Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước Việt nam đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực này vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn , là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với các dân tộc sống ở những vùng khó khăn này.
Sơn la là một tỉnh miền núi Tây bắc, có diện tích tự nhiên là: 14.055km, có chung đường biên giới với nước bạn Lào dài 250km, có 73% diện tích đất rừng và rừng, toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thị xã, 201 xã, phường, thị trấn; dân số toàn Tỉnh hiện nay có trên 96 vạn người, bao gồm với 12 dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân tộc kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là dân tộc Dao, Sinh Mun, khơ mú, Laha .nhìn chung trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Năm 2002 khi nhà nước phê duyệt dự án xây dựng thuỷ điện Sơn la với công suất 2.400MW là công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta và khu vực Đông nam á, để tiến hành được việc khởi công xây dựng thì toàn bộ những người dân ở vùng lòng hồ Sông đà phải di chuyển đến nơi ở mới để lấy mặt bằng xây dựng công trình, trong số hàng nghìn hộ dân phải di chuyển đi nơi khác có trên 600 hộ chuyển đến định cư tại xã Tân lập, huyện Mộc châu. Việc di rời này không những chỉ có ảnh hưởng đến nhóm người Thái mới đến (Dân tộc Thái đen) mà còn có nhiều ảnh hưởng đối với đồng bào bản địa (Thái trắng) đã sinh sống lâu đời ở đây, một trong những vấn đề có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ là việc chăm sóc sức khoẻ của người dân ở nơi đây còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, những vấn đề có liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ như điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức, các phong tục, tập quán; các chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước và địa phương Qua đi khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy phong tập, tập quán cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nói của các bản người dân tộc Thái vì sức khoẻ của con người có tính quyết định đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của họ.
46 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu (Nghiên cứu tại Xã Tân lập - Huyện Mộc châu - Tỉnh Sơn la), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu
(Nghiên cứu tại Xã Tân lập - Huyện Mộc châu - Tỉnh Sơn la)
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh
Sinh viên thực hiện: Vũ Quỳnh Hoa
Lớp: K48 (Hệ tại chức)
Hà nội, tháng 10 năm 2007
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành báo cáo thực tập, thực tế này, bên cạnh những cố gắng của bản thân trong thời gian qua, em còn nhận được sự hưóng dẫn, giúp đỡ, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm của các thầy, cô giáo trong khoa xã hội học - trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà nội.
Đặc biệt là em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Thầy Tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian viết báo cáo thực tập, thực tế này với ý nghĩa giúp cho em bước đầu làm quen và biết phương pháp nghiên cứu một vấn đề mà mình lựa chọn và cũng bổ sung cho em tư duy trong quá trình học tập và công tác của mình.
Do trình độ và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng lý thuyết đã học chứng minh cho những nội dung cần nghiên cứu. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo để em tiếp thu và từng bước hoàn thiện hơn nữa nghiên cứu của mình trong thời gian tiếp theo.
Bắc giang, tháng 10 năm 2007
HỌC VIÊN
Vũ Quỳnh Hoa
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Phần mở đầu
1, Tính cấp thiết của đề tài
2, Mục tiêu nghiên cứu
3, Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1: Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….5
3.2: Khách thể nghiên cứu……………………………………………….5
3.3: Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………5
4, Phương pháp nghiên cứu………………………………………………5
4.1: Phương pháp luận……………………………………………………5
4.2: Những phương pháp nghiên cứu xã hội học cụ thể………………….6
4.2.1: Phương pháp phân tích tài liệu……………………………………6
4.2.2: Phương pháp quan sát…………………………………………….6
4.2.3: Phương pháp phân tích bằng bảng hỏi……………………………7
4.2.4: Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu………………………………7
4.2.5: Phương pháp phỏng vấn………………………………………….7
5, Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu…………………………...8
5.1: Ý nghĩa khoa học…………………………………………………..8
5.2: Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………8
6, Giả thiết nghiên cứu…………………………………………………..8
7, Xây dựng khung lý thuyết…………………………………………….9
Nội dung chính.
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài…………………………10
1, Cơ sở phương pháp luận
2, Các khái niệm………………………………………………………...11
2.1: Khái niệm phong tục, tập quán……………………………………..11
2.2: Khái niệm sức khỏe sinh sản……………………………………….11
2.3: Khái niệm gia đình………………………………………………12
3, Tổng quan nghiên cứu……………………………………………..12
Chương 2: Phong tục, tập quán chăm sóc sức khỏe sinh sản của người
Thái ở xã Tân lập, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la…………………… 14
1, Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân lập, huyện Mộc châu………14
2, Thực trạng hệ thống y tế và việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người Thái ở xã Tân lập…………………………………………………14
2.1: Hệ thống y tế và hoạt động y tế………………………………….14
2.2: Y tế bản…………………………………………………………..15
3, Một số phong tục, tập quán trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người Thái ở xã Tân lập………………………………………………16
3.1: Tập quán trong hôn nhân…………………………………………16
3.2: Tập quán trong chăm sóc thai nghén…………………………......17
3.3: Tập quan sinh đẻ và chăm sóc con cái……………………………23
4, Một số kiến nghị, đề xuất…………………………………………...26
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..27
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước Việt nam đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi. Tuy nhiên thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực này vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu thốn…, là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với các dân tộc sống ở những vùng khó khăn này.
Sơn la là một tỉnh miền núi Tây bắc, có diện tích tự nhiên là: 14.055km, có chung đường biên giới với nước bạn Lào dài 250km, có 73% diện tích đất rừng và rừng, toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thị xã, 201 xã, phường, thị trấn; dân số toàn Tỉnh hiện nay có trên 96 vạn người, bao gồm với 12 dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân tộc kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là dân tộc Dao, Sinh Mun, khơ mú, Laha….nhìn chung trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Năm 2002 khi nhà nước phê duyệt dự án xây dựng thuỷ điện Sơn la với công suất 2.400MW là công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta và khu vực Đông nam á, để tiến hành được việc khởi công xây dựng thì toàn bộ những người dân ở vùng lòng hồ Sông đà phải di chuyển đến nơi ở mới để lấy mặt bằng xây dựng công trình, trong số hàng nghìn hộ dân phải di chuyển đi nơi khác có trên 600 hộ chuyển đến định cư tại xã Tân lập, huyện Mộc châu. Việc di rời này không những chỉ có ảnh hưởng đến nhóm người Thái mới đến (Dân tộc Thái đen) mà còn có nhiều ảnh hưởng đối với đồng bào bản địa (Thái trắng) đã sinh sống lâu đời ở đây, một trong những vấn đề có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ là việc chăm sóc sức khoẻ của người dân ở nơi đây còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, những vấn đề có liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ như điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức, các phong tục, tập quán; các chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước và địa phương…Qua đi khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy phong tập, tập quán cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ nói của các bản người dân tộc Thái vì sức khoẻ của con người có tính quyết định đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của họ.
Đặc biệt, là vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với các đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa, thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là những nguyên nhân gây lên tình trạng tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em sau này. Bên cạnh đó ở khu vực này hệ thống chăm sóc chăm sóc y tế và dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai tại đây còn có một khoảng cách khá xa so với tình hình chung của cả nước. Mục tiêu giảm quy mô dân số của chương trình dân số thực hiện tại nơi này còn gặp nhiều khó khăn, do vậy, những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết rất kiên trì và lâu dài.
2- Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cưú của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu thực trạng phong tục, tập quán và đời sống kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ của người dân tộc Thái trước và sau khi chuyển đến nơi ở mới.
- Các vấn đề xã hội nảy sinh trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của họ?
- Nhận thức của người dân về vấn đề này như thế nào?
- Thái độ, hành vi cụ thể của họ trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản như thế nào?
- Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái nói riêng.
3- Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu sơn la
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Những hộ gia đình thuộc xã Tân lập, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trọng phạm vi một xã với sự nghiên cứu chọn mẫu đó là cộng đồng dân tộc Thái xã Tân lập - huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la.
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện cuộc nghiên cứu từ 12/5 đến 17/5 năm 2007. Tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Thái nói chung và người Thái tại xã Tân lập nói riêng là tương đối rộng, song do hạn chế về số liệu và khía cạnh khác có liên quan đến thời gian và khả năng thu thập thông tin, nên đề tài chúng tôi nghiên cứu chủ yếu ở khía cạnh một số tập quán và có minh hoạ một số số liệu cơ bản mà thôi.
4. Phương pháp luận và pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp luận.
Phương pháp này dựa trên phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhìn nhận một cách toàn diện, đánh giá khách quan cụ thể về những vấn đề xã hội của đối tượng nghiên cữu.
Ở đây muốn nghiên cứu thành công và có chất lượng cao về những đánh giá trong nghiên cứu phải xuất phát từ ván đề thực tiễn của xã hội mà đối tượng là cộng đồng người Thái và tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của họ mhư thế nào? các phong tục tập quán có tác động gì đến chất lượng cuộc sống của họ, bên cạnh đó có những yếu tố kinh tế chính trị xã hội, nhận thức của nhóm dân tộc thiểu số này có ảnh hưởng đến đời sống của họ.
Tất cả những vấn đề trên được xem xét dưới góc độ biện chưngzx lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể ở xã Tân lập nói riêng và ở Sơn la nói chung đều được xem xét một cáhc biện chứng duy vật. Có nghĩa là biến đổi xã hội của các tầng lớp dân cư từ kinh tế, địa lý, tâm lý, tập quán, văn hoá xã hội…đều có ảnh hưởng qua lại tác động lẫn nhau.
Ở góc độ phương pháp luận nghiên cứu đề tài này đứng trên hai khía cạnh. Có nghĩa là một mặt đứng trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin lấy chủ ngiã duy vật biện chứng và chủ chủ nghĩa duy vật lịc sử làm căn cứ đồng thời trên quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt nam để nghiên cứu phân tích các vấn đề cụ thể.
Mặt khác nghiên cứu này cũng dựa trên một số lý thuyết xã hội chuyên nghành như lý thuyết xã hội họ kinh tế, lý thuyết xã hội học văn hoá, lý thuyết xã hội học sức khoẻ, lý thuyế xã học nông thôn, lý thuyết xã hội học gia đình, lý thuyết xã hội học nghề nghiệp… những lý thuyết xã hội học đó được vận dụng, xem xét và lý giải các vấn đề trên địa bàn nghiên cứu.
4.2. Những phương pháp nghiên cứu xã hội học cụ thể:
Nhắm làm cho báo cáo thực tập đạt chất lượng chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua nguồn tài liệu thống kê có sẵn. Những nguòn tài liệu này đã có trước khi đoàn cán bộ và sinh viên đến địa bàn nghiên cứu.
Để báo cáo thựctập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin phong phú, sinh viên đã khai thác thu thập và sử lý thống kê được từ nhiều nguồn khác nhau. Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thu thập được từ các báo cáo của Đảng bộ xã, Uỷ ban nhân dân, trạm xá xã Tân lập và từ các báo cáo viên của Uỷ ban nhân dân Huyện Mộc châu…Ngoài ra, còn sử dụng một số tài liệu trên báo chí, và lịch sử của Đảng bộ và nhân dân xã Tân lập trong 5 năm qua.
4.3.2. Phương pháp quan sát.
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thong qua tri giác trực tiếp về Tân lập. Địa bàn dân định cư lâu đời (Thái trắng) và địa bàn dân tái định cư (Thái đen) mới di dân đến, được bản thân quan sát và ghi nhận đầy đủ qua quan sát nhìn thấy được. Những thông tin này được bổ sung làm cho thông tin thu được qua các tài liệu đầy đủ hơn.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Đây là phỏng vấn được chuẩn bị sẵn. Qua hơn một tuần thầy trò chuẩn bị thực tập và thao tác trước khi xuống địa bàn thực hiện.
72 câu hỏi dành cho hộ gia đình tái định cư với cơ cấu như sau:
- 10 câu hỏi thông tin về gia đình.
- 17 Câu hỏi về những biến đổi trong đời sống trong đời sống kinh tế hộ gia đình.
- 6 câu hỏi về những biến đổi trong trong đời sống văn hoá giáo dục.
- 15 câu hỏi về biến đổi trong đời sống gia đình và cộng đồng.
- 18 câu hỏi về những biến đổi trong môi trường và sức khoẻ.
- 6 câu hỏi thông tin chung về người trả lời.
Thông qua các câu hỏi đóng và mở về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và những biến đổi xã hội của cộng đồng người Thái xã Tân lập đã thu được những thông tin tương đối toàn diện về người dân và địa bàn xã Tân lập.
4.2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu mẫu là phương pháp được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nghien cứu mẫu ở đây là nghiên cứu mẫu đại diện. Thay việc nghiên cứu toàn bộ băng việc nghiên cứu bộ phận đại diện, từ kết quả của bọ phận đại diện đó được kết luận cho toàn bộ tổng thể địa bàn nghiên cứu. Xã Tân lập được chọn nghiên cứu ở đây là đại diện cho Huyện Mộc châu chủ yếu là có Cộng đồng người Thái sinh sống, đặc biệt các phong tục tập quán của họ có ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của họ, những nghiên cứu ở xã Tân lập, những kết luận, những kiến nghị, đề nghị về vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho cộng đồng các dân tọc thiểu số nói chung và cộng đồng dân tộc Thái nói chung có thể được coi là cần thiết và có ý nghĩa.
4.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Đây là những phỏng vấn để xrm xét nghiên cứu một cách sâu sắc có căn cứ và cũng là để hiểu sâu bản chất nguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu ở đây đã được tiến hành với một sô người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý của xã như: Chủ tịch xã, phó chủ tịch phụ trách khối văn xã, xhủ tịch Hội phụ nữ, trạm trưởng trạm ý tế xã, trưởng thôn và những người dân trong địa bàn 9 bản của xã. Phỏng vấn ở đây còn có ý nghĩa minh hoạ và khẳng định kết quả nghiên cứu bởi những thông tin qua phân tích tài liệu, qua quan sát địa bàn địa bàn xã Tân lập - Huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la những năm gần đây.
5 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu.
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Trong việc nghiên cứu vấn đê này tôi trinh bày một phương pháp tiếp cận trên cơ sở làm sáng tỏ và vận dụng tối đa các khái niệm về nhận thức, thái độ, hành vi, học vấn, phong tục tập quán. Bằng cách đó tôi đưa ra một minh hoạ có ý nghĩa lý luận đồng thời nhấn mạnh vai trò nghiên cứu xã hội học về tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái từ đó giải thích một cách hợp lý, khoa học về vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu cũng giúp cho nhận thức về phong tục tập quán của người Thái trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản và khái quát các vấn đề liên quan tới xã hội học văn hoá và xã hội sức khoẻ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Báo cáo này cũng đưa ra nhận xét tổng quát nhất về tập quan chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Sơn la qua nghiên cứu thực tế tại xã Tân lập, huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la đồng thời qua đó có một số kiến nghị, đề xuất góp phần vào việc xây dựng các chính sách của Đảng và nhà nước nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số nhất là ở vùng núi và vùng sâu, vùng xa.
6 - Giả thuyết nghiên cứu:
- Hệ thống y tế và hoạt động y tế của xã Tân lập hiện nay con gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
- Một số phong tục, tập quán có ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở Mộc châu, Sơn la.
7 - Xây dựng khung lý thuyết:
NỘI DUNG CHÍNH.
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1, Cơ sở phương pháp luận.
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác xít là phương pháp luận cơ bản và nền tảng trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Làm sơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật biện chứng giữa chúng. Theo quan điểm duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét toàn diện, nghĩa là coi đối tượng nghiên cứu như là một thể thống nhất trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Do đó khi nghiên cứu về phong tục, tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân tộc thiểu số cụ thể ở đề tài này là khi ta nghiên cứu về tập quán chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người Thái ở xã tân lập huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la phải đặ nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác tác động tới như: trình độ nhận thức, thu nhập, nghề nghiệp, việc làm…của người dân nơi đây.
Một số lý thuyết xã hội học.
*Lý thuyết hành động xã hội:
Theo MaxWeber: Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động khi nó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động. MaxWeber đã chia hành động xã hội ra làm 4 loại:
+Hành động duy lý công cụ: Là hành động thực hiện sự cân nhắc, tính toán lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.
+ Hành động duy lý-giá trị: Là hành động thực hiện vì mục đích tự thân.
+ Hành động duy cảm (Cảm xúc): Là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc xem xét.
+ Hành động duy lý - truyền thống: Là hành động tuân thủ những théo quên, nghi lễ, phong tục…
Áp dụng lý thuyết vào hành động xã hội vào vấn đề nghiên cứu này nhằm giải thích việc lựa chọn các hình thức chăm sóc sức khoẻ của người Thái nói riêng và của dân tộc thiểu số nói chung cho thấy chủ yếu họ lựa chọn hành động hành động duy lý - truyền thống vì:
Khi nói đến các tập quán của cư dân người Thái trong việc chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản là xem xét hành động xã hội đó trước sự ảnh hưởng của những thói quen, những nghi lễ, phong tục, của truyền thống gia đình và môi trường xã hội. Cụ thể hơn hành động xã hội này được xem xét trong các tương quan tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nhề nghiệp, tập quán của họ đã có từ bao đời nay mặc dù có ảnh hưởng của tác động CNH, HĐH đất nước cũng đã phần nào làm thay đổi nhận thức của người dân và dần dần họ từng bước có sự thay đổi, thích nghi với thói quen mới tiến bộ hơn nhưng cơ bản họ vẫn giữ được bản sắc văn hoá của người Thái.
2, Các khái niệm.
2.1: Khái niệm phong tục, tập quán.
Là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. như phong tục nấu bánh chưng ngày tết của nhân ta, hay phong tục cưới xin, ma chay…
2.2: Khái niệm sức khoẻ sinh sản:
Trong truyền thống văn hoá Việt nam không thấy đề cập đến khái niệm sức khoẻ sinh sản (SKSS) mà chỉ nói đến sức khoẻ, giới tinh, tình dục. Khái niệm SKSS được du nhập từ các nước phương tây vào nước ta thời gian gần đây. SKSS không phải là cái gì xa lạ mà nó chỉ là một bộ phận của sức khoẻ con người nói chung. Nó được nêu ra một cách chính thức từ hội nghị quóc tế về dân số và phát triển (Ai cập) năm 1994, tại hội nghị này, SKSS được định nghĩa như sau:
"SKSS là một trạng thái khoẻ mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó. Do đó sức khoẻ sinh sản hàm ý là con người có thể có cuộc sống tình dục thoả mãn, an toàn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định khi nào và thường xuyên như thế nào trong việc này. Điều kiện cuối cùng này ngụ ý nói về quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tuỳ theo sự lựa chọn của họ cũng như được lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm điều hoà sinh đẻ không trái với pháp luật, quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thích hợp giúp cho người phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có đứa con khoẻ mạnh"
Nội dung chính của sức khoẻ sinh sản bao gồm: 1) Làm mẹ an toàn, 2) Kế hoạch hoá gia đình, 3) Nạo hút thai, 4) Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, 5) Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, 6) Giáo dục tình dục, 7) Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh dục, 8) Vô sinh, 9) Sức khoẻ vị thành niện, 10)giáo dục truyền thông vì sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình.
Như thế, SKSS là một khái niệm mới, nó thuộc nội hàm của khái niệm sức khoẻ nhưng nó cụ thể và sâu sắc hơn, đặc biệt là nó hàm chứa và nhấn mạnh tới một số khía cạnh về sức khoẻ - dân số mới xuất hiện ở xã hội hiện đại, Thực vậy, SKSS không đơn thuần là chuyện sinh sả, truyền giống mà nó bao hàm nội dung lớn về tuổi dậy thì,