Tập nghiên cứu Đổi mới quản lý kinh tế

Tập nghiên cứu “Đổi mới quản lý kinh tế” là một ấn phẩm khoa học của CFVG. Với 9 số đã phát hành, tập trung vào các chủ đềnghiên cứu vềkinh tếViệt Nam và thếgiới, “Đổi mới quản lý kinh tế” đã chứng tỏlà một ấn phẩm có chất lượng và đã được nhiều độc giả(các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, sinh viên) trong và ngoài nước đón nhận. Trong sốnày, với chủ đềtái cơcấu doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, có sự đóng góp của các tác giảtrong nước và quốc tế, các chuyên gia, giảng viên, học viên và các cộng tác viên của CFVG. Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệgiữa phát triển bền vững và phương thức quản lý của các doanh nghiệp ởcác nước đang phát triển, Georges Hénault – GS Trường Đại học Tổng hợp Ottawa (Canada) – đã chỉra sựcần thiết phải tính đến yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, kểcảcác doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN), nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong điều kiện hiện nay. Một sốhướng giải pháp áp dụng cho các DNVVN của Việt Nam đáng đểcho Chính phủvà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm trong tiến trình hội nhập kinh tếthếgiới. Bài viết của Laura Bacali – GS Trường đại học kỹthuật Cluj-Napoca (Rumani) - lại nghiêng vềnhững thay đổi trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp Đông Âu trong quá trình chuyển đổi từnền kinh tếchỉ đạo, tập trung sang nền kinh tếthịtrường những năm gần đây. Bằng việc nghiên cứu so sánh, tác giả đã chỉra những khác nhau trong việc tiếp cận các công cụ quản lý hiện đại và kết luận rằng áp dụng marketing hiện là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp Rumani. Bài nghiên cứu thứba bàn vềmột chủ đềquan trọng của công cuộc chuyển đổi kinh tế Việt Nam : cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước. PGS. TS Nguyễn Đình Tài (Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tếTrung Ương) đã đi sâu phân tích vềcác doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực ngân hàng - một lĩnh vực then chốt trong giai đoạn cổphần hoá – và đã chỉra sựcần thiết cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh cùng với những điều kiện đảm bảo cho việc cổ phần hoá này đạt được thành công. Bài nghiên cứu thứtưtrình bày tóm tắt một luận văn thạc sĩMBA, đã được thực hiện và bảo vệthành công tại CFVG năm 2004. Thông qua nghiên cứu trạng huống một doanh nghiệp sau cổphần hoá, luận văn nghiên cứu này đã chỉra rằng cổphần hoá làm thay đổi không chỉcơ cấu sởhữu vốn của doanh nghiệp, mà còn cảvăn hoá doanh nghiệp nữa.

pdf139 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập nghiên cứu Đổi mới quản lý kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRUNG TÂM PHÁP VIỆT ĐÀO TẠO VỀ QUẢN LÝ CENTRE FRANCO-VIETNAMIEN DE FORMATION A LA GESTION ĐỔI MỚI QUẢN LÝ KINH TẾ Ouverture Economique Hà Nội – tháng 05 năm 2006 SỐ 10 TRONG SỐ NÀY Tập nghiên cứu “Đổi mới quản lý kinh tế” là một ấn phẩm khoa học của CFVG. Với 9 số đã phát hành, tập trung vào các chủ đề nghiên cứu về kinh tế Việt Nam và thế giới, “Đổi mới quản lý kinh tế ” đã chứng tỏ là một ấn phẩm có chất lượng và đã được nhiều độc giả (các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, sinh viên) trong và ngoài nước đón nhận. Trong số này, với chủ đề tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, có sự đóng góp của các tác giả trong nước và quốc tế, các chuyên gia, giảng viên, học viên và các cộng tác viên của CFVG. Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển bền vững và phương thức quản lý của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, Georges Hénault – GS Trường Đại học Tổng hợp Ottawa (Canada) – đã chỉ ra sự cần thiết phải tính đến yêu cầu phát triển bền vững trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong điều kiện hiện nay. Một số hướng giải pháp áp dụng cho các DNVVN của Việt Nam đáng để cho Chính phủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Bài viết của Laura Bacali – GS Trường đại học kỹ thuật Cluj-Napoca (Rumani) - lại nghiêng về những thay đổi trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp Đông Âu trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ đạo, tập trung sang nền kinh tế thị trường những năm gần đây. Bằng việc nghiên cứu so sánh, tác giả đã chỉ ra những khác nhau trong việc tiếp cận các công cụ quản lý hiện đại và kết luận rằng áp dụng marketing hiện là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp Rumani. Bài nghiên cứu thứ ba bàn về một chủ đề quan trọng của công cuộc chuyển đổi kinh tế Việt Nam : cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. PGS. TS Nguyễn Đình Tài (Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung Ương) đã đi sâu phân tích về các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực ngân hàng - một lĩnh vực then chốt trong giai đoạn cổ phần hoá – và đã chỉ ra sự cần thiết cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh cùng với những điều kiện đảm bảo cho việc cổ phần hoá này đạt được thành công. Bài nghiên cứu thứ tư trình bày tóm tắt một luận văn thạc sĩ MBA, đã được thực hiện và bảo vệ thành công tại CFVG năm 2004. Thông qua nghiên cứu trạng huống một doanh nghiệp sau cổ phần hoá, luận văn nghiên cứu này đã chỉ ra rằng cổ phần hoá làm thay đổi không chỉ cơ cấu sở hữu vốn của doanh nghiệp, mà còn cả văn hoá doanh nghiệp nữa. 2 Bài tiếp theo cũng là tóm tắt một luận văn thạc sĩ MBA CFVG, nghiên cứu về chủ đề thiết lập hệ thống lương phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp sau cổ phẩn hoá. Tác giả đã khảo sát thực trạng một doanh nghiệp cụ thể và khuyến cáo sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống lương linh hoạt cho phép tạo động lực cho nhân viên tham gia vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cuối cùng, bài nghiên cứu của Trương Thị Nam Thắng (CFVG-Hà Nội) nhằm mục đích tìm hiểu một số bài học rút ra từ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Trung Quốc, dưới giác độ quản trị công ty. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhiều sự tương đồng trong quá trình cổ phần hoá ở Trung Quốc và Việt Nam, và đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo thành công cho quá trình cổ phần hoá hiện nay. 3 DANS CE NUMERO L’Ouverture Economique est une publication scientifique du CFVG. Avec ses 8 derniers numéros, focalisant sur les thèmes de recherche de l’économie vietnamienne et mondiale, l’Ouverture Economique est une publication de qualité et retient beaucoup d’attention des lecteurs (chercheurs, praticiens, étudiants) au Vietnam et à l’étranger. Ce présent numéro, portant sur le thème principal de la restructuration des entreprises dans le contexte de transition de l’économie vietnamienne, réunit les communications des chercheurs vietnamiens et étrangers, professionnels et étudiants, intérieur et extérieur au CFVG. En examinant les liens entre le développement durable et le mode de gestion des entreprises dans les pays en développement, Georges Hénault – professeur titulaire à l’Université d’Ottawa (Canada)- a montré la nécessité de prendre en compte des enjeux de développement durable dans la pratique de gestion chez les entreprises, y compris les PME, afin d’atteindre une meilleure compétitivité dans le contexte actuel. Quelques pistes de réflexion proposés aux PME vietnamiennes méritent une attention particulière de la part du gouvernement vietnamien ainsi que des dirigeants de PME dans son processus d’intégration à l’économie mondiale. L’étude de Laura Bacali – professeur à l’Université Technique de Cluj-Napoca (Roumanie) - se concentre sur les changements, dans la pratique de gestion chez les entreprises dans les pays d’Europe de l’Est, résultés de la transition d’une économie dirigée à celle de marché ces dernières années. Une étude comparative nous montre qu’il y a certaines différences dans l’application des outils modernes de gestion dans chaque pays et que l’application du marketing reste un besoin important chez les entreprises roumaines. La troisième communication porte sur un sujet important de la transition économique au Vietnam : l’actionnarisation des entreprises étatiques. Prof. Associé. Docteur Nguyen Dinh Tai (ICGE) a réalisé une étude approfondie sur les entreprises étatiques du secteur bancaire – un secteur particulièrement sensible dans cette période de transition – et a révélé qu’une nécessité d’actionnariser les banques commerciales étatiques ainsi que les conditions de réussite pour une telle initiative. Le quatrième article est le résumé d’un mémoire de recherche au niveau de MBA, réalisé et soutenu avec succès au CFVG en 2004. Ce travail, qui s’est basé sur une étude de cas d’une entreprise actionnarisée, a montré que l’actionnarisation a fait changer non seulement la structure de propriété des capitaux de l’entreprise, mais aussi la culture d’entreprise de celle-ci. 4 Le cinquième article est également un résumé de mémoire de recherche au niveau de MBA, portant sur la question d’établissement d’un système de salaire adapté au contexte des entreprises d’après actionnarisation. Cette recherche s’est focalisée sur un cas concret d’entreprise et a recommandé qu’il est nécessaire d’établir un système flexible permettant de mieux mobiliser le personnel au développement de l’entreprise. En fin, la recherche de Truong Thi Nam Thang (CFVG-Hanoi) a pour but de retirer des expériences du processus de l’actionnarisation des entreprises étatiques en Chine, sous l’angle de gouvernance d’entreprise. L’étude a montré qu’il y a plusieurs similitudes entre la Chine et le Vietnam, et a ainsi proposé des recommandations à destination du gouvernement et entreprises vietnamiennes afin d’assurer une actionnarisation réussite. 5 IN THIS ISSUE The research papers collection “Ouverture Economique” is a scientific publication of CFVG. The 8 first issues concentrated on the topics of Vietnamese and world economies. “Ouverture Economique” is considered to be a prestigious publication and welcomed by readers (researchers, experts, students) locally and from abroad. This issue is specialised in the topic of enterprises restructuring in the context of economic transition in Vietnam. The issue has received the contribution of papers from local and foreign researchers who are both experts and students, inside and outside CFVG. By studying the relationship between sustainable development and management methods of enterprises in developing countries, Georges Hénault – professor of Ottawa University – has concluded the needs of taking into account the sustainable development in management activities by companies, including SMEs, in order to improve the competitiveness in the present context. Some solutions to be applied to SMEs in Vietnam were recommended; these could be useful for the Vietnamese government and enterprises leaders to refer to for their own use in the current international economic integration. The paper of Laura Bacali – professor of the Technical University Cluj-Napoca, Rumania – emphasised on the changes in the management of East European enterprises in the transformation process from planned to market economy in recent years. By using a comparative study, the author has shown the differences in the approaches to the modern management tools and concluded that the marketing application is a great interest of Rumanian enterprises. The third research studied an important topic of the economic transition in Vietnam: the equitisation of state owned enterprises. Dr. Nguyen Dinh Tai (Central Institute of Economic and Management) has studied in depth the state owned enterprises from banking sector – a key sector in the Vietnamese equitisation – and has shown the necessity of equitising the state commercial banks and the conditions to be applied for the success of their equitisation. The fourth paper is a summary of MBA dissertation which has been realised and successfully defensed at CFVG in 2004. Through the case study of a post-equitised company, this dissertation has shown that the equitisation has not only changed the ownership structure but also the corporate culture. 6 The following paper is also a summary of a MBA dissertation. This researched a compatible salary scheme in the post-equitisation context. The author has conducted a survey on the current situation of the enterprise and recommended to establish a dynamic salary scheme to motivate the employees contributing to the development of the enterprise. Finally, a research was made by Truong Thi Nam Thang (CFVG-Hanoi) for the purpose of learning some lessons from the corporatisation of state owned enterprises in China from the perspective of corporate governance. The results have shown the shared commonities in the equitisation in both China and Vietnam, and have recommended some suggestions towards the Vietnamese government and enterprises in order to ensure the successful equitisation in the country. 7 Trang 1 17 31 Š Quản lý trong nền kinh tế chuyển đổi „ Phát triển bền vững : một trào lưu hay một phương thức quản lý tất yếu đối với DNVVN trong chuyển đổi kinh tế, áp dụng vào Việt Nam. Georges Hénault „ Quản trị và phát triển trong quá trình chuyển đổi. Laura Bacali Š Tái cơ cấu doanh nghiệp trong điều kiện chuyển đổi kinh tế „ Được mất cổ phần hoá ngân hàng thương mại quốc doanh. Nguyễn Đình Tài „ Thay đổi văn hoá doanh nghiệp tại SEAREFICO, một doanh nghiệp mới cổ phần hoá. Bùi Quốc Liêm & Trương Thị Nam Thắng „ Đề xuất hệ thống thù lao cho doanh nghiệp mới cổ phần hoá tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Nguyễn Ngọc Quỳnh & Trần Vân Như „ Những bài học từ quá trình công ty hoá doanh nghiệp nhà nước ở Trung quốc : phân tích dưới giác độ quản trị công ty. Trương Thị Nam Thắng MỤC LỤC 44 74 96 8 Pages 1 Š Le management en transition „ Le développement durable : une mode ou un mode de gestion irréversible pour les PMEs des pays en transition avec quelques applications au Vietnam. Georges Hénault „ Management et développement en transition. Laura Bacali Š La restructuration des entreprises dans le contexte de transition „ Les enjeux de l’actionnarisation des banques commerciales étatiques. Nguyen Dinh Tai „ Changing Corporate Culture at SEAREFICO, a Newly-Equitized Enterprise. Bui Quoc Liem & Truong Thi Nam Thang „ Suggesting Salary Scheme for Newly-Equitized Companies in HCM City. Doan Nguyen Ngoc Quynh & Tran Van Nhu „ Learning from the Corporatisation of SOEs in China : A Coporate Governance Perspective. Truong Thi Nam Thang SOMMAIRE 17 31 44 74 96 9 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG : MỘT TRÀO LƯU HAY PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TẤT YẾU ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TRONG CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ, ÁP DỤNG VÀO TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM? Georges Hénault GS Trường Quản lý Đại học TH Ottawa Từ khoá : Phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội, các bên hữu quan, nguyên tắc phòng ngừa, quản lý, doanh nghiệp vừa và nhỏ. TÓM TẮT : Phát triển bền vững nhấn mạnh đến các khía cạnh kinh tế, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay của tất cả các nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, đây không chỉ là mối quan tâm riêng của các nhà chính trị hoặc của các doanh nghiệp lớn, mà trước hết nó là một phương thức quản lý tất yếu và hiệu quả cần triển khai trong các doanh nghiệp ở mọi qui mô, đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích tiếp cận phát triển bền vững theo cấp độ kinh tế vùng, tiếp cận thông tin theo mạng và đào tạo về phát triển bền vững là các hướng giải pháp mà tác giả đề xuất áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam dưới ánh sáng của lý thuyết trách nhiệm xã hội, lý thuyết về các bên hữu quan và nguyên tắc phòng ngừa. 1 GIỚI THIỆU Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là sự bảo vệ môi trường vốn được xem như là trách nhiệm của Nhà nước và của các doanh nghiệp lớn theo quan điểm của chủ nghĩa tân tự do châu Âu. Nó còn bao gồm cả nghĩa vụ đạo đức « vững mạnh về kinh tế, lành mạnh về môi trường và trách nhiệm với xã hội » đối với các doanh nghiệp này. Phát triển bền vững cũng liên quan đến xã hội dân sự và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo nghĩa rộng, bao gồm cả các tổ chức dạng hợp tác xã, hiệp hội và tất nhiên là không thể bỏ qua các doanh nghiệp nhỏ chính thức hoặc không chính thức. Sự cần thiết phải phát triển bền vững được khẳng định ngay trong các nghị quyết của Hội nghị về môi trường của Liên Hiệp Quốc họp tại Stockholm (1972) và được khẳng định lại trong các Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio (1992) và Johannesburg (2002). Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) của Liên Hiệp Quốc đặt ra thách thức phải dung hoà ba yếu tố (3E) : bảo vệ môi trường (Environnement) và phát triển kinh tế (Economique) cùng với công bằng xã hội (Équité). Phát triển bền vững cũng tỏ ra hài hoà với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ do Liên Hiệp Quốc khởi xướng và các kết luận của Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp lần thứ 9 tại Beyrouth, là cơ sở cho các nghị quyết của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 10 tại Ouagadougou. Bằng việc nhấn mạnh khía cạnh khoa học luận về các khái niệm tiên tiến của lý thuyết các bên hữu quan, lý thuyết về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cùng với việc nhấn mạnh nguyên tắc thận trọng, mục đích của bài viết này là nhằm làm rõ nền tảng cơ bản của một chiến lược phát triển bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), nhất là ở các nước đang chuyển đổi với một số ví dụ về Việt Nam. PHÁT TRỂN BỀN VỮNG, MỘT PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TOÀN DIỆN VÀ LÂU DÀI Một xu hướng rõ nét đánh dấu triển vọng của một phương thức quản lý đang hoàn thiện (chứ không phải một trào lưu nhất thời). Đây là một chiến lược phát triển bền vững xoay quanh bốn P theo đó sự tiến bộ (Progrès) của các tổ chức đạt được thông qua sự tôn trọng con người (Personne), tôn trọng hành tinh (Planète) và đảm bảo có lợi (Profits) (Laville, 2002). Từ đó, chúng ta chỉ ra rằng phát triển bền vững vượt ra ngoài sự tôn trọng môi trường theo nghĩa sinh thái học. Triết lý quản lý mới này được dựa trên hai lý thuyết và một nguyên tắc : lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, lý thuyết về các bên hữu quan (stakeholders) và nguyên tắc thận trọng mà chúng ta đã sơ lược đề cập ở trên. Về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vốn đã từng là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận trong nửa cuối thế kỷ 20, dường như đã được thừa nhận như là một phần không thể tách rời trong sứ mạng và tầm nhìn chiến lược của các doanh nghiệp (www.wbcsd.org). Trường phái đạo đức kinh doanh kiểu Mỹ đã nêu bật bốn loại trách nhiệm : trách nhiệm kinh tế (sản xuất sản phẩm dịch vụ và tạo ra lợi nhuận), trách nhiệm pháp lý (nghĩa vụ pháp lý đã được quy tắc hoá cần tuân thủ), trách nhiệm đạo đức (nghĩa vụ đạo đức không được quy tắc hoá) 2 và tự chịu trách nhiệm (hành vi vượt trên sự kỳ vọng của xã hội); tuy nhiên bốn loại trách nhiệm này không phải là duy nhất. (Ballet, J. et De Bry, F., 2001). Chúng ta cũng có thể hiển thị theo cách thức của Maslow và đặt nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận xuống dưới cùng của tháp Maslow, sau đó đến sự tuân thủ pháp luật, rồi đến hành vi đạo đức và trên cùng là nghĩa vụ xã hội, như trong hình 1 dưới đây. Hình 1 : Các cấp độ trách nhiệm của doanh nghiệp ĐẠO ĐỨC KINH TẾ PHÁP LÝ Xà HỘI Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đòi hỏi từ phía các doanh nghiệp một hành vi đạo đức, một số tác giả thậm chí đã đề xuất một cuộc cách mạng công nghiệp mới dựa trên cơ sở « chủ nghĩa tư bản tự nhiên » xuất phát từ hệ tiến hoá sau đây : môi trường không phải là một nhân tố sản xuất thứ yếu mà nó bao bọc, cung cấp và hỗ trợ toàn bộ nền kinh tế (Hawken, P., Lovins A. and Hunter-Lovins, L., 1999). Các bên hữu quan : đối tác quan trọng của phát triển bền vững. Các phân tích thể chế nghiên cứu phản ứng của các doanh nghiệp đối với các sức ép bên ngoài dựa trên nguyên tắc tính hợp pháp xã hội, theo đó, xã hội trao cho họ quyền tiến hành sản xuất với điều kiện phải phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp và đạo đức hiện tại (Ballet et De Bry, 2001). Trong khi đó, tính hợp pháp xã hội này lại có quan hệ chặt chẽ với sự nhận thức và lợi ích không chỉ của các đối tác của doanh nghiệp mà còn của các thành viên trong xã hội dân sự, từ đây được gọi chung là các bên hữu quan. Freeman (1984) đã cụ thể hoá khái niệm này khi khẳng định “một bên hữu quan trong một tổ chức (theo định nghĩa) là mọi nhóm hoặc cá nhân có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức”. Sơ đồ sau đây tổng hợp các bên hữu quan cùng với các thị trường khác nhau. Hình 2 : Các bên hữu quan và thị trường của họ Bên hữu quan Thị trường Thượng nguồn Cổ đông Nhà cung cấp Tài chính Cung ứng Nội bộ / Bên ngoài Nhân viên Nguồn nhân lực Hạ nguồn Khách hàng Tiêu dùng 3 Xã hội dân sự Dư luận xã hội Vai trò và sức ép của các bên hữu quan đòi hỏi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển bền vững ngày càng trở thành một ưu tiên và sẽ được cụ thể hoá trong phần sau. Nguyên tắc phòng ngừa Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Rio năm 1992, nguyên tắc phòng ngừa được khẳng định là điều cốt yếu trong quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro về hệ sinh thái. Nguyên tắc này dựa trên yêu cầu ngày càng cấp bách sau một loạt các thảm hoạ (Bohpal, Tchernobyl, vv...) mà thế giới đã phải gánh chịu và buộc những người có trách nhiệm phải tính đến nhu cầu này trong việc đánh giá các rủi ro tiềm năng. Nguyên tắc phòng ngừa này là một dấu mốc mới trong quản lý rủi ro, nó không đợi đến khi các mối nguy hiểm xuất hiện mà chủ động đưa ra các phương tiện phòng ngừa với chi phí có thể chấp nhận (Canel-Depitre, B., 2001). SỨC ÉP ĐI THEO CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Hai quan niệm sai lầm cần loại bỏ Chúng liên quan đến các nguyên nhân cưỡng lại sự thay đổi của những người có trách nhiệm và do đó phủ nhận cơ sở của phát triển bền vững đối với chính doanh nghiệp của họ. Trong số các quan niệm này phải kể đến một niềm tin lệch lạc rằng các DNVVN không liên quan đến vấn đề phát triển bền vững và nhất là đối với những DNVVN tại các nước đang phát triển (Laville, 2002) . 1- Các DNVVN không có phương tiện để thực hiện chính sách này. Một lập luận dối trá bởi vì về quan niệm hiệu quả môi trường (éco-efficacité) chẳng hạn, nó nhắm tới việc giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu việc tạo
Tài liệu liên quan