Tăng cường liên kết và đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hình thức vùa làm vừa học

Trong xu thế và nhịp độ phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của đất nước, trong hơn hai thập niên qua, ngành Giáo dục – Đào tạo đang đứng trước thách thức to lớn. Một trong những thách thức đó là tăng nhanh số lượng người được đào tạo đại học và chất lượng đảm bảo thỏa mãn thị trường lao động chất lượng cao, trong điều kiện nguồn lực hẹn hẹp. Như vậy, việc đảm bảo đồng thời số lượng và chất lượng sinh viên khi nguồn lực hạn hẹp và vẫn chịu tác động của một số yếu tố truyền thống sẵn có là bài toán đang còn nan giải. Quán triệt các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 -2020. Nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục Đại học Việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới, có năng lực cạnh tranh, thích ứng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

doc4 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường liên kết và đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hình thức vùa làm vừa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14/5/2011, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội nghị “Tăng cường liên kết và đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học hình thức vùa làm vừa học”. Đồng chí Nguyễn Xuân Toán – Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã có bài tham luận gửi tới Hội nghị với chủ đề “Một số kinh nghiệm trong công tác liên kết đào tạo Đại học vừa làm vừa học”. Bài tham luận đề cập một số kết quả bước đầu của công tác liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên và trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong 6 năm gần đây, đi sâu đánh giá những việc đã làm, kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế liên quan công tác liên kết đào tạo. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC Trong xu thế và nhịp độ phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của đất nước, trong hơn hai thập niên qua, ngành Giáo dục – Đào tạo đang đứng trước thách thức to lớn. Một trong những thách thức đó là tăng nhanh số lượng người được đào tạo đại học và chất lượng đảm bảo thỏa mãn thị trường lao động chất lượng cao, trong điều kiện nguồn lực hẹn hẹp. Như vậy, việc đảm bảo đồng thời số lượng và chất lượng sinh viên khi nguồn lực hạn hẹp và vẫn chịu tác động của một số yếu tố truyền thống sẵn có là bài toán đang còn nan giải. Quán triệt các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 -2020. Nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục Đại học Việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới, có năng lực cạnh tranh, thích ứng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với chủ đề “Tăng cường liên kết và đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học hình thức vùa làm vừa học”, tại Hội nghị này, chúng tôi xin trình bày một số kết quả bước đầu của công tác liên kết đào tạo giữa Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong 6 năm gần đây, đi sâu đánh giá những việc đã làm, kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế liên quan công tác liên kết đào tạo. Tham luận tập trung vào một số nội dung sau: 1/ Vấn đề đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào. 2/ Tăng cường công tác quản lý, phục vụ trong giảng dạy, học tập. 3/ Việc đảm bảo học liệu cho sinh viên. 4/ Mối quan hệ hợp tác giữa Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong đào tạo hệ đại học VLVH. 1/ Khái quát tình hình chung của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên được thành lập năm 2008 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tổng hợp Điện Biên, trường trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh. Trường có nhiệm vụ đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và liên kết với các trường Đại học để đào tạo bậc đại học theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và giảm bớt khó khăn trong việc đi lại, ăn ở và sinh hoạt cho người học. Định hướng phát triển trường giai đoạn 2010 – 2015 và đến năm 2020: Phát triển toàn diện nhà trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của tỉnh Điện Biên và khu vực; không ngừng nâng cao chất lượng và những kỹ năng trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; phát triển vững chắc quy mô, đảm bảo chất lượng trên tất cả các lĩnh vực của trường để có đủ các tiêu chuẩn ngang tầm với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Xây dựng nền tảng tiến tới đến năm 2015 – 2016 là cơ sở của trường Đại học đa ngành Điện Biên theo chủ trương và lộ trình của Tỉnh. Năm 2011, Trường có quy mô gần 3000 HS-SV, bậc Cao đẳng có 4 chuyên ngành với 464 SV, Trung cấp chuyên nghiệp chính quy có 12 chuyên ngành với 1266 HS, Trung cấp chuyên nghiệp hệ VLVH có 260 học viên, liên kết đào tạo Đại học VLVH với 04 trường Đại học, 01 Cao đẳng đang duy trì quy mô 950 sinh viên. 2/ Đánh giá những việc đã làm và kết quả đạt được. Điện Biên là tỉnh miền núi nằm ở cực Tây bắc của tổ quốc, là địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn, có vị trí địa lý cách xa trung tâm Thủ đô Hà Nội 500km, song lại có đường hàng không Hà Nội – Điện Biên rất thuận lợi cho việc đi lại, đã tạo cơ hội cho trường rút ngắn khoảng cách đi lại với các trường để mở rộng liên kết đào tạo bậc đại học nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho địa phương. Gần 20 năm qua, trường đã liên tục liên kết với 8 trường đại học, học viện đào tạo đại học VLVH, số đã ra trường là 1221 sinh viên, số sinh viên đang học năm 2011 là 950 SV. Đặc biệt trong 6 năm gần đậy, trường đã và đang liên kết với trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo 3 khóa đại học VLVH với 473 SV, đang đào tạo liên thông 01 khóa từ Trung cấp lên Đại học ngành Kế toán với 144 SV, liên thông từ Cao đẳng lên Đại học ngành Kế toán tổng hợp 01 khóa với 61 SV, Đại học văn bằng 2 khóa 9 ngành Quản lý kinh tế 63 SV. Các quy trình liên kết từ khâu xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh và quản lý quá trình đào tạo được hai nhà trường tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy chế tuyển sinh hệ Đại học VLVH của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những quy định tuyển sinh hệ Đại học VLVH của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trên các lĩnh vực công tác như sau: 2.1/ Về đảm bảo số lượng, chất lượng “đầu vào” Về số lượng: Để thực hiện mở lớp, trường đã tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo tới các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, các thành phần kinh tế và các địa phương cấp huyện, cấp xã. Tổng hợp kết quả khảo sát, làm việc với trường chủ trì đào tạo thống nhất một số nội dung cơ bản như địa điểm đặt lớp, ngành tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của trường chủ trì đào tạo, trường lập tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đề nghị Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép trường được phối hợp liên kết với trường chủ trì đào tạo tổ chức tuyển sinh và đào tạo theo nhu cầu đăng ký đào tạo của các đơn vị trong địa phương. Do làm tốt công tác khảo sát, kết quả qua các khóa tuyển sinh đều đảm bảo chỉ tiêu, cụ thể số lượng đăng ký tuyển sinh lớn hơn 80% so với số lượng đăng ký nhu cầu, số lượng thí sinh đến dự thi đạt trên 90% so với số lượng đăng ký dự thi. Về chất lượng: Đối tượng tuyển sinh được thực hiện theo đúng quy chế tuyển sinh đào tạo hình thức vừa làm vừa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những quy định tuyển sinh hệ Đại học VLVH của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong quá trình tổ chức thi tuyển sinh, hai trường đã phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch và tổ chức thi nghiêm túc. Các kỳ thi tuyển sinh tổ chức tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đều diễn ra nghiêm túc. Kết quả trúng tuyển đạt trung bình trên 95 % so với chỉ tiêu tuyển sinh. 2.2/ Công tác đảm bảo kỷ cương trong quản lý, phục vụ, giảng dạy và học tập. Một bộ phận quan trọng không thể thiếu để cấu thành lên chất lượng đào tạo hệ Đại học VLVH đó là kỷ cương trong quản lý, phục vụ, giảng dạy và học tập. Nhận thức được tầm quan trọng, trong những năm qua Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tăng cường duy trì và cải tiến công tác hướng đến người học và chất lượng đào tạo. Công tác quản lý đào tạo đã được hai nhà trường duy trì đều đặn và nghiêm túc, đã kịp thời trao đổi thông tin điều chỉnh những phát sinh như kế hoạch dạy học từng học kỳ, kinh phí đào tạo, việc chấp hành quy định dạy học của giáo viên, việc phối hợp trong công tác coi thi và xử lý những vi phạm của sinh viên trong các kỳ thi hết môn học. Công tác phục vụ: Với vai trò là đơn vị phối hợp đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên luôn đảm bảo các yêu cầu theo cam kết trong hợp đồng đào tạo quy định cho từng kỳ học và trong suốt thời gian khóa học được tổ chức như bố trí giảng đường, đưa đón giáo viên đến giảng dạy, tổ chức các kỳ thi hết môn, tạo điều kiện thuận lợi nhất về nơi ăn ở của giáo viên, cử giáo viên tham gia coi thi và phục vụ thi. Có thể khẳng định,trong những năm qua hai nhà trường đã phối hợp thực hiện tốt nhiệm cụ trong công tác phục vụ đào tạo. Về kỷ cương trong công tác giảng dạy và học tập: Qua quá trình phối hợp quản lý và theo dõi chúng tôi thấy, giáo viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến giảng dạy và tổ chức thi tại Điện Biên đều tỏ rõ trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác cao. Để khắc phục tình trạng sinh viên gian lận trong học tập, chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực phối hợp với giáo viên bộ môn nhằm giảm thiểu số sinh viên trốn học, đến muộn giờ học hoặc bỏ học giữa giờ. Trong công tác tổ chức thi hết môn học, giáo viên hai nhà trường cùng phối hợp duy trì nghiêm túc, các trường hợp giáo viên và sinh viên vi phạm quy chế thi đều được xử lý công khai, kịp thời, đặc biệt các bài thi đã được lập biên bản đều được giáo viên bộ môn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xử lý triệt để đảm bảo công bằng và kỷ cương trong đào tạo. 2.3/ Công tác đảm bảo tài liệu học tâp cho sinh viên đào tạo hệ đại học VLVH. Đối với hệ đào tạo hệ đại học VLVH, mức độ tập trung cho việc học của sinh viên không thể bằng sinh viên chính quy, do họ vừa phải lo cho công việc của cơ quan, vừa phải lo công việc gia đình. Các điều kiện vật chất, thiết bị học của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đầu tư và phát triển của đơn vị phối hợp liên kết đào tạo như: Cơ sở vật chất, thư viện, giáo trình, tài liệu tham khảo .v.v. Vấn đề này không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng được, vì có nhiều ngành đào tạo mang tính nhất thời, không liên tục, ngoại trừ cơ sở liên kết đào tạo là các trường Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp chuyên nghiệp đã có bề dày truyền thống, có ngành, chuyên ngành cùng ngành, chuyên ngành liên kết đào tạo và có kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để phát triển trường. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là đơn vị liên kết đào tạo đang đào tạo hệ chính quy bậc Cao đẳng, Trung cấp chuyên ngành Kế toán, Tài chính, do đó các lớp liên kết đào tạo đại học vừa làm vừa học với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đều trùng với chuyên ngành trường đang đào tạo. Vì vậy, trong những năm qua trường cũng đã không ngừng đầu tư mua sắm bổ sung giáo trình bậc Đại học, sách tham khảo thuộc lĩnh vực này, vừa cung cấp cho giáo viên của trường làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu, vừa giúp cho học sinh, sinh viên có cơ hội được mượn về nhà hoặc tham khảo tại thư viện trường. Là địa bàn cách xa trường chủ trì đào tạo, việc đi lại và vận chuyển gặp những khó khăn nhất định, trường đã vừa đáp ứng yêu cầu về phòng học cho sinh viên, nơi ở và phương tiện đưa đón giảng viên, mặt khác để đảm bảo có giáo trình phục vụ cho sinh viên từng môn học, chúng tôi phối hợp và vận dung linh hoạt với khoa tại chức và giáo viên bộ môn trong việc cung cấp kịp thời giáo trình môn học cho sinh viên bằng cách: Giáo viên đến dạy sẽ vận chuyển một lượng giáo trình khoảng 20 – 25 % cho lớp học, số giáo trình này được chuyển cho lớp để sinh viên sử dung học tập theo nhóm. Trong công tác này, dù mức độ đạt được so với yêu cầu còn rất khiêm tốn, song chúng tôi cho rằng, sự tích cực, trách nhiệm của mỗi nhà trường đã phần nào giải quyết được nhu cầu cơ bản về tài liệu cho sinh viên trong quá trình học tập. 2.4/ Mối quan hệ hợp tác giữa Trường Cao đẳng Kinh tề Kỹ thuật Điện Biên với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo phân cấp và cam kết Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã tham gia quản lý quá trình đào tạo như: Đã phối hợp theo chức trách và nhiệm vụ trong các kỳ thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thảo luận và ký kết hợp đồng đào tạo của khóa học trước ngày khai giảng, thanh lý hợp đồng đào tạo trước ngày phát bằng tốt nghiệp, bế giảng khóa học. Cử giảng viên có đủ trình độ, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm làm chủ nhiệm lớp Tổ chức biên chế lớp, tổ học tập đề xuất với Khoa Tại chức về nhân sự Ban cán sự lớp. Tham gia quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua kế hoạch dạy học từng học kỳ và phiếu báo giảng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn điểm danh sinh viên qua các buổi học. Tham gia tổ chức coi thi hết môn học, thi lại, học lại của sinh viên. Tham gia quản lý đề thi, bài thi, niêm phong bài thi gửi về trường. Liên hệ với cơ quan hoặc gia đình của sinh viên để thông báo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên theo định kỳ hằng năm. Thu học phí của sinh viên, chuyển tiền học phí thu được theo cam kết trong hợp đồng và các văn bản hướng dẫn điều chỉnh mức thu học phí từng năm học. 3/ Một số kinh nghiệm ban đầu Chủ động trong việc xác định nhu cầu đào tạo theo dự báo phát triển nguồn nhân lực của địa phương, thông qua nhu cầu của các ngành, các Huyện, Thị của Tỉnh, hàng năm tiến hành khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát từ đó lập các thủ tục đề nghị mở lớp và tiến hành phối hợp mở lớp khi được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền . Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều giữa hai đơn vị từ khâu xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thông báo tuyển sinh, tổ chức thi tuyển sinh, khai giảng, tổ chức quá trình đào tạo và thi tốt nghiệp, bế giảng khóa học. Từng năm học tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm cấp trường đối với công tác phối hợp liên kết đào tạo, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những tồn tại, hạn chế. Lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiêm, có năng lực quản lý đảm nhiệm công tác giáo viên chủ nhiệm, duy trì nghiêm túc công tác quản lý sinh viên, phối hợp khoa tại chức tham gia quản lý giáo viên bộ môn trong thời gian giáo viên thực hiện giảng dạy tại cơ sở liên kết đào tạo. 4/ Những khó khăn hạn chế Khả năng nhận thức, tư duy và vốn kiến thức phổ thông của mỗi người học khác nhau, do đó có một số ít người học có thể dùng thủ đoạn khác nhau trong quá trình học để đạt được mục tiêu kiếm được tấm bằng cử nhân, trong khi đó hoạt động này rất khó kiểm soát đây cũng là một nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo Đại học vừa làm vừa học. Đơn vị sử dụng lao động chưa có sự thay đổi nhiều về tư duy trong bằng cấp khi tuyển dụng người lao động, do đó người học đại học hình thức vừa làm vừa học luôn mang nỗi mặc cảm của mình so với đại học chính quy. Trong quá trình đào tạo tổ chức lớp cần phải có một Ban cán sự lớp đủ mạnh để làm cầu nối giữa sinh viên với chủ nhiệm lớp của trường và cơ sở liên kết đào tạo. Song trên thực tế có một số người học không sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được lựa chọn, có trường hợp khi được lựa chọn vào Ban cán sự lớp thì không tỏ rõ trách nhiệm hoặc còn có tư tưởng cầm chừng đối với công việc của lớp. 5/ Giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học VLVH Cơ sở đào tạo cần sớm hoàn thiện và ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung về tổ chức đào tạo, tổ chức học lại, thi lại đối với các học phần chưa đạt đối với hệ đại học VLVH, các quy định về đảm bảo học liệu cho sinh viên, về thực tập tốt nghiệp.v.v. Sớm khắc phục tình trạng phân phối chỉ tiêu đào tạo đại học VLVH cho các đơn vị liên kết đào tạo không đủ điều kiện về tư cánh pháp nhân, về cơ sở vật chất, về điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập, về trình độ và năng lực đội ngũ tham gia quản lý lớp học. Đổi mới mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và đơn vị liên kết đào tạo hệ đại học VLVH đảm bảo kịp thời, hiệu quả, các thông tin trao đổi giữa hai đơn vị phải được xử lý trên tinh thần hợp tác và trách nhiệm. Tăng cường kỷ cương trong giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên để khắc phục tình trạng xuất phát từ lòng thương hại của giáo viên dành cho sinh viên rồi “cho qua cửa”. Trong các kỳ thi hết môn học, sự hợp tác và trách nhiệm của giáo viên là hết sức quan trọng, chỉ cần một bên nào đó đơn phương lơ là sẽ khó có thể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo được và sẽ làm phương hại đến uy tín của cả hai nhà trường đối với xã hội. Với phương châm phối hợp trong công tác liên kết đào tạo để cùng nhau phát triển, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đào tạo và quản lý, cùng nhau tìm ra phương thức quản lý, đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi thực tiễn cấp bách về chất lượng đào tạo hệ đại học vừa làm vừa học, chúng tôi hoàn toàn đồng thuận những chủ trương, biện pháp và kế hoạch của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã, đang và sắp triển khai hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo hệ đại học VLVH, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của xã hội, trực tiếp góp phần vào sự lớn mạnh cả về chất và lượng nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay./. Trang tin tức nhà trường
Tài liệu liên quan