Tập huấn viết tin, bài cho trang tin điện tử

Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. • Bạn đọc của báo chí thuộc mọi thành phần cư dân trong xã hội. Do vị trí xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết không giống nhau nên mỗi người có sự quan tâm và nhu cầu thông tin với các mức độ khác nhau

pdf25 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn viết tin, bài cho trang tin điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP HUẤN VIẾT TIN, BÀI CHO TRANG TIN ĐIỆN TỬ Người phụ trách: Đỗ Đức Thuần Ngày giảng: 17/3/2012 Địa điểm: Phòng GD&ĐT Lệ Thủy I. YÊU CẦU CHUNG • Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. • Bạn đọc của báo chí thuộc mọi thành phần cư dân trong xã hội. Do vị trí xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết không giống nhau nên mỗi người có sự quan tâm và nhu cầu thông tin với các mức độ khác nhau. • Người viết bài cho trang tin phải luôn hiểu rõ ai là người sẽ “tiêu thụ” bài viết của mình, từ đó nắm bắt nhu cầu và những vấn đề bạn đọc của mình quan tâm để cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. • Với trang tin điện tử của phòng GD&ĐT Lệ Thủy thì đối tượng phục vụ đầu tiên là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện, sau đó là những bạn đọc cần thông tin về lĩnh vực này. Xác định như vậy, thì thông tin đưa lên trang tin sẽ cụ thể và khoanh vùng được phạm vi thông tin, như: hoạt động trong ngành; chế độ, chính sách trong lĩnh vực GD; việc thực hiện các chế độ, chính sách đó ra sao • Đặc biệt, với những trang TTĐT của các trường học thì đối tượng phục vụ chính là học sinh, phụ huynh và những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, những đổi thay tích cực đã, đang diễn ra trên quê hương mình. II. Đại cương về báo chí và truyền thông báo chí 1. Báo chí: a. Khái niệm: • BC là cơ quan ngôn luận của một đảng phát chính trị, một tổ chức XH được chính thức thừa nhận tại Việt Nam và được người VN chấp nhận. b. Các loại hình BC: - Báo in - Báo nói - Báo hình - Báo điện tử c. Ưu điểm của báo điện tử: - Nhanh nhạy, kịp thời. - Dễ sửa chữa, khắc phục khi có sự cố trong BT. - Phát hành rộng rãi, độc giả dễ dàng tiếp cận ở mọi lúc, mọi nơi - Khoảng “đất” dành cho bài, ảnh rộng, ít bị giới hạn. d. Đặc thù của BCVN: - BCVN là công cụ, phương tiện đắc lực tham gia vào việc truyền bá tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và NN. Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và NN đều chủ yếu nhờ vào BC mà đến với quảng đại QCND. - BC là công cụ đấu tranh hết sức sắc bén, nhanh chóng và kịp thời, nhằm loại bỏ những tư tưởng chống đối, những thế lực phản CM. Bởi vậy, ta nói BC là phương tiện QLNN hữu hiệu nhất, thiết thực nhất. * Mọi ảo tưởng cho rằng BC thuần túy chỉ là thông tin và thông tin như thế nào là tùy thuộc vào HTKQ vốn có, bất kể là BC của ai và vì ai chỉ là cách nói của g/c TS để lừa dối mà thôi. * BCCMVN khẳng định BC là công cụ để truyền bá TTCT hết sức sắc bén và hiệu quả. Bởi vậy, BC phải có tính đảng, tính giai cấp và tính chiến đấu. * Nhà báo, người làm báo là làm nghĩa vụ chính trị bằng nghiệp vụ BC. * Do vậy, phải xác định rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình. Mục tiêu duy nhất là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VNXHCN. Mô hình báo chí Tờ báo NB TP CC Thực tiễn cuộc sống II. Đại cương về báo chí và truyền thông báo chí 2. Truyền thông: a. Khái niệm: * Truyền thông là sự trao đổi thông tin giữa một hoặc một nhóm người này với một hoặc một nhóm người khác nhằm mục đích cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức, từ đó biến đổi hành vi của con người. b. Mô hinh truyền thông: Sau khi xảy ra truyền thông: A B Trước khi xảy ra truyền thông: BA III. CÁCH VIẾT TIN, BÀI: A. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIN: 1. Khái niệm và kỹ năng viết tin: a. Khái niệm: Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí, đặc biệt là báo điện tử và trang tin điện tử. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu. b. Công thức: * Công thức cho tin mà người ta thường đưa ra đó là 5W và 1H • Who (ai): Trong tin này có những ai? • What (cái gì/chuyện gì): Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra? • Where (ở đâu): Sự kiện, hiện tượng đó xảy ra ở đâu? • When (khi nào): Sự kiện xảy ra vào lúc nào? • Why (tại sao): Tại sao lại xảy ra sự kiện đó? • How (như thế nào): Chuyện xảy ra như thế nào? • => Đối với một tin, thì việc trả lời 5 câu hỏi trên một cách vắn tắt nhất là đã đảm bảo yêu cầu thông tin. Ví dụ: • Trước sự kiện động đất, sóng thần ở Nhật Bản, người đọc bao giờ cũng cần những thông tin như:  Cái gì? (trận động đất).  Ở đâu? (xảy ra ở Nhật Bản).  Khi nào? (giả dụ vào lúc 16 giờ ngày 12/3/2011).  Ai? (trận động đất ảnh hưởng trực tiếp đến những ai).  Tại sao? (do kiến tạo địa chất của đất nước Nhật Bản).  Như thế nào? (trận động đất diễn ra như thế nào: cường độ, mức ảnh hưởng). 2. Phân loại tin: • Căn cứ vào nội dung, mục đích và phương pháp sáng tạo có thể chia thể loại tin thành các dạng tin cơ bản như sau: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tường thuật và tin công báo. • Tin vắn: Là một tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu trong đó phản ánh những thông điệp cô đọng, nhất là sự kiện thời sự. • Tin ngắn: Là một thể loại tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ trong đó chủ yếu phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự. • Tin ngắn thường trả lời đầy đủ 5W và 1H • Tin sâu: Là tin có chiều sâu, dung lượng lớn, phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự kiện thời sự, khám phá các bình diện khác nhau, phân tích đánh giá tính chất đặc điểm nhận định và xu thế vận động ý nghĩa, hậu quả của sự kiện đối với xã hội. • - Về bản chất , tin tổng hợp cũng là một hình thức của tin sâu. • Tin tường thuật: Là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của nó. Phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng song nó tập trung chú ý khai thác logic vận động của mỗi sự kiện. • - Trật tự thời gian trong tin tường thuật là một yếu tố rất quan trọng mang ý nghĩa xã hội thực sự. hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan nhà nước Tin kéo màn: Là thể loại tin thông báo trước khi sự kiện xảy ra, giúp cho người đọc chủ động đón nhận thông tin.• 3. Kết cấu tin: • Thông thường, người ta phân chia tin thành các kiểu kết cấu sau: • - Hình tam giác ngược • - Hình tam giác thông thường. • - Hình trụ. 3. Kết cấu tin: a. Hình tam giác ngược: - Thông tin quan trọng được đưa lên đầu tiên. - Mức độ quan trọng của TT giảm dần (chi tiết, giải thích, mở rộng). - Đây là kiểu kết cấu thường dùng hiện nay. - Ưu điểm: Bắt mắt, giúp người đọc tiết kiệm thời gian. - Hạn chế: hình thành nên kiểu đưa tin giật gân, gây sốc... Ví dụ: - 125 tấm huy chương các loại là thành tích mà đoàn thể thao của giáo dục Lệ Thủy đạt được tại HKPĐ tỉnh QB lần thứ XII... - Tham gia HKPĐ tỉnh lần này... - Đây là thành tích cao nhất mà... 3. Kết cấu tin: b. Hình tam giác thông thường: -Thông tin quan trọng nhất được đặt ở phần cuối. - Ưu điểm: giúp người dọc dễ tiếp nhận TT, đặc biệt là những TT sốt dẻo. - Hạn chế: Mất thời gian... 3. Kết cấu tin: c. Hình trụ: -Thông tin giàn trải. - Mức độ quan trọng của TT là như nhau. * Ưu điểm: Dễ viết. * Hạn chế: Không đi vào trọng tâm, các ý dàn trải, dài dòng * Đây là lỗi chúng ta thường mắc phải. 4. Cách viết tin: Chú thích: 01: Tiêu đề bản tin hay còn gọi là Tít: Tít là thành phần đầu tiên của bài viết, chữ to, chứa đựng những từ khóa. - Vai trò của Tít trong báo mạng điện tử (BMĐT): + Cho độc giả biết chuyện gì xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó; + Là phần độc giả đọc đầu tiên; + Đừng coi tít là thành phần phụ của bài báo, chỉ được hoàn thành sau khi đã viết nội dung bài báo; + Có thể coi tít là thành phần quan trọng nhất của bài BMĐT; + Thu hút sự chú ý; + Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt; + Giúp độc giả lựa chọn bài; + Khiến độc giả muốn đọc; 4. Cách viết tin: a. Các yếu tố đảm bảo viết Tít (tít chính) hay: + Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, không viết tắt; + Ngắn, mạnh, trực tiếp, loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh; + Hạn chế không dùng dấu chấm câu. + Chính xác, trung thực, không nói quá, thích hợp, độc đáo; + Phù hợp với thể loại. b. Một số lưu ý nên tránh: - Độ dài tối đa khoảng 1,5 dòng của khuôn báo. - Tránh đặt những tít giật gân (không đưa tin dưới dạng giật gân). - Tít mờ (không rõ ràng về nội dung, không nêu bật được chủ đề). 4. Cách viết tin: • 02:Tít dẫn: thường đóng vai trò định vị sự việc: thời gian, địa điểm, miền thông tin. • 03: Tít phụ: Bổ sung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao). • 04: Ảnh. • 05: Chú thích ảnh. 5. Quy tắc viết bài cho báo mạng, trang tin điện tử: * Không làm dàn ý theo kiểu bao gồm mở đầu, thân bài, kết luận, mà bài báo phải đi ngay vào trọng tâm thông tin, cùng với thông điệp chính. Sau đó sẽ đến "như thế nào" và "tại sao". * Dữ liệu tạo nguồn tin: Nguồn tin cho các trang TTĐT trường học là hết sức phong phú, dễ tìm, dễ tiếp cận. Ví dụ: - Hoạt động chăm sóc bồn hoa cây cảnh, các họat động đoàn đội, các hoạt động liên quan đến giáo dục diễn ra ở địa phương - Trang trường, có thể lấy (post) những tin tức liên quan đến bậc học từ những trang báo có uy tín (lưu ý đến tính xác thực của thông tin). * Mỗi đoạn một ý: Người đọc không có nhiều thời gian và không thể kiên nhẫn đọc những bài báo dài cả màn hình mà không rõ ý, rõ đoạn. Tốt nhất là mỗi đoạn một ý. * Liên kết giữa các đoạn: Việc chia đoạn nhiều là cần thiết nhưng phải luôn có liên kết giữa các đoạn để thu hút độc giả. Tránh viết "dây cà ra dây muống", viết lan man. B. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT CHO BÁO ĐIỆN TỬ, TRANG TIN ĐIỆN TỬ • Có 3 phương pháp thu thập thông tin truyền thống cho một tác phẩm báo chí là phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu. • Khi viết tin, bài cho báo điện tử, trang tin điện tử hãy thực hiện nguyên tắc là đề cập, nói thẳng vào sự kiện, câu chuyện chính; • Vd: Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại sao giáo dục vùng cao Lệ Thủy có những bước phát triển đột phá? Điều này có ảnh hưởng thế nào tới đời sống giáo dục của chúng ta nói chung?) • Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý); • Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ; • Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp). • Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng; • Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn có sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết); • Đưa thông tin thành những hộp dữ liệu, biểu đồ nếu thông tin đó có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa • Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết, thông tin để tạo sự liền mạch cho độc giả (đặc biệt là những sự kiện liên quan hoặc cùng nhóm chủ đề) . XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÃ LẮNG NGHE!