại những ảnh
hưởng cho bệnh nhân như chảy dịch tai, nghe
kém, ù tai, chóng mặt.
Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
ống tai có ảnh hưởng đến chức năng nghe. Đặc
biệt ở tần số 2000-3000Hz, loa tai cùng ống tai có
khả năng khuếch đại thêm 15-20Db(7).
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu tái tạo hố
chũm bằng các vật liệu sinh học như ceramic,
hydroxyapatite(6,8), san hô sinh học kết hợp với
keo sinh học cho kết quả khả quan(1,2,3,4,5,7).
Hiện nay, Phòng thí nghiệm Vật Liệu Sinh
Học, Bộ môn Mô Phôi Di Truyền – trường Đại
* Khoa TMH – BV Nhi Đồng I ** Khoa Tai ĐMC - BV.TMH TP. *** Bộ môn TMH- ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Phan Gia Duy Linh ĐT: 0913848534 Email: phangiaduylinh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 173
Học Y Phạm Ngọc Thạch đã tiến hành nghiên
cứu sản xuất chế phẩm keo sinh học tự thân
dùng để trộn vào san hô sinh học dạng bột nhằm
tạo nên tính ổn định hơn cho sản phẩm(3).
Nhằm đáp ứng yêu cầu cải thiện tình trạng
chảy dịch tai, ù tai, và đặc biệt là cải thiện chức
năng nghe và tiến đến phục hồi chức năng nghe
cho người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tái tạo hố chũm bằng san hô bột kết
hợp với keo sinh học”.
Mục tiêu
Đánh giá kết quả lâm sàng về thính lực và
ống tai sau tái tạo hố chũm bằng san hô bột kết
hợp với keo sinh học.
Đánh giá sự lành thương, dung nạp của san
hô và keo sinh học.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 đến 60, sức
khỏe bình thường, đã được phẫu thuật KRĐC
hay SBTNH trên 1 năm đến khám và chăm sóc
hố chũm tại phòng soi tai BV. TMH. Tai khô,
sạch trên 4 tuần.
Phương pháp nghiên cứu
Thực nghiệm lâm sàng, mô tả hàng loạt ca.
Tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Tai Mũi
Họng Tp. Hồ Chí Minh từ 5/2011 – 9/2012.
Vật liệu nghiên cứu
Sản phẩm san hô sinh học – Bioporites, được
sản xuất tại Phòng nghiên cứu vật liệu sinh học,
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền thuộc Trường đại
học y Phạm Ngọc Thạch – dạng hạt, đường kính
500µm, đóng trong lọ nhựa với hai lớp bao
nylon, trọng lượng 1g/1 đơn vị. Chế phẩm keo
sinh học được điều chế từ máu bệnh nhân trước
phẫu thuật 3 ngày.
Đánh giá kết quả
Để đánh giá kết quả chung của phẫu thuật
tái tạo hố chũm, chúng tôi dựa trên 2 yếu tố là
cấu trúc và chức năng.
Về mặt cấu trúc chúng tôi đánh giá ống tai
ngoài sau phẫu thuật.
Về mặt chức năng đánh giá sự cải thiện về
thính lực.
Kết quả tốt khi khi đạt được cả 2 yêu cầu
trên.
KẾT QUẢ
Tổng số ca
30 tai được tái tạo hố chũm.
Bảng 1: Tuổi.
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Tuổi 22 59 38,7
Bảng 2: Giới.
Giới Nam Nữ Tổng số
Số ca 7 23 30
Tỉ lệ (%) 23,3 76,7 100
Bảng 3: Tai phẫu thuật.
Tai phẫu thuật Phải Trái Tổng số
Số ca 11 19 30
Tỉ lệ (%) 36,7 63,3 100
Bảng 4: Lý do nhập viện.
Lý do nhập viện Số ca Tỉ lệ (%)
Chảy dịch 25 83,3
Nghe kém 21 70
Ù tai 3 10
Lý do khác 10 33,3
Bảng 5: Thính lực đường khí.
Thính lực(dB) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Trước mổ 21,67 120 60,28
Sau mổ 18,33 120 51,39
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 174
Bảng 6: Thính lực đường xương.
Thính lực(dB) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Trước mổ 6,67 96,67 27,5
Sau mổ 5 90 27,55
Bảng 7: Thính lực đường khí nhóm đường xương
trước phẫu thuật ≤ 30dB.
Thính lực đường khí Số ca Trung bình (dB)
Trước mổ 21 49,84
Sau mổ 21 37,94
Bảng 8: Thính lực đường khí nhóm đường xương
trước phẫu thuật > 30dB.
Thính lực đường khí Số ca Trung bình (dB)
Trước mổ 9 84,63
Sau mổ 9 82,78
Bảng 9: Thính lực cải thiện trung bình sau phẫu
thuật.
Cải thiện TL Số ca Trung bình
Đường khí 30 8,89
Đường xương 30 -0,05
Bảng 10: Thính lực cải thiện của nhóm đường xương
trước phẫu thuật ≤ 30dB và > 30dB.
Cải thiện TL Số ca Trung bình
Nhóm ≤ 30dB 21 11,9
Nhóm > 30dB 9 1,87
Biểu đồ 1: Biểu bì hố chũm lúc phẫu thuật.
Biểu đồ 2: Tình trạng ống tai sau phẫu thuật.
Bảng 11: Lượng keo sinh học sử dụng.
Ít nhất Nhiều nhất Trung bình
Lượng keo
(1đv=1ml)
1 2 1,97
Hình 1: Ống tai trơn láng sau phẫu thuật.
A
B
Hình 2: CT trước phẫu thuật (A) CT sau phẫu
thuật 8 tháng (B)
Bảng 12: Lượng san hô bột sử dụng.
Ít nhất Nhiều nhất Trung bình
Lượng san hô bột
(1đv=1g)
1 4 2,47
Bảng 13: Thời gian nằm viện sau phẫu thuật.
Ngắn nhất Dài nhất Trung bình
Thời gian nằm
viện sau phẫu
thuật (ngày)
5 7 6,2
Bảng 14: Tình trạng vết mổ.
Vết mổ Tốt Trung bình Xấu
Số ca 29 1 0
Tỉ lệ % 96,7 3,3 0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 175
Bảng 15: Thời gian tai khô sau phẫu thuật.
Ngắn nhất Dài nhất Trung bình
Thời gian khô tai
(tuần)
2 8 4,23
Bảng 16: Kết quả tái tạo hố chũm.
Kết quả Tốt Không tốt Xấu
Số ca 25 5 0
Tỉ lệ % 83,33 16,67 0
BÀN LUẬN
Về lý do nhập viện
Trong nghiên cứu chúng tôi lý do nhập viện
chính chiếm đa số là chảy dịch tai 25/30 ca, nghe
kém 21/30 ca, còn lại chiếm tỉ lệ ít hơn là ù tai,
đau tai, đóng vảy tai Chảy dịch tai và nghe
kém là 2 vấn đề thường gặp của phẫu thuật
khoét rỗng đá chũm. Chảy dịch gây khó chịu,
đây cũng là than phiền nhiều nhất của bệnh
nhân và đa số mong muốn sau khi mổ tai không
còn chảy dịch.
Kết quả về thính lực
Theo James Pickles (7) ống tai ngoài kết hợp
với vành tai có tác dụng truyền âm và cộng
hưởng âm thành để truyền vào tai giữa. Sự cộng
hưởng âm thanh được ghi nhận ở tần số 2000 –
3000Hz, cường độ âm thanh được khuếch đại
thêm do vành tai và ống tai ngoài có thể lên đến
15 – 20dB(7).
Đối với những bệnh nhân KRĐC, hay
SBTNH bên cạnh khiếm khuyết về ống tai, tình
trạng xơ dính hòm nhĩ, mất hay gián đoạn chuỗi
xương con làm hạn chế khả năng khuếch đại và
truyền âm làm giảm sức nghe rất nhiều.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò
quan trọng của ống tai ngoài, đặc biệt ở các tần
số hội thoại, trong việc khuếch đại âm thanh. Do
đó, việc tái tạo hố chũm nhằm tạo lại ống tai
ngoài góp phần đến sự hồi phục thính lực của
bệnh nhân đã được KRĐC hay SBTNH.
Thính lực trước mổ trung bình đường khí là
60,28dB, sau mổ là 51,39dB, mức độ cải thiện là
8,89dB. Kết quả cải thiện thính lực này có ý
nghĩa về mặt thống kê qua phép kiểm Paired
sample T test ứng với mức ý nghĩa P =
0,001<0,05.
Thính lực trước mổ trung bình đường xương
là 27,5dB, sau mổ là 27,55dB, mực độ giảm là
0,05dB. Thực hiện phép kiểm Paired sample T
test thấy sự thay đổi này không có ý nghĩa thống
kê. Điều này nói lên được khi tái tạo hố chũm
không cải thiện thính lực đường xương.
Trong nghiên cứu chúng tôi chia mẫu thành
2 nhóm dựa vào thính lực đường xương, nhóm
có sức nghe đường xương ≤ 30dB và nhóm >
30dB đã ghi nhận được:
Nhóm sức nghe đường xương ≤ 30dB có
thính lực trung bình đường khí trước mổ là
49,84dB, sau mổ là 37,94dB, mức cải thiện là
11,9dB. Với kiểm định Paired sample T test cho
thấy kết quả có ý nghĩa thống kê.
Ngược lại, nhóm sức nghe đường xương >
30dB, thính lực trung bình đường khí trước phẫu
thuật là 84,63, sau phẫu thuật là 82,78, mức cải
thiện là 1,85dB. Sự cải thiện này không có ý
nghĩa thống kê với cùng phép kiểm trên.
Kết quả ống tai ngoài sau phẫu thuật
Trong 30 ca nghiên cứu có 28 ca ống tai trơn
láng, 1 ca ống tai sần sùi, 1 ca lộ san hô. Đây là
kết quả rất khả quan trong việc tái lập lại ống tai
ngoài sau khi đã phẫu thuật chỉnh hình ống tai
trong KRĐC hay SBTNH.
Trong 30 ca tái tạo hố chũm, chung tôi ghi
nhận có 10 ca bị rách biểu bì lúc bóc tách, 20 ca
biểu bì còn nguyên vẹn. Khi biểu bì bị rách, tùy
theo mức độ chúng tôi sử dụng cân cơ thái
dương để lót bên trong, hoặc kết hợp dùng chỉ
monocryl 5.0 để khâu lại.
Có mối tương quan giữa việc biểu bì bị rách
lúc phẫu thuật và da lót ống tai ngoài sau phẫu
thuật. Khi biểu bì nguyên vẹn thì tỉ lệ da ống tai
ngoài trơn láng cao hơn.
Thời gian khô tai sau phẫu thuật
Thời gian khô tai ngắn nhất là 2 tuần, dài
nhất là 8 tuần, trung bình 4,23 tuần, so với
nghiên cứu tái tạo hố chũm khi dùng san hô
pha với máu thì tai khô trung bình 7 tuần (5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 176
Quá trình theo dõi và chăm sóc bệnh nhân
chúng tôi nhận thấy thời gian khô tai sau phẫu
thuật liên quan đến nhiều yếu tố như tình
trạng biểu bì hố mổ, tình trạng khoang tai
giữa. Các trường hợp biểu bì bị rách thời gian
tai khô thường kéo dài hơn.
Lượng keo sinh học và san hô bột sử dụng
Lượng keo sử dụng trung bình là 1,97 đv,
gần như 2đv tương đương 2ml. Lượng san hô
bột trung bình sử dụng là 2,47g. Chúng tôi nhận
thấy rằng với 2 đv keo có thể pha với 2 đến 4
đơn vị san hô bột, sự chênh lệch này không thay
đổi nhiều đến quá trình kết dính của san hô bột
và keo. Như vậy qua nghiên cứu chúng tôi thấy
trước 1 ca lấp hố chũm cần chuẩn bị 2 đv keo và
3g san hô bột là tốt nhất.
Về thời gian đông của keo sinh học chúng tôi
chưa có điều kiện để nghiên cứu một cách “hệ
thống”, chúng tôi chỉ ghi nhận lại một số ca với
thời gian để keo sinh học kết hợp với san hô bột
có dạng “thạch” vào khoảng 3 – 4 phút, và thời
gian để hổn hợp trên có định hình dạng rắn
khoảng 13 – 15 phút.
Chưa ghi nhận hiện tượng thải ghép.
Về kết quả chung
Tỉ lệ thành công của chúng tôi là 83,33%. Các
trường hợp không được tốt gồm 1 ca ống tai sần
sùi, 1 ca lộ san hô, và 3 ca có thính lực đường
xương sau phẫu thuật giảm.
KẾT LUẬN
Qua những kết quả đạt được từ nghiên cứu,
chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Qua 30 ca nghiên cứu, chúng tôi chưa ghi
nhận thải trừ trên lâm sàng.
Cải thiện thính lực đường khí sau phẫu thuật
trung bình 8,89dB. Thính lực đường xương gần
như không thay đổi. Những bệnh nhân có thính
lực đường xương trước phẫu thuật ≤ 30dB có
khả năng hồi phục thính lực tốt hơn.
Thời gian khô tai sau phẫu thuật trung bình
4 tuần.
Ống tai sau phẫu thuật trơn láng chiếm
93,4%. Biểu bì nguyên vẹn trong lúc bóc tách hố
chũm có ảnh hưởng đến tình trạng ống tai sau
phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bronzino JD (2000). “The biomedical engineering – surgical
Anatomy of the Temporal bone”,fourth edition,pp. 259 – 265.
2. Canonico S (2003), “The use of Human Fibrin Glue in the
surgical operations”, Acta Bio Medica, vol 74, pp.21-25.
3. Kirazli T, Bilgen V, Karci B, Alper S and Cura O (1996),
“Aotologous fibrin glue in middle ear functional
microsurgery”, Transplants and Implants in Otology III,
pp.129-131
4. Le Guehennec L, Layrplle P and Daculsi G (2004), “A Review
of Bioceramics and Fibrin Sealant”, European Cells and
Materials, vol.8, pp.1-11.
5. Lê Hoàng Phong (2011), “Lấp hố mổ chũm bằng san hô sinh
học Việt Nam”, Luận án chuyên khoa cấp II.,50-65
6. Park J (2008), “Hydroxyapatite” Bioceramics - Properties,
Characterizations, and Applications, Springer Science+Business
Media, pp.183-197.
7. Pickles J (2008), “Physiology of hearing”, Scott-brown’s
Otorhinolaryngology, Head anhd Neck Surgery, 7th Edition,
Vol 3, Edward Arnold (Publishers) Ltd, pp. 3178-3179.
8. Vuola J (2000), Natural coral and hydrocyapatite as bone
substitutes, Yliopistopaino – Helsinki, pp.9-27.